SKKN Lồng ghép Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử cấp THPT

SKKN Lồng ghép Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử cấp THPT

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Gần nửa thế kỷ đi qua kể từ khi Người về với cõi vĩnh hằng, nhưng Người đã để lại cho chúng ta di sản tinh thần vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Cả cuộc đời và sự nghịêp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân ra nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo.

 Đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển theo con đường xã hội chủ nghiã, thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Người trở nên hết sức quan trọng. Bởi tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh luôn là bộ phận quan trọng của nên tảng tinh thần xã hội, là động lực, là nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thử thách để tiến lên. Đặc biệt, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người còn là 1 biện pháp tích cực trong giáo dục đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ khi đất nước đang trên đà hội nhập.

 

doc 20 trang thuychi01 11790
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lồng ghép Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử cấp THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
	Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Gần nửa thế kỷ đi qua kể từ khi Người về với cõi vĩnh hằng, nhưng Người đã để lại cho chúng ta di sản tinh thần vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Cả cuộc đời và sự nghịêp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân ra nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo.
	Đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển theo con đường xã hội chủ nghiã, thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Người trở nên hết sức quan trọng. Bởi tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh luôn là bộ phận quan trọng của nên tảng tinh thần xã hội, là động lực, là nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thử thách để tiến lên. Đặc biệt, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người còn là 1 biện pháp tích cực trong giáo dục đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ khi đất nước đang trên đà hội nhập. 
	Vậy làm thế nào để thế hệ trẻ ngày nay hiểu rõ tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh? Vận dụng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Người như thế nào? Đặc biệt, phải làm thế nào để đạo đức cách mạng của Người đi sâu vào cốt cách, hành động của từng con người cụ thể?
	Hiện nay vấn đề đạo đức của 1 bộ phận học sinh trong các nhà trường đang gây cho xã hội không ít lo ngại. Do ảnh hưởng từ nhiều phía như phim ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử mang nặng lối sống bạo lực.đã làm cho không ít những cô cậu học trò sa ngã, bên cạnh đó, 1 số các bậc phụ huynh vì mưu sinh nên đã phó thác việc giáo dục con cái cho nhà trường với nếp nghĩ “trăm sự nhờ thầy cô”, một khía cạnh khác là do cơ chế thị trường đã lên lỏi vào nếp nghĩ của 1 số phụ huynh cũng như học sinh, chỉ quan tâm đến các môn tự nhiên mà xem nhẹ các môn xã hội, cho rằng đó là “môn học phụ” đã làm cho việc giáo dục đạo đức đối với học sinh trong nhà trường chưa đầy đủ. Trong khi đó, đất nước ta đang đứng trước những âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chống phá thành quả cách mạng của chúng ta. Điều này cũng đã tác động tới không ít những thanh niên hiện nay làm cho các em suy đồi về đạo đức, lối sống, quên đi những truyền thống tốt đẹp của cha anh.
Từ thực tế trên cho thấy việc giáo dục truyền thống cách mạng luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thực trạng đối tượng học viên của các Trung tâm GDTX Vĩnh Lộc có tỷ lệ đầu vào thấp hơn so với các trường phổ thông cả về kiến thức cũng như ý thức đạo đức. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng học viên thì vấn đề cần kíp là phải giáo dục đạo đức. Để làm được việc đó, người giáo viên Lịch sử không ngừng học hỏi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải biết lồng ghép giữa giảng dạy kiến thức với giáo dục đạo đức cho học viên.
	Ngoài những phương pháp tuyên truyền như treo panô, ápphích hay kể các mẩu chuyện về Hồ Chủ Tịch mà ta vẫn thấy trong các phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì trong 1 tiết học lịch sử chúng ta vẫn có thể tích hợp những nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức cách mạng của Bác để giúp học viên thấm nhuần những tư tưởng đạo đức của Người để từ đó biết điều chỉnh những suy nghĩ và hành vi đạo đức trong cuộc sống. 
