SKKN Kinh nghiệm xây dựng, lập kế hoạch ngắn hạn (một năm học)

SKKN Kinh nghiệm xây dựng, lập kế hoạch ngắn hạn (một năm học)

Thế giới ngày nay đang chứng kiến bùng nổ thông tin do sự phát triển nhanh như vũ bão của tri thức nhân loại với những thành tựu kỳ diệu của cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Cứ khoảng 10 năm thì khối lượng kiến thức của nhân loại lại tăng lên gấp đôi. Với tốc độ gia tăng tri thức nhanh như vậy thì những kiến thức tiếp thu được trong các nhà trường sẽ trở nên ít ỏi, nhỏ bé, nhanh chóng bị lạc hậu và không thể đủ trong suốt cuộc đời; không thể đáp ứng yêu cầu của mỗi người về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, chính trị, pháp luật, trong sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống . tất yếu sẽ không đáp ứng được yêu cầu phát triển của hội nhập quốc tế ". Chính vì vậy nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời đã trở nên cần thiết, cấp bách đối với mỗi người trong toàn xã hội.

Xuất phát từ sự cần thiết và cấp bách như trên mà Trung tâm học tập cộng đồng đã ra đời, từng bước đi vào hoạt động một cách hệ thống và hiệu quả. Tuy nhiênTrung tâm HTCĐ là ngôi trường mới, thiết chế mới, kinh nghiệm chưa có cho nên vấn đề xây dựng và lập kế hoạch hết sức quan trọng cần phải năng động, sáng tạo; bám sát các chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương và nhu cầu học tập của cộng đồng để xây dựng và lập kế hoạch được khả thi.

Để triển khai bất cứ một hoạt động nào trước hết phải có kế hoạch. Kế hoạch là thiết kế trước các bước đi cho hoạt động đã được xác định thông qua điều tra, khảo sát thu nhập thông tin về các nguồn lực, về yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương hiện tại và tương lai; về nhu cầu nguyện vọng học tập của cộng đồng Kế hoạch tốt sẽ giúp thực thi các mục tiêu của hoạt động một cách hiệu quả. Kế hoạch là sự phân bố thời gian và bố trí nguồn lực để thực hiện một cách chi tiết cụ thể công việc.

Kế hoạch được chia thành 3 loại, tùy theo thời gian thực hiện: Kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn.

 

doc 15 trang thuychi01 14470
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm xây dựng, lập kế hoạch ngắn hạn (một năm học)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thế giới ngày nay đang chứng kiến bùng nổ thông tin do sự phát triển nhanh như vũ bão của tri thức nhân loại với những thành tựu kỳ diệu của cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Cứ khoảng 10 năm thì khối lượng kiến thức của nhân loại lại tăng lên gấp đôi. Với tốc độ gia tăng tri thức nhanh như vậy thì những kiến thức tiếp thu được trong các nhà trường sẽ trở nên ít ỏi, nhỏ bé, nhanh chóng bị lạc hậu và không thể đủ trong suốt cuộc đời; không thể đáp ứng yêu cầu của mỗi người về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, chính trị, pháp luật, trong sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống . tất yếu sẽ không đáp ứng được yêu cầu phát triển của hội nhập quốc tế ". Chính vì vậy nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời đã trở nên cần thiết, cấp bách đối với mỗi người trong toàn xã hội.
Xuất phát từ sự cần thiết và cấp bách như trên mà Trung tâm học tập cộng đồng đã ra đời, từng bước đi vào hoạt động một cách hệ thống và hiệu quả. Tuy nhiênTrung tâm HTCĐ là ngôi trường mới, thiết chế mới, kinh nghiệm chưa có cho nên vấn đề xây dựng và lập kế hoạch hết sức quan trọng cần phải năng động, sáng tạo; bám sát các chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương và nhu cầu học tập của cộng đồng để xây dựng và lập kế hoạch được khả thi.
