SKKN Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Giáo dục quốc phòng - An ninh tại trường THPT

SKKN Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Giáo dục quốc phòng - An ninh tại trường THPT

Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ đặc trưng của bộ môn GDQP-AN, yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, ngoài giáo dục kiến thức còn phải giáo dục cho các em lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, qua đó giúp các em dần dần hình thành nhân cách cho mình.

Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập thế giới. Vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa chủ động hội nhập quốc tế. Tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới. Vì vậy việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người.

Bên cạnh đó, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường vẫn chưa đạt được hiệu quả cao một phần do ảnh hưởng nhiều tác động như phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử. ngoài ra, một số phụ huynh lo làm việc, kiếm tiền ít có thời gian quan tâm đến con cái chỉ phó mặc cho nhà trường giáo dục. một khía cạnh khác là cơ chế thị trường đã len lỏi vào nếp suy nghĩ của một số phụ huynh và học sinh chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên. xem nhẹ những môn học khác và xem đó là “Môn phụ” từ đó dẫn đến có sự lệch lạc trong tư duy, nảy sinh những vấn đề dẫn đến sự suy thoái về đạo đức trong một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. Vì vậy, cùng với những bộ môn khác, bộ môn Giáo dục quốc phòng - An ninh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh; giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn đối với ông cha đã ta đổ bao mồ hôi xương máu mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội Ngoài những phương pháp dạy học truyền thống giáo viên dạy Giáo dục quốc phòng - An ninh cần phải lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Người. Học tập và làm theo tấm giương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thân yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội góp phần xây dựng đất nước.

doc 20 trang thuychi01 7211
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Giáo dục quốc phòng - An ninh tại trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ đặc trưng của bộ môn GDQP-AN, yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, ngoài giáo dục kiến thức còn phải giáo dục cho các em lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, qua đó giúp các em dần dần hình thành nhân cách cho mình.
Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập thế giới. Vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa chủ động hội nhập quốc tế. Tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới. Vì vậy việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người.
Bên cạnh đó, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường vẫn chưa đạt được hiệu quả cao một phần do ảnh hưởng nhiều tác động như phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử... ngoài ra, một số phụ huynh lo làm việc, kiếm tiền ít có thời gian quan tâm đến con cái chỉ phó mặc cho nhà trường giáo dục. một khía cạnh khác là cơ chế thị trường đã len lỏi vào nếp suy nghĩ của một số phụ huynh và học sinh chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên. xem nhẹ những môn học khác và xem đó là “Môn phụ” từ đó dẫn đến có sự lệch lạc trong tư duy, nảy sinh những vấn đề dẫn đến sự suy thoái về đạo đức trong một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. Vì vậy, cùng với những bộ môn khác, bộ môn Giáo dục quốc phòng - An ninh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh; giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn đối với ông cha đã ta đổ bao mồ hôi xương máu mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội Ngoài những phương pháp dạy học truyền thống giáo viên dạy Giáo dục quốc phòng - An ninh cần phải lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Người. Học tập và làm theo tấm giương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thân yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội góp phần xây dựng đất nước.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Giáo dục quốc phòng - An ninh tại trường THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu	
Để góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo tính chính xác khoa học, tăng cường gây cảm xúc các thông tin về nhân vật, sự kiện lịch sử, trước hết giáo viên cần chú ý đến sự trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử...kết hợp với các phương pháp khác. Đặc biệt cần coi trọng việc sử dụng khéo léo, hiệu quả các phương tiện trực quan: tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sa bàn, mô hình vật thật, phim đèn chiếu, phim video và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp trong dạy học, giúp các em có thể lĩnh hội kiến thức nhanh nhất, chính xác, hiệu quả nhất.
Góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức của học sinh về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nâng cao cho học sinh ý thức và ý chí học tập,rèn luyện vì bản thân, gia đình và xã hội, chú trọng tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử, tuân thủ nội quy nhà trương và pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các công tác xã hội, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.
Bên cạnh đó, cần tận dụng mọi cơ hội, mọi khả năng để học sinh có được phương thức lĩnh hội một cách cụ thể, giàu cảm xúc, được trực tiếp quan sát các hiện vật lịch sử, được nghe báo cáo, tiếp xúc, trao đổi với các nhân chứng lịch sử, nhân vật lịch sử. Điều này giúp cho học sinh như đang “trực quan sinh động” quá khứ có thực mà thực tiễn không có. Ngoài ra giáo viên còn có thể tổ chức phương pháp hỏi, trả lời, trao đổi sao cho hiệu quả nhất. Qua đây, giáo viên đặt ra những câu hỏi cho học sinh trả lời, thảo luận, tranh luận với nhau hoặc có thể trao đổi với cả giáo viên, qua đó học sinh lĩnh hội được bài học theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học: dạy học tự khám phá tự phát triển. Cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học như:
- Học ở lớp, phòng bộ môn, bảo tàng, di tích lịch sử, nghe báo cáo
- Học chung cả lớp, cá nhân, theo nhóm.