	Nhận thức được tầm quan trọng đó của bộ môn, trăn trở của bản thân trước tình trạng đáng báo động về đạo đức của 1 bộ phận học sinh ngày nay đã thôi thúc tôi tìm hiểu về đề tài này - Đề tài “Lồng ghép Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử cấp THPT”.
	Hy vọng đóng góp nhỏ bé của đề tài này sẽ là 1 gợi ý đối những giáo viên bộ môn lịch sử, góp 1 phần nhỏ bé trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, định hướng hành động cho thế hệ trẻ ngày nay khi đất nước đang trên đà hội nhập.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy bộ môn lịch sử cấp THPT tại Trung tâm GDTX Tỉnh Vĩnh Lộc nhằm góp phần tích cực trong công tác giáo dục đạo đức học viên, giúp học viên Trung tâm thấm nhuần những tư tưởng đạo đức của Người để từ đó biết điều chỉnh những suy nghĩ và hành vi đạo đức trong cuộc sống trước tình trạng đáng báo động về suy thoái đạo đức của 1 bộ phận học sinh ngày nay trong thời đại ngày nay.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và khảo sát thực tiễn liên quan đến vấn đề giáo dục đạo đức học sinh, qua đó góp phần phát huy tính tích cực của bộ môn Lịch sử trong việc lồng ghép nội dung “Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử cấp THPT” của học sinh ở trường THPT nói chung và Trung tâm GDTX Vĩnh Lộc nói riêng.
- Đề xuất giải pháp tích hợp nội dung “Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử cấp THPT”. 
- Thực nghiệm sư phạm, từ đó rút ra kết luận khoa học và khẳng định tính khả thi của đề tài. 
 3. Đối tượng nghiên cứu.
- Giáo viên bộ môn lịch sử trong việc giảng dạy.
- Học sinh khối THPT tại Trung tâm GDTX Vĩnh Lộc trong việc học tập bộ môn Lịch sử.
	Do những điều kiện về thời gian, nguồn tài liệu và năng lực bản thân nên đề tài chỉ tích hợp ở 1 số nội dung trong 1 số bài học làm thực nghiệm.
	4.Phương pháp nghiên cứu.
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, so sánh đối chiếu.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng con người, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đạiTư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản to lớn của Đảng và dân tộc ta”.
Trải qua quá trình thực tiễn cách mạng từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 cho đến nay, Đảng ta luôn quán triệt qua điểm lấy chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
Thành công của công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 là hết sức to lớn, kinh tế đất nước ta vượt qua khủng hoảng, chính trị, xã hội ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế hội nhập và xu thế toàn cầu hoá đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, trong đó trực tiếp và mạnh mẽ nhất là thế hệ trẻ, những công dân tương lai của đất nước. Biểu hiện của những tác động đó là: truyền thống văn hoá dân tộc bị mai một, văn hoá ứng xử của thanh niên ngày càng sa sút, các tệ nạn xã hội tràn lan, lối sống buông thả, sống gấp, hưởng thụ ngày càng phổ biến...
Đứng trước thực trạng trên, ngày 7/11/2006, Bộ Chính trị khoá X đã ban hành chỉ thị 06 – CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong trường phổ thông các em có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn tư liệu và phương tiện học tập có nội dung đề cập tới Hồ Chủ Tịch như sách giáo khoa, các sách đọc thêm về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh (qua tranh. ảnh hay văn viết). Các em còn được tham gia các tiết học ngoại khoá, nói chuyện, dự thi kể chuyện tấm gương đạp đức Hồ Chí Minh; Đoàn Thanh niên phát động các chi đoàn viết về tấm gương làm theo lời Bác và duy trì sổ tay “Thanh niên làm theo lời Bác”.
