SKKN Liên hệ thực tiễn trong giảng dạy bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (GDCD 12)

SKKN Liên hệ thực tiễn trong giảng dạy bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (GDCD 12)

 Đổi mới phương pháp dạy học ở Trường phổ thông là nhiệm vụ giáo dục của toàn ngành trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và năng lực tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh. Tạo cho học sinh có niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập.

 Để giúp học sinh đạt được những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mục tiêu của chương trình là điều rất cần thiết. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải kết hợp được các phương pháp dạy học và sử dụng phương tiện phù hợp với nội dung từng bài học.

 Các phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân rất đa dạng và phong phú, bao gồm các phương pháp truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, dạy học môn Giáo dục công dân nói chung và lớp 12 nói riêng không thể tách rời việc liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Liên hệ thực tiễn sẽ giúp cho các em có được cái nhìn thiết thực hơn về các vấn đề đã học và vận dụng có hiệu quả vào cuộc sống của bản thân.

 Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Liên hệ thực tiễn trong giảng dạy bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (GDCD 12)” nhằm tìm hiểu thực trạng vận dụng phương pháp này trong dạy học và đưa ra một số kinh nghiệm vận dụng có hiệu quả phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học của bộ môn GDCD.

 

doc 18 trang thuychi01 19983
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Liên hệ thực tiễn trong giảng dạy bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (GDCD 12)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
---***---
NỘI DUNG 
TRANG
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
2
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Mục đích của đề tài
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phạm vi nghiên cứu
2
5. Phương pháp nghiên cứu
3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3
PHẦN II. . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
4
1.1. Một số vấn đề lí luận về phương pháp liên hệ thực tiễn
4
.11.1. Khái niệm phương pháp liên hệ thực tiễn
4
1.1.2. Khái niệm phương pháp liên hệ thực tiễn
4
1.2. Mục đích của phương pháp liên hệ thực tiễn
4
1.3. Cách tiến hành phương pháp liên hệ thực tiễn
5
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN
5
2.1. Thực trạng của việc vận dụng phương pháp liên hệ thực tiễn trong dạy học bài 6 - môn Giáo dục công dân lớp 12
5
2.1.1. Thuận lợi
5
2.1.2. Khó khăn
6
2.2. Những kinh nghiệm vận dụng có hiệu quả phương pháp liên hệ thực tiễn
7
2.3. Hiệu quả đạt được
14
PHẦN III. KẾT LUẬN
15
1. Bài học kinh nghiệm
15
2. Kiến nghị
16
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1/ Lý do chọn đề tài:
 Đổi mới phương pháp dạy học ở Trường phổ thông là nhiệm vụ giáo dục của toàn ngành trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và năng lực tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh. Tạo cho học sinh có niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập.
 Để giúp học sinh đạt được những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mục tiêu của chương trình là điều rất cần thiết. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải kết hợp được các phương pháp dạy học và sử dụng phương tiện phù hợp với nội dung từng bài học. 
 Các phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân rất đa dạng và phong phú, bao gồm các phương pháp truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, dạy học môn Giáo dục công dân nói chung và lớp 12 nói riêng không thể tách rời việc liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Liên hệ thực tiễn sẽ giúp cho các em có được cái nhìn thiết thực hơn về các vấn đề đã học và vận dụng có hiệu quả vào cuộc sống của bản thân.
 Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Liên hệ thực tiễn trong giảng dạy bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (GDCD 12)” nhằm tìm hiểu thực trạng vận dụng phương pháp này trong dạy học và đưa ra một số kinh nghiệm vận dụng có hiệu quả phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học của bộ môn GDCD.
2/ Mục đích của đề tài:
 Nghiên cứu thực trạng vận dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân 12 và đề xuất một số kinh nghiệm nhằm vận dụng phương pháp này đạt hiệu quả hơn.
3/ Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp liên hệ thực tiễn trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12.
4/ Phạm vi nghiên cứu:
 Học sinh lớp 12B2, B4, B7, B8- Trường THPT Hoằng Hóa 2- Huyện Hoằng Hóa- Tỉnh Thanh Hóa.
5/ Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
Đây là nhóm phương pháp nhằm mục đích thu thập thông tin liên quan đến đề tài bằng cách đọc tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn dựa vào những vấn đề trong đời sống thực tiễn của học sinh, giáo viên đưa ra các câu chuyện, tình huống liên quan đến thực tế cho học sinh giải quyết và thu kết quả.
