SKKN Kinh nghiệm xây dựng và triển khai hệ thống bài tập trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11 nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4

SKKN Kinh nghiệm xây dựng và triển khai hệ thống bài tập trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11 nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4

 Bộ môn lịch sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp kiến thức về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản của học sinh.

 Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay nhiều học sinh – trong đó có cả học sinh chuyên sử cũng thờ ơ với môn lịch sử. Sự yêu thích bộ môn lịch sử cũng như chất lượng học tập bộ môn giảm sút đáng lo ngại báo động (điều đó thể hiện ở chất lượng các bài thi tốt nghiệp THPT, đại học, học sinh giỏi) đã làm cho dư luận xã hội, các nhà quản lí giáo dục, giáo viên tâm huyết với lịch sử lo lắng. Vậy để khắc phục tình trạng này phải đổi mới được nội dung phương pháp, phương tiện dạy học, đến cách thức kiểm tra đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học.

 Tăng cường hơn nữa kĩ năng thực hành và sử dụng bài tập trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện yêu cầu trên. Tuy nhiên, hiện nay tại các trường phổ thông nhiều giáo viên và học sinh còn chưa quen với làm bài tập lịch sử ở trên lớp và ở nhà. Xuất phát từ quan niệm môn lịch sử không cần làm bài tập, hoặc chỉ là những bài tập mang tính chất học thuộc lòng để ghi nhớ sự kiện, nhân vật, địa danh

 

doc 29 trang thuychi01 13432
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm xây dựng và triển khai hệ thống bài tập trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11 nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY ĐỘC LẬP, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4
 Người thực hiện : Nguyễn thị Hát
Chức vụ : Giáo viên 
Đơn vị công tác : Trường THPT Quảng xương 4
SKKN thuộc lĩnh vực (môn) : Lịch Sử
 THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU ....
1.1Lý do chọn đề tài ....... 
1.2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2. NỘI DUNG 
 Phân loại bài tập lịch sử
 Nguyên tắc và quy trình xây dựng bài tập lịch sử . . 
 Thiết kế bài tập lịch sử trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918 
lớp 11 trường THPT 
Các biện pháp sư phạm sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11 THPT
Hiệu quả của SKKN
3. KẾT LUẬN ........ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .. 
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
	Bộ môn lịch sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp kiến thức về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản của học sinh.
	Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay nhiều học sinh – trong đó có cả học sinh chuyên sử cũng thờ ơ với môn lịch sử. Sự yêu thích bộ môn lịch sử cũng như chất lượng học tập bộ môn giảm sút đáng lo ngại báo động (điều đó thể hiện ở chất lượng các bài thi tốt nghiệp THPT, đại học, học sinh giỏi) đã làm cho dư luận xã hội, các nhà quản lí giáo dục, giáo viên tâm huyết với lịch sử lo lắng. Vậy để khắc phục tình trạng này phải đổi mới được nội dung phương pháp, phương tiện dạy học, đến cách thức kiểm tra đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học.
	Tăng cường hơn nữa kĩ năng thực hành và sử dụng bài tập trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện yêu cầu trên. Tuy nhiên, hiện nay	 tại các trường phổ thông nhiều giáo viên và học sinh còn chưa quen với làm bài tập lịch sử ở trên lớp và ở nhà. Xuất phát từ quan niệm môn lịch sử không cần làm bài tập, hoặc chỉ là những bài tập mang tính chất học thuộc lòng để ghi nhớ sự kiện, nhân vật, địa danh 
	Đối với giáo viên, hình thức phổ biến nhất là sử dụng các câu hỏi trong sách giáo khoa, chỉ có một số ít giáo viên tâm huyết với nghề chú ý xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập. Về phía học sinh, chỉ biết học thuộc lòng kiến thức trong sách giáo khoa, đọc lại vở ghi, so sánh với sách giáo khoa và học thuộc lòng một số sự kiện nào đó mà không hiểu bản chất của sự kiện, hiện tượng, nhầm lẫn kiến thức... Một nhiệm vụ học tập chung chung, không rõ ràng, không biết phải hoàn thành những công việc nào như vậy sẽ không thúc đẩy việc tự học của học sinh.