 Kết quả khảo sát cho thấy có tới 95% học sinh từ TH đến THPT đều có nhưng hiểu biết cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh qua học tập các môn học KHXH, sinh hoạt Đoàn, Đội, tiếp nhận những thông tin đại chúng tiến hành các hoạt động công ích xã hội. 
Ở mức độ nhất định, các em nhận thức được vai trò, công lao to lớn của Bác đối với dân tộc, nhân loại, đối với gia đình và bản thân mỗi em. 
Khoảng 40% học sinh trung học phổ thông hiểu biết cuộc đời, hoạt động, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa sâu sắc, có một số nhầm lẫn, sai lầm về sự kiện.
Một phần rất nhỏ không nhiệt tình trong việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, mà chỉ học thuộc để trả bài.
Qua đó ta có thể nhận thấy thực trạng về sự hiểu biết về Bác Hồ và tư tưởng Hồ Chí Minh ở cấp phổ thông còn đơn giản, nặng về cảm tính, nên tác động của tư tưởng Hồ Chí Minh đến suy nghĩ, hành động của các em chưa mạnh mẽ, chưa có hiệu quả cao. Về mặt lý tưởng, tình cảm cách mạng, các em khẳng định và trong thực tế đã “sống, học tập, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nhưng chưa hiểu gì nhiều về tư tưởng của Bác.
Thực trạng đó đặt ta yêu cầu cần thiết phải lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong day học lịch sử cho học sinh cấp THPT. 
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Đối với việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có thể thông qua nhiều hình thức. Trong một bài dạy có thể dùng hình ảnh tư liệu, phim tư liệu, trích dẫn những câu nói của Bác hoặc trích dẫn những danh nhân, tư liệu văn học về Bác để giáo dục tư tưởng của Bác đối với học sinh. 
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: Từ thuở niên thiếu đến năm 1911
- Giai đoạn thứ hai (1911 – 1941): Từ khi Người đi tìm đường cứu nước, trở thành người cộng sản và rồi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Giai đoạn thứ ba (1941 – 1969): Người trực tiếp về những lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Trong giai đoạn thứ nhất (từ thuở niên thiếu đến năm 1911), giáo viên lồng ghép những nội dung giáo dục liên quan đến quá trình cấu thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Như vậy, giai đoạn trước đó, tức là từ khi Bác chưa sinh ra, giáo viên sẽ tích hợp những nội dung giáo dục như thế nào?
Để làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững các nội dung chủ yếu của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, sau đó vận dụng linh hoạt và liên hệ sáng tạo trong bài giảng. Ví dụ:
Trong lịch sử lớp 10, bài 1 - Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thuỷ, cuối bài học giáo viên khẳng định: Thông qua lao động, bầy người nguyên thủy không chỉ tiến hóa từ vượn người -> Người tối cổ -> người tinh khôn, mà còn nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hoàn thiện sự phát triển của cơ thể của mình... Thông qua đó giáo dục học sinh nhận thức rõ về giá trị và tình yêu lao động...
Trong bài 19, lịch sử 10: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV: Sau khi trình bày những nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giáo viên nhấn mạnh nguyên nhân Đại đoàn kết dân tộc giữa vua – tôi, quân – dân, các dân tộc thiểu số... Giáo viên liên hệ với chính sách của Đảng và nhà nước ta hiện nay trong việc đại đoàn kết không chỉ trong bảo vệ tổ quốc mà còn trong xây dựng đất nước.
Hoặc trong bài 20 - Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV; Giáo viên có thể giao bài tập về nhà cho học sinh với câu hỏi: Em hãy nhận xét về đời sống văn hóa của nhân thời Lý, Trần, Lê ? Sau khi chữa bài cho học sinh, giáo viên nhấn mạnh: Chúng ta cần lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và phát huy những giá trị văn hóa đó trong thời đại ngày nay...
