SKKN Kỹ năng sử dụng máy tính CASIO fx – 570 VN PLUS giải một số dạng toán ứng dụng của đạo hàm thuộc chương I Giải tích 12 cho học viên trung tâm GDNN - GDTX

SKKN Kỹ năng sử dụng máy tính CASIO fx – 570 VN PLUS giải một số dạng toán ứng dụng của đạo hàm thuộc chương I Giải tích 12 cho học viên trung tâm GDNN - GDTX

Trong những năm trở lại đây việc thi THPT Quốc gia bằng hình thức thi trắc nghiệm khách quan (trừ môn Ngữ Văn), thì việc sử dụng thành thạo máy tính cầm tay là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với các em học sinh trong quá trình làm bài. Đặc biệt với các môn khoa học tự nhiên như Toán; Vật lý; Hóa và Sinh thì lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, việc vận dụng máy tính cầm tay giải toán của học sinh phần đa mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản là thực hiện phép tính có sẵn như cộng, trừ, nhân, chia, logarit, giải phương trình bậc hai. Còn việc khai thác và sử dụng máy tính cầm tay ở mức độ cao hơn như tìm nghiệm của phương trình bất kỳ, định hướng giải cho một bài toán, nhóm nhân tử chung biểu thức một ẩn, hai ẩn, lưu kết quả để sử dụng nhiều lần thì đa phần các em chưa biết khai thác và vận dụng sáng tạo để sử dụng triệt để các chức năng của máy tính cầm tay.

Khác với học sinh các trường trung học phổ thông thường xuyên được sử dụng máy tính cầm tay, học viên học tập tại các trung tâm GDNN- GDTX còn khó khăn hơn rất nhiều. Phần đa các em còn chưa biết đến máy tính cầm tay nên việc biết cách sử dụng thì gần như các em đều không biết thực hành thế nào.Vì thế, giáo viên tại các trung tâm trong quá trình giảng dạy vừa phải dạy kiến thức vừa phải giới thiệu và hướng dẫn học viên sử dụng máy tính cầm tay CASIO fx – 570 VN PLUS trong việc giải toán cho chính xác và nhanh hơn.

Trên tinh thần đó, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Kỹ năng sử dụng máy tính CASIO fx – 570VN PLUS giải một số dạng toán ứng dụng của đạo hàm thuộc chương I Giải tích 12 cho học viên trung tâm GDNN- GDTX ”.

 

docx 21 trang thuychi01 9231
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kỹ năng sử dụng máy tính CASIO fx – 570 VN PLUS giải một số dạng toán ứng dụng của đạo hàm thuộc chương I Giải tích 12 cho học viên trung tâm GDNN - GDTX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1-2
1.4. Nhiệm vụ, giải pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung của sáng kiên
2
2.1.Cơ sở lí luận.
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2-3
2.3.Các giải pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề
3-4
2.3.1.Hướng dẫn sử dụng máy tính casio fx 570-vn plus
4
2.3.1.1.Kí hiệu và chức năng các loại phím trên máy tính
4-5
2.3.1.2. Các hình thức nhập dữ liệu
5
2.3.1.3. Một số tính năng của máy tính.
5-6
2.3.2. Các dạng toán thường gặp
6-19
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường.
19
3. Kết luận và kiến nghị
20
3.1. Kết luận
20
3.2. Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
21
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm trở lại đây việc thi THPT Quốc gia bằng hình thức thi trắc nghiệm khách quan (trừ môn Ngữ Văn), thì việc sử dụng thành thạo máy tính cầm tay là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với các em học sinh trong quá trình làm bài. Đặc biệt với các môn khoa học tự nhiên như Toán; Vật lý; Hóa và Sinh thì lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, việc vận dụng máy tính cầm tay giải toán của học sinh phần đa mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản là thực hiện phép tính có sẵn như cộng, trừ, nhân, chia, logarit, giải phương trình bậc hai... Còn việc khai thác và sử dụng máy tính cầm tay ở mức độ cao hơn như tìm nghiệm của phương trình bất kỳ, định hướng giải cho một bài toán, nhóm nhân tử chung biểu thức một ẩn, hai ẩn, lưu kết quả để sử dụng nhiều lần thì đa phần các em chưa biết khai thác và vận dụng sáng tạo để sử dụng triệt để các chức năng của máy tính cầm tay.