	Với chức năng, nhiệm vụ của mình, bài tập lịch sử được sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học, trong đó có kiểm tra – đánh giá toàn diện, chính xác hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT. Vì vậy, việc ra các bài tập và yêu cầu học sinh phải hoàn thành các bài tập cụ thể là một yêu cầu cần thiết, từng bước hình thành kĩ năng, thói quen tự học cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử hiện nay.
 Xuất phát từ những lí do chủ yếu trên, tôi xin trao đổi với các đồng nghiệp về đề tài “Kinh nghiệm xây dựng và triển khai hệ thống bài tập trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11 nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh ở trường THPT Quảng xương 4”
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Đề tài khẳng định quan niệm đúng đắn, khoa học về sự cần thiết của việc xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông để phát triển tư duy độc lập của học sinh.
- Đề tài cũng nêu lên nguyên tắc, quy trình xây dựng nội dung và đề xuất những hình thức, biện pháp cụ thể sử dụng bài tập để nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử lớp 11 – phần lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: lịch sử Việt Nam lớp 11 trong thời kì (1858 – 1918)
- Phạm vi: Thiết kế một số loại, dạng bài tập tiêu biểu trong nội dung chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 11 và các biện pháp sư phạm để sử dụng các bài tập đó.
2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận:
Đã có nhiều công trình của các nhà khoa học giáo dục trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề bài tập nói chung và bài tập lịch sử nói riêng. Trong đó có thể nêu ra đây một số vấn đề như sau.
Về khái niệm “bài tập” theo nghĩa chung nhất dùng để chỉ một hoạt động nhằm rèn luyện thể chất và tinh thần (trí tuệ) như bài tập thể dục, bài tập thanh nhạc. Khi dùng vào lĩnh vực giáo dục, theo Từ điển tiếng Việt thuật ngữ “bài tập” có nghĩa là ra bài cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học. Ví dụ bài tập vật lý, bài tập hóa học, bài tập đại số. Tuy nhiên định nghĩa này mới chỉ giải thích về mặt ngữ nghĩa chứa chưa làm rõ bản chất của khái niệm “bài tập”. Bài tập là một hệ thống thông tin xác định bao gồm hai tập hợp gắn bó chặt chẽ với nhau và tác động qua lại với nhau đó là:
- Những điều kiện, tức là tập hợp những dữ liệu xuất phát, diễn tả trạng thái ban đầu của bài tập, từ đó tìm ra phép giải; theo ngôn ngữ thông dụng thì đó là “cái cho”
- Những yêu cầu, là trạng thái mong muốn đạt tới của đối tượng; đó là cái đích mà chủ thể phải hướng tới để thỏa mãn nhu cầu của mình, theo ngôn ngữ thông dụng thì đây là cái phải tìm. [1;59]
Như vậy, bài tập và người giải trở thành một hệ thống toàn vẹn, thống nhất, liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. 
Còn theo Đaini: bài tập nhận thức còn được gọi là bài tập tư duy, bài tập chỉ dẫn, bài tập logic... Tuy cách gọi khác nhau nhưng theo Ông, các thuật ngữ này đều thông thường chỉ một hiện tượng sư phạm đồng nhất. Ông viết “chúng tôi cho là các thuật ngữ, bài tập nêu vấn đề, hoặc bài tập logic là thích hợp nhất. Hơn tất cả các thuật ngữ khác hai thuật ngữ này nhấn mạnh đến điều chủ yếu tức là học sinh chế biến lại các tài liệu cảm thụ một cách tự lập chuyển từ nhận thức cảm tính sang nhận thức logic trong quá trình giải quyết vấn đề”. [2;79]
Như vậy, thay cho việc học lý thuyết, người học được trải nghiệm, khám phá kiến thức qua hành động, học qua “làm”, kiến thức sẽ được khắc sâu và bền vững. 
2.2 Thực trạng vấn đề:
 Như phần đặt vấn đề đã nêu, thực tế hiện nay nhiều trường THPT việc sử dụng bài tập lịch sử đối với giáo viên, hình thức phổ biến nhất là sử dụng các câu hỏi trong sách giáo khoa, chỉ có một số ít giáo viên tâm huyết với nghề chú ý xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập. Về phía học sinh, chỉ biết học thuộc lòng kiến thức trong sách giáo khoa, đọc lại vở ghi, so sánh với sách giáo khoa và học thuộc lòng một số sự kiện nào đó mà không hiểu bản chất của sự kiện, hiện tượng, nhầm lẫn kiến thức...kết quả học tập bộ môn không cao. 
