SKKN Lồng ghép giáo dục Kỹ năng sống và hình thành nhân cách cho học sinh thông qua giảng dạy bộ môn Hoá học trong trường THPT

SKKN Lồng ghép giáo dục Kỹ năng sống và hình thành nhân cách cho học sinh thông qua giảng dạy bộ môn Hoá học trong trường THPT

Giáo dục KNS và hình thành nhân cách cho học sinh không phải là vấn đề mới song nội dung nào được đưa vào giáo dục trong nhà trường và giáo dục như thế nào để mang lại hiệu quả lại đang là vấn đề cần quan tâm.

Mặc dù nhà trường, các đoàn thể trong nhà trường, GVCN, GV bộ các bộ môn cũng đã có nhiều chương trình như: GDNGLL, lồng ghép tích hợp vào bài giảng để giáo dục KNS cho học sinh nhưng kết quả cũng chưa cao. Vấn đề làm tôi chăn trở, nhất là khi chứng kiến những lần đánh nhau của các em với những lí do cực kỳ đơn giản, cực kỳ trẻ con và có lần nhìn thấy học sinh của mình mới học lớp 11 đã khoác lên mình chiếc áo cô dâu mà tôi thấy sót xa, rồi đọc đâu đó có những học sinh phải vào viện vì thiếu hiểu biết về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, rồi những hành vi thiếu tôn trọng người lớn, vô lễ với Thầy Cô giáo, nguyên nhân chỉ là các em thiếu ý thức, không rèn luyên nhân cách, không có KNS. Còn có những em học sinh học rất tốt, rất ngoan nhưng kỹ năng sống của các em cũng chưa nhiều bởi các em suốt ngày chỉ biết học, trên trường hoc, về nhà lại học không giao lưu với xã hội bên ngoài nên vẫn còn thiếu kỹ năng sống.

Mặt khác kỹ năng sống đã trở thành năng lực tất yếu mà con người sống trong xã hội hiện đại như ngày nay cần phải có để có thể ứng phó với những thách thức, rủi ro mà con người gặp phải. Về ý nghĩa của KNS đối với mỗi người, có quan điểm cho rằng trong xã hội hiện đại tri thức chỉ quyết định 50% thành công, hạnh phúc, còn lại là phụ thuộc vào con người đó có KNS hay không. KNS không những góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân mà còn giúp giảm thiểu các tệ nạn, các vấn đề xã hội.

 

doc 15 trang thuychi01 20014
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lồng ghép giáo dục Kỹ năng sống và hình thành nhân cách cho học sinh thông qua giảng dạy bộ môn Hoá học trong trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Giáo dục KNS và hình thành nhân cách cho học sinh không phải là vấn đề mới song nội dung nào được đưa vào giáo dục trong nhà trường và giáo dục như thế nào để mang lại hiệu quả lại đang là vấn đề cần quan tâm. 
Mặc dù nhà trường, các đoàn thể trong nhà trường, GVCN, GV bộ các bộ môn cũng đã có nhiều chương trình như: GDNGLL, lồng ghép tích hợp vào bài giảng để giáo dục KNS cho học sinh nhưng kết quả cũng chưa cao. Vấn đề làm tôi chăn trở, nhất là khi chứng kiến những lần đánh nhau của các em với những lí do cực kỳ đơn giản, cực kỳ trẻ con và có lần nhìn thấy học sinh của mình mới học lớp 11 đã khoác lên mình chiếc áo cô dâu mà tôi thấy sót xa, rồi đọc đâu đó có những học sinh phải vào viện vì thiếu hiểu biết về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, rồi những hành vi thiếu tôn trọng người lớn, vô lễ với Thầy Cô giáo, nguyên nhân chỉ là các em thiếu ý thức, không rèn luyên nhân cách, không có KNS. Còn có những em học sinh học rất tốt, rất ngoan nhưng kỹ năng sống của các em cũng chưa nhiều bởi các em suốt ngày chỉ biết học, trên trường hoc, về nhà lại học không giao lưu với xã hội bên ngoài nên vẫn còn thiếu kỹ năng sống.