Khác với học sinh các trường trung học phổ thông thường xuyên được sử dụng máy tính cầm tay, học viên học tập tại các trung tâm GDNN- GDTX còn khó khăn hơn rất nhiều. Phần đa các em còn chưa biết đến máy tính cầm tay nên việc biết cách sử dụng thì gần như các em đều không biết thực hành thế nào.Vì thế, giáo viên tại các trung tâm trong quá trình giảng dạy vừa phải dạy kiến thức vừa phải giới thiệu và hướng dẫn học viên sử dụng máy tính cầm tay CASIO fx – 570 VN PLUS trong việc giải toán cho chính xác và nhanh hơn.
Trên tinh thần đó, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Kỹ năng sử dụng máy tính CASIO fx – 570VN PLUS giải một số dạng toán ứng dụng của đạo hàm thuộc chương I Giải tích 12 cho học viên trung tâm GDNN- GDTX ”. 
1.2 . Mục đích nghiên cứu:
Qua nghiên cứu vấn đề này, bản thân tôi mong muốn được truyền đạt đến học viên giải toán tốt hơn khi có sự trợ giúp của máy tính. 
- Cung cấp cho các em học viên hệ thống kiến thức cơ bản về cách sử dụng và những tính năng của máy tính cầm tay CASIO fx – 570VN PLUS nói riêng và máy tính cầm tay nói chung.
	- Khai thác các tính năng ưu việt của máy tính cầm tay CASIO fx - 570VN PLUS trong việc giải và định hướng cách giải cho một số dạng bài toán trong chương trình Toán THPT hiện hành.
	- Với hình thức thi trắc nghiệm khách quan, thì đề tài nghiêm cứu của tôi có
vai trò quan trọng đối với giáo viên, cũng như các em học viên trong quá trình dạy và học.
- Trong quá trình giải toán bằng sử dụng máy tính các em còn có thể sáng tạo thêm nhiều phương pháp, nhiều cách giải mới hay hơn bằng máy tính. 
- Khơi dậy niềm đam mê Toán học nói riêng và các môn khoa học tự nhiên nói chung ở các em học viên. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Hệ thống kiến thức lý thuyết cơ bản về cách sử dụng và các tính năng của máy tính cầm tay CASIO fx - 570VN PLUS trong giải toán.
- Sử dụng máy tính cầm tay CASIO fx – 570VN PLUS để giải một số dạng toán thuộc chương I phân môn Đại Số & Giải tích 12” chương trình toán THPT.
1.4. Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu:
Khi thực hiện đề tài này, tôi đã thực hiện các nhiệm vụ, các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận 
	Mục tiêu hàng đầu của nghành giáo dục nói chung và của nghành GDĐT Thanh Hóa nói riêng trong những năm gần đây là đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất như: năng động sáng tạo, tự chủ, kỷ luật nghiêm, có tính tổ chức, có ý thức suy nghĩ tìm phương pháp tối ưu khi giải quyết công việc để thích ứng với nền sản xuất tự động hóa, hiện đại hóa. Muốn đạt được điều đó, một trong những việc cần thiết phải thực hiện trong quá trình dạy và học là tận dụng các phương tiện hiện đại hỗ trợ vào quá trình dạy và học trong đó có máy tính cầm tay (MTCT) nói chung và máy tính CASIO nói riêng là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất và không thể thiếu trong quá trình dạy và học hiện nay.
	Sử dụng máy tính cầm tay để giải toán hầu hết được học viên và giáo viên sử dụng. Nhưng việc sử dụng máy tính cầm tay giải toán nhanh, chính xác đòi hỏi học viên phải biết cách sử dụng máy tính thành thạo, phải biết cách giải các dạng toán đã học, phải có nhiều dạng bài tập đa dạng để luyện giải thì mới đạt được kết quả cao. Việc hướng dẫn học viên sử dụng MTCT giài toán trung học phổ thông đã có trong chương trình, cụ thể ở mỗi khối lớp có tiết hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay để giải toán. Nhưng vì thời gian có giới hạn nên giáo viên không thể rèn luyện hết các dạng toán trong sách giáo khoa được. Vì vậy, giáo viên khi giảng dạy thường lồng ghép sử dụng máy tính vào trong các tiết dạy của mình. 