Để triển khai bất cứ một hoạt động nào trước hết phải có kế hoạch. Kế hoạch là thiết kế trước các bước đi cho hoạt động đã được xác định thông qua điều tra, khảo sát thu nhập thông tin về các nguồn lực, về yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương hiện tại và tương lai; về nhu cầu nguyện vọng học tập của cộng đồng  Kế hoạch tốt sẽ giúp thực thi các mục tiêu của hoạt động một cách hiệu quả. Kế hoạch là sự phân bố thời gian và bố trí nguồn lực để thực hiện một cách chi tiết cụ thể công việc.
Kế hoạch được chia thành 3 loại, tùy theo thời gian thực hiện: Kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn. 
Là giáo vụ của Trung tâm HTCĐ, tôi cùng Ban giám đốc xây dựng, lập kế hoạch hoạt động hàng năm; vừa học, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, tôi mạnh rạn rút kinh nghiệm về cách lập kế hoạch và phương pháp xây dựng kế hoạch hàng năm đạt tính khả thi. Trong văn bản này, tôi chỉ xin được trao đổi kinh nghiệm xây dựng, lập kế hoạch ngắn hạn (một năm học).
2. Mục đích nghiên cứu:
- Góp phần phát triển nguồn nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách cung cấp cơ hội học tập cho tất cả mọi người trong cộng đồng.
- Nhằm đáp ứng các nhu cầu của cá nhân và phục vụ cuộc sống cộng đồng.
- Giúp cộng đồng trở thành động lực, chủ động trong giáo dục cộng đồng và trở thành một cộng đồng học tập, học tập suốt đời xây dựng một bối cảnh dân chủ cơ sở.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng của các chương trình giáo dục và đào tạo của Trung tâm HTCĐ là người lớn thuộc mọi tầng lớp xã hội và mọi trình độ văn hóa từ mù chữ đến mọi trình độ cơ sở. Họ tham dự các lớp học tùy theo nhu cầu của cá nhân, những nhu cầu này có thể từ biết chữ cơ bản đến kỹ thuật tiên tiến như máy vi tính hoặc các lĩnh vực công nghệ khác. Đối tượng có thể là những cá nhân đang tìm kiếm những kiến thức và kỹ năng cụ thể hoặc là các gia đình đang cần dịch vụ hỗ trợ, các chương trình cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo thu nhập. Đối tượng cũng có thể là những nhóm cộng đồng hoặc nhóm người muốn nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật phục vụ cho công tác và sản xuất 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp phối hợp.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập thông tin.
- Phương pháp đàm thoại, phân tích.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân loại.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận:
Trong việc học tập, mỗi người tự lựa chọn cho mình những hình thức, phương pháp học tập phù hợp. Có thể là học chính quy qua các trường lớp tập trung hoặc không chính quy qua các lớp vừa học, vừa làm, đào tạo từ xa, qua Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm HTCĐ, tự học và cũng có thể học phi chính quy qua thư viện, sách báo, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ, đài truyền thanh, Internet, học lẫn nhau. Với xu thế hội nhập toàn cầu, người học không chỉ đòi hỏi được tiếp thu những kiến thức cơ bản cần thiết cho cuộc sống mà cần có năng lực tìm kiếm kiến thức và tạo ra kiến thức mới. Cho nên, việc xây dựng một xã hội học tập, đòi hỏi giáo dục phải có nhiều giải pháp khác nhau từ chính quy đến giáo dục thường xuyên, cần phải hướng cho người học vào cách học, thái độ học, phương pháp tư duy, năng lực tìm kiếm kiến thức và tạo ra kiến thức mới, kiến thức cần thiết phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mọi cá nhân, mà Trung tâm HTCĐ là điểm đến chính của người học. Nếu quá trình xây dựng, lập kế hoạch của Trung tâm không mang tính thực thi, không đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính thực tế thì sẽ không đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập của cộng đồng, không góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực, không phục vụ kịp thời các chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa .
II. Thực trạng vấn đề:
Phú Lộc là một xã nông nghiệp - nông thôn, vùng lúa màu của huyện hậu Lộc. Diện tích tự nhiên: 640,98 ha; đất sản xuất nông nghiệp: 443,05 ha; dân số: 6.625; nhân khẩu: 1.870 hộ được phân bố thành 10 thôn làng. Người dân Phú Lộc sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp.
1. Thuận lợi:
Đảng bộ và nhân dân Phú Lộc có truyền thống yêu nước, cách mạng, cần cù, chịu khó trong học tập và trong lao động sản xuất, là đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt là được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, ban ngành, đoàn thể đã cùng vào cuộc cùng với ban Giám đốc Trung tâm định ra chủ trương, vạch kế hoạch, tạo nguồn kinh phí cho Trung tâm hoạt động. Các đồng chí cấp ủy từng thôn bám chủ trương của cấp ủy cấp trên định ra những nhiệm vụ cụ thể của chi bộ, ban chấp hành chi bộ đã cùng với các tổ chức đoàn thể ở thôn vận động nhân dân tham gia học tập. Đây là cơ sở thuận lợi để TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả.
2. Khó khăn:
- Ban quản lý Trung tâm HHTCĐ hầu hết là kiêm nhiệm, công việc chuyên môn bận rộn, kinh nghiệm còn thiếu (vì TTHTCĐ là tổ chức mới); người học thì đa đối tượng (ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ và nhu cầu học tập khác nhau) nhận thức về quyền và nghĩa vụ học tập chưa rõ ràng.
- Trang thiết bị dạy học còn thiếu, kinh phí hạn hẹp ảnh hưởng đến việc tổ chức các chuyên đề, chưa mở được nhiều các lớp chuyên sâu cơ bản và chưa động viên, khuyến khích kịp thời cán bộ giảng viên tại chỗ đúng quy định.
Bên cạnh những khó khăn ấy, Cấp ủy Đảng, chính quyền và TTHTCĐ xã Phú Lộc đã từng bước khắc phục khó khăn. Đến nay TTHTCĐ xã nhà đã phối kết hợp với các tổ chức, ban ngành, đoàn thể mở được nhiều lớp học bổ ích, thiết thực, đạt hiệu quả cao. Bản thân tôi cũng đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để đem lại hiệu quả cho việc xây dựng và tổ chức tốt các hoạt động ở Trung tâm HTCĐ Phú Lộc.
III. Quá trình nghiên cứu vận dụng và rút kinh nghiệm:
	1. Việc lập kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ cấp xã:
a. Việc lập kế hoạch cho Trung tâm phải tính đến nhiều yếu tố khác nhau: 
- Công việc của xã gắn với Trung tâm học tập cộng đồng “Căn cứ Nghị quyết, chủ trương của cấp ủy Đảng; chương trình hành động, kế hoạch thực hiện của chính quyền về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội ”
- Chương trình, kế hoạch hoạt động của ban, ngành, đoàn thể trong xã dựa trên cơ sở các hoạt động của TTHTCĐ.
- Nhu cầu học tập và sự tham gia của đông đảo người học trong cộng đồng với nhiều lứa tuổi, nhiều nhóm nghề nghiệp, nhiều nhóm cơ sở thích và yêu cầu khác nhau.
b. Kế hoạch hoạt động ngắn hạn một năm học của TTHTCĐ bao gồm những công việc:
- Hoạt động học tập thường xuyên của cộng đồng “Sinh hoạt, học tập của các ban, ngành, đoàn thể đăng ký với TTHTCĐ”.
- Tổ chức các lớp học phục vụ nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân.
- Chuẩn bị tốt về ý tưởng, tài liệu, thời gian và các nguồn lực khác cho hoạt động một năm học của TTHTCĐ.