Mặt khác kỹ năng sống đã trở thành năng lực tất yếu mà con người sống trong xã hội hiện đại như ngày nay cần phải có để có thể ứng phó với những thách thức, rủi ro mà con người gặp phải. Về ý nghĩa của KNS đối với mỗi người, có quan điểm cho rằng trong xã hội hiện đại tri thức chỉ quyết định 50% thành công, hạnh phúc, còn lại là phụ thuộc vào con người đó có KNS hay không. KNS không những góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân mà còn giúp giảm thiểu các tệ nạn, các vấn đề xã hội.
Môn hoá học mà tôi đang giảng dạy là môn khoa học, cứng nhắc không liên quan gì nhiều đến những vấn đề giáo dục KNS. Từ những lí do trên làm tôi luôn chăn trở suy nghĩ để làm sao vừa cung cấp đủ kiến thức môn học, vừa tạo hứng thú trong học tập lại vừa giáo dục KNS, hình thành nhân cách cho các em qua các bài giảng của mình và rồi tôi đã nghiên cứu nội dung module THPT 35, sáng kiến kinh nghiệm về đề tài “lồng ghép những kiến thức cơ bản của hóa học hữu cơ để giải thích hiện tượng và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày vào bài giảng hóa học hữu cơ” đã đạt giải khuyến khích năm 2013 và một số tài liệu liên quan khácĐể có thể giáo dục cho các em một số kỹ năng sống cũng như giáo dục các em hình thành tốt hơn về nhân cách tôi đã chọn đề tài “Lồng ghép giáo dục Kỹ năng sống và hình thành nhân cách cho học sinh thông qua giảng dạy bộ môn Hoá học trong trường THPT”.
- Mục đích nghiên cứu.
Mục đích tôi nghiên cứu đề tài này là tôi muốn cho các em thấy việc rèn luyện KNS có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần rèn luyện, hình thành lối sống có trách nhiệm và biết lựa chọn cách ứng xử cho phù hợp, thúc đẩy hành vi có tính tích cực, giảm bớt tỉ lệ phạm pháp. Giáo dục KNS còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mỡ giữa Thầy và Trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị , thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; đồng thời, khắc phục, thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ các tình huống và hoạt động hằng ngày thành những hành vi tích cực và xây dựng.
Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
- Đối tượng nghiên cứu: giáo dục KNS, hình thành nhân cách cho học sinh trường THPT Lưu Đình Chất qua các bài giảng hoá học lớp 10, 11, 12 cơ bản và nâng cao.
- Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Muốn giáo dục KNS cho học sinh, phải làm các em hiểu và nắm được KNS là gì?. Có rất nhiều quan niệm về KNS như:
	- Quan niệm của tổ chức văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) cho rằng kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết; Học để tự khẳng định; Học để chung sống với người khác; Học để làm.
- Quan niệm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Từ góc độ sức khoẻ, WHO xem kĩ năng sống là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khoẻ mạnh. Rộng hơn kĩ năng sống là những năng lực mang tính tâm li xã hội và kĩ năng về giao tiếp để tương tác hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả có vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.
- Quan niệm của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới.
 	Tóm lại KNS là năng lực tâm lí- xã hội của mỗi cá nhân, giúp con người có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với nhơngx người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
- Giáo dục đạo đức - vấn đề cốt lõi của việc hình thành nhân cách cho học sinh phổ thông là cả một quá trình được chuẩn bị đầy đủ về tri thức khoa học và chiến lược đào tạo từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng. Không chỉ dừng lại ở bồi dưỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội mà giáo dục còn góp phần định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người với những hành vi cao đẹp đầy tính nhân văn cùng hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đức: chuẩn mực tri thức và niềm tin; chuẩn mực về tình cảm, thái độ; hình thành cho học sinh những kĩ năng, hành vi phù hợp với các chuẩn mực và trên cơ sở đó rèn luyện thói quen đạo đức tích cực.
