SKKN Áp dụng phương pháp xêmina trong giờ đọc hiểu môn Ngữ văn THPT theo hướng tích hợp liên môn

SKKN Áp dụng phương pháp xêmina trong giờ đọc hiểu môn Ngữ văn THPT theo hướng tích hợp liên môn

 Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một quá trình đổi mới từ mục tiêu,phương pháp, phương tiện, đánh giá chất lượng dạy học, cách xây dựng chương trình, cách quản lí, cho đến vai trò của người dạy, người học.

 Hoà cùng với mục tiêu đổi mới chung của chương trình THPT, nhiều phương pháp dạy học thúc đẩy vai trò tích cực của người học đã được phát huy, trong đó có phương pháp Xêmina. Thuật ngữ Xêmina được dùng để chỉ một phương pháp nghiên cứu, khám phá vấn đề với mục đích phát huy tính tích cực, vai trò chủ động của người học. Trong hoạt động dạy học, đặc biệt là đối với bộ môn Ngữ Văn, Xêmina là một trong những phương pháp đắc lực giúp cho người học nắm được nội dung bài học một cách sâu sắc, hiệu quả. Thực chất đây không phải là một phương pháp mới lạ, ít ra nó đã có từ thời Xôcrat (theo Phương pháp dạy học văn- Phan Trọng Luận- NXBQG 1996- T 171) và ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.

 Xêmina là một phương pháp được tiến hành theo hình thức thảo luận, trao đổi giữa người học với nhau hoặc giữa học sinh với giáo viên về một vấn đề, một tư tưởng, một đối tượng nào đó. Hình thức thảo luận này được tổ chức trong phạm vi lớp học, nhóm học với vai trò nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Người học được phép bày tỏ thẳng thắn quan điểm, suy nghĩ của mình về vấn đề mà cuộc thảo luận đưa ra. Người học được sử dụng lí lẽ, lập luận để bảo vệ quan điểm của mình đồng thời có thể phản bác những quan điểm trái ngược. Với học sinh THPT, có thể những suy nghĩ các em đưa ra còn hạn chế, thậm chí thơ ngây phiến diện nhưng nhiệm vụ của giáo viên là điều chỉnh những suy nghĩ, cảm nhận đó theo hướng tích cực. Rõ ràng đây là một phương pháp đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới dạy- học. Cùng với các phương pháp dạy học mới như phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đọc hiểu phương pháp xêmina mang tính chất thảo luận sôi nổi, hào hứng chắc chắn sẽ giúp học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương, nuôi dưỡng niềm say mê văn chương trong tâm hồn các em. “Giờ học văn không phải là cơ hội để giáo viên truyền đạt những hiểu biết của bản thân cho dù đó là những hiểu biết rất sáng tạo, rất mới mẻ. Giờ học không phải để truyền sáng tạo mà để khơi dậy sáng tạo cho học sinh. Học sinh không phải là cái bình đựng mà là ngọn đèn cần được thắp sáng”. Xêmina rõ ràng đã thắp sáng niềm yêu thích say mê đối với môn Ngữ văn cho học sinh. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một quá trình đổi mới từ mục tiêu,phương pháp, phương tiện, đánh giá chất lượng dạy học, cách xây dựng chương trình, cách quản lí, cho đến vai trò của người dạy, người học.

 

docx 22 trang thuychi01 5320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng phương pháp xêmina trong giờ đọc hiểu môn Ngữ văn THPT theo hướng tích hợp liên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÊMINA
TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN THPT
THEO HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN
 Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Anh
 Chức vụ: giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực môn : Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2016
 THANH HÓA NĂM 2016
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG
SÁNG KIẾN KINH NGHI
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÊMINA 
TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN THPT 
THEO HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN THANH HÓA NĂM 2016
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
 1.1. Cơ sở lí luận:
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lí luận:
 Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một quá trình đổi mới từ mục tiêu,phương pháp, phương tiện, đánh giá chất lượng dạy học, cách xây dựng chương trình, cách quản lí, cho đến vai trò của người dạy, người học.
