SKKN Lồng ghép “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” lớp 10 vào một số bài đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10

SKKN Lồng ghép “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” lớp 10 vào một số bài đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10

Ngày nay trong bối cảnh thế giới đang hội nhập và phát triển như vũ bão, quốc tế hóa đang là xu thế chủ đạo, việc giáo dục cho công dân nói chung và học sinh nói riêng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, lập trường vững vàng, có lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu thiên nhiên, hòa nhập không hòa tan là một trong những nhiệm vụ quan trọng của môn GDCD ở trường THPT.

Môn GDCD có vai trò rất quan trọng, trực tiếp giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người, truyền tải cho người học những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác, thành công dân có ích cho cộng đồng, xã hội.

Từ năm học 2016- 2017 việc dạy và học môn GDCD đang thu hút sự quan tâm chú ý của cả nước. Ngày 28/9/2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố phương án thi, xét tuyển và tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2017 theo đó, môn Giáo dục công dân chính thức được dùng để thi dưới dạng tổ hợp cùng với hai môn Lịch sử và Địa lí với hình thức thi trắc nghiệm khách quan [1]. Quyết định đưa Giáo dục công dân vào thi trong kì thi quan trọng của học sinh THPT đã đặt môn GDCD về đúng với vị trí của nó, được xã hội đồng tình và ủng hộ. Đây là một trong những bước tạo đà vững chắc cho lộ trình cải cách giáo dục, thay đổi sách giáo khoa được dự kiến vào những năm học tiếp theo của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Trước quyết định mới của Bộ giáo dục và đào tạo, chúng tôi - những giáo viên giảng dạy môn GDCD luôn trăn trở về việc giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy- học GDCD, làm sao để học sinh yêu thích môn học và học ngày càng có hiệu quả hơn. Để lôi cuốn học sinh vào bài giảng, giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học nhằm kích thích tư duy sáng tạo, khả năng chủ động tìm tòi phát hiện của học sinh. Một trong những phương pháp thường được tôi sử dụng, giúp tôi trình bày một vấn đề trở nên hấp dẫn, có tác dụng tạo sự chú ý và gây ấn tượng, cảm xúc cho học sinh, đa số học sinh đều hiểu bài, hiệu quả hơn nhiều phương pháp dạy học truyền thống đó là sử dụng hình ảnh trực quan sinh động.

 

doc 18 trang thuychi01 14135
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lồng ghép “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” lớp 10 vào một số bài đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân. Cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam...Có thể nói trong suốt cuộc đời của mình, Người đã dành trọn cuộc đời mình để đấu tranh cho tự do, hạnh phúc, cho áo ấm, cơm no của mọi người nhưng riêng mình thì sống vô cùng giản dị và thanh đạm, bởi vì lẽ sống của Người là lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Khi nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh mỗi chúng ta không ai không cảm thấy tự hào, kính yêu vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Bác là biểu tượng đẹp về lòng yêu nước chân thành mãnh liệt và tình yêu thương con người vô hạn. Mặc dù là vị lãnh tụ tối cao của dân tộc nhưng Người lại vô cùng giản dị, gần gũi với tất cả mọi người. 
 Khi nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Tác động tích cực là mặt trội nhưng những yếu tố tiêu cực, sự phức tạp trong phân tầng xã hội đã tác động đến ý thức chính trị, đạo đức, lối sống của thanh niên. Các thế lực thù địch tìm mọi cách làm cho tác động đó ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn, khiến cho không ít thanh niên, học sinh chạy theo lối sống thực dụng, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, coi đồng tiền là trên hết, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, tỷ lệ phạm tội, bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng. 
 Đánh giá về vai trò của thanh niên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “ Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”. Trước lúc đi xa Người căn dặn: Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cho thanh niên, đào tạo họ trở thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “ chuyên”. Nghị quyết Hội nghị lầ thứ 7, BCHTW khóa XI khẳng định: “ Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. 