5.3. Phương pháp trắc nghiệm:
 Phương pháp này người nghiên cứu sử dụng phiếu trắc nghiệm phát cho học sinh và thu về phân tích kết quả.
5.4. Phương pháp phỏng vấn:
 Giáo viên đặt câu hỏi trực tiếp cho học sinh về những vấn đề liên quan đến đề tài và ghi lại ý kiến.
5.5. Phương pháp thống kê phân loại:
 Đây là phương pháp người nghiên cứu thu thập số liệu và thống kê phân tích để phân loại được kết quả của các đối tượng học sinh tiếp thu bài học khi vận dụng phương pháp nêu trên.
6/ Ý nghĩa khoc học và thực tiễn của đề tài:
 Đề tài đã góp phần trong việc phân tích, đánh giá hiệu quả vận dụng phương pháp liên hệ thực tiễn trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12.
 Đề xuất một số kinh nghiệm vận dụng có phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua tình huống pháp luật trong dạy học bộ môn Giáo dục công dân lớp 12.
 Đề tài có thể xem như là một tư liệu tham khảo cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một số vấn đề lí luận về phương pháp liên hệ thực tiễn 
1.1.1. Khái niệm phương pháp liên hệ thực tiễn:
Liên hệ thực tiễn là phương pháp tạo ra những điều kiện thuận tiện cho các học sinh được nghĩ đến những vấn đề đang diễn ra trong thực tế có liên quan đến bài học. Trên cơ sở đó, học sinh được bộc lộ thái độ, ý kiến, cách làm riêng của mình, hoặc so sánh, đối chiếu với nội dung bài học để hiểu sâu sắc hơn điều cần học. Học sinh cũng có thể so sánh, đối chiếc thái độ, hành vi của mình với nội dung bài học để củng cố những mặt tốt, kịp thời sửa chữa sai lầm.
1.1.2. Khái niệm phương pháp liên hệ thực tiễn:
Phương pháp liên hệ thực tiễn là phương pháp người dạy cung cấp cho học sinh những tình huống trong cuộc sống thực tiễn, thông qua câu chuyện mà học sinh có thái độ, ý kiến riêng của mình về câu chuyện đó. Tạo điều kiện cho các em được củng cố hành vi của bản thân phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
1.2. Mục đích của phương pháp liên hệ thực tiễn:
 Mục đích của liên hệ thực tiễn là nâng cao chất lượng của giờ học bằng cách đưa vào nội dung bài học những câu chuyện pháp luật có thật trong cuộc sống hằng ngày. Thông qua câu chuyện pháp luật, học sinh sẽ giải quyết những vấn đề đã phát hiện được trong câu chuyện liên quan trực tiếp đến bài học.
 Học sinh học tập bằng dẫn chứng thực tiễn sẽ giúp cho các em tiếp thu bài có hiệu quả hơn và giảm bớt được sự khô khan của môn học. Bằng câu chuyện pháp luật có thật sẽ giúp học sinh có hứng thú tìm tòi các tình tiết liên quan đến bài học để tìm ra hướng giải quyết hoặc phán đoán phù hợp với thưc tiễn.
 Thông qua tình huống pháp luật giáo viên dễ dàng giáo dục cho các em có những nhận thức phù hợp vì tính thực tiễn của câu chuyện pháp luật rất cao. Câu chuyện pháp luật sẽ giúp học sinh có kinh nghiệm, thái độ ứng xử trong cuộc sống một cách hợp lí nhất. Bài học rút ra từ câu chuyện pháp luật sẽ tác động thực tiễn đến suy nghĩ của học sinh và nó có ý nghĩa giáo dục thiết thực.
 Vận dụng tốt tình huống pháp luật vào nội dung bài học là giáo viên đã sử dụng có hiệu quả phương pháp liên hệ thực tiễn giúp học sinh nắm vững kiến thức bài học một cách sâu sắc, ghi nhớ lâu hơn và vận dụng tốt hơn trong nội dung bài học.
1.3. Cách tiến hành phương pháp liên hệ thực tiễn :
Bước 1: Đối với giáo viên: Chuẩn bị các tình huống thực tiễn có nội dung phù hợp với bài học.