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a,Thuận lợi:
- Bản thân nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ ban giám đốc,của tổ chuyên môn và các đồng nghiệp.
- Hầu hết học viên trong các lớp đều chuyên cần trong học tập
-Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy có một số học viên có khả năng và muốn học hỏi từ thầy cô và bạn bè.
- Học viên trong trung tâm phần lớn chịu khó nghe giảng, trau rồi kiến thức cho bản thân. 
b, Khó khăn:
- Trung tâm GDNN- GDTX Thường Xuân đầu vào không thi tuyển và cũng không xét tuyển nên có nhiều học viên còn yếu về học lực, tiếp thu chậm, kiến thức không đồng đều nên việc lựa chọn phương pháp , kiến thức cung cấp cho học viên cũng gặp nhiều khó khăn.
- Một số học viên ít chịu khó tìm tòi, thụ động trong học tập tuy có nắm được phương pháp giải toán nhưng lại yếu về kỹ năng tính toán. Khi giải cac bài toán sẽ cho ra kết quả sai hoặc các em phải mất rất nhiều thời gian thì mới hoàn thành bài giải.
- Ngoài ra phân phối chương trình còn quá ít giờ luyện tập, không cân đối với lượng kiến thức mà các em đã được học.
- Đến khoảng 80% học viên không có máy tính cầm tay mà khả năng tự tính toán bị hạn chế. Bên cạnh đó việc dạy học viên sử dụng máy tính cầm tay tuy đã đưa vào trong chương trình học ở bậc THPT nhưng số tiết còn ít nên chưa được giáo viên và học viên quan tâm đúng mức. Số liệu thống kê:
Lớp
Số HS
Dưới TB
TB trở lên
Khá
Giỏi
12A
30
 7
23.33%
23
76.67%
12B
35
 8
22.86%
27
77.14%
 Những khó khăn kể trên đối với học viên sẽ được tháo gỡ nếu các em biết sử dụng máy tính cầm tay hỗ trợ mình trong quá trình giải toán, đặc biệt với hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Chỉ cần học viên hiểu được máy tính sẽ giúp mình tìm được gì từ yêu cầu của bài toán đã cho. Sau đó chuyển tải những điều mình muốn sang ngôn ngữ của máy tính và yêu cầu máy tính thực thi. 
2.3. Các giải pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề.
 	Giới thiệu cơ bản về máy tính cầm tay CASIO fx - 570VN PLUS 
Máy tính cầm tay hỗ trợ cho việc giải toán của học viên có rất nhiều loại, nhưng thông dụng nhất hiện nay là máy tính CASIO với các phiên bản máy
như: CASIO fx - 570 ES PLUS, CASIO fx - 570 VN PLUS, .Trong đề tài này, tôi sử dụng máy tính CASIO fx - 570 VN PLUS để giải toán và định hướng tìm lời giải cho các bài toán. Bởi đây là dòng máy mà đại đa số các học viên đang sử dụng trong học tập và đây cũng là dòng máy tính cầm tay có tính năng ưu việt hơn các dòng máy tính cầm tay phổ thông khác. Tuy nhiên, nếu học viên dùng các dòng máy khác có chức năng tương đương vẫn thực hiện được các yêu cầu giải toán của đề tài này như: VINACAL 570ES, CASIO fx-580VN X Ver.2.00 .
Tôi xin giới thiệu một số phím chức năng của máy tính CASIO fx – 570VN PLUS. Đồng thời để cho đơn giản trong trình bày, tôi sẽ gọi máy tính cầm tay CASIO fx – 570VN PLUS ngắn gọn hơn là máy tính CASIO hoặc máy tính cầm tay (MTCT) ở trong đề tài này.
2.3.1. Hướng dẫn sử dụng máy tính casio fx 570- VN PLUS 
2.3.1.1. Kí hiệu và chức năng các loại phím trên máy tính.
a. Phím chung.
Phím
Chức năng
W
Mở máy.
qC
Tắt máy.
!E$R
Cho phép di chuyển con trỏ đến vị trí dữ liệu hoặc phép toán cần sửa.
