SKKN Mô hình thi công nhận chuyên hiệu hạng ba trong các nhà trường tiểu học

SKKN Mô hình thi công nhận chuyên hiệu hạng ba trong các nhà trường tiểu học

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Lịch sử đã đi qua các thời đại hàng ngàn năm và đã minh chứng câu nói ấy như một chân lý. Trẻ em bao giờ cũng là tương lai của một dân tộc, một quốc gia, xa hơn nữa là một thế giới. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay là có thể đánh giá được sự cường thịnh hay suy yếu của một quốc gia mai sau. Muốn có một thế giới ngày mai tươi sáng, phồn vinh thì việc chăm lo, giáo dục cho thế hệ trẻ phát triển toàn diện ngày hôm nay là một việc làm vô cùng quan trọng và là một thách thức lớn đối với toàn Đảng, toàn dân nói chung và đội ngũ làm công tác giáo dục nói riêng. Chính vì vậy lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

 Câu nói đã đi vào lịch sử của Bác kính yêu không chỉ nhắc nhở đội ngũ giáo viên những người trực tiếp làm công tác trồng người mà còn nhắc nhở toàn thể nhân dân phải tham gia, hưởng ứng và cùng gánh vác trọng trách lớn lao này. Vì lợi ích trăm năm là lợi ích của toàn xà hội, lợi ích ấy phục vụ cho con cháu chúng ta và vì cả chính chúng ta. Trong công tác giáo dục thế hệ trẻ hôm nay, mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi đều phải có cách thức riêng, mỗi lực lượng giáo dục lại phải có phương pháp giáo dục riêng cho phù hợp với đối tượng giáo dục của mình. Đặc biệt, ở vào lứa tuổi những năm đầu cắp sách tới trường mà chúng ta gọi là bậc tiểu học, giáo dục cho các em phát triển toàn diện là một bài toán khó.

 

docx 20 trang thuychi01 6370
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Mô hình thi công nhận chuyên hiệu hạng ba trong các nhà trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔ HÌNH THI
CÔNG NHẬN CHUYÊN HIỆU HẠNG BA
TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC
Người thực hiện: Lê Thị Tâm
Chức vụ: Giáo viên – Tổng phụ trách Đội
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám
Sáng kiến thuộc lĩnh vực, môn: Công tác Đội
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mục lục
1
1. Mở đầu
2
- Lý do chọn đề tài
3
- Mục đích nghiên cứu
4
- Đối tượng nghiên cứu
5
- Phương pháp nghiên cứu
5
2. Nội dung
6
2.1. Cơ sở lý luận
6
2.2. Thực trạng vấn đề.
7
2.3. Các sáng kiến và một số giải pháp để giải quyết vấn đề.
8
2.4. Hiệu quả đạt được.
14
3. Kết luận, kiến nghị
14
- Kết luận
14
- Kiến nghị
14
Tài liệu tham khảo
16
MỞ ĐẦU
	“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Lịch sử đã đi qua các thời đại hàng ngàn năm và đã minh chứng câu nói ấy như một chân lý. Trẻ em bao giờ cũng là tương lai của một dân tộc, một quốc gia, xa hơn nữa là một thế giới. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay là có thể đánh giá được sự cường thịnh hay suy yếu của một quốc gia mai sau. Muốn có một thế giới ngày mai tươi sáng, phồn vinh thì việc chăm lo, giáo dục cho thế hệ trẻ phát triển toàn diện ngày hôm nay là một việc làm vô cùng quan trọng và là một thách thức lớn đối với toàn Đảng, toàn dân nói chung và đội ngũ làm công tác giáo dục nói riêng. Chính vì vậy lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
	Câu nói đã đi vào lịch sử của Bác kính yêu không chỉ nhắc nhở đội ngũ giáo viên những người trực tiếp làm công tác trồng người mà còn nhắc nhở toàn thể nhân dân phải tham gia, hưởng ứng và cùng gánh vác trọng trách lớn lao này. Vì lợi ích trăm năm là lợi ích của toàn xà hội, lợi ích ấy phục vụ cho con cháu chúng ta và vì cả chính chúng ta. Trong công tác giáo dục thế hệ trẻ hôm nay, mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi đều phải có cách thức riêng, mỗi lực lượng giáo dục lại phải có phương pháp giáo dục riêng cho phù hợp với đối tượng giáo dục của mình. Đặc biệt, ở vào lứa tuổi những năm đầu cắp sách tới trường mà chúng ta gọi là bậc tiểu học, giáo dục cho các em phát triển toàn diện là một bài toán khó.