 	Hoà cùng với mục tiêu đổi mới chung của chương trình THPT, nhiều phương pháp dạy học thúc đẩy vai trò tích cực của người học đã được phát huy, trong đó có phương pháp Xêmina. Thuật ngữ Xêmina được dùng để chỉ một phương pháp nghiên cứu, khám phá vấn đề với mục đích phát huy tính tích cực, vai trò chủ động của người học. Trong hoạt động dạy học, đặc biệt là đối với bộ môn Ngữ Văn, Xêmina là một trong những phương pháp đắc lực giúp cho người học nắm được nội dung bài học một cách sâu sắc, hiệu quả. Thực chất đây không phải là một phương pháp mới lạ, ít ra nó đã có từ thời Xôcrat (theo Phương pháp dạy học văn- Phan Trọng Luận- NXBQG 1996- T 171) và ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.
	Xêmina là một phương pháp được tiến hành theo hình thức thảo luận, trao đổi giữa người học với nhau hoặc giữa học sinh với giáo viên về một vấn đề, một tư tưởng, một đối tượng nào đó. Hình thức thảo luận này được tổ chức trong phạm vi lớp học, nhóm học với vai trò nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Người học được phép bày tỏ thẳng thắn quan điểm, suy nghĩ của mình về vấn đề mà cuộc thảo luận đưa ra. Người học được sử dụng lí lẽ, lập luận để bảo vệ quan điểm của mình đồng thời có thể phản bác những quan điểm trái ngược. Với học sinh THPT, có thể những suy nghĩ các em đưa ra còn hạn chế, thậm chí thơ ngây phiến diện nhưng nhiệm vụ của giáo viên là điều chỉnh những suy nghĩ, cảm nhận đó theo hướng tích cực. Rõ ràng đây là một phương pháp đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới dạy- học. Cùng với các phương pháp dạy học mới như phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đọc hiểu phương pháp xêmina mang tính chất thảo luận sôi nổi, hào hứng chắc chắn sẽ giúp học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương, nuôi dưỡng niềm say mê văn chương trong tâm hồn các em. “Giờ học văn không phải là cơ hội để giáo viên truyền đạt những hiểu biết của bản thân cho dù đó là những hiểu biết rất sáng tạo, rất mới mẻ. Giờ học không phải để truyền sáng tạo mà để khơi dậy sáng tạo cho học sinh. Học sinh không phải là cái bình đựng mà là ngọn đèn cần được thắp sáng”. Xêmina rõ ràng đã thắp sáng niềm yêu thích say mê đối với môn Ngữ văn cho học sinh. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một quá trình đổi mới từ mục tiêu,phương pháp, phương tiện, đánh giá chất lượng dạy học, cách xây dựng chương trình, cách quản lí, cho đến vai trò của người dạy, người học.
 	Hoà cùng với mục tiêu đổi mới chung của chương trình THPT, nhiều phương pháp dạy học thúc đẩy vai trò tích cực của người học đã được phát huy, trong đó có phương pháp Xêmina. Thuật ngữ Xêmina được dùng để chỉ một phương pháp nghiên cứu, khám phá vấn đề với mục đích phát huy tính tích cực, vai trò chủ động của người học. Trong hoạt động dạy học, đặc biệt là đối với bộ môn Ngữ Văn, Xêmina là một trong những phương pháp đắc lực giúp cho người học nắm được nội dung bài học một cách sâu sắc, hiệu quả. Thực chất đây không phải là một phương pháp mới lạ, ít ra nó đã có từ thời Xôcrat (theo Phương pháp dạy học văn- Phan Trọng Luận- NXBQG 1996- T 171) và ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.