- Đạo đức là gốc rễ của nhân cách con người. Nếu đức cao sẽ được mọi người kính nể, trong lòng sẵn có giá trị nhân văn, nhân đạo. Sinh thời Chủ tịc Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, điều này thể hiện rõ trong câu: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên” (Nửa đêm). Quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố: bẩm sinh, di truyền, hoàn cảnh sống, việc giáo dục và tự giáo dục. Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính chất quan trọng của của các yếu tố bẩm sinh di truyền và hoàn cảnh sống với sự hình thành và phát triển tâm lí. Yếu tố bẩm sinh - di truyền được coi là tiền đề vật chất có ảnh hưởng nhất định đến các yếu tố tâm lí như tính cách, năng lực, trí nhớ, Yếu tố môi trường và hoàn cảnh sống có những ảnh hưởng quan trọng tới việc hình thành nhân cách con người. Theo quan điểm của Người thì nhân cách được hình thành trong quá trình giáo dục. Chẳng thế mà khi đứa trẻ sinh ra bị lạc trong rừng sống cùng bầy sói thì nó không thể thành người được. Vậy, môi trường giáo dục quyết định việc hình thành nhân cách cho học sinh phải đảm bảo những điều kiện như: chế độ chính sách ưu việt trong giáo dục; việc tích hợp lồng ghép chương trình đào tạo phù hợp; người thầy là tấm gương sáng về đạo đức và nhân cách; học sinh thân thiện, chủ động tích cực; cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu học tập trong thời đại mới.
- Giáo dục toàn diện học sinh từ khi trẻ thơ cho đến lúc trưởng thành phải đảm bảo đạt được (hội tụ trong một con người) những yếu tố: đức (đạo đức, ngoan, lễ phép, thân thiện, hòa nhã), trí (kiến thức, trí tuệ, sự hiểu biết - thông thái), thể (sức khỏe, thể dục - thể thao, năng khiếu), mĩ (đẹp trong trang phục, quan niệm về cái đẹp) và văn (con người hoàn thiện về nhân cách và thể hiện là người có văn hóa). Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có quan điểm biện chứng về tài và đức: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đây là một minh chứng cho việc giáo dục toàn diện con người mới trong thời đại ngày nay.
2.2. Thực trạng
Trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống, kinh tế thị trường có nhiều thay đổi, thanh niên, học sinh đang trải qua nhiều biến động tích cực lẫn tiêu cực mặt trái của kinh tế thị trường và sự bùng nổ công nghệ thông tin, với nhiều thông tin thiếu lành mạnh đang tác động đến đời sống làm cho các em có nhiều biểu hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống.
Trong một vài năm học gần đây cũng như trong năm học này, bạo lực học đường ngày càng gia tăng, học sinh (HS) tự tử vì nhiều nguyên nhân. HS không hứng thú trong học tập, đánh nhau trong nhà trường, bị xâm phạm, bị lợi dụng, ... là do các em không có khả năng ứng phó với những áp lực căng thẳng trong cuộc sống, không biết giải quyết xung đột, không tiết chế được cảm xúc bản thân. Theo các chuyên gia giáo dục (GD), nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống (KNS).
 Vấn đề HS thiếu KNS, thiếu tính tự tin, thiếu tự lập, sống thiếu trách nhiệm với bản thân và gia đình, ích kỉ, vô tâm đang là những rào cản lớn cho sự phát triển toàn 
diện của thanh thiếu niên khiến nhiều bậc phụ huynh và giáo viên (GV) phiền lòng, trong khi xã hội thì phát triển ngày càng năng động.
Tình trạng bạo lực học đường ngày một gia tăng thì kỹ năng (KN) tự bảo vệ mình, KN tiết chế cảm xúc bản thân, KN giải quyết mâu thuẩn là rất cần thiết và phải được coi trọng để giúp các em HS cảm nhận những điều đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày thật có ý nghĩa, các em có cảm giác thoải mái, an toàn và vui vẻ.
Hiện nay nhiều HS sống khép kín thu mình lại, thờ ơ lạnh nhạt với những người sống xung quanh, đắm chìm trong thế giới ảo của game online, của internet, mà đánh mất chính mình, không quan hệ bạn bè, không thể hiện được mình, rụt rè khi đứng trước đám đông, gặp người lớn thì không chào hỏi, thiếu tôn trọng Thầy Cô giáo, sống thiếu niềm tin và hoài bão.