	Chúng ta muốn đạt được kết quả giáo dục như mong muốn thì ngoài việc cung cấp các kiến thức văn hoá trong các giờ học quy định thì các mô hình hoạy động ngoài giờ lên lớp như sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt tập thể có vai trò vô cùng quan trọng vì nó phù hợp với lứa tuổi “học mà chơi, chơi mà học” của các em. Thông qua các hoạt động tập thế này nhằm giúp các em gắn bó, đoàn kết, có ý thức kỷ luật, tinh thần tập thể cao và rèn luyện được tính tự chủ bản thân để từ đó thúc đẩy nhiệm vụ giáo dục của nhà trường đạt kết quả tốt với mục tiêu giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt và trở thành công dân tốt trong tương lai. Lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này ngoài các thầygiáo, cô giáo truyền thụ kiến thức văn hóa cơ bản cho các em mỗi ngày còn có một đội ngũ giáo dục khác đó chính là tổ chức Đội mà người đứng đầu là Tổng phụ trách Đội trong nhà trường. Một nhà trường muốn đạt kết quả tốt về hai mặt giáo dục thì phải có phong trào hoạt động Đội sôi nổi, tích cực dưới sự chỉ huy của Tổng phụ trách Đội và sự chỉ đạo giám sát của chi bộ Đảng, ban giám hiệu, đoàn thanh niên cộng với sự bắt tay vào cuộc của giáo viên chủ nhiệm với vai trò là những anh chị phụ trách. Thông qua hoạt động Đội, Đội đã đưa các em thâm nhập vào cuộc sống thực tiễn, hiểu biết thực tiễn ở địa phương mình, ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Rèn luyện Đội là quá trình hoàn thiện một cách tự nhiên, đa dạng phong phú về mọi mặt. Chính vì vậy, các em rất cần được rèn luyện để có nhũng nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan. Một điều rất quan trọng là Đội giúp các em biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày một cách mềm dẻo. Muốn thực hiện bất kỳ một việc nào đó, theo tôi người thực hiện phải tâm huyết, phải hiểu về công việc cần làm một cách rất đầy đủ, từ đó mới tìm ra phương pháp, cách thức tối ưu nhất đế hoàn thành tốt công việc. Chính vì vậy mà mỗi giáo viên Tổng phụ trách Đội phải tự trang bị cho mình “Một hành trang nghề nghiệp”để đón nhận sự nghiệp ươm mầm cho thế hệ mai sau đầy vinh quang, trách nhiệm, mang nhiều ý nghĩa lớn lao và cũng không kém phần vất vả gian lao. Hành trang đó là những kiến thức về kỹ năng hoạt động công tác Đội, những chương trình tập huấn thường kỳ, là những kiến thức tích lũy qua các tài liệu, các ấn phẩm báo chí xuất bản, là những bài học, những kinh nghiệm của bản thân mà tôi đã đúc kết được qua nhiều năm làm công tác Đội. Để góp thêm vào “hành trang công tác” của mỗi cán bộ phụ trách Đội tôi xin gửi tới đội ngũ giáo viên làm công tác Tổng phụ trách Đội những sáng tạo trong công việc Tổng phụ trách Đội của mình. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các đổng nghiệp.