2.3. Các giải pháp xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Lịch Sử Việt Nam lớp 11 nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh THPT.
2.3.1. Phân loại bài tập lịch sử.
Việc phân loại bài tập nói chung và bài tập lịch sử nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt, vì nó giúp chúng ta hiểu được vị trí, tác dụng của từng loại để trên cơ sở đó tiến hành xây dựng nội dung và phương pháp vận dụng thích hợp phát huy tính tư duy độc lập của học sinh khi học bộ môn lịch sử.
* Nhóm bài tập nhận biết lịch sử.
Đây là nhóm bài tập chủ yếu tái tạo lại hình ảnh quá khứ, qua đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng ghi nhớ, tái hiện lại sự kiện, hiện tượng, niên đại, nhân vật, địa danh lịch sử. trong chương trình, sách giáo khoa, bài giảng mà các em đã học. Nhóm bài tập này chủ yếu xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm khách quan hoặc câu hỏi tự luận ở dạng trình bày.
* Nhóm bài tập nhận thức lịch sử.
Việc phân chia hai loại bài tập: nhận biết lịch sử và nhận thức lịch sử chỉ là tương đối, bởi vì trong hai loại bài tập nhận biết lịch sử học sinh đã thể hiện việc hiểu rõ khá sâu sắc sự kiện, dồng thời khi làm bài nhận thức lịch sử học sinh cũng phải dựa trên cơ sở biết chính xác một số sự kiện cơ bản. Đây là nhom bài tập đòi hỏi học sinh phải có năng lực độc lập suy nghĩ để giải quyết vấn đề nêu ra, trình độ tư duy cao, lí giải vấn đề và tìm tòi, sáng tạo trong nhận thức lịch sử. So với nhóm bài tập nhận biết, thì nhóm bài tập nhận thức lịch sử khó và phức tạp hơn nhiều, giáo viên có thể xây dựng dưới dạng câu hỏi tổng hợp. Qua thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận thấy nhóm này rất phù hợp với đối tượng học sinh giỏi. và nó bao gồm hệ thống các dạng bài tập như sau:
- Bài tập xác định đặc trưng bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử (tiến bộ, phản động, bản chất giai cấp) giúp học sinh hiểu sâu sự kiện đang học.
- Bài tập xác lập mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện lịch sử nhằm góp phần phát triển ở học sinh khả năng phân tích, tổng hợp để tìm ra nguyên nhân, ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng lịch sử, phát hiện ra mối quan hệ , sự tương tác lịch sử để hiểu rõ bản chất của chúng. 
- Bài tập xác định bản chất của sự kiện và hiện tượng mới trên cơ sở sự kiện, hiện tượng khác nhằm gây cho học sinh hứng thú tìm kiếm kiến thức mới trên cơ sở kiến thức đã học.
- Bài tập xác định tính kế thừa giữa các sự kiện, giai đoạn, thời kì lịch sử giúp học sinh hiểu rõ quá trình phát triển liên tục, thống nhất, tính chất tiến bộ của lịch sử và tính pho.ng phú da dạng, cụ thể của các sự kiện, giai đoạn thời kì lịch sử.
- Bài tập so sánh để rút ra cái chung, cái riêng, giống và khác nhau tiêu biểu và đặc thù của các sự kiện, thời kì.
- Bài tập tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện, rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử đối với ngày nay, có tác dụng gợi cho học sinh về sự cần thiết phải tìm hiểu quá khứ để giải thích các sự kiện, hiện tượng đang diễn ra trong hiện tại, làm cho các em có thức được tầm quan trọng của việc học tập lịch sử.
- Bài tập xác định mục đích của một sự kiện ở một giai đoạn, thời kì nhất định. 
- Bài tập bồi dưỡng tư tưởng tình cảm học sinh qua việc nhận định, đánh giá một nhân vật lịch sử về hành vi và hoạt động của con người, vai trò của cá nhân, quần chúng nhân dân trong lịch sử
- Bài tập đánh giá về các hoạt động sản xuất, vận dụng khoa học kĩ thuật....