Tóm lại, việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là quá trình chuyển đổi phương pháp dạy học “thầy nói - trò nghe” hoặc “thầy đọc - trò chép” sang phương pháp dạy học mới. Trong đó, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh. Còn học sinh phải chủ động tham gia vào hoạt động học tập, tự tìm kiếm kiến thức, hình thành năng lực sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học. Nhưng không có nghĩa là cho học sinh hoạt động bằng mọi giá. Đặc thù của môn Giáo dục quốc phòng - An ninh là việc tiếp nhận, xử lý các thông tin từ sử liệu là khâu đầu tiên, tất yếu của quá trình nhận thức quá khứ, cũng như hiện tại và tương lai không được bỏ qua và coi nhẹ.
	1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: 
Là học sinh lớp 10 ở trường THPT Thiệu Hóa.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: 
Những bài học lý thuyết trong sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng lớp 10 và Những hình ảnh, clip có liên quan đến chương trình được thu thập từ các nguồn: Internet, Báo chí, truyền hình....
Đặc biệt là những tác phẩm có giá trị viết về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh như: Cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh của Trần Dân Tiên; Búp sen xanh của Sơn Tùng; Tác phẩm văn của chủ tịch Hồ Chí Minh của Hà Minh Đức; Các chuyên đề về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của Nxb chính trị quốc gia...
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Từ thực tiễn môn Giáo dục quốc phòng ở trường THPT là giúp học sinh có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, truyền thống của Quân đội, Công an cũng như những kiến thức về quốc phòng phổng thông... Góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống anh hùng cách mạng; bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ đúng đắn trong ứng xử xã hội và công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, phương pháp và hình thức dạy học lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng rất phong phú, đa dạng gồm: 
	- Thảo luận nhóm	
- Đóng vai
- Giải quyết vấn đề
- Nghiên cứu tình huống
- Trực quan
- Diễn giảng
- Đàm thoại
- Kể chuyện
- .
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi dùng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và tổ hợp các phương pháp, khoa học bằng con đường dùng suy luận dựa trên các tài liệu khác nhau:
- Nhóm các phương pháp thực tiễn sư phạm:
+ Điều tra thực tiễn sư phạm.
+ Quan sát dự giờ và trực tiếp giảng dạy.
+ Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh.
+ Phương pháp điều tra tổng hợp toán học.
Các phương pháp trên được kết hợp với nhau trong quá trình nghiên cứu để phân tích, tổng hợp, đánh giá tìm ra các mấu chốt thiết thực của vấn đề nghiên cứu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ hiện nay, của xu thế toàn cầu hóa, các nước trên thế giới và Việt Nam đều hướng đến việc cải cách nền giáo dục để thích ứng với hoàn cảnh mới.
Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ: “Để đáp ứng yêu cầu về con người và là nguồn lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”.
Quán triệt đường lối của Đảng, ngành giáo dục và đào tạo xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành đổi mới phương pháp dạy học kết hợp với nội dung chương trình sách giáo khoa và kiểm tra đánh giá. Trong đó, chủ trương đổi mới phương pháp dạy học được ghi rõ trong Luật giáo dục năm 2005: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”.
Trong mô hình dạy học truyền thống, giáo viên giữ vai trò chủ thể, độc quyền cung cấp tri thức, đánh giá học sinh, còn học sinh trở thành những người thụ động ghi chép, học thuộc lòng những gì giáo viên dạy trên lớp. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là “thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác trong học tập và thực tiễn”.
Những quan điểm trên là cơ sở xác định bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học, là chuyển từ mô hình dạy học theo kiểu truyền thống - lấy giáo viên làm trung tâm sang mô hình dạy học mới - lấy học sinh làm trung tâm hay mô hình dạy học hướng vào người học. Vì vậy trong dạy học nói chung và dạy học Giáo dục quốc phòng nói riêng cần thay đổi cách dạy và cách học theo hướng tích cực hóa người học. Người dạy sẽ đóng vai trò chủ đạo, còn người học đóng vai trò chủ động chiếm lĩnh tri thức.
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy, Giáo dục quốc phòng - An ninh cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân. Giáo Dục Quốc Phòng - An ninh là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung học phổ thông nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức Quốc phòng - An ninh, củng cố nền quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân vững mạnh. Để từ đó các em có ý thức hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa đối với hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam đó là Xây dựng và Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, việc đổi mới một cách hiệu quả phương pháp dạy học trong giảng dạy cho đối tượng là học sinh THPT nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn, bởi vì đối tượng là học sinh thì sự nhận thức, khả năng tư duy có hơn so với những em ở bậc THCS song vẫn còn nhiều hạn chế. Vì thế người giáo viên cần phải khơi dậy tính tích cực, sự chủ động trong học tập cũng như các hoạt động khác không những làm cho các em thu nhận được một lượng tri thức tốt nhất cho bản thân mà còn là cơ sở vững chắc để các em bước vào các bậc học cao hơn như Đại học, Cao đẳng hay Trung học chuyên nghiệp. Đó là các bậc học mà các em phải có năng lực tư duy và ý thức tự tìm hiểu cao hơn.