123 9
Nhập các chữ số ( Nhập từng số).
.
Dấu ngăn cách phần nguyên với phần thập phân của số thập phân.
+pOP
Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
C
Xóa hết.
o
Xóa kí tự vừa nhập
z
Dấu trừ của số âm.
Xóa mà hình.
b. Phím nhớ.
Phím
Chức năng
J
Gọi số ghi trong ô nhớ.
Gán (Ghi) số vào ô nhớ.
Các ô nhớ, mỗi ô nhớ này chỉ ghi được một số riêng. Riêng ô nhớ M thêm chức năng nhớ M+; M- gán cho.
m 
Cộng thêm vào ô nhớ M hoặc trừ bớt ra ô nhớ M.
c. Phím đặc biệt.
Phím
Chức năng
q
Chuyển sang kênh chữ Vàng.
Q
Chuyển sang kênh chữ Đỏ.
w
Ấn định ngay từ đầu kiểu, trạng thái, loại hình tính toán, loại đơn vị đo, dạng số biểu diễn kết quảcần dùng.
 ()
Mở; đóng ngoặc.
Nhân với lũy thừa nguyên của 10.
Nhập số .
x
Nhập hoặc đọc độ, phút, giây.
Chuyển đơn vị giữa độ, rađian, grad.
Làm tròn giá trị.
Tính tổ hợp chập r của n.
Tính chỉnh hợp chập r của n.
d. Phím hàm.
Phím
Chức năng
jkl
Tính các giá trị của sin, côsin, tang khi biết số đo của một góc, một cung.
?
Tính số đo của một góc, một cung khi biết giá trị của sin, côsin, tang.
ghi
Lôgarit thập phân, Lôgarit tự nhiên.
Hàm số mũ cơ số e, cơ số 10.
dD ^
Bình phương, lập phương,lũy thừa bậc cao
sS F
Căn bậc 2, Căn bậc 3, căn bậc n
u
Số nghịch đảo.
%
Giai thừa.
&
Phần trăm.
e
Giá trị tuyệt đối
N 
Nhập hoặc đọc phân số, hỗn số, Đổi phân số ra số thập phân, hỗ số.
r
Tính giá trị của hàm số.
Dò nghiệm của phương trình.
Y
Tính đạo hàm của hàm số tại x0.
y
Tính tích phân
|
Chuyển sang dạng a*10n 
Đổi tọa độ Decac ra tọa độ cực
Đổi tọa độ cực ra tọa độ do Decac
Nhập số ngẫu nhiên
Phân tích một số nguyên ra thừa số nguyên tố.
`	2.3.1.2. Các hình thức nhập dữ liệu
 Để nhập dữ liệu (biểu thức chứa biến hay chữ số) từ bàn phím vào màn hình máy tính có ba hình thức nhập đó là:
- Ấn phím gọi trực tiếp dạng biểu thức (chủ yếu dùng cho các dạng biểu thức đã được ghi màu trắng trên phím). 
- Ấn tổ hợp phím SHIFT và phím chỉ biểu thức tương ứng nếu dạng biểu thức được ghi màu nâu ở góc trên bên trái của phím. 
- Ấn tổ hợp phím ALPHA và phím chỉ biểu thức tương ứng nếu dạng biểu thức được ghi màu đỏ ở góc trên bên phải của phím. 
2.3.1.3. Một số tính năng của máy tính
* Phím CALC:
Khi nhập biểu thức đại số chứa biến, phím CALC sẽ hỏi giá trị biến và tính ra giá trị biểu thích ứng với giá trị biến ta vừa nhập. Phím chức năng này cho phép ta tính một biểu thức cồng kềnh với nhiều giá trị khác nhau chỉ với một lần nhập, tiết kiệm khoảng thời gian đáng kể.
* Phím SHIFT CALC hay ta thường gọi là SOLVE:
Nguyên tắc hoạt động của chức năng này là khi ta nhập một giá trị bất kì thì màn hình hiển thị ”X=?” thì bộ xử lý sẽ quay một hình tròn có tâm là điểm ta vừa nhập trên trục hoành, với bán kính lớn dần. Khi gặp giá trị gần nhất thỏa mãn thì máy sẽ dừng lại và hiển thị giá trị đó dưới dạng phân số tối giản hoặc số thập phân. Nếu trong một thời gian nhất định mà máy vẫn chưa tìm được nghiệm thì máy sẽ hiển thị giá trị gần nhất máy tìm được thỏa mãn phương trình với sai số hai vế là thấp nhất. L-R ở hàng thứ hai trên màn hình chính là sai số ở hai vế (thông thường sai số này rất bé khoảng trở xuống).