 Thực hiện Chỉ thị số 05 – CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị( khóa XII) về “ Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Một trong những nội dung chủ yếu đã được nêu trong Chỉ thị, đó là biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để giảng dạy ở các cấp học, bậc học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức,lối sống” được biên soạn và xuất bản. Bộ sách góp phần giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ thanh niên học sinh thông qua những câu chuyện đặc sắc từ cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 Đây là bộ sách dành cho học sinh nhưng cũng là tài liệu gợi ý về nội dung và phương pháp cho giáo viên để tổ chức giờ dạy học. Nhờ có bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức,lối sống dành cho học sinh ” đã hỗ trợ cho công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh được đẩy mạnh. Đặc biệt ở môn Giáo dục công dân lớp 10 có một phần nội dung rất phù họp để lồng ghép bộ tài liệu này đó là phần đạo đức. Vì vậy tôi chọn đề tài: Lồng ghép tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức,lối sống dành cho học sinh” vào một trong các bài đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10 để nghiên cứu.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
	Với giải pháp này tôi mong muốn góp phần nâng cao nhận thức,bồi dưỡng tình cảm của học sinh đối với Bác Hồ kính yêu. Đồng thời giáo dục đạo đức, tình yêu quê hương đất nước,khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý thức sống có trách nhiệm, hoài bão, tự hoàn thiện nhân cách của đối tượng học sinh do tôi giảng dạy. Mong muốn cổ vũ tinh thần tự giác học tập, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất có thể của đồng nghiệp đồng môn. Đồng thời hưởng ứng tích cực Chỉ thị số 05 của Bộ chính trị ngày 15 tháng 5 năm 2016 về“ Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Công văn số 4634/BDĐT – CTHSSV ngày 21/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sử sụng bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức,lối sống dành cho học sinh trong nhà trường”
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức,lối sống dành cho học sinh trong nhà trường”
 - Những nội dung bài học có thể lồng ghép những bài học về đạo đức,lối sống của ở bộ môn giáo dục công dân lớp 10 cấp THPT.
 - Các học sinh lớp 10 mà tôi đang giảng dạy ở trường THPT Tống Duy Tân
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp quan sát: Quan sát bầu không khí học tập của học sinh để tìm ra phương pháp dạy học đạt kết quả tốt nhất.
 - Phương pháp điều tra giáo dục: Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức lối sống của học sinh hiện nay.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết những kinh nghiệm đã thực hiện để đem lại kết quả trong dạy học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thu thập những thông tin về sự thay đổi số lượng, chất lượng trong nhận thức và hành vi của học sinh.
 - Phương pháp thống kê để xử lí thông tin và phân tích kết quả .
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Mục đích Lồng ghép tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh ” 
 - Trang bị cho học sinh các hiểu biết cần thiết, cơ bản về tư tưởng,đạo đức và phong cách của Bác, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
- Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh;
- Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
- Góp phần giáo dục học sinh trở thành công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước.
2.1.2. Nguyên tắc Lồng ghép tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh ” 
 Việc thực hiện Lồng ghép tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh ” vào môn học phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
- Nội dung lồng ghép tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh ” phải trở thành nội dung bắt buộc trong chương trình của môn học.
- Học sinh nắm được vẻ đẹp của tư tưởng,đạo đức và phong cách của Bác Hồ, đồng thời học sinh thực hành, ứng dụng được bài học về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác trong thực tiễn.
- Những bài học về đạo đức, lối sống của Bác phải được lồng ghép phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, phù hợp với đặc trưng của môn học, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung môn học, bài học, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề, ngược lại góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống.
2.1.3. Chủ đề Lồng ghép tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh ” 
Thực hiện lồng ghép tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” vào phần đạo đức lớp 10 môn GDCD được thực hiện theo các chủ đề sau:
- Đạo đức và lối sống Hồ Chí Minh là tấm gương của con người cả đời phấn đấu hy sinh vì dân, vì nước, vì hạnh phúc của con người.
- Đạo đức và lối sống về tinh thần, ý chí, nghị lực vượt khó, tự hoàn thiện bản thân.
- Đạo đức và lối sống của Bác là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
- Đạo đức và lối sống của một con người nhân ái vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người.
- Đạo đức và lối sống về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
Đối với môn Giáo dục công dân lớp 10- THPT thực hiện trong một số bài với chủ đề cụ thể phù hợp với nội dung của từng bài.
Cụ thể trong phạm vi nghiên cứu tôi thực hiện với các chủ đề như sau:
+ Bài 13 Công dân với cộng đồng tôi lồng ghép hai bài trong tài liệu trong tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 10 đó là Bài 8 Chiếc đồng hồ và Bài 9 Nhân cách Bác Hồ
+ Bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tôi lồng ghép Bài 7 Biển cả do cái gì tạo nên và Bài 6 Bác Hồ học ngoại ngữ
+ Bài 16 Tự hoàn thiện bản thân tôi lồng ghép Bài 1 Chỉ sót một dấu phẩy,Bác Hồ xin lỗi bạn đọc.