- Bài tập nhằm phát triển các năng lực nhận thức lịch sử của học sinh: Tri giác, nhớ, hình dung, tưởng tượng, tư duy
 - Bài tập nhằm rèn luyện khả năng vận dụng những kiến thức đã học để hiểu kiến thức mới, trên cơ sở so sánh đối chiếu với các kiến thức đã học
* Nhóm bài tập thực hành lịch sử.
Nhằm làm cho học sinh có biểu tượng chính xác, giàu hình ảnh, biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, lao động và công tác. Vì vậy, nội dung bài tập thực hành giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành bộ môn; đồng thời làm cho học sinh biết phân tích, giải thích, trình bày, nhận xét của mình về kết quả thực hành đó, qua đó bồi dưỡng cho các em những phẩm chất tốt đẹp, những hành động đúng. Nhóm bài tập này gồm các dạng bài sau:
- Bài tập thực hành về xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan bao gồm:
+ Bài tập vẽ sơ đồ.
+ Bài tập vẽ đường trục thời gian.
+ Bài tập vẽ biểu đồ.
+ Bài tập vẽ đồ thị.
+ Bài tập lập niên biểu
- Bài tập thực hành về sưu tầm hiện vật, tranh ảnh, tài liệu nhất là tài liệu lịch sử địa phương.
- Bài tập yêu cầu học sinh làm việc với tài liệu học tập như: sách giáo khoa, các đoạn trích từ các văn kiện Đảng, tài liệu lịch sử khác hoặc có thể yêu cầu học sinh tự tìm hiểu rút ra kết luận trên cơ sở quan sát đồ dùng trực quan
* Nhóm bài tập tổng hợp lịch sử
Bài tập dưới dạng tổng hợp là loại bài tập nhận biết lịch sử và bài tập nhận thức lịch sử. Nó không chỉ đòi hỏi học sinh phải nhận biết chính xác sự kiện, nhận thức đúng bản chất lịch sử mà còn đòi hỏi học sinh thể hiện trình độ lập luận, trình bày diễn đạt, nhằm giúp học sinh củng cố chắc kiến thức đã học và nâng cao trình độ hiểu biết của học sinh lên một mức độ mới.
2.3.2. Nguyên tắc và quy trình xây dựng bài tập lịch sử.
* Nguyên tắc xây dựng bài tập trong dạy học lịch sử.
Xây dựng bài tập, hệ thống các bài tập trong dạy học lịch sử không thể là việc làm tuỳ tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa mà phải xuất phá từ những căn cứ khoa học. Theo tôi, việc xây dựng bài tập lịch sử phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:
-Thứ nhất, nội dung bài tập lịch sử phải gắn với chương trình, sách giáo khoa.
- Thứ hai, đảm bảo tính hệ thống trong việc xác định nội dung bài tập lịch sử.
- Thứ ba, phải đảm bảo tính đa dạng, toàn diện trong việc xác định nội dung bài tập lịch sử.
- Thứ tư, nội dung bài tập lịch sử phải phù hợp với trình độ nhận thức, phát huy trí thông minh sáng tạo, có tác dụng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức của học sinh.
- Thứ năm, bài tập lịch sử cần chính xác về nội dung và chuẩn mực về hình thức.
* Qui trình thiết kế bài tập lịch sử.
Theo các nguyên tắc việc xây dựng bài tập lịch sử được tiến hành theo một quy trình, gồm các bước:
- Bước 1: Xác định mục đích xây dựng bài tập (loại hình, yêu cầu...).
- Bước 2: Xác định nội dung cần kiểm tra học sinh (phù hợp với yêu cầu học tập). Trên cơ sở chương trình, sách giáo khoa, bài giảng trên lớp xác định những kiến thức cơ bản cần thiết để làm bài tập.
- Bước 3: Xác lập hệ thống các loại bài tập.
- Bước 4: Xác định nguồn tài liệu để xây dựng bài tập.
- Bước 5: Tiến hành xây dựng bài tập, thể hiện thành các loại bài tập lịch sử.
Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình xây dựng bài tập trong đó cần chú ý những nhiệm vụ mà giáo viên đề ra cho học sinh phải đảm bảo tính vừa sức, gây hứng thú và phát huy sự nỗ lực tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.