* Chức năng TABLE: (MODE 7)
Chức năng này cho phép hiển thị đồng thời các kết quả của một biểu thức trong đó các giá trị biến ta gán là cấp số cộng. Chức năng này cho phép ta nhìn tổng thể các giá trị của biểu thức, thuận lợi cho việc sử dụng tính liên tục và dấu của biểu thức để dự đoán khoảng chứa nghiệm một cách tiết kiệm thời gian.
Trải qua các thao tác như sau:
Thao tác bấm máy – Cách giải
Hiển thị trên màn hình CASIO
B1: Định dạng bảng tính cho máy thực hiện thao tác
- Nhấn ( để chọn loại bảng tính chỉ có một hàm số)
Bước 2: Nhập hàm tính thực hiện các thao tác sau:
- Nhấn màn hình xuất hiện như sau:
- Nhập biều thức vào màn hình
- Nhấn dấumáy hỏi Start? (giá trị bắt đầu của x) ta nhập a.
- Nhấn sốvà nhấn dấu máy hỏi End? (giá trị kết thúc của x) ta nhập b
- Nhấn số và nhấn dấu máy hỏi Step? 
+ Bước nhảy thường tính theo công thức:
- Nhấn dấu trên màn hình xuất hiện bảng sau:
Bước 3: Dựa vào bảng trên để tìm các yêu cầu của bài toán .
2.3.2. Các dạng toán thường gặp.
 Dạng 1: Tính đơn điệu của hàm số.
Bài toán 1: Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm trên K (K là khoảng hoặc đoạn hoặc nửa khoảng). Xét tính đơn điệu của hàm số trên K.
a. Cơ sở lý thuyết: 
- Nếu và chỉ tại một số điểm hữu hạn thì đồng biến trên K.
- Nếu và chỉ tại một số điểm hữu hạn thì nghịch biến trên K.
b. Giải pháp: 
Cách 1: Dùng đạo hàm
- Dùng chức năng để tính với 
+ Nếu thì không đồng biến trên K.
+ Nếu thì không nghịch biến trên K.
	Cách 2: Dùng định nghĩa (Sử dụng chức năng TABLE)
Giả sử hàm số y = f(x) xác định trên K.
· y = f(x) đồng biến trên K Û"x1, x2Î K: x1< x2Þ f(x1) < f(x2) 
Û,"x1,x2Î K (x1¹ x2)
· y = f(x) nghịch biến trên K Û"x1, x2Î K: x1 f(x2) 
Û,"x1,x2Î K (x1¹ x2)
Nhận xét: Ta hiểu hàm số đồng biến (nghịch biến) trên K nếu x tăng thì y tăng (giảm) trên K.
Ví dụ 1: (Trích câu 25 đề thi thử nghiệm lần 2 của bộ năm 2017)
Hàm số  Mệnh đề nào dưới đây đúng?
 A. Hàm số nghịch biến trên khoảng 
 B. Hàm số nghịch biến trên khoảng 
 C. Hàm số đồng biến trên khoảng 
 D. Hàm số nghịch biến trên khoảng 
Bài giải: 
Thao tác thực hành – Cách giải
Hiển thị trên màn hình CASIO
B1: Nhập biểu thức Bằng cách thực hiện các thao tác sau:
B2: Thử phương án A
Nhấn phím máy hỏi X? Ta chọn giá trị và nhấn dấu được kết quả:
Từ kết quả trên chưa kết luận được tính đúng, sai của phương án A. Nhưng loại được C
B3: Thử phương án B
Nhấn phím máy hỏi X? Ta chọn giá trị và nhấn dấu được kết quả:
- Từ kết quà này ta loại được phương án B.
B4: Thử phương án D
Nhấn phím máy hỏi X? Ta chọn giá trị và nhấn dấu được kết quả
- Từ kết quả này loại D.