Mặt khác sự phối hợp của các nghành chức năng còn lỏng lẻo, hầu hết các em đều ở nông thôn, khoảng 2/3 các em học sinh trong trường chưa được sự quan tâm chăm sóc, động viên, giáo dục từ phía gia đình như cha mẹ phải lo việc kiếm tiền (làm công ty từ sáng sớm đến tối mới về) không có thời gian quan tâm đến việc học, sinh hoạt và những hoạt động khác của con em mình như thế nào.
Về phía nhà trường tuy cũng đã có những nội dung giáo dục các em như hoạt động ngoại khoá, vào các tiết chào cờ nhà trường cũng đã cho các em tạo ra các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày qua các tiểu phẩm các em tự đóng, lồng ghép giáo dục KNS vào các môn học như: giáo dục công dân, văn học, địa lí, sinh họcnhưng đang còn một số lượng học sinh vẫn còn thiếu KNS, thiếu tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình, bản thân đang là cản trở lớn cho sự phát triển của các em, không ít các bậc phụ huynh phiền lòng vì con, khiến nhà trường phải bận tâm vì những đối tượng học sinh này trong xã hội.
Mặc dù môn hoá học là môn khoa học nghiên cứu rất khó tìm nội dung để lồng ghép tích hợp vào bài dạy, nhưng trước những thực trạng trên tôi muốn mình sẽ có cách giáo dục nào đó phù hợp hiệu quả để có thể giáo dục thêm cho các em một số KNS, bổ sung thêm những kiến thức có liên quan để các em hình thành tốt hơn về nhân cách của mình và số lượng học sinh thiếu KNS, nhân cách không tốt trong nhà trường giảm đi vì thế tôi thấy việc viết sáng kiến kinh nghiệm trên là rất cần thiết.
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
Trong quá trình giảng dạy ngoài việc dạy cho các em những kiến thức về hoá học cơ bản trong chương trình học tôi đã cung cấp thêm những kiến thức có liên quan mà các em có thể từ những kiến thức đó tạo cho mình được những kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày. Mặt khác tôi cũng có thể lồng ghép những nội dung những tình huống thông qua những đoạn phim ngắn hấp dẫn, gây hứng thú, có tính giáo dục về KNS cũng như giáo dục đạo đức hình thành nhân cách cho các em. 
Dựa vào cách phân loại của UNESCO giáo dục KNS cho học sinh dựa trên 4 trụ cột – triết lí của giáo dục thế kỹ XXI như:
- Học để biết gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả
- Học làm người gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin
- Học để sống với người khác gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông.
- Học để làm gồm kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kỹ năng đạt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm
Tôi đã sử dụng những phương pháp dạy học phù hợp với bài để các em vừa nắm bắt được kiến thức bài học lại vừa giáo dục được KNS cho các em.
Ngoài ra tôi cũng đã dựa vào các quan niệm về KNS như: 
- Quan niệm của Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của liên hợp quốc(UNESCO).
- Quan niệm của tổ chức y tế thế giới(WHO).
Dựa vào những quan niệm này để tôi lựa chọn nội dung kiến thức cũng như những thước phim để lồng vào bài giảng của mình sao cho phù hợp để không những giáo dục KNS cho các em mà còn tạo cho các em niềm hăng say hơn trong học tập.
Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương tiện, nhiều cách khác nhau như: bằng lời giải thích,bằng hình ảnh, đoạn phim.có thể dùng máy chiếu hoặc không dùng máy chiếu..tuỳ thuộc vào từng nội dung bài dạy hoặc từng cách thức tổ chức của giáo viên. Sau đây tôi xin đưa ra một số ví dụ minh họa.
– Ví dụ minh họa: 
Ví dụ 1:	Khi giảng dạy bài Photpho (lớp 11)
Phần cuối của bài học tôi dành 5 phút để nói về vai trò sinh học của photpho
- Photpho rất cần cho người và động vật.
- Tại sao gọi photpho là “ nguyên tố của sự sống và tư duy ”.