- Lý do chọn đề tài:
	Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức tập hợp thiếu nhi ở lứa tuổi từ 9 đến 14, nhưng ở Tiểu học thì đội viên chỉ ở lứa tuổi 9 đến ll tuổi. Vào lứa tuổi này các em đang dần dần hình thành nhân cách cùng với đặc điểm tâm sinh lý và sự trưởng thành về nhận thức cũng khác nhau.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ biết học hành là ngoan”
	Đúng như vậy, là một giáo viên dạy Tiểu học, là một anh chị phụ trách đã gắn bó bao năm với học học sinh trong những lúc các em học tập, các em vui chơi, các em ăn và cả lúc các em ngủ. Tôi rất hiểu đặc điểm tâm sinh lý của các em; nhân cách, nhận biết của các em còn quá non ớt, các em như một tờ giấy trắng và các em cần có một họa sĩ tài ba để vẽ lên tờ giấy những bức tranh xinh động. Những người họa sĩ ấy không ai khác chính là cha mẹ và những thầy cô giáo hàng ngày trực tiếp chăm lo, gần gũi với các em. Lứa tuổi các em hạnh phúc lớn nhất là các em được học tập, được vui chơi. “Học mà chơi – chơi mà học”, vui chơi để học tập, học tập kèm vui chơi. Thông qua vui chơi khả năng phân tích, phát hiện và cảm nhận thế giới xung quanh được hình thành và phát triển để từ đó các em biết hướng tới vẻ đẹp lớn lao của chân – thiện –mỹ.
	Để giúp các em học tập tốt, rèn luyện tốt và có một số kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày thì chương trình rèn luyện đội viên thông qua cuộc thi công nhận các chuyên hiệu là một chương trình quan trọng giúp các em thực hiện tốt nhiệm vụ của người đội viên. Chính vì những nguyên nhân đó mà tôi đã chọn đề tài: “Mô hình thi công nhận chuyên hiệu hạng ba trong các nhà trường Tiểu học" trong chương trình rèn luyện đội viên. Tôi muốn gửi tới các đổng chí Tổng phụ trách (TPT) Đội ở các trường Tiểu học một số kinh nghiệm của mình, để các đồng chí cùng nhau tham khảo, trao đổi để giúp cho mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh phong trào rèn luyện đội viên đạt kết quả ngày một cao hơn.
- Mục đích nghiên cứu.
	Trong những năm qua việc triển khai và thực hiện chương trình rèn luyện đội viên được khẳng định là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác bồi dưỡng thiếu niên nhỉ đồng. Mục đích chung là giúp các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Rèn luyện trở thành những đội viên đội TNTP Hồ Chí Minh gương mẫu, tiêu biểu và hướng phấn đấu lên Đoàn. Theo tôi trong giai đoạn hiện nay chương trình này còn còn giúp các em trở thành những học sinh tích cực, công dân thân thiện.
 Đối tượng nghiên cứu.
	Đội viên các lớp 4 và 5. Tổ chức mô hình thi công nhận chuyên hiệu trong trường Tiểu học áp dụng vào Liên đội tiểu học Hoàng Hoa Thám.
Phương pháp nghiên cứu.
	Xác định chương trình rèn luyện đội viên là trọng tâm hoạt động của công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Chương trình rèn luyện đội viên gồm có 2 phần. Đó là: "Chương trình dự bị đội viên" dành cho nhỉ đồng từ 6 - 8 tuổi và "chương trình rèn luyện đội viên" (đối với Liên đội tiểu học Hoàng Hoa Thám dành cho thiếu nhi từ 9 -11 tuổi).
	Thông qua cuộc thi công nhận các chuyên hiệu trong chương trình rèn luyện đội viên, các em được sinh hoạt, vui chơi, học tập, rèn luyện theo mục tiêu giáo dục và được làm quen với sinh hoạt tập thể. Phát huy được tinh thần đoàn kết trong tập thể. Các em được phụ trách đội bồi dưỡng, giảng dạy hoặc được Ban chỉ hyu liên đội, các bạn đội viên khác trao đổi, hướng dẫn những kiến thức về hoạt động Đội cũng như một số kiến thức về kỹ năng sống...Từ đó các em hiểu được vấn đề sâu hơn, biến những tri thức ấy thành kiến thức của mình.