2. 2.Thực tiễn Lồng ghép tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh ” lớp 10 
 Giáo dục công dân là bộ môn có vai trò chủ chốt trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh, do đó có thể thực hiện lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống của Bác là rất phù hợp. Phương pháp lồng ghép cũng rất đa dạng, phong phú, mỗi kiểu bài có phương pháp đặc thù. Việc lồng ghép có đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc vào vốn hiểu biết, khả năng sư phạm của người giáo viên.
Trong thực tế khi lồng ghép đạo đức, lối sống của Bác vào môn Giáo dục công dân còn mắc phải một số hạn chế:
- Không đáp ứng được mục tiêu giáo dục đạo đức theo từng bài học.
- Phần lồng ghép chiếm thời lượng lớn, khai thác sa đà gây đến nhầm lẫn là trọng tâm bài học đối với bài chỉ lồng ghép một phần hay lồng ghép liên hệ.
- Phương pháp, hình thức lồng ghép đơn điệu, gượng ép, không phù hợp với thực tế, tâm lí học sinh.
Những hạn chế nêu trên đã dẫn đến hệ quả không phát huy được tính tích cực, sáng tạo chủ động của học sinh, hiệu quả giáo dục thấp.
Tuy nhiên bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh ” được xuất bản và thực hiện đã khắc phục được các hạn chế nêu trên. 
2.3. Một số giải pháp và cách thức Lồng ghép tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh ” vào một số bài đạo đức môn GDCD- THPT.
 * Một số giải pháp 
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nói trên, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước vể sử dụng bộ tài liệu“Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” với mong muốn giáo dục đạo đức, lối sống, phát triển năng lực và phẩm chất của thanh niên học sinh. Đồng thời gắn những câu chuyện sinh động về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ với cuộc sống, với công việc, sinh hoạt, vui chơi, gần gũi, quen thuộc của mỗi học sinh ở trường, ở nhà hàng ngày. Nhờ cách tổ chức nội dung đó, các bài học sẽ trở nên cuốn hút học sinh, khiến các em tự nhiên mà thấm nhuần, tiến bộ. 
 Trước khi thực hiện hoạt động dạy học về đạo đức trong môn GDCD lớp 10 tôi đã thường xuyên sử dụng các câu chuyện kể về Bác Hồ để tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng những câu chuyện mà tôi sử dụng chỉ như một công cụ, một phương tiện dạy học nên nó thực sự chưa phát huy được vai trò truyền thụ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bộ tài liệu“ Bác Hồ và nhưng bài học về đạo đức lối sống cho học sinh” về nội dung đã tinh giản những nội dung khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiêt với học sinh. Bộ sách đã sử dụng những câu chuyện về Bác, hướng học sinh nhận thức các giá trị đạo đức, lối sống, đến thực hành và ứng dụng các giá trị đó.
 Thời lượng cho mỗi tiết học đã được quy định mà nội dung lồng ghép lại nhiều nên người giáo viên thực hiện hoạt động dạy học phải thật sự nhạy bén và linh hoạt, không được quá tham trình bầy kiến thức mà bỏ qua hoặc sơ sài bài học cần lồng ghép. Nội dung kiến thức của môn học đã rất cụ thể, rõ ràng trong sách giáo khoa vì vậy giải pháp cho vấn đề này là tập chung làm rõ bài học về đạo đức lối sống của Bác cần học tập, từ đó học sinh dễ dàng, chủ động lĩnh hội kiến thức bộ môn. 
 * Cách thức thực hiện 
Dưới đây tôi xin trình bầy cách thức lồng ghép tài liệu “ Bác Hồ và nhưng bài học về đạo đức lối sống cho học sinh” vào nội dung từng bài. 
 Bài 13: Công đân với cộng đồng ( GDCD lớp 10) sẽ lồng ghép bài 8 và bài 9 trong tài liệu “ Bác Hồ và nhưng bài học về đạo đức lối sống cho học sinh” lớp 10. Bài 8. Chiếc đồng hồ sẽ được lồng ghép vào Hoạt động hình thành kiến thức của mục: Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người. Bài 9: “Nhân cách Bác Hồ” được lồng ghép vào Hoạt động mở rộng của Tiến trình dạy học.