Vì người lao động trí óc cần photpho nhiều hơn để không bị suy mòn các tế bào thần kinh giữ chức năng chuyển tải ý nghĩ. Cơ thể thiếu photpho sẽ giảm khả năng làm việc, loạn thần kinh chức năng và phá huỷ sự trao đổi chất. 
- Phải ăn gì để cung cấp đầy đủ lượng photpho cho cơ thể ?.
Ăn các loại rau, quả như xà lách, đỗ, cà rốt, cà chua, cà tím, ớt ngọt, dâu tây,mơ,sẽ bổ sung cho cơ thể lượng photpho bị thiếu hụt. Các thực phẩm giàu photpho có nguồn gốc động vật gồm có thịt, óc, gan bò, cá, trứng, các sản phẩm sữa
 Tác dụng:
Từ những kiến thức này sẽ giúp cho các em kỹ năng biết lựa chon những thực phẩm tốt để cung cấp cho cơ thể khi mệt mỏi trong các mùa thi
(Giáo dục KNS về sức khoẻ, dinh dưỡng dựa theo cách phân loại của UNESCO)
Ví dụ 2: Khi kết thúc bài ankan: Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí.
 (lớp 11)
 GV đưa ra một số câu hỏi:
Câu hỏi 1: Vì sao các tàu trở dầu khi bị tai nạn thường gây ra hảm họa cho một vùng biển rất rộng ? 
Các tàu trở dầu khi bị tai nạn thường gây ra thảm họa cho một vùng biển rất rộng vì dầu mỏ là hổn hợp của các hidrocacbon không tan trong nước. Nó loang ra thành từng mảng trên một vùng rộng lớn, thấm qua da và màng tế bào của sinh vật sống trên biển, gây hủy hoại môi trường biển ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển.
Tác dụng:
Qua câu trả lời này không những giúp các em dễ nhớ bài học hơn mà còn giáo dục cho các em hiểu biết thêm về chất gây ô nhiễm môi trường từ đó các em biết bảo vệ môi trường sinh thái biển. 
(Giáo dục KNS về bảo vệ thiên nhiên và môi trường dựa theo cách phân loại của UNESCO)
Câu hỏi 2: Tại sao không dùng nước để dập tắt các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc bình chứa các chất Cacbonic ?
Khi bị cháy do xăng dầu không nên dùng nước để dập tắt các đám cháy. Vì xăng, dầu vừa nhẹ hơn lại vừa không hòa tan được trong nước, càng làm cho nó loang ra tiếp xúc với không khí nhiều hơn nên dễ cháy lớn và cháy rộng hơn.
Tác dụng:
+ Các em dùng ngay kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi.
+ Các em áp dụng được kiến thức vừa học vào cuộc sống, khi gặp những tình huống như vậy các em có kỹ năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
(Giáo dục KNS về học để biết dựa theo cách phân loại của UNESCO)
Ví dụ 3: Khi kết thúc bài dạy dẫn halogen (lớp 11) GV có thể danh 5 phút để nói về một hiện tượng hóa học có liên quan đến tầng ozon.
Dẫn xuất halogen và lỗ thủng tầng ozon(tư liệu – trang 178 – sgk cơ bản)
Song GV có thể trình chiếu trên máy hình ảnh thủng tầng ozon và những ảnh hưởng của trái đất khi tầng ozon bị thủng để học sinh quan sát.
Tác dụng:
Từ những tư liệu này các em hiểu biết hơn về những chất gây ô nhiễm môi trường và rồi hình thành cho mình những kỹ năng bảo vệ môi trường và các em sẽ biết bảo vệ môi trường là một phần trách nhiệm của các em.
(Giáo dục KNS về bảo vệ thiên nhiên và môi trường dựa theo cách phân loại của UNESCO)
Ví dụ 4: khi kết thúc bài ancol: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng ( lớp 11) GV đưa ra câu hỏi:
 Rượu giả tại sao gây chết người ?
Khi làm rượu giả, người không pha thêm nước(làm thế rượu sẽ nhạt) mà pha thêm metanol. Vì metanol là chất độc, chỉ cần một lượng nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây mù lòa , lượng lớn hơn có thể gây tử vong.