Thực hiện kế hoạch một năm học của TTHTCĐ không chỉ là trách nhiệm của người quản lý mà là trách nhiệm chung của cộng đồng.
	2. Phương pháp xây dựng lập kế hoạch ngắn hạn của TTHTCĐ được tiến hành theo 5 bước:
 Bước 1: Thu thập thông tin cơ bản về cộng đồng:
* Thu thập thông tin cơ bản về tình hình đặc điểm địa phương của thời điểm lập kế hoạch:
- Vị trí địa lý, dân số.
- Những thuận lợi, khó khăn về các hoạt động dân sinh.
- Tình hình phát triển kinh tế “Cơ cấu kinh tế xã hội; sở hữu đất đai bình quân/người; năng suất lao động; bình quân thu nhập VN đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo hiện tại; thời gian lao động trên ngày.
- Tình hình giáo dục, y tế.
+ Về giáo dục: Hệ thống giáo dục từ Mầm non đến THCS. “Lớp, học sinh đạt tỷ lệ huy động hàng năm so với dân số. Kết quả phổ cập các cấp học; tỷ lệ người tái mù và mù chữ, nhu cầu hiện tại để đảm bảo cho sự phát triển giáo dục bền vững ”.
+ Về y tế : Trạm y tế; các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng; các vấn đề về sức khỏe, bệnh dịch xã hội; vệ sinh môi trường.
- Cơ sở hạ tầng “Đường, điện, tài nguyên ”.
	- Các cơ quan doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Phần điều tra này ban giám đốc TTHTCĐ xã phối hợp với các tổ chức, ban, ngành có liên quan khảo sát thu thập thông tin.
	* Thu thập thông tin về nhu cầu tổ chức học tập của cộng đồng:
	- Các tổ chức ban, ngành, đoàn thể và các khu dân cư thu thập thông tin nhu cầu học tập của tổ chức mình đăng ký với TTHTCĐ xã theo phiếu in sẵn:
	+ Đối với các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể căn cứ chương trình sinh hoạt của tổ chức mình và nhu cầu học tập, triển khai quán triệt các văn bản của tổ chức ghi vào phiếu theo các cột mục đã in sẵn như sau: 
	Tên tổ chức: Phiếu đăng ký tổ chức học tập năm học ..
Tên chuyên đề hoặc nội dung học tập “Triển khai, quán triệt học tập
Thời gian tổ chức lớp học
Đối tượng học tập
Địa điểm tổ chức học tập
Yêu cầu báo cáo viên, giảng viên
Kinh phí tổ chức các lớp học
Ghi chú
Đối tượng
Số lượng
Chú ý: - Trường hợp cần ghi điều gì phải ghi cụ thể
 - Phần ghi chú ghi cụ thể nếu là thực hiện dự án.
 Phú Lộc, ngày  tháng  năm.
 T.M tổ chức
 Trưởng các tổ chức
 Ký (ghi rõ họ tên)
- Các cơ sở khu dân cư, thôn, làng thu thập thông tin nhu cầu học tập của cán bộ và các tầng lớp nhân dân đăng ký học tập ghi vào phiếu cụ thể theo các cột mục như sau:
Tên đơn vị: Phiếu đăng ký học tập năm ..
Nhu cầu học tập, chương trình học tập
Đối tượng học tập
Địa điểm tổ chức học tập
Nếu xin đi học các trường ngoài xã ghi rõ nội dung học
Yêu cầu báo cáo viên, giảng viên
Kinh phí tổ chức các lớp học
Ghi chú
Đối tượng
Số lượng
* Phần ghi chú: Ghi những đối tượng xin đi học các lớp, các trường ngoài xã, ghi rõ chương trình học hệ gì.