 Giáo viên phô tô, in nguyên văn tình huống thực tiễn hoặc tóm tắt lại tình huống cho ngắn gọn, dễ hiểu đưa vào bài học.
Giáo viên đặt câu hỏi theo cách “Cùng suy nghĩ” sau tình huống giúp học sinh làm căn cứ trả lời.
Bước 2: Đối với học sinh:
 Học sinh đọc tình huống mà giáo viên cung cấp theo từng cá nhân hoặc theo nhóm. Học sinh đọc lại tình huống pháp luật, phân tích và trả lời câu hỏi ở cuối tình huống mà giáo viên đã nêu (từng cá nhân trả lời hoặc đại diện theo nhóm) tuỳ cách tổ chức của giáo viên.
 Đại diện các nhóm hoặc các cá nhân khác bổ sung, nhận xét ý kiến mà các bạn vừa nêu.
Bước 3: Giáo viên lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học sinh đã thảo luận hoặc tự tìm hiểu về nội dung tình huống pháp luật. Giáo viên tổng kết các nội dung chính xác nhất giúp học sinh nắm vững bài học.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng của việc vận dụng phương pháp liên hệ thực tiễn trong trong giảng dạy bài 6:Công dân với các quyền tự do cơ bản (GDCD 12) .
2.1.1. Thuận lợi:
 Nội dung bài 6- Giáo dục công dân lớp 12 ,liên quan chặt chẽ đến các nội dung cơ bản của pháp luật. Học sinh được học tập các nội dung này và vận động vào cuộc sống thực tiễn.
 Sử dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua tình huống pháp luật rất phù hợp với nội dung bài như đã nêu trên.
 Những tình huống pháp luật phản ánh những sự việc có thật diễn ra trong cuộc sống, rất gần gũi và dễ hiểu đối với học sinh. Tạo cho các em có niềm tin và sự công bằng của pháp luật trong cách giải quyết. Mặt khác, những tình huống pháp luật giúp các em có cơ sở để phân loại theo từng nội dung trong bài cũng như từng bài khác nhau cho phù hợp nội dung. Tính gần gũi, hấp dẫn của tình huống pháp luật đã giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng giảng dạy và học tập theo phương pháp này.
 Khi sử dụng tình huống pháp luật vào giảng dạy trong bài thì cả giáo viên và học sinh đều thấy hứng thú và hiệu quả do nguồn tài liệu rất phong phú và đa dạng. Giáo viên và học sinh có thể tìm hiểu các tình huống pháp luật phù hợp trên báo chí (Báo Công an thành phố Đà Nẵng, báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, báo Pháp luật, báo Pháp luật và đời sống...). Ngoài ra, nguồn tài liệu cần được khai thác tìm hiểu trên các báo mạng, báo Thanh Niên, báo Tuổi trẻ...
Giáo viên và học sinh còn tìm nguồn tài liệu trên các phương tiện gần gũi nữa như: Đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh tiếng nói Việt Nam.
Như vậy, với nguồn tài liệu phong phú đã hổ trợ đắc lực và có hiệu quả cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
 Năm học 2016- 2017,Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn GDCD vào kỳ thi THPT Quốc gia, nên học sinh bắt đầu để tâm đến môn học là một lợi thế.
 Sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ bộ môn, Ban giám hiệu nhà trường cũng đã tạo điều kiện rất nhiều. Chính nhờ sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban giám hiệu về các mặt đã giúp cho giáo viên và học sinh có điều kiện tốt nhất để đổi mới phương pháp dạy học trong đó có bộ môn Giáo dục công dân.
2.1.2. Khó khăn:
 Bên cạnh những mặt thuận lợi khi vận dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thì trong quá trình vận dụng phương pháp này cũng gặp một số khó khăn nhất định:
 Để vận dụng có hiệu quả phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua tình huống pháp luật trong giảng dạy bài 6- Giáo dục công dân lớp 12 thì yêu cầu người dạy và người học phải sưu tầm được nguồn tài liệu. Việc chọn lọc tình huống pháp luật cũng rất mất thời gian đối với cả giáo viên và học sinh. Nếu sưu tầm không có chọn lọc thì tài liệu đôi khi không sử dụng được do không đúng trọng tâm bài học hoặc quá dài. Giáo viên phải đầu tư thời gian để cập nhật các tình huống pháp luật mới nhất, có tính thời sự và liên quan đến nội dung bài học. Do đó việc đầu tư thời gian không thường xuyên hoặc không sắp xếp được thời gian là một khó khăn của việc sử dụng phương pháp này.