Vai trò, vị trí của chương trình rèn luyện đội viên
	Chương trình rèn luyện đội viên là một chương trình được nghiên cứu có tính khoa học, mang tính sư phạm trên cơ sở mục tiêu giáo dục của Đảng, của Đoàn. Trong hoạt động công tác Đội chương trình rèn luyện đội viên đóng môt vai trò quan trọng và mang tính giáo dục định hướng, phù hợp vói tình hình cụ thể của từng địa phương. Đặc biệt là việc giáo dục truyền thống lịch sử và những phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương, hoặc của từng dân tộc sống ở các vùng miền khác nhau.Điều quan trọng của chương trình này là các em tự rèn luyện nhưng không có nghĩa là người lớn và các tổ chức Đoàn, Đội đứng bên ngoài. Có những nội dung tự các em phải tìm tòi, học hỏi, rèn luyện nhưng có những nội dung các em phải được phụ trách đội, thầy cô giáo, cán bộ y tế, công an... chỉ dẫn, giảng dạy hoặc được các bạn đội viên khác trong Liên đội, chi đội trao đổi và hướng dẫn để giúp các em rèn luyện theo mục tiêu giáo dục tạo tiền đề cho các em phát triển toàn diện và thực hiện tốt nhiệm vụ của người Đội TNTP Hồ Chí Minh. 
Được thực hiện từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017	
Được tập huấn tại thành đoàn qua lớp học nghiệp vụ công tác Đội và trong quá trình 15 năm làm TPT Đội trên địa bàn thành phố nói chung và Liên đội trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám nói riêng. Học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, các dơn vị bạn. Tìm hiểu thêm qua các phương tiện thông tin, internet.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám được thành lập vào tháng 8 năm 2009. Trường được sát nhập bởi hai trường là trường tiểu học Hoàng Hoa Thám I và trường tiểu học Hoàng Hoa Thám II.
Tổng số học sinh là: 905 em
Số lớp: 25 lớp
Số đội viên đến tháng 4 năm 2017: 493 em
Số đội viên khối 4 và 5: 358 em
Học sinh đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ năm học 2016 - 2017: 825 em đạt 90%
Học sinh được khen thưởng năm học 2015 - 2016: 634 em
Nội dung của chương trình Rèn luyện đội viên là chương trình giáo dục mang tính định hướng, vì vậy khi triển khai ở cấp cơ sở, người giáo viên Tổng phụ trách cần áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo sao cho phù hợp với tình hình đặc điểm ở liên đội mình và đem lại hiệu quả cao nhất. Các em nhận thấy rõ tác dụng của việc thực hiện chương trình Rèn luyện đội viên và thực hiện chuyên hiệu với niềm say mê, yêu thích chứ không mang tính bắt buộc. Chính vì vậy việc xây dựng kế hoạch thực hiện các chuyên hiệu trong một năm học để phát huy được tính chủ thể của học sinh là điều rất quan trọng.
2.2. Thực trạng vấn đề.       
	Với 13 chuyên hiệu trong một năm học, với đặc thù học sinh tiểu học các em không thể thực hiện được tất cả các chuyên hiệu, vì vậy cần phải lựa chọn cho phù hợp, trọng tâm mà không dàn trải song vẫn đảm bảo được tiêu chí của chương trình rèn luyện và mỗi đội viên thực hiện đảm bảo đủ từ 7 chuyên hiệu /năm là đảm bảo nội dung chương trình.  