Hay trong bài 19, lịch sử lớp 11 - Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873): Giáo viên cho học sinh nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn. Sau đó giáo viên nhấn mạnh: Nhà Nguyễn đã xa rời quần chúng nhân dân, không có khả năng tổ chức và động viên sức mạnh của nhân dân cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài học của Đảng và nhà nước ta trong việc huy động sức mạnh của dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc...
Nội dung bài 23, lịch sử lớp 11 - Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914): Giáo viên sau khi dạy xong mục 1, 2 với những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, giáo viên nhấn mạnh tới 2 nhiệm vụ của cách mạng nước ta: nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ. Hai nhiệm vụ này là hai nhiệm vụ chính trong cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Như vậy giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Đây là 1 nội dung trong Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Khi dạy bài 24 chương trình lịch sử lớp 11: “Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)”. Sau khi khái quát tình hình Việt Nam giai đoạn 1914 – 1918 và các phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh như hoạt động của Việt Nam Quang phục hội, cuộc khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân, khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên và đồng bào các dân tộc thiểu số.giáo viên nhấn mạnh: Sau khi phong trào Cần Vương thất bại đến thế kỉ XX có nhiều xu hướng cứu nước mới xuất hiện nhưng tất cả các phong trào này đều bị thất bại.Cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng về con đường cứu nước. Trước sự lớn mạnh của phong trào công nhân cùng bối cảnh đất nước lúc bấy giờ Nguyễn Tất Thành đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Nguyễn Tất Thành sinh ra trong gia đình trí thức yêu nước, quê hương có truyền thống cách mạng. Sống trong cảnh đất nước lầm than, người thanh niên ấy sớm thấu hiểu và xót xa trước cảnh nước mất nhà tan. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, .nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các cụ. Người thanh niên ấy quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Nội dung này giáo viên có thể minh hoạ tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm tìm con đường cứu nước cho dân tộc qua câu chuyện “Hai bàn tay”: Khi vào Sài gòn Nguyễn Tất Thành gặp lại anh Tư Lê người quen cũ lúc còn ở Phan Thiết . Người tâm sự với Tư Lê: Tôi muốn ra các nước phương Tây xem họ làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào chúng ta . Nhưng chúng ta lấy tiền đâu để đi? Tư Lê nói lại. Nguyễn Tất Thành giơ hai bàn tay nói: Đây tiền đây, tiền đây chúng ta làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Tư Lê không giữ lời hứa, Bác một mình làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ-trơ-rê-vin ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
Qua câu chuyện giáo viên lồng ghép giáo dục lòng yêu nước, tư tưởng cứu nước, học sinh càng biết ơn Bác đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta để có cuộc sống như ngày nay. Đồng thời phần này giáo viên cũng có thể giáo dục cho học sinh tinh thần dũng cảm, chấp nhận hy sinh, không ngại gian nguy quyết tâm vượt mọi thủ thách để thực hiện bằng được mục tiêu đã chọn. Giáo dục cho các em tính cần cù siêng năng “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”.
Để giáo dục tư tưởng tinh thần đoàn kết quốc tế, “Bốn phương vô sản đều là anh em” của Bác. Sau khi sang Pháp Người nhận xét: “Người Pháp ở Pháp tốt hơn người Pháp ở Đông Dương”, ở đâu cũng có hai loại người người bóc lột và người bị bóc lột để thấy được chúng ta chống bọn thực dân Pháp kẻ đã gây bao đau thương, tang tóc cho các dân tộc thuộc địa chứ người Pháp tiến bộ là bạn chúng ta. Phải tranh thủ sự giúp đỡ của họ. 
Sau khi dùng lược đồ giới thiệu hành trình cứu nước của Bác. Từ năm 1911-1917 Bác đi khắp thế giới Bác từng đi thăm khu phố Hac-lem nơi ở của người da đen ở Mĩ, Người hiểu rõ được bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Vì vậy muốn đánh đổ đế quốc thực dân thì vô sản quốc tế phải đoàn kết lại.
Qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng tình đoàn kết quốc tế “ Bốn phương vô sản đều là anh em” từ đó hình thành cho học sinh cách nhìn nhận “bạn” và “thù” một cách rõ ràng, rành mạch. Chúng ta căm thù chủ nghĩa đế quốc, thực dân kẻ đã xâm lược đất nước ta, gây bao nỗi đau khổ cho dân tộc ta chứ nhân dân tiến bộ các nước là anh em, như nhân dân Pháp, Mĩ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ họ đã tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến của ta. Như anh Hăng –ri –mác tanh không chịu sang Đông Dương giết hại nhân dân Đông Dương, chị Ray-mông –điêng nằm trên đường ray để cản đoàn tàu chở vũ khí sang Đông Dương của Pháp. Anh Mo-ri-xơn tự thiêu trước nhà quốc hội Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Việt Nam, và bao nhiêu thanh niên Mĩ đốt thể quân dịch không chịu sang Việt Nam tàn sát đồng bào ta Ngày nay đất nước đã thống nhất, Nhà nước ta thực hiện đường lối đối ngoại tích cực quan hệ giao lưu với thế giới, nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng ta “hòa nhập chứ không hòa tan, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Cả dân tộc ta khép lại quá khứ hướng tới tương lai để xây dựng đất nước. Đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, chúng ta khép lại quá khứ chứ không bao giờ quên quá khứ, “Ai bắn vào quá khứ bằng phát súng lục, thì tương lại sẽ trả lời bằng đại bác” Vì vậy trong dạy học lịch sử lồng ghép tư tưởng này để học sinh nhìn nhận đúng đắn đường lối đối ngoại của Đảng ta.
Khi dạy bài 12 chương trình lịch sử lớp 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến năm 1925, ở mục 3 - Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, giáo viên có thể lồng ghép: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gởi tới hội nghị Vec-xai bản yêu sách đòi tự do, quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng việc làm đó gây tiếng vang rất lớn đối với dân tộc Việt Nam, nhân dân Pháp và các dân tộc thuộc địa. Tuy nhiên Người vẫn chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Tháng 7/1920 Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin . Ngồi một mình trong phòng Người sung sướng muốn phát khóc lên Người nói một mình như đang nói với toàn thể dân tộc “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”. Như vậy từ một người yêu nước chân chính Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn đã giải phóng cho dân tộc. Qua đó, giáo viên lồng ghép giáo dục học sinh “tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng loài người và nhân loại”.
Đồng thời, ở giai đoạn này giáo viên cũng có thể lồng ghép giáo dục “tư tưởng chăm lo, bồi dưỡng cho các thế hệ cách mạng đời sau” thông qua suốt trong cuộc đời hoạt động của Người. Năm 1925 trong bài “Gửi thanh niên An Nam” Người nhắc nhở “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh”
 Trong bài 13 - lịch sử lớp 12 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 – 1930. Để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp Người rất chăm lo bồi dưỡng tinh thần cách mạng cho thế hệ thanh niên. Người tập hợp thanh niên yêu nước trong tổ chức “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lê Nin cho thanh niên. Người mở lớp huấn luyện, đào tạo cho thanh niên yêu nước từ trong nước sang. Một số thanh niên xuất sắc được chọn đi học trường Đại học Phương Đông ở Liên xô, một số học trường quân sự ở Trung Quốc và Liên xô, còn lại về nước hoạt động, những người này trở thành những cán bộ cốt cán của Đảng sau này như đồng chí Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong.Còn lại cử về nước hoạt động đi vào phong trào công nhân tổ chức, giác ngộ quần chúng đấu tranh gây dựng cơ sở cách mạng. Để chuẩn bị ra đời một Đảng của giai cấp công nhân năm 1925 Người thành lập tổ chức ‘Hội cách mạng Việt Nam thanh niên” Hội cách mạng Việt Nam thanh niên là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. 
Qua 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_giao_duc_tu_tuong_dao_duc_ho_chi_minh_trong_d.doc