 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ( GDCD 10)
Sẽ lồng ghép Bài 6 : Bác Hồ học ngoại ngữ vào hoạt động Hình thành kiến thức để tìm hiểu khái niệm lòng yêu nước. Bài 7: Biển cả do cái gì tạo nên? Được lồng ghép vào Hoạt động luyện tập trong Tiến trình dạy học.
 Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân ( GDCD 10) sẽ lồng ghép Bài 1: Chỉ sót một dấu phẩy, Bác xin lỗi bạn đọc vào phần Mở rộng của Tiến trình dạy học.
 Bài 13: Công dân với cộng đồng
 ( GDCD lớp 10)
Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người
Mục này thực hiện lồng ghép “Bài 8: Chiếc đồng hồ” trong tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 10 
Cách thực hiện: 
Hoạt động khởi động: Cho học sinh nghe một bài hát về Bác
Hoạt động đọc hiểu: Giáo viên chiếu câu chuyện lên máy chiếu và cho học sinh đọc
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
          Năm 1954, các cán bộ tham gia cải cách ruộng đất đang dự hội nghị tổng kết ở Hiệp Hòa (Hà Bắc) để rút kinh nghiệm làm tốt đợt mới ở vùng giải phóng, thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ Đô, nay được dịp về công tác, anh em bàn tán rất sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có chiều phân tán Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử.
          Giữa lúc đó thì Bác Hồ đến thăm hội nghị. Hôm đó giữa mùa thu, nhưng trời vẫn còn nóng. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đầm hai bên vai áo nâu của BácKhi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:
          - Các chú có trông thấy cái gì đây không ?
          Mọi người đồng thanh:
          - Cái đồng hồ ạ.
          - Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì ?
          - Có những chữ số ạ.
          - Những cái kim ngắn, kim dài để làm gì ?
          - Để chỉ giờ, chỉ phút ạ.
          - Cái máy bên trong dùng để làm gì ?
          - Để điều khiển cái kim chạy ạ.
          Bác mỉm cười, hỏi tiếp:
          - Thế trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng ?
          Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:
          - Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không ?
          - Thưa không được ạ.
          Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và kết luận:
          - Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, điều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồcứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn là cái đồng hồ được không ?
          Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những suy nghĩ riêng tư vô lý.
 ( In trong Bác Hồ kính yêu,
 NXB Kim Đồng, 1980)
 Sau khi học sinh đọc giáo viên đặt các câu hỏi hướng dẫn học sinh:
- Bác Hồ đã mang chiếc đồng hồ ra hỏi các đồng chí cán bộ trong bối cảnh như thế nào? 
- Các cán bộ tham gia hội nghị thuộc tổ chức nào? 
- Họ có mối liên hệ gì với nhau ?
Học sinh trả lời, sau đó giáo viên kết luận: Các cán bộ đang sinh hoạt trong tổ chức là Đảng bộ và họ có quan hệ gắn bó với nhau. Từ đó giáo viên có thể giúp học sinh hiểu được khái niệm cộng đồng.
Hoạt động thực hành - ứng dụng
Khi học sinh hiểu được khái niệm cộng đồng giáo viên cho học sinh liên hệ bằng câu hỏi : Em đang tham gia những cộng đồng nào?
Sau khi học sinh trả lời giáo viên dẫn dắt học sinh sang nội dung tiếp theo. Vậy cộng đồng mà em là thành viên có nhiệm vụ, vai trò gì?
Giáo viên tiếp tục cho học sinh thảo luận để học nội dung tiếp của bài:
GV: chia lớp thành 4 nhóm và giao câu hỏi thảo luận
Nhóm 1 : Nếu trong câu chuyện trên không có sự xuất hiện của Bác thì mọi việc sẽ diễn ra như thế nào? 
 Nhóm 2: Từ chuyện chiếc đồng hồ, Bác muốn các đồng chí cán bộ có nhận thức gì về công việc của mình?
 Nhóm 3: Cộng đồng có vai trò, trách nhiệm như thế nào đối với mỗi cá nhân trong cộng đồng ?
 Nhóm 4: Qua cách tuyên truyền thuyết phục của Bác, các em thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình như thế nào để góp phần làm cho cộng đồng mà mình là thành viên luôn vững mạnh và phát triển? 