	Xêmina là một phương pháp được tiến hành theo hình thức thảo luận, trao đổi giữa người học với nhau hoặc giữa học sinh với giáo viên về một vấn đề, một tư tưởng, một đối tượng nào đó. Hình thức thảo luận này được tổ chức trong phạm vi lớp học, nhóm học với vai trò nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Người học được phép bày tỏ thẳng thắn quan điểm, suy nghĩ của mình về vấn đề mà cuộc thảo luận đưa ra. Người học được sử dụng lí lẽ, lập luận để bảo vệ quan điểm của mình đồng thời có thể phản bác những quan điểm trái ngược. Với học sinh THPT, có thể những suy nghĩ các em đưa ra còn hạn chế, thậm chí thơ ngây phiến diện nhưng nhiệm vụ của giáo viên là điều chỉnh những suy nghĩ, cảm nhận đó theo hướng tích cực. Rõ ràng đây là một phương pháp đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới dạy- học. Cùng với các phương pháp dạy học mới như phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đọc hiểu phương pháp xêmina mang tính chất thảo luận sôi nổi, hào hứng chắc chắn sẽ giúp học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương, nuôi dưỡng niềm say mê văn chương trong tâm hồn các em. “Giờ học văn không phải là cơ hội để giáo viên truyền đạt những hiểu biết của bản thân cho dù đó là những hiểu biết rất sáng tạo, rất mới mẻ. Giờ học không phải để truyền sáng tạo mà để khơi dậy sáng tạo cho học sinh. Học sinh không phải là cái bình đựng mà là ngọn đèn cần được thắp sáng”. Xêmina rõ ràng đã thắp sáng niềm yêu thích say mê đối với môn Ngữ văn cho học sinh. 
 	Trong xu thế đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay, bộ môn ngữ văn cũng đã có bước chuyển mình tích cực. Đó là sự kết hợp thành tựu giữa một bộ môn nghệ thuật với thành tựu nghiên cứu của ngành khoa học tiếng Việt, làm văn những năm đầu thế kỉ XXI trên cơ sở ứng dụng thành tựu của các ngành tâm lí học, lí luận dạy học hiện đại và quan điểm dạy học lấy trung tâm chủ thể là người học.Từ cơ sở lí luận trên, Bộ đã xây dựng một chương trình ngữ văn tích hợp các phân môn văn học, làm văn, tiếng Việt, lí luận văn học với các mục tiêu hình thành nhận thức, giáo dục thẩm mĩ,rèn luỵên kĩ năng và đang dần dần từng bước hướng tới tích hợp liên môn. Môn Ngữ Văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ Văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên mối quan hệ giữa Ngữ Văn và các môn khác. Học môn Ngữ Văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ Văn. Cho nên tự nó cũng toát nên yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết gắn với đời sống. .
 	Việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn, đồng thời đó còn là sự tích hợp liên môn giữa Ngữ văn và các môn học khác như Lịch sử, Địa lý Vấn đề là làm thế nào phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc các môn học đó vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ Văn. Nhờ những hoạt động thiết thực, bổ ích của ngành Giáo dục nên vấn đề dạy học tích hợp liên môn không còn là một vấn đề xa lạ với đội ngũ các thầy cô giáo. Tuy nhiên, từ hiểu đến vận dụng và vận dụng có hiệu quả vào thực tế giảng dạy là cả một vấn đề, nhất là đối với những giáo viên dạy môn Ngữ văn. Khái niệm Tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng trong chương trình giáo dục của nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây. Qua việc hoạt động tích hợp trong một tiết lên lớp, học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic, đồng thời thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình. Nhờ đó sẽ xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt giữa nhà trường và cuộc sống; cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có mối liên hệ, bổ sung cho nhau hay tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này. Dạy học tích hợp sẽ phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS; buộc HS chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo SGK, theo hướng dẫn của giáo viên. Do đặc thù riêng của môn học, việc tích hợp trong giờ học Ngữ văn là hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung gắn với thực tiễn. Đó có thể là sự tích hợp tri thức, kĩ năng tiếng Việt và Làm văn để giúp HS thực sự cảm được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay; chú trọng rèn luyện cho HS cách diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác, lập luận chặt chẽ, có suy nghĩ độc lập. Đó cũng có thể là sự tích hợp những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống để đánh giá, lý giải một hiện tượng văn học, một chi tiết nghệ thuật hay để đề xuất một thái độ, một quan điểm sống...Có thể tích hợp liên môn như: tích hợp Ngữ Văn – Lịch sử , tích hợp Ngữ Văn – Địa lý, tích hợp Ngữ Văn – Âm nhạc, tích hợp Ngữ Văn – Mỹ thuật 
	Do đó, để đạt đến thành công trong giờ đọc hiểu tác phẩm văn chương theo hướng tích hợp, không thể không kể đến vai trò tổ chức, điều khiển của người giáo viên. Với phương pháp Xêmina, giáo viên đã biến học sinh trở thành trung tâm của giờ học, được bày tỏ ý kiến, cảm nhận của mình, được sử dụng lí lẽ, lập luận để bảo vệ chính kiến của mình, được khám phá hình tượng văn học và được sử dụng các tri thức đó để cảm nhận vẻ đẹp đích thực của tác phẩm văn chương theo cách riêng của mình. 