Hoặc GV cũng có thể trình chiếu tư liệu về etanol: dược phẩm hay thuốc độc để học sinh tìm hiểu
Tác dụng:
Các em hiểu hơn về những tác hại của chất mà các em thường gặp trong cuộc sống,giúp các em biết cách tránh xa nó, và các em cũng có thể giải thích cho người thân hoặc những người xung quanh các em về tác hại của rượu giả.
(Giáo dục KNS về phòng tránh rượu, thuốc lá và ma tuý dựa theo cách phân loại của UNESCO)
Ví dụ 5: Khi kết thúc bài Lipit (lớp 12) giáo viên dưa ra câu hỏi:
 Tại sao không nên dùng dầu ăn đã dán qua một lần?	
Thành phần hóa học của dầu ăn là axit béo của glixerin ở điều kiện nóng đốt sẽ sinh ra sự biến đổi hóa học, không những phá hỏng giá trị dinh dưỡng của dầu mỡ, mà còn có hại đối với cơ thể co người, thậm chí còn độc hại nữa.
Theo nghiên cứu ở 200 – 3000C dầu ăn sẽ biến đổi thành những phân tử nhỏ anđêhit và xeton rất độc .Ngoài ra còn một số chất độc khác nữa. 
Tác dụng:
Các em nắm vững kiến thức, hình thành kỹ năng có thể áp dụng ngay vào cuộc sống của mình, không dùng lại dầu ăn đã dán để bảo đảm an toàn thực phẩm cho gia đình và mọi người xung quanh.
 (Giáo dục KNS về vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khoẻ, dinh dưỡng dựa theo cách phân loại của UNESCO)
Ví dụ 6: 
Khi giảng dạy các giờ bài tập,ôn tập chương, luyện tập ngoài sử dụng các phương pháp nghiên cứu, đàm thoại gợi mở tôi còn sử dụng phương pháp hợp tác theo nhóm.
* Quy trình thực hiện:
Tiến trình dạy học nhóm được chia làm 3 giai đoạn cơ bản:
- Làm việc toàn lớp: Nhập đề và giao nhiệm vụ:
+ Giới thiệu chủ đề
+ Xác định nhiệm vụ các nhóm.
+ Thành lập nhóm.
- Làm việc nhóm:
+ Chuẩn bị chỗ làm việc
+ Lập kế hoạch làm việc
+ Thoả thuận quy tắc làm việc
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
+ Chuẩn bị báo cáo kết quả
- Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả đánh giá:
+ Các nhóm trình bày kết quả
+ Đánh giá kết quả
Tác dụng:
Có thể giáo dục cho học sinh các kĩ năng sống như: hợp tác, tư duy phê phán, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, quản lí thời gian, ra quyết định và giải quyết vấn đề.
Lưu ý:Để phương pháp này có thể phát huy tác dụng giáo dục kĩ năng sống GV cần phải đảm bảo rằng mỗi thành viên trong nhóm đều có nhiệm vụ riêng, những nhiệm vụ này nằm trong sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của mình, nếu không hoàn thành thì có sự tương trợ, giúp đỡ của các thành viên khác trong nhóm để đạt được mục tiêu chung của nhóm. GV khi đánh giá kết quả của từng nhóm cần phải chú ý đến mục tiêu học tập và mục tiêu kĩ năng hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực, tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, quản lí thời gian, ra quyết định và giải quyết vấn đề
Ví dụ 7: 
Tôi cũng đã sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong các tiết dạy các baì lí thuyết hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ.
Qua cách sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề vào bài giảng của mình tôi làm cho các em hiểu rõ bản chất của phương pháp giải quyết vấn đề là xem xét, phân tích những vấn đề/ tình huống cụ thể thường gặp phải trong đời sống hằng ngày và xác định cách giải quyết, xử dụng vấn đề/ tình huống đó một cách có hiệu quả
* Quy trình thực hiện:
- Xác định, nhận dạng vấn đề/ tình huống.
- Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/ tình huống đặt ra.
- Liệt kê các cách giải quyết có thể có.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_giao_duc_ky_nang_song_va_hinh_thanh_nhan_cach.doc
  • docBia SKKN 2016.doc
  • docmục lục, tài liệu tham khảo.doc