- Khó khăn:
 Địa điểm của trường tiểu học Hoàng Hoa Thám nằm ngay tại trung tâm thành phô Thanh Hóa nhưng lại là địa bàn của một phường trọng điểm khá phức tạp về tình hình kinh tế, an ninh, chính trị, văn hóa của Thành phố. 50% dân số trong phường là dân nghèo, lao động tự do, điều kiện thu nhập và mức sống còn thấp dẫn đến mức độ nhận thức văn hóa, xã hội còn hạn chế. Học sinh có rất nhiều em rơi vào hoàn cảnh khó khăn,bố mẹ là nạn nhân của những tệ nạn xã hội, thậm chí có những em cả bố và mẹ đang chịu vòng lao lý của pháp luật, và còn rất nhiều cảnh bi thương... nên điều kiện để các em được chăm sóc học hành, chăm lo sức khỏe, tiếp cận với những hoạt động văn hoá, thể thao còn rất hạn chế. Mặt khác, do yêu cầu của chương trình nên học sinh học 2 buổi trên ngày vì vậy thời gian để tổ chức các hoạt động rất khát khe. Áp lực về chất lượng giờ dạy, công tác chủ nhiệm của giáo viên rất nặng nề nên cho dù có tâm huyết với vai trò là một anh chị phụ trách đến mấy thì thời gian của các anh chị phụ trách dành cho hoạt động và công tác đội vẫn còn phải dè dặt.
 - Thuận lợi:
Khó khăn là vậy nhưng Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể cũng như tất cả các cán bộ giáo viên trong nhà trường luôn xem công tác Đội là một hoạt động rất cần thiết và là điều kiện thiết yếu để phát triển toàn diện . Vì Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức độc lập cùng với nhà trường làm tốt công tác rèn luyện thiếu nhi thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Đội và nhà trường luôn thống nhất với nhau về mục tiêu giáo dục. Trong quá trình giáo dục, tổ chức Đội và nhà trường có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau để phát triển mục tiêu giáo dục giúp các em rèn đức, luyện tài để trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường để hoàn thành mục tiêu Đảng và nhà nước đã đề ra.
Từ tình hình thực tiễn của đơn vị mình trước những thuận lợi và khó khăn trên nên khi bước vào đầu năm học mới tôi đã lên kế hoạch cụ thể và luôn bám sát vào các nội dung chương trình công tác Đội của Hội đồng đội thành phố. Tôi đã làm tờ trình đề xuất với Hội đồng Đội phường Lam sơn, chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường,chi đoàn nhà trường về kế hoạch công tác, hoạt động Đội trong cả năm và trong từng tháng trong đó chương trình rèn luyện đội viên là trọng tâm và là mục tiêu rất cần thiết cho học sinh các lớp khối 4 và 5.
2.3. Các sáng kiến và một số giải pháp để giải quyết vấn đề.
- Để chương trình rèn luyện đội viên thực hiện thành công trước hết phải xây dựng được đội ngũ trong Ban chấp hành Liên, chi đội, lựa chọn những em có những phẩm chất như sau:
Học lực khá, sức khỏe tốt, mạnh dạn, ham học hỏi.
Yêu thích hoạt động Đội,nhiệt tình, có hoàn cảnh thuận lợi.
Biết tổ chức các hoạt động, các cuộc thi	
Có khả năng diễn đạt, diễn thuyết,có một số năng khiếu....
- Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phụ trách cho các em, đồng thời hướng dẫn kỹ năng, kiến thức về nghiệp vụ công tác Đội cho các anh, chị phụ trách lớp để họ hướng dẫn cho chi đội mình.
- Lên kế hoạch từng tháng và soạn thiết kế theo chủ đề của kế hoạch đã lên. Ghi ở bảng phòng Đội và hướng dẫn cụ thể cho phụ trách đội. Luôn luôn thay đổi hình thức thi chuyên hiệu cho phù hợp với chủ đề, chủ điểm và theo từng chuyên hiệu để thu hút được sự tham gia của các em.
- Tổ chức họp để tổng kết đánh giá, khen, chê và thưởng kịp thời cho những chi đội làm tốt vào cuối tháng.