Qua các phép thử trên ta thấy các phương án B, C, D đều sai, vậy đáp án đúng là A. Chọn đáp án A.
Chú ý: Cách làm trên chỉ tìm phương án sai, không dùng để tìm phương án đúng. Vì nó đúng với một giá trị thì nó chưa chắc đúng với mọi giá trị.
Ví dụ 2: Hỏi hàm số đồng biến trên khoảng nào?
 A. B. C. D. 
Thao tác thực hành – Cách giải
Hiển thị trên màn hình máy tính
B1: Bấm lệnh MODE 7
B2: Nhập hàm số 
B3: STAR = -4; END=4; STEP =0.5
B4: Nhìn vào bảng chạy của các cột nhận thấy . Giá trị của x chạy từ thì giá trị của giảm dần từ 513 xuống 1. Giá trị của x chạy từ 0 đến 4 thì giá trị của tăng từ 1 đến 513. Như vậy, đối chiếu các đáp án thì chỉ có đáp án D là đúng nhất.
Hàm số đồng biến trên khoảng 
Bài toán 2: Cho hàm số y = f(x,m) (m là tham số) có đạo hàm trên K (K là khoảng hoặc đoạn hoặc nửa khoảng). Tìm m để hàm số đồng biến (nghịch biến) trên K.
a. Cơ sở lý thuyết: 
- Nếu sao cho:thì không nghịch biến trên K.
- Nếu sao cho:thì không đồng biến trên K.
b.. Giải pháp: 
Cách 1: Dùng đạo hàm
- Dùng chức năng để tính 
- Dựa vào tính chất trên đề loại những phương án sai.
	Cách 2: Dùng định nghĩa (Sử dụng chức năng TABLE)
Ví dụ (Đề thi thử nghiệm lần 2 của Bộ GD & ĐT 2018). 
Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số đồng biến trên 
 A.  B. C. D. 
Thao tác thực hành – Cách giải
Hiển thị trên máy tính CASIO
B1: Nhập biểu thức lên màn hình bằng cách bấm liên tiếp các phím sau:
B2: Thử phương án C và D, vì trong hai phương án này đều chứa m =1.
- Nhấn phím máy hỏi X? Ta chọn giá trị và nhấn dấu máy hỏi M? Ta nhập 1 vì (và ) nhấn tiếp dấu được kết quả: 
Từ kết quả trên loại C, D vì với thì 
Bước 3: Thử phương án B.
- Nhấn phím máy hỏi X? Ta chọn giá trị và nhấn dấu máy hỏi M? Ta nhập 
 nhấn tiếp dấu được kết quả: 
Từ kết quả có thể phương án B đúng?
Bước 4: Thử phương án A.
- Nhấn phím máy hỏi X? Ta chọn giá trị và nhấn dấu máy hỏi M? Ta nhập 
 nhấn tiếp dấu được kết quả: 
Nhận thấy với và thìnhưng 
- Nên chọn đáp án A. Vì nếu A sai thì B cũng sai.
Vậy đáp án đúng là A.
Nhân xét: Qua hai ví dụ trên ta thấy trong 4 phương án đưa ra chỉ có một phương án đúng thì phương pháp thử để loại trừ 3 phương án sai là khả thi. Nhưng nếu trong trường hợp thử mà chỉ loại trừ được một hoặc hai phương án sai thì sao? Lúc này còn tùy thuộc vào từng dạng hàm số mà ta có thể tìm ra một vài tính chất của hàm số đó để tìm cách xử lý. 
Dạng 2: Cực trị của hàm số.
	Bài toán 1: Cho hàm số y = f(x) xác định, liên tục trên khoảng và có đạo hàm trên Tìm điểm cực trị của hàm số.
a. Cơ sở lý thuyết: Sử dụng qui tắc tìm cực trị.
- Tìm TXĐ
- Tính f’(x). Tìm các giá trị ( i =1,2,3n) mà tại đó hoặc không xác định.
- Lập bảng biến thiên. Từ bảng biến thiên suy ra các điểm cực trị.
Nếu giải quyết bài toán theo hướng tự luận thì chúng ta cần phải thực hiện đầy đủ các bước trong qui tắc trên.