 1. 2. Cơ sở thực tiễn:
	Thực trạng của việc dạy và học Ngữ văn trong trường THPT hiện còn những tồn tại là nội dung của giờ học chưa thực sự tạo được hứng thú học đối với học sinh. Học sinh hiểu một cách rời tạc, hời hợt về kiến thức Ngữ văn, không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức. Dạy học tích hợp liên môn trong Ngữ văn là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa với môn Ngữ văn như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân. Rèn luyện kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến môn học Khi bàn về hiện trạng phương pháp dạy học, ta thấy rằng, trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các em học sinh - một chủ thể của giờ dạy - đã “bị bỏ rơi” giáo viên là người sốt sắng và nỗ lực đi tìm chiếc chìa khoá mở cửa cái kho đựng kiến thức là cái đầu của học sinh, và người thầy đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy cái kho này theo phạm vi và khả năng của mình. Còn người học sinh là kẻ thụ động, ngoan ngoãn, cố gắng và thiếu tính độc lập. Để chiếm được vị trí số một trong lớp, người học sinh phải có được không phải một tính ham hiểu biết khôn cùng của một trí tuệ sắc sảo mà phải có một trí nhớ tốt, phải thật cố gắng để đạt được điểm số cao trong tất cả các môn học. Ngoài ra, phải chăm lo sao cho quan điểm của chính mình phù hợp với quan điểm của thầy cô giáo nữa. Trong phương pháp dạy học truyền thống, chú ý đến người giáo viên và ít quan tâm tới học sinh. Học sinh như “cái lọ” mà người thầy phải nhét đầy “lọ” này như thế nào? Tính thụ động của học sinh được bộc lộ rất rõ ràng. Học sinh chỉ phải nhớ những gì người ta đã cung cấp cho nó ở trạng thái hoàn thành. Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học là nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn học sinh tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực, mà tính ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được trong đầu óc sảng khoái. Nếu nhồi nhét kiến thức một cách cưỡng bức thì hiệu quả giáo dục khó có thể như mong muốn. Để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương pháp giảng dạy mà dạy học theo hướng tích hợp liên môn qua phương pháp Xêmina là một cách làm hữu hiệu.
	 Trong nhà trường TH PT hiện nay , môn ngữ văn hiện vẫn được coi là một môn học chính nhưng một nghịch lí vẫn xảy ra là đa số học sinh đều ngại học, thậm chí chán gét. Nguyên nhân một phần do xu thế xã hội, do người dạy, một phần do quan niệm văn chương xa rời cuộc sống, không mang lại hiệu quả thiết thực cho việc đảm bảo tương lai sau này của học sinh.Vậy nên nếu tích hợp được dạy văn theo hướng liên môn thì sẽ khẳng định được văn chương không xa rời cuộc sống mà rất gắn bó với cuộc sống, với sự sống còn của con người.