- Liên đội chúng tôi tổ chức các cuộc thi chuyên hiệu mới đạt 7/13 chuyên hiệu quy định của Hội đồng Đội Trung ương và cũng chỉ có sổ ghi công nhận chuyên hiệu, chưa có điều kiện để cấp chuyên hiệu nhưng những chuyên hiệu mà chúng tôi đã tổ chức thực hiện có tính ứng dụng vào cuộc sống rất cao. Cụ thể những chuyên hiệu chúng tôi đã thực hiện là:
	1. Nghi thức Đội viên	Tổ chức vào tháng 9.
	2. An toàn giao thông	Tổ chức vào tháng 10
	3. Nghệ sĩ nhỏ tuổi	Tổ chức vào tháng 11
	4. Nhà sử học nhỏ tuổi	Tổ chức vào tháng 12
	5. Khéo tay hay làm	Tổ chức vào tháng 1
	6. Thầy thuốc nhỏ tuổi	Tổ chức vào tháng 2
	7. Chăm học	Tổ chức vào tháng 3.
- Sau đây là một số mẫu thiết kế thi công nhận chuyên hiệu mà trường chúng tôi đã thực hiện trong năm học 2016-2017 theo chương trình rèn luyện đội viên.
* Mô hình 1:
Thực hiện chuyên đề 
Nhà sử học nhỏ tuổi hạng ba (măng non) của lứa tuổi 10,11 (lớp 4 và 5).
Tuyên bố lý do:
Chào cờ, tuyên bô lý do, giới thiệu đại biểu, thành phần Ban giám khảo.
Giới thiệu chuyên hiệu:
Trong chương trình rèn luyện đội viên có 13 chuyên hiệu đó là.... (Giới thiệu hệ thống 13 chuyên hiệu) hạng ba theo sơ đồ phụ lục.
Giới thiệu chuyên hiệu: Nhà sử học nhỏ tuổi hạng ba trong hệ thống.
Giới thiệu tiêu chuẩn cần đạt và yêu cầu cần đạt:
+ Biết các ngày đổi tên của Đội, Biết tiểu sử của Kim Đồng.
+ Biết tiểu sử của Bác Hồ và nhớ năm điều Bác Hồ dạy.
+ Biết các di tích lịch sử cách mạng, thắng cảnh và các nghề truyền thống của địa phương mình.
+ Biết những giai đoạn chính của lịch sử Việt Nam từ khi có Bác Hồ, biết kể chuyện Phù Đổng, Trần Quốc Toản.
Cách tổ chức thực hiện:
Chia chi đội làm 4 nhóm mỗi nhóm là 1 phân đội, các nhóm cử trước thư ký cho nhóm mình.
Dẫn chương trình nêu cách thi ở mỗi đội( Hướng dẫn kỹ thể lệ cuộc thi)
Sơ đồ:
 Dẫn chương trình
Nhóm 1 Nhóm	2 	Nhóm 3	Nhóm4
 **** **** **** ****
Ban giám khảo	 Các đại	biểu
 **** ****
Khi các đội nhận được một câu hỏi từ người dẫn chương trình (câu hỏi dựa vào các tiêu chuẩn cần đạt của chuyên hiệu), trong vòng từ 1 đến 2 phút các nhóm cùng nhau thảo luận và đưa ra đáp án trả lời. Sau đó Ban giám khảo cho điểm, người dẫn chương trình đọc điểm của mỗi đội ở từng câu.
Câu 1: Đội TNTP đã 4 lần đổi tên đó là những tên gì? Đổi vào thòi gian nào? Tại sao?
Câu 2: Đọc 5 điều Bác Hồ dạy, cho biết thời gian Bác viết 5 điều dạy thiếu nhi? ở đâu?
Câu 3: Giới thiệu sơ lược về Kim Đồng và các đội viên đầu tiên của đội?
Câu 4: Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? Quê Bác ở đâu? Hãy hát hoặc đọc một bài thơ , hay hát một bài hát về Bác Hồ.