Đối với bài toán trắc nghiệm thì chúng ta chỉ cần thực hiện hai bước chính sau:
+ Tính f’(x). Tìm các giá trị ( i =1,2,3n) mà tại đó hoặc không xác định.
+ Xét dấu f’(x).
b. Giải pháp bấm máy: Dùng chức năng TABLE để lập ra bảng biến thiên 
 Bấm MODE 7: STAR = - 4; END = 4; STEP = 0.5
Chú ý:
- Nếu và đổi dấu từ dương sang âm khi qua thì là điểm cực đại của hàm số.
- Nếu và đổi dấu từ âm sang dương khi qua thì là điểm cực tiểu của hàm số.
Ví dụ : Điểm cực tiểu của đồ thị hàm số là? 
 A.  B. C.  D. 
Bài giải:
Thao tác bấm máy tính – Cách giải
Hiển thị trên màn hình CASIO
B1: Bấm MODE 7. Nhập hàm 
B2: Nhập các lệnh điểm đầu , cuối và bước nhảy của bảng.
 STAR = - 4; END = 4; STEP = 0.5
B3: Kéo các giá trị trong bảng tại giá trị nào có thay đổi từ các giá trị giảm sau tăng lên thì tại đó là cực tiểu.
Đáp án đúng là C
Chú ý: 
 Cần nắm vững hai khái niệm điểm cực tiểu của hàm số và điểm cực tiểu của đồ thị hàm số, nếu không sẽ chọn A là sai.
Bài toán 2: Cho hàm số y = f(x, m) (với m là tham số) xác định, liên tục trên khoảng , và có đạo hàm trên Tìm m để hàm số đạt cực đại (cực tiểu) tại .
a. Cơ sở lý thuyết: 
- Bước 1: Tính và giải phương trình để tìm m.
- Bước 2: Thử lại với giá trị của m vừa tìm được để kiểm tra xem là điểm cực đại hay là điểm cực tiểu.
- Bước 3: Kết luận
b. Giải pháp: Bấm máy casio 
- Dùng chức năng TABLE (MODE 7) để kiểm tra xem điểm nào có sự thay đổi về độ tăng giảm để kết luận được cực đại hay cực tiểu.
Chú ý:
- Nếu và đổi dấu từ dương sang âm khi qua thì là điểm cực đại của hàm số.
- Nếu và đổi dấu từ âm sang dương khi qua thì là điểm cực tiểu của hàm số.
Ví dụ : Xác định giá trị của tham số m để hàm số đạt cực đại tại 
 A.  B. C.  D. 
Bài giải:
Thao tác bấm máy – Cách giải.
Hiển thị trên màn hình CASIO
B1: Bấm MODE 7
B2: Thử với đáp án A
B2: Nhập các lệnh điểm đầu , cuối và bước nhảy của bảng.
 STAR = - 4; END = 4; STEP = 0.5
B3: Nhìn vào bảng chạy trên màn hình thì nhận thấy tại x = 2 thì giá trị f(x) vẫn tăng. Đáp án A loại đồng thời đáp án C cũng loại 
B4: Thử với đáp án B
B5: Nhập các lệnh điểm đầu , cuối và bước nhảy của bảng.
 STAR = - 4; END = 4; STEP = 0.5
B6: Nhìn vào bảng chạy trên màn hình thì nhận thấy tại x = 2 thì giá trị f(x) đã giảm xuống. Đáp án B là đúng.
Chú ý: Có nhiều học viên không nắm vững thuật toán chỉ thực hiện bước tính và giải phương trình (không thử lại) từ đó chọn phương án C thì đó là một sai lầm.
Dạng 3: Giá trị lớn nhất và Giá trị nhỏ nhất của hàm số.
Bài toán: Cho hàm số y = f(x) xác định, liên tục trên đoạn . Tìm GTLN, GTNN của hàm số trên đoạn . 
a. Cơ sở lý thuyết: 
- Mọi hàm số liên tục trên một đoạn đều có giá tri lớn nhất, giá trị nhỏ nhất trên đoạn đó.
b. Giải pháp: Dùng chức năng (Chức năng lập bảng giá trị của hàm số).
Ch

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ky_nang_su_dung_may_tinh_casio_fx_570_vn_plus_giai_mot.docx