 Còn nhiều học sinh có thái độ thờ ơ với môn học nên giáo viên đã gặp trở ngại rất lớn trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Để gây hứng thú và kích thích cho các em học tập tích cực bằng phương pháp này thì đòi hỏi giáo viên phải nổ lực hết mình trong giờ dạy, đây cũng là khó khăn chung cho bộ môn.
 Những tình huống pháp luật mà giáo viên nên đưa vào bài giảng chính là phương tiện dạy học. Để phương tiện dạy học này góp phần đắc lực cho việc đổi mới phương pháp thì đòi hỏi phải có nguồn cung cấp. Ở đây nguồn cung cấp tiện lợi nhất là tài liệu tham khảo trong nhà trường. Nhưng thực tế nguồn tài liệu này ở trường còn thiếu thốn và đây cũng là một khó khăn cho việc giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 12.
2.2. Những kinh nghiệm vận dụng có hiệu quả phương pháp liên hệ thực tiễn trong bài 6- Giáo dục công dân lớp 12:
2.2.1. Chuẩn bị:
 Để tiến hành có hiệu quả nội dung bài học thì yêu cầu giáo viên và học sinh cần có bước chuẩn bị thật tốt. Sự chuẩn bị của giáo viên có thể bằng nhiều cách, đó là giáo viên trực tiếp sưu tầm, tìm hiểu câu chuyện pháp luật trước khi đến lớp. Tình huống pháp luật phải phù hợp với nội dung bài học và phải ngắn gọn để tiết kiệm thời gian. Giáo viên có thể tóm tắt lại những tình tiết chính của tình huống cho dễ hiểu và ngắn gọn hơn.
 Cách khác là giáo viên hướng dẫn học sinh trong các tổ tự tìm tình huống pháp luật liên quan đến bài học. Để kích thích được tính tích cực và sáng tạo của học sinh và rèn luyện ý thức chuẩn bị bài ở nhà giáo viên nên cho điểm học sinh nào tìm đúng và có chất lượng tình huống pháp luật. Giáo viên cũng lưu ý không làm mất nhiều thời gian và tốn tiền đối với học sinh.
 Nguồn sưu tầm các tình huống tình huống pháp luật để vận dụng trong giảng dạy cũng rất đa dạng. Giáo viên và hoạt học sinh có thể sưu tầm trên các loại sách báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng internet... và sưu tầm theo từng chủ đề, từng nội dung cụ thể trong bài dạy.
 2.2.2 Vận dụng phương pháp liên hệ thực tiễn trong bài 6- Giáo dục công dân lớp 12:
 Hầu hết các bài trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12 đều có thể đưa phần lên hệ thực tiễn vào giảng dạy.
Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ đưa ra một số ví dụ tiêu biểu, có hiệu quả khi vận dụng phương pháp này trong bài 6:
 Để giảng mục 1a ( Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân) giáo viên đưa ra tình huống: 
 Vụ 2 mẹ con nhốt 6 cán bộ phường: 
Lực lượng chức năng kiểm tra phần diện tích xây dựng lấn chiếm của hộ bà Trần Mỹ Lệ
 Theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, khoảng 9h ngày 21/4, tổ công tác của UBND phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa gồm 6 cán bộ được phân công đến địa chỉ số 425, hẽm 65, tổ 11, khu phố 2, phường Long Bình Tân kiểm tra hành chính và làm việc với bà Lệ về việc người này có hành vi xây dựng công trình trái phép trên đất của Dự án Bệnh viện điều dưỡng.
 Khi nhóm cán bộ trên vừa vào trong nhà thì bà Lệ và con trai là Đỗ Hoàng Long khóa cửa giam giữ những người này. UBND phường Long Bình Tân đã đến tuyên truyền, vận động bà Lệ cùng con trai thả nhóm cán bộ, song bà Lệ không chấp hành mà còn đe dọa kích nổ bình gas trong nhà nếu lực lượng công an vào giải cứu. Đến 12h cùng ngày, Công an TP. Biên Hòa phối hợp với chính quyền địa phương phá cửa, giải thoát cho 6 cán bộ trên.