Chúng ta biết, việc dạy học được tiến hành trong một quá trình thống nhất, gồm hai khâu có tác dụng bổ sung qua lại cho nhau: giảng dạy và học tập. Dĩ nhiên, cả hai khâu này đều là một quá trình nhận thức, phải tuân theo những quy luật nhận thức. Nhận thức trong dạy học được thể hiện trong hoạt động của giáo viên và học sinh đối với việc truyền thụ và tiếp thu một nội dung khoa học được quy định trong chương trình đối với những phương pháp dạy học thích hợp, những phương tiện hình thức cần thiết để đạt được kết quả nhất định đã đề ra.
Vì vậy, để phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy GDQP-AN trong trường THPT, người giáo viên cần tổ chức hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh tri thức qua thực hành, quan sát, tìm hiểu, nhận xét và rút ra kiến thức về môn học thông qua giáo dục tư tưởng, đạo đức qua những bài học trong và ngoài sách giáo khoa. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay đất nước ta đang đấy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường XHCN. Từng bước hội nhập quốc tế để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, sánh vai cùng với các cường quốc năm châu, thực hiện mục tiêu của Đảng là “Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN” Học sinh khi ra trường phải là người vừa có tài, vừa có đức; “vừa hồng, vừa chuyên”.
 Cùng với các bộ môn như: Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân...Giáo dục đạo đức cho học sinh qua tiết học Giáo dục quốc phòng - An ninh là rất quan trọng. Vì môn Giáo dục quốc phòng - An ninh có những bài học xuyên suốt tiến trình lịch sử của dân tộc như: Lịch sử và truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. Mỗi thời đại đều xuất hiện những anh hùng dân tộc có đầy đủ phẩm chất đạo đức để giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc đưa đất nước ta phát triển. Tiêu biểu trong các vị anh hùng dân tộc đó là chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Người là kết tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Người đã đi xa nhưng Người đã để lại cho dân tộc ta một di sản tinh thần hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực. Những tư tưởng của chủ tich Hồ Chí Minh là “Kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang thực hiện học tập và làm theo tấm giương đạo đức của Người.
 Là giáo viên giảng dạy Giáo dục quốc phòng - An ninh, qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh. Bởi vì cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đã đi suốt quá trình lịch sử cứu nước của dân tộc. Tư tưởng của Người còn định hướng cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay. 
Trước những biến động phức tạp của thế giới. Một bộ phận cán bộ, Đảng viên với lối sống tha hóa, suy thoái về đạo đức, lối sống đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Đảng, niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Vì vậy, để giáo dục thế hệ trẻ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, yêu CNXH sâu sắc thì việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng của Bác trong giảng dạy Giáo dục quốc phòng - An ninh có tác dụng không nhỏ góp phần hình thành nhân cách, lối sống của học sinh.
	2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
	2.3.1. Các nguyên tắc khi lồng ghép kiến thức.
Thứ nhất: Sử dụng đúng mục đích
Trong quá trình dạy học giáo viên phải đề ra được mục đích khi sử dụng các biện pháp lồng ghép, tiến trình các hoạt động lên lớp. Mục đích của mỗi bài học chính là chiếm lĩnh tri thức, hình thành và phát triển kỹ năng, nhân cách. Mỗi một yếu tố chủ quan hay khách quan đều có một chức năng riêng nên chúng ta phải nghiên cứu cụ thể để sử dụng đúng mục đích phù hợp và yêu cầu bài học.
Thứ hai: Sử dụng đúng lúc
Nghĩa là việc lồng ghép trong quá trình giảng dạy lúc nào cũng được sử dụng hợp lý nhất, trong quá trình trình bày kiến thức mới hay là củng cố kiến thức kỹ năng đã học hoặc ra bài tập về nhà. Tóm lại cần đưa ra khi học sinh cần được minh họa, cần tìm hiểu nhất về nội dung bài học, tránh đưa ra đồng loạt phân tán sự chú ý của học sinh.
Thứ ba: Sử dụng đúng mức, cường độ.
Tùy vào từng nội dung, mục đích sử dụng mà giáo viên đưa ra những yêu cầu khác nhau đối với học sinh. Trong giờ giảng bài mới, vì điều kiện thời gian không cho phép nên giáo viên chỉ tập trung giới thiệu thuyết minh một số hình ảnh, phim tư liệu...