- Bước 6: Kiểm tra các bài tập dùng để đánh giá học sinh 
Các bước xây dựng bài tập trên đây, được thực hiện theo trình tự và có mối liên hệ chặt chẽ trong một hệ thống, bước trước là tiền đề của bước sau tạo thành một quy trình giúp giáo viên thực hiện tốt yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng và phát triển học sinh.
2.3.3 Thiết kế bài tập lịch sử trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858-1918 lớp 11 nhằm phát triển tư duy độc lập của học sinh trường THPT Quảng xương 4.
Trên cơ sở phân loại bài tập đã nêu ở trên, tôi đưa ra một số ví dụ phương án thiết kế bài tập để dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1918, lớp 11 trường THPT như sau:
* Nhóm bài tập nhận biết lịch sử:
Nhóm bài tập này chủ yếu được xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm khách quan, hiện nay đang được nhiều giáo viên lựa chọn sử dụng trong dạy học. Nhóm này chỉ thích hợp với việc kiểm tra những kiến thức về ghi nhớ các sự kiện (niên đại, địa danh, nhân vật...). Chúng thường đòi hỏi trí nhớ, ít kích thích suy nghĩ, có khả năng phân loại học sinh giỏi, khá, trung bình và kém. Nó bao gồm nhiều loại, dạng khác nhau tạo thành một hệ thống như sau:
- Bài tập lựa chọn đúng - sai.
- Bài tập lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
- Bài tập có nhiều lựa chọn đúng.
Ví dụ: (Cho bài 23)
Đánh dấu x vào ô vuông có nội dung lịch sử liên quan đến Phan Châu Trinh:
 Sinh ra ở Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ, Hy Mã
 Dương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương cứu nước bằng việc nâng cao dân trí, dân quyền. Dựa vào Pháp để đánh đổ phong kiến.
 Chủ trương bạo động vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp.
 Yêu nước, thương dân và luôn luôn cầu tiến bộ.
 Lãnh đạo phong trào chống thuế ở Trung Kì năm 1908.
- Bài tập yêu cầu học sinh xác lập mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và nhân vật.
Ví dụ: (Cho bài 23)
Hãy nối cột A và B sao cho phù hợp
A. Sự kiện
B. Nhân vật
Duy Tân
Đông Du
Đông Kinh nghĩa thục
Khởi nghĩa vũ trang chống Pháp ở Yên Thế
Phan Bội Châu
Phan Chu Trinh
Hoàng Hoa Thám
Huỳnh Thúc Kháng
Nguyễn Ái Quốc
Lương Văn Can
- Bài tập yêu cầu học sinh xác lập mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và địa danh.
Ví dụ: (Cho bài 21)
Có cột I ghi chép các địa danh và cột II ghi chép các sự kiện lịch sử. hãy điền số 1,2,3.. tương ứng vào các sự kiện lịch sử.
STT
I. Địa danh
II. Sự kiện lịch sử
1
Hưng Yên
Khởi nghĩa Ba Đình
2
Bắc Giang
Khởi nghĩa Hương Khê
3
Hà Tĩnh
Khởi nghĩa Bãi Sậy
4
Thanh Hoá
Khởi nghĩa Yên Thế
Bài tập xác lập mối quan hệ giữa các niên dại và sự kiện lịch sử.
Ví dụ: (Cho bài 20)
Có hai cột ghi chép niên đại và sự kiện, hãy đánh số thứ tự tương ứng vào cột các sự kiện lịch sử.
STT
Thời gian
Sự kiện lịch sử
1
1873
.......Hiệp ước Hác măng
2
5/6/1862
.......Hiệp ước Giáp Tuất
3
25/8/1883
........Hiệp ước Patơnốt
4
15/3/1874
........Hiệp ước Nhân Tuất
5
6/6/1884
........Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 1
6
1/9/1858
........Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 2
7
1883
........Hiệp ước Thiên Tân
........Pháp chính thức xâm lược Việt Nam
........Phong trào Cần Vương bùng nổ
Để tăng thêm độ khó của bài tập thuộc loại này, chúng ta có thể đưa thêm dữ liệu vào bài tập. Ví dụ như: "Bài tập xác định mối quan hệ giữa sự kiện, nhân vật và niên đại lịch sử". Hoặc "Bài tập xác định mối quan hệ giữa sự kiện, niên đại, nhân vật và địa danh lịch sử"...