 * Cách tiến hành: Giáo viên phô tô và phát tình huống pháp luật cho cả lớp làm tài liệu tham khảo. Học sinh cùng suy nghĩ các câu hỏi giáo viên đưa ra
 1.Em có nhận xét gì về hành vi của mẹ con bà Lệ?
 2. Hành vi đó đã xâm phạm đến quyền gì của công dân?
 3. Em hiểu gì về quyền Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
 Học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày ý kiến. 
 Giáo viên: Tổng hợp ý kiến và bổ sung, đưa ra khái niệm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Để giảng mục 1b, giáo viên đưa ra tình huống:
 Chu Văn Đức (sinh năm 1963) và Trịnh Thị Hạnh Phương (Sinh năm 1962) trú tại 241/108 Nguyễn Trãi, phường Tân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội làm nghề bán phở. Theo cáo trạng của Viện kiểm soát, từ năm 1993 vợ chồng Đức - Phương nuôi một em nhỏ giúp việc tên là Nguyễn Thị Thông (tức Bình - sinh năm 1983). Trong quá trình giúp việc tại gia đình này, em Bình không chỉ bị vắt kiệt sức lao động mà còn bị vợ chồng Đức - Phương đánh đập, chửi bới và hành hạ rất dã man. Hành vi xâm phạm đến thân thể em Bình của vợ chồng Đức - Phương thể hiện ở việc: Dùng muôi nước phở hắt nước nóng vào người, dùng thanh tre, thanh gỗ đánh vào người, vào vùng kín, dùng dao nhọn đâm vào ống đồng chân trái gây thương tích, dùng kìm kẹp thịt hai bên mạng sườn... Do không chịu được việc hành hạ, ngày 20/10/2007 em Bình đã bỏ trốn và tố cáo hành vi của vợ chồng Đức - Phương với công an. Trong khoảng 10 năm giúp việc cho vợ chồng Đức - Phương, em Bình chỉ được nuôi ăn, không được đi học và trả lương.
Việc em Bình bị đánh đập hành hạ đã để lại trên khắp cơ thể em 424 vết sẹo, gây tổn hại sức khoẻ 34%.
 Sáng 21/1/2008, Toà án nhân dân quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội đã mở phiên toà sơ thẩm, xét xử vợ chồng Đức - Phương về tội: “Hành hạ người khác” và “Gây tổn hại sức khoẻ cho người khác” theo khoản 1 Điều 110 và khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự. Cụ thể Chu Văn Đức 36 tháng tù cho hưởng án treo, Trịnh Thị Hạnh Phương 45 tháng tù giam, buộc 2 bị cáo bồi thường thiệt hại, về vật chất cho nạn nhân theo quy định của pháp luật.
Vợ chồng Đức - Phương trước vành móng ngựa
* Cách tiến hành: Giáo viên phô tô và phát tình huống pháp luật cho cả lớp làm tài liệu tham khảo. Học sinh cùng suy nghĩ các câu hỏi giáo viên đưa ra.
1. Hành động của Chu Văn Đức và Trịnh Thị Hạnh Phương có được pháp luật cho phép không?
2.Vì sao hành động trên không được pháp luật cho phép?
3. Em hiểu thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe và danh dự của công dân?
 Học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày ý kiến. 
 Giáo viên: Tổng hợp ý kiến và bổ sung, đưa ra khái niệm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe và danh dự của công dân.
 Giáo viên đưa tình huống pháp luật Mẹ “ăn thịt ”con đăng trên báo Tuổi trẻ (Thứ 5 ngày 25/9/2008) vào giảng dạy ở mục 1b bài 6:)
 Học sinh: Đọc tình huống pháp luật và thảo luận theo nhóm với nội dung:
1. Phân tích những hành vi ngược đãi, hành hạ dã man bé Nguyễn Thị Hảo của bà Nguyễn Thị Mỳ?
2. Em có nhận xét gì về hành vi của bà Mỳ và ý kiến của em như thế nào?
 Học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày ý kiến. 
 Giáo viên: Tổng hợp ý kiến và bổ sung
 Kết luận: Hành vi của bà Mỳ là vi phạm pháp luật (vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe và danh dự của công dân ,bình đẳng giữa cha mẹ và con cái).