2. Mục đích nghiên cứu:
	Với mong muốn làm thay đổi không khí của một giờ đọc hiểu văn bản văn học, tạo niềm say mê hứng thú trong học sinh đối với môn Ngữ văn, tiến tới đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, người viết hi vọng cung cấp được cho bạn đọc những thông tin về phương pháp Xêmina và kinh nghiệm vận dụng phương pháp này trong giờ đọc hiểu văn bản văn học theo hướng tích hợp liên môn, góp phần làm phong phú hơn phương pháp giảng dạy bộ môn. Đây sẽ là một tư liệu có tính chất gợi mở, giúp người dạy- học văn có thêm một con đường tiếp cận tác phẩm văn chương đầy bổ ích, lí thú và hứng khởi và thiết thực.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
 3.1. Đối tượng nghiên cứu:
 	Phương pháp Xêmina được áp dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội loài người từ khoa học đến kinh tế, chính trịTuy nhiên, trong giới hạn của công trình nghiên cứu này, người viết chỉ muốn bày tỏ một vài suy nghĩ về việc áp dụng phương pháp Xêmina trong giờ đọc hiểu văn bản văn học ở nhà trường THPT theo hướng tích hợp liên môn. Cũng trong giới hạn nhỏ hẹp của công trình nghiên cứu, người viết không thể khảo sát được toàn bộ nội dung các tác phẩm văn học ở chương trình THPT mà chỉ tập trung vào một số văn bản:
	- Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
	- Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
	- Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
	- Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.
	Qua đó, người viết hi vọng sẽ cung cấp cho người dạy một phương hướng tiếp cận tác phẩm theo phương pháp mới, từ đó có thể áp dụng linh hoạt trong các giờ dạy khác của chương trình.
	Hiện nay, đối tượng áp dụng phương pháp Xêmina trong giờ học văn thường là sinh viên của các trường đại học. Điều này hoàn toàn hợp lí vì với lứa tuổi này nguời học đã có sự hoàn thiện hơn học sinh phổ thông về khả năng tự học, thái độ nghiên cứu, lối tư duy hệ thống,logic cũng như khả năng lập luận. Hơn nữa sự phân khoa chuyên môn cũng giúp người học có một quĩ thời gian thích hợp để chuyên sâu nghiên cứu. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là học sinh phổ thông chưa có để giáo viên áp dụng phương pháp Xêmina trong giờ đọc hiểu tác phẩm văn chương. Thực tế dạy học đã chứng minh không ít giáo viên- đặc biệt là giáo viên có năng lực,có tâm huyết đã áp dụng phương pháp Xêmina trong giờ dạy học Văn một cách có hiệu quả. Ngay bản thân người viết công trình này đã từng thử nghiệm nhiều giờ đọc hiểu ở các lớp 12A9, 11A3, 12A10(trường THPT Lương Đắc Bằng). Từ kinh nghiệm cá nhân, kết hợp với kinh nghiệm của các đồng nghiệp khác- người viết thấy rằng đây là một phương pháp dạy học được học sinh hưởng ứng, thích thú nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức và áp dụng khá dè dặt ở nhà trường THPT. Thiết nghĩ, việc vận dụng phương pháp Xêmina trong giờ đọc hiểu văn bản văn học là vô cùng cần thiết và hoàn toàn có thể áp dụng được.
 3.2. Phương pháp nghiên cứu:
	Viết công trình này, người viết đã vận dụng nhiều phương pháp khác nhau:
	- Phương pháp tổng kết thực nghiệm
	- Phương pháp thống kê
	- Phương pháp tổng hợp
	- Phương pháp khảo sát lí thuyết.