Ví dụ: (Cho bài 21)
Có ba cột ghi sự kiện, nhân vật và địa danh theo thứ tự A, B, C. Hãy sắp xếp các sự kiện, nhân vật và địa danh ấy theo từng nhóm có liên quan đến nhau.
A. Sự kiện
B. Nhân vật
C. Địa danh
1. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887)
1. Phan Đình Phùng
1. Hưng Yên
2. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)
2. Đinh Công Tráng
2. Bắc Giang
3. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)
3 Hoàng Hoa Thám
3. Hà Tĩnh
4. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)
4. Nguyễn Thiện thuật
4. Thanh Hoá
- Loại bài tập lựa chọn kiến thức và giải thích mối quan hệ giưã các nội dung kiến thức đó.
Ví dụ: (Cho bài 23)
Trong các nhóm kiến thức dưới dây, hãy chọn ra 3 kiến thức của mỗi nhóm có liên quan với nhau và giải thích ngắn gọn mối quan hệ đó.
1. Phan Bội Châu
- Phong trào Đông Du
2. Phan Chu Trinh
- Phong trào chống thuế ở Trung Kì
3. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền...
- Đông Kinh Nghĩa Thục
- Cuộc vận động Duy Tân
- Cách mạng văn hoá vô sản
- Hội Duy Tân
- Phòng vua đánh giặc cứu nước
- Là một cuộc cách mạng văn hoá lớn.
- Bài tập điền khuyết:
Ví dụ: (Cho bài 20)
1. Điền vào chỗ chấm (...) trong đoạn văn dưới đây những cụm từ thích hợp về các nội dung cơ bản của Hiệp ước 5/6/1862.
Hiệp ước có 12 khoản, trong đó có những khoản chính như:
Triều đình...., Nam Kì và đảo Côn Lôn cho Pháp; mở 3 cửa biển.... cho thương nhân..... vào buôn bán.
2. Hãy nêu nhận xét về nội dung, tính chất của Hiệp ước 5/6/1862.
- Bài tập yêu cầu học sinh làm việc với tranh ảnh, đồ dùng trực quan:
Ví dụ: (Cho bài 20) Nhìn vào bức tranh: "Cuộc chiến giữa quân Pháp và quân Cờ đen tại Cầu Giấy tháng 5/1883" trong sách giáo khoa lịch sử 11 trang 121,hãy cho biết:
 1. Người trực tiếp chỉ huy Đội quân Cờ Đen là 
¨ Nguyễn Tri Phương. ¨ Hoàng Diệu. ¨ Lưu Vĩnh Phúc. ¨ Trương Định.
2. Pháp đã huy động một lực lượng lớn quân tham gia
¨ 450 quân có đại bác yểm trơ.̣ ¨ 500 quân có đại bác yểm trơ.̣
¨ 550 quân có đại bác yểm trơ.̣ ¨ 600 quân có đại bác yểm trơ.̣
Tướng giặc nào đã bị giết tại trận Cầu Giấy 5/1883 là
¨ Cuốc-xi. ¨ Gác-ni-ê. ¨ Ri-vi-e. ¨ Duy-puy.
- Bài tập yêu cầu học sinh phân loại sự kiện lịch sử:
Đánh dấu (x) vào cột thời gian để xác định sự kiện, nhân vật được nêu sau đây thuộc:
Sự kiện nhân vật lịch sử
Các giai đoạn lịch sử
Từ 1858 đến cuối TK XIX
Từ đầu TK XX đến trước 1914
Từ 1914 đến 1918
- Nguyễn Tri Phương lãnh đạo nhân dân chống Pháp tại mặt trận Đà Nẵng, Gia Định
- Cuộc phản công ở Kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Tường... lãnh đạo.
- Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu "Hy vọng" của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông
- Ngọn cờ "Bình Tây Đại nguyên soái" của Trương Định...
- Khởi nghĩa Ba Đình, Khởi nghĩa Hương Khê, Khởi nghĩa Bãi Sậy.
- Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất
- Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai
- Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
- Phan 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_xay_dung_va_trien_khai_he_thong_bai_tap_tro.doc