 Học sinh thảo luận và trình bày lần lượt các câu hỏi và cuối cùng giáo viên chốt nội dung bài học
 Giáo viên kết luận bài học rút ra qua câu chuyên: Đối với tập thể - cộng đồng mà chúng ta là thành viên thì mỗi cá nhân cũng giống như một bộ phận không thể thiếu được của chiếc đồng hồ vậy, tất cả đều có nhiệm vụ riêng, dù lớn nhỏ, tốt xấu, giỏi hay kém đều là bộ phận quan trọng của tập thể, cộng đồng, mỗi cá nhân như một mắt xích nối lại với nhau. Để tạo nên mối nối thật sự vững chắc thì mỗi chúng ta – một mắt xích phải thật sự đoàn kết, nỗ lực,cố gắng phát huy khả năng của mình hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình. 
 2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng
Để lồng ghép tài liệu “ Bác Hồ và nhưng bài học về đạo đức lối sống cho học sinh” trong phần này, giáo viên không sử dụng lồng ghép trực tiếp vào nội dung phần học, mà lồng ghép vào Hoạt động mở rộng trong tiến trình dạy học. 
 Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu những chuẩn mực đạo đức quan trọng trong cộng đồng là nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác, giáo viên sẽ chiếu câu chuyện ở Bài 9: “Nhân cách Bác Hồ” trong tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 10.
Hoạt động đọc hiểu
   Nhà văn đức Eđuard Claudius (1911-1976) nguyên là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHDC Đức tại Việt Nam (1959-1961), từng tham gia đội quân tình nguyện quốc tế thứ nhất chống phát xít Tây Ban Nha 1936, đã viết nhiều tác phẩm về cuộc đấu tranh chống phát xít cuả nhân dân Tây Ban Nha và nhân dân Đức. Ông cũng viết nhiều phóng sự về các truyền thuyết và truyện cổ tích Việt Nam, Lào, Campuchia. Nhà văn Claudius từng ghi nhận ảnh hưởng tích cực của Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với cuộc đời sáng tác của ông. Sau đây là những suy nghĩ của nhà văn trong bài trả lời phỏng vấn của nhà nghiên cứu văn học Đức Hoxtơ (Horst Haase).
   "Mỗi khi tôi nghĩ về những nhân cách chính trị vĩ đại ở Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng thì tôi càng thấy rằng, đó chính là sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, sự thống nhất giữa hoạt động và nhân cách chính trị với thái độ rất giản dị, khiêm tốn, nhân hậu. Ở Hồ Chí Minh và ở Wilheim Pieck tôi thường cảm nhận được nét tương đồng đó.
   Tôi muốn miêu tả điều tôi thường nghĩ bằng một kỷ niệm. Hồ Chí Minh thường đề nghị, khi đến thăm không tịnh trọng và hãy để mọi thủ tục ngoại giao ở nhà. Người đích thân đứng đợi trước căn nhà nhỏ, nơi Người sống.
   Trong bộ y phục giản dị, Người tiếp đón và dẫn khách vào căn phòng nhỏ của Người. Một lần nữa tôi được Người tiếp. Nhân dịp này, chúng tôi định bớt chút thời gian để bàn về thơ của Người. Nhưng thật là thú vị, chúng tôi không hề đề cập đến thơ của Người, mà tới nước Đức và những vấn đề chính trị của nó. Người đặc biệt quan tâm tới các vấn đề dân tộc Đức. Sau khi chúng tôi cạn những tách chè, Người hỏi thăm đến các con tôi. Người gửi cho chúng nhiều kẹo đựng trong một cái âu gốm cổ tuyệt đẹp. Người tìm cách bỏ kẹo vào túi cho tôi. Và tôi, lịch sự như tôi cần phải thế, cản lại chút ít, nhưng chiếc kẹo này rơi xuống đất. Cả hai chúng tôi cùng ngồi xuống và gom những chiếc kẹo này lại. Đoạn chúng tôi nhìn nhau. Người cười. Người có tiếng cười tuyệt đẹp, sâu thẳm vang ra từ lồng ngực. Sau đó Người nói "Thế đấy, giả thử khi người ta không có con cái, thì chúng ta phải làm mọi việc để làm gì". Chính Người lại không có con cái, thế nhưng hàng tuần hai ba lần Người tiếp các cháu thiếu nhi và danh cho chúng cả buổi tối. Đối tôi, đó chính là sự vĩ đại. Ở Người tầm cao về chính trị được quy định bởi tầm cao nhân đạo chủ nghĩa và tầm cao nhân đạo này lại được quy định bởi tầm cao v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_bac_ho_va_nhung_bai_hoc_ve_dao_duc_loi_song_d.doc
  • docbia skkn18.doc
  • docmuc luc skkn18.doc
  • doctài liêu tham khảo.doc