 Phú Lộc, ngày  tháng  năm 
 T.M Khu dân cư thôn làng
 Trưởng thôn
 Ký (Ghi rõ họ tên)
Bước 2: Phân tích, xác định các vấn đề và nhu cầu học tập của cộng đồng:
- Ban giám đốc và các cộng tác viên tham gia thu thập thông tin cơ bản về tình hình đặc điểm của địa phương thu kết quả khảo sát điều tra và xác định cụ thể số liệu, xin ý kiến tham khảo của cấp ủy, chính quyền và ghi vào sổ quản lý.
- Ban giám đốc và các cộng tác viên “Ban, ngành, đoàn thể ” thu các phiếu đăng ký của các ban, ngành, đoàn thể và các khu dân cư (thôn làng). Tổng hợp nhu cầu tổ chức học tập của các tổ chức thành một văn bản, nhu cầu học tập của các khu dân cư và nhân dân thành một bản, các tiểu ban chuyên môn tổng hợp.
 Tổng hợp theo từng nội dung yêu cầu “Chính trị thời sự, pháp luật, kinh tế, văn hóa – xã hội, đời sống  xin được đi học các nghề, các trường 
Bước 3: Phân loại, sắp xếp các nhu cầu học tập theo 5 nhóm nội dung:
	- Cung cấp thông tin; giáo dục chính trị, pháp luật; bồi dưỡng cán bộ cơ sở.
	- Chuyển giao, phổ cập các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ và kiến thức kinh tế.
	- Tổ chức hướng nghiệp dạy nghề .
	- Nâng cao trình độ văn hóa “Tin học, Ngoại ngữ”.
	- Cung cấp các kiến thức về nâng cao chất lượng đời sống, kỹ năng sống.
	Bước 4: Lập kế hoạch năm học:
	- Công việc, hoạt động: Cần xác định rõ từng vấn đề của nhu cầu học tập đối chiếu với điều kiện thực tế và chức năng của TTHTCĐ xã để xác định từng vấn đề ưu tiên trong kế hoạch “Tổ chức học tập hay truyền thông, sắp xếp tổ chức thực hiện trước, sau .
	- Mục tiêu nêu rõ yêu cầu, kết quả cần đạt được.
	- Phân công trách nhiệm: Người phụ trách tổ chức thực hiện.
	- Thời gian: Phân bổ thời gian biểu thực hiện các hoạt động dự định triển khai.
	- Nguồn lực “Nhân lực, tài lực, vật lực, tin lực”; huấn luyện viên, giáo viên, báo cáo viên, cộng tác viện, cơ sở học tập, trang thiết bị phục vụ học tập, dự trù kinh phí.
 VD: Cách xây dựng kế hoạch năm học 2015 – 2016 của TTHTCĐ xã Phú Lộc:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm học tập cộng đồng;
	Căn cứ mở lớp của các Tiểu ban;
	Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương;
	Kế hoạch tổ chức học tập năm học 2015 – 2016 như sau:
	Quán triệt các Quyết định của Thủ tướng chính phủ, Nghị quyết 06 của Ban thường vụ tỉnh ủy, Quyết định 1582 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về nhiệm vụ xây dựng XHHT đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Phú Lộc khóa XXIV – nhiệm kỳ 2015 – 2020 về nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, Trung tâm HTCĐ Phú Lộc phấn đấu góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại chỗ, giáo dục kỹ năng sống, tạo cơ hội học tập cho mọi người, nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập đa dạng nhưng phải đem lại hiệu quả thiết thực; Trung tâm sẽ tổ chức các loại hình và chương trình học tập phù hợp theo phương châm : “Cần gì học nấy”; phát triển mô hình thích nghi với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
	(1). Nội dung chương trình và yêu cầu cần đạt:
	- Cung cấp thông tin thời sự, học tập các chủ trương , Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đưa Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; giúp người học cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng sống cần thiết về chính trị, pháp luật đối với sự bền vững của cộng đồng; bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật và vận dụng các quy định đó vào đời sống hằng ngày để giải quyết hiệu quả các vấn đề thực tế. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ cơ sở.