Câu 5: Kể tên 3 di tích lịch sử cách mạng ở Thanh Hóa? Kể tên 3 danh lam thắng cảnh của đất nước hoặc địa phương em?
Câu 6: Giới thiệu về quê hương, địa phương em:
+ Tên phường em ở.
+ Trụ sở UBND phường ở đâu.
+ Một vài nghề ở địa phương.
Câu 7: Kể tên các ngày lễ lớn của đất nước ta (của Cách mạng Việt Nam) như:
Ngày 3/2/1930- Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt nam
Ngày 15/5/1941- Ngày thành lập đội TNTP Hồ Chí Minh
Ngày 19/5/1890- Ngày sinh nhật Bác Hồ
Ngày 26/3/1931- Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Ngày 7/5/1954- Chiến thắng Điện Biên Phủ
Ngày 2/9/1945- Quốc khánh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 30/4/1975- Ngày giải phóng Miền nam thống nhất đất nước.
Câu 8: Kế tóm tắt chuyện Phù Đổng Thiên Vương, hoặc Trần Quốc Toản.
Ban giám khảo thống kê điểm cho các nhóm.
Công bố điểm (điểm các nhóm là điểm của từng cá nhân nhóm đó)
Đọc danh sách các nhà sử học nhỏ tuổi – Ghi công nhận chuyên hiệu (Hoặc trao giấy chứng nhận).
Văn nghệ chào mừng:
Kết thúc!
* Mô hình 2:
Thực hiện chuyên hiệu Thầy thuốc nhỏ tuổi hạng ba của lứa tuổi 10 và 11 (lớp 4,5).
Diễn biến chung:
Mục 1 và mục 2 (Thực hiện như chuyên hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi hạng ba”, nhưng giới thiệu sơ lược cả 13 chuyên hiệu).
Thêm mục cho toàn chi đội hát bài: “Thật đáng chê”.
Hỏi: 
+ Trong bài hát có nói đến con vật gì? (Con cò).
+ Con cò bị làm sao? (Con cò bị đau bụng).
+ Vì sao con cò lại bị đau bụng? (Con cò uống nước lã và ăn quả xanh).
Từ đó dẫn đến tổ chức thi chuyên hiệu “Thầy thuốc nhỏ tuổi hạng ba."
Cách thực hiện:
Chia chi đội làm 4 nhóm, mỗi nhóm đóng vai một tình huống. Sau đó lần lượt các nhóm lên thể hiện tình huống, sau mỗi tình huống các nhóm thảo luận đưa ra câu trả lời và kết luận (Mỗi một tình huống và kết luận đều dựa vào các tiêu chuẩn cần đạt được của chuyên hiệu).
Nhóm 1: Tình huống như sau:
+ Tại cổng trường có 4 học sinh tụ tập tại một gốc cây, một em ăn quả xanh( quả ổi), một em ăn nem rán, một em đưa bình nước ( giả vờ nước lã) ra uống và một em ăn thịt bò khô rồi ném vỏ nilon ra sân trường. Một học sinh khác đi qua thấy vậy dừng lại phản đối và nói: Sao các bạn lại ăn quả xanh, uống nước lã, ăn đồ không rõ nguồn gốc... mà còn vứt rác bừa bãi ra sân trường vậy?
+ Cả 4 bạn kia cùng đáp lại : Liên quan gì đến cậu, cậu đừng ra vẻ. Đau bụng bọn tớ chứ có đau bụng cậu đâu mà cậu phải lo. Bọn tớ vứt rác ra sân trường chứ có vứt vào chỗ ngồi của cậu đâu, cậu chỉ được cái lắm chuyện thôi.
 Các nhóm thảo luận và đưa ra được kết luận : Cần phải biết giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi công cộng, không ăn quả xanh, không uống 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mo_hinh_thi_cong_nhan_chuyen_hieu_hang_ba_trong_cac_nha.docx