Thứ tư: Nội dung thuyết minh 
Nội dung thuyết minh phải sinh động, hấp dẫn, kết hợp với những lời nói truyền cảm sẽ có sức thuyết phục cao đối với học sinh.
2.3.2. Một số biện pháp về lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Giáo dục quốc phòng - An ninh.
 2.3.2.1. Một số nội dung cơ bản về tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Minh
 Nhin chung về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh có thể khái quát thành 4 nội dung cơ bản là: 
Trung với nước, hiếu với dân.
Tình yêu thương con người.
Đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.
Tinh thần Quốc tế trong sáng.
 2.3.2.2. Sự chuẩn bị của giáo viên
 Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học Giáo dục quốc phòng - Ạn ninh nói riêng. Việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao Đối với những bài dạy liên quan đến việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần lồng ghép, thời điểm lồng ghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạy dùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh, Bởi vì tư tưởng đạo đức của Bác là vô cùng rộng trên nhiều lĩnh vực Giáo viên phải biết chọn lọc, linh hoạt vận dụng một tư tưởng nào đó để lồng ghép vào bài dạy. Khi áp dụng phương pháp này giáo viên phải chú ý đến thời gian phân bố trong tiết học. Tuyệt đối giáo viên không được “Tham” kiến thức, sa đà. Tránh tình trạng biến giờ dạy Giáo dục quốc phòng - Ạn ninh thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
 2.3.2.3. Một số nội dung được lồng ghép trong bài dạy 
Đối với việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Giáo dục quốc phòng - An ninh có thể thông qua nhiều hình thức. Trong một bài dạy có thể dùng hình ảnh, tư liệu, phim tư liệu, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu nói của Bác hoặc tư liệu văn học về Bác để giáo dục tư tưởng của Bác đối với học sinh. Sau đây là một số phương pháp có thể thực hiện lồng ghép trong các bài dạy:
 * Về lòng yêu nước thương dân và tư tưởng độc lập tự do:
 Tư tưởng này xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của Bác, thể hiện qua nhiều nội dung của bài dạy. 
- Khi dạy mục I.4: Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong kiến (Thế kỷ XIX đến năm 1945)[Bài 1-lớp 10]: Sau khi trình bày sơ lược các phong trào yêu nước ở đầu thế kỉ XX Phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy tân, phong trào chống thuế ở Trung kì..Giáo viên kết luận: Sau khi phong trào Cần Vương thất bại đến thế kỉ XX có nhiều xu hướng cứu nước. Nhưng tất cả các phong trào này đều bị thất bại. Cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng về con đường cứu nước. Trong hoàn cảnh đó Nguyễn Tất Thành đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Nguyễn Tất Thành sinh ra trong gia đình trí thức yêu nước, quê hương có truyền thống cách mạng. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các cụ. người quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Ngay từ nhỏ Người sớm có tinh thần yêu nước. Khi vào học trường quốc học ở Huế Người tham gia phong trào chống thuế ở Trung kì bị buộc thôi học sau đó Người vào bến cảng nhà Rồng để ra nước ngoài tìm đường cứu nước
 Để giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm tìm con đường cứu nước cho dân tộc. Giáo viên kể chuyện “Hai bàn tay”:
Khi vào Sài gòn Nguyễn Tất Thành gặp lại anh Tư Lê người quen cũ lúc còn ở Phan Thiết. Người tâm sự với Tư Lê: 
- Tôi muốn ra các nước phương Tây xem họ làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào chúng ta.
- Nhưng chúng ta lấy tiền đâu để đi - Tư Lê nói lại. 
Nguyễn Tất Thành giơ hai bàn tay nói:
- Đây, tiền đây, tiền đây chúng ta làm bất cứ việc gì để sống và để đi. 
Tư Lê không giữ lời hứa, Bác một mình làm phụ bếp trên tàu La-tus-trơ-trê-vin ra nước ngoài tìm đường cứu nước...
Thông qua việc giáo viên kể chuyện học sinh thấy được ý chí và nghị lực, tinh thần vượt qua khó khăn và thử thách để đạt được khát vọng của mình, điều Bác hằng nung nấu bấy lâu nay là tìm thấy con đường cứư nước cho dân tộc, học sinh càng biết ơn Bác đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta để có cuộc sống như ngày nay.
Ngoài ra, nếu sử dụng máy chiếu làm công cụ hỗ trợ thì giáo viên có thể sử dụng những đoạn phim tư liệu về cuộc hành trình cứu nước của Bác sẽ khơi dậy thêm trong các em lòng khâm phục và kính yêu Bác Hồ trong cuộc hành trình đầy gian vì độc lập tự do cho Tổ quốc.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Ph

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_giao_duc_tu_tuong_dao_duc_ho_chi_minh_trong_d.doc