	- Cung cấp những kiến thức cơ bản về phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế của sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần hình thành ý thức và thói quen hạch toán kính tế trong sản xuất; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội; nâng cao lòng tin, hạn chế mặc cảm, tự ti, an phận vươn lên thoát nghèo làm giàu hợp pháp.
	- Hướng nghiệp – dạy nghề thông dụng; bồi dưỡng nghề đang phát triển, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của địa phương trong thời kỳ CNH – HĐH.
	- Liên kết với Trung tâm GDTX mở lớp Bổ túc Tin học, truy nhập Internet; lớp ngoại ngữ giúp cán bộ cơ sở nâng cao trình độ tin học, sử dụng thành thạo vi tính và khai thác Internet trong công nghệ - công việc.
	- Cung cấp kiến thức nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, lối sống và hành vi ứng xử văn hóa; các hiểu biết về sức khỏe; phòng chống tệ nạn, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh, an toàn làm chủ - xây dựng nông thôn mới.
	Phấn đấu vận động được 90% cán bộ và người dân tích cực, tự giác tham gia học tập, thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập, học thường xuyên, học suốt đời. Từng bước xóa “Cái” nghèo nàn lạc hậu về tri thức, về thông tin, về năng lực sáng tạo – tạo ra việc làm, về sức khỏe, về thu nhập  
	Củng cố các thư viện, câu lạc bộ; đưa thư viện, câu lạc bộ vào hoạt động chức năng; góp phần nâng cao dân trí. Trung tâm HTCĐ chủ động giúp các câu lạc bộ về chủ đề sinh hoạt đảm bảo 3 tháng sinh hoạt 1 lần.
	(2). Chương trình học tập:
	* Nhóm nội dung 1: 37 lớp = 70 buổi
	- Kênh giáo dục của Đảng ủy:
	+ Nói chuyện thời sự theo chủ đề hàng tháng: 12 buổi (đối tượng cấp ủy 2 cấp).
	+ Triển khai – học tập Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Phú Lộc khóa XXIV; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hậu Lộc lần thứ XXVI, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XXII (đối tượng: toàn Đảng bộ) = 3 buổi.
- Giáo dục pháp luật: 
+ Luật khiếu nại, luật tố cáo, luật tiếp công dân, luật đất đai (đối tượng: cán bộ và nhân dân) = 16 buổi.
+Truyền thông trên hệ thống truyền thanh xã: Luật hộ tịch “2 buổi/tuần x 2 tuần”
+ Triển khai Quyết định của Thủ tướng chính phủ về tháng hành động vì Người cao tuổi (đối tượng: cán bộ 2 cấp) =1 buổi.
+ Luật nghĩa vụ quân sự; giáo dục chính trị quân sự quốc phòng; tập huấn dân quân tự vệ = 36 buổi.
- Bồi dưỡng cán bộ cơ sở:
	+ Tập huấn nghiệp vụ công tác Đảng cho cấp ủy 2 cấp = 1 buổi
	+ Tập huấn nghiệp vụ công tác dân vận cho cán bộ làm công tác dân vận xã và cơ sở = 1 buổi.
* Nhóm nội dung 2: 23 lớp = 23 buổi
- Kế hoạch chuyển đổi HTX theo luật 242 và điều lệ Dự thảo HTX : 2 lớp = 2 buổi.
- Kỹ thuật gieo trồng, chăm bón cây hàng hóa: 19 lớp = 19 buổi.
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản: 2 lớp = 2 buổi.
* Nhóm nội dung 3: 2 lớp = 146 buổi
- Lớp sơ cấp chăn nuôi – thú y: 1 lớp = 144 buổi.
- Tư vấn lao động xuất khẩu : 1 lớp = 2 buổi.
* Nhóm nội dung 4: 1 lớp Anh ngữ (cả năm).
* Nhóm nội dung 5: 23 lớp = 23 buổi
- Giáo dục truyền thống con người Việt Nam: 10 