 Tình huống pháp luật: Sáu người lãnh án tù vì 50.000 đồng (Báo Công an thành phố Đà Nẵng ngày 05/12/2009)
 Theo đó, vào khoảng 16 giờ 30 ngày 28/6, tại bãi giữ xe quán Buty thuộc khu du lịch Bãi Rạng, phường Thọ Quang (Q.Sơn Trà, TP Đà Nẵng), do mâu thuẫn trong việc trả thiếu 50.000 đồng tiền thuê bạt ngồi, nhóm thực khách gồm Nguyễn Nam Trung, Tạ Văn Vĩnh, Tạ Văn Khôi, Lê Văn Dũng, (trú tại Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) đã dùng gạch đá ném vào nhóm giữ xe của quán Buty của Lê Anh Tuấn, Hoàng Quốc Việt, Trịnh Văn Tý. 
 Trước hành vi của nhóm thực khách, đối tượng Lê Anh Tuấn đã dùng rựa chém nhiều nhát vào người Nguyễn Nam Trung khiến Trung chết tại chỗ. 
 Trước hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Lê Anh Tuấn (SN 1985, trú tại P.Thọ Quang, Q. Sơn Trà, TP Đà Nẵng) 8 năm tù vì tội giết người. 
 Bị cáo Hoàng Quốc Việt (SN 1986), Trịnh Văn Tý (SN 1984, cùng trú tại xã Vạn Hà, Thiệu Hóa, Thanh Hóa), Tạ Văn Vĩnh (SN 1982) và Tạ Văn Khôi (SN 1986), Lê Văn Dũng (SN 1964, cùng trú tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) mỗi người 1 năm tù cho cho các về tội gây rối trật tự công cộng.
 Tình huống này được vận dụng vào mục 1b bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản.
* Cách tiến hành:
 Giáo viên gọi một học sinh đọc to, rõ ràng tình huống pháp luật này và yêu cầu học sinh:
1. Phân tích hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác của các bị cáo.
2. Hậu quả và trách nhiệm pháp lí?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại các ý chính liên quan đến nội dung câu chuyện và bài học.
 Tình huống pháp luật: Một phụ nữ bị làm nhục suốt 3 tiếng đồng hồ
(Cadn.com.vn) - Hơn một tháng qua, chị Phạm Thị Hải (1963, trú thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình) không chỉ sống trong nỗi nhục nhã, hổ thẹn vì bị người nhà bà Diệu Thị Thảo (1960, trú cùng xã Bảo Ninh) dùng kéo, dao cắt tóc, chặt, xé và lột hết áo quần bắt đi “diễu hành” giữa đường mà còn bị các vết bầm tím do các đối tượng hành hạ trong suốt gần 3 giờ đồng hồ phải nhập viện.
Tiếp chuyện chúng tôi, nét mặt chị Hải vẫn chưa hết bàng hoàng sau trận đòn hành hạ về thể xác lẫn tâm hồn vừa qua. Chị kể lại cái đêm kinh hoàng mình bị hành hạ và làm nhục: Khoảng 21 giờ ngày 16-10, chị nhận được tin nhắn của anh Lại Thế Nhân (1958, trú cùng xã) hẹn lên thuyền ra sông Nhật Lệ nói chuyện. Vì là gái độc thân nên chị nhận lời. Sau khi thuyền chạy ra cách bến chợ cá Đồng Hới khoảng 100m thì dừng lại.
Trong lúc hai người “thì thầm” thì 2 đối tượng Hòa (1983) và Quảng (1988), là con của anh Nhân bơi từ dưới sông lên thuyền của hai người. Trên thuyền, Hòa, Quảng đã có lời lẽ nhục mạ, đánh đập chị Hải và dùng dao đe dọa. Sau đó, cả hai kéo thuyền vào bến chợ cá Đồng Hới để một số đối tượng khác trong gia đình và anh chị em lên thuyền dùng dao, kéo cắt tóc, chặt tóc, xé và lột hết áo quần chị Hải.
Trong quá trình từ 21 giờ đến hơn 23 giờ, các đối tượng này cho thuyền trôi từ từ giữa dòng sông để hành hạ chị Hải. Ngoài các đối tượng thực hiện hành vi trên, các đối tượng còn 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_lien_he_thuc_tien_trong_giang_day_bai_6_cong_dan_voi_ca.doc