II. PHẦN NỘI DUNG
	Áp dụng phương pháp Xêmina	trong giờ đọc hiểu văn bản văn học theo hướng tích hợp liên môn, người học hoàn toàn có thể tích cực, chủ động khám phá tri thức, biết vận dụng vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến môn học. Điều này không có nghĩa là hạ thấp vai trò của người dạy. Bất kì phương pháp dạy học theo yêu cầu đổi mới nào cũng đều phải có sự tham gia và hoạt động tích cực từ cả hai phía giáo viên và học sinh. Phương pháp Xêmina trong dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp liên môn vừa đề cao vị trí của người học- người phát ngôn, người bày tỏ quan điểm, song đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của người dạy- người hướng dẫn, người nêu vấn đề. Nếu một trong hai yếu tố đó hoạt động kém hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả giờ học. Vậy khi áp dụng phương pháp Xêmina trong giờ đọc hiểu văn bản văn học theo hướng tích hợp liên môn, giáo viên và học sinh vừa phải có những hoạt động chuẩn bị và tiến hành phù hợp với phương pháp Xêmina vừa phải tuân theo những qui tắc của dạy học theo hướng thích hợp liên môn.Trên cơ sở đó, phần nội dung người viết tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Một số nguyên tắc khi áp dụng phương pháp Xêmina trong giờ đọc hiểu văn bản văn học theo hướng tích hợp liên môn
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Một số nguyên tắc khi áp dụng phương pháp Xêmina trong giờ đọc hiểu văn bản văn học theo hướng tích hợp liên môn
 1. 1 .Đảm bảo đặc trưng của môn học:
 Văn học trước hết là một bộ môn nghệ thuật nên khi dạy phải chú ý đến đặc thù của bộ môn.Thông qua hình tượng nghệ thuật, các phương thức biểu hiện người đọc phải tổ chức cho học sinh nắm được các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, tích hợp những hiểu biết về lịch sử, địa lí, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống để đánh giá, lý giải một hiện tượng văn học, một chi tiết nghệ thuật hay để đề xuất một thái độ, một quan điểm sống... . Từ đó tạo rung cảm thẩm mĩ cho học sinh, hướng tới việc tiếp nhận cái đẹp, cái tốt, lên án, phê phán, đấu tranh loại trừ cái ác, cái xấu, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách, hình thành những kĩ năng sống cũng như kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học.
 1. 2. Đảm bảo nguyên tắc dạy học hiện đại:
 Phải lấy học sinh làm trung tâm, chủ thể tiếp nhận kiến thức, giáo viên chỉ đóng vai trò là người định hướng gợi mở cho học sinh tiếp nhận kiến thức. Phương pháp Xêmina đương nhiên đã đảm bảo tối đa nguyên tắc này. Tuy nhiên, để tránh việc thảo luận rơi vào tình trạng tản mạn hoặc rời rạc, thiếu tập trung, hoặc lặp đi lặp lại một cách không cần thiết những gì đã trình bày, giáo viên cần sử dụng bảng như một phương tiện đắc lực phục vụ cho giờ học. Những ý kiến, luận chứng mà học sinh nêu ra được phân loại và ghi cả lên bảng để cả lớp tiện theo dõi. Với dung lượng của 1- 2 tiết thảo luận, giáo viên cần có phương pháp để ghi bảng đầy đủ, rõ ràng mà không sơ lược các ý kiến của học sinh. Qua đó tiết kiệm được thời gian, tập trung được vào nội dung cơ bản của giờ thảo luận và nhất là cung cấp cho các em một dàn ý hệ thống, giúp các em tràn đầy hứng khởi thích thú nhưng vẫn nắm chắc nội dung bài học. Bên cạnh đó giáo viên phải bằng nghệ thuật sư phạm của mình đưa học sinh đi đến một kết luận thống nhất cuối cùng một cách tự nguyện chứ không phải là khiên cưỡng, áp đặt. Ngoài ra, khi tiến hành thảo luận, tất cả mọi vấn đề phải được đem ra bàn bạc trong sự công bằng, dân chủ và tôn trọng lẫn nhau. Do vậy, sự phản bác không bao giờ được xem là đồng nghĩa với bài bác, thiếu thiện chí.
 1. 3. Đảm bảo đặc trưng thể loại: Phải

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ap_dung_phuong_phap_xemina_trong_gio_doc_hieu_mon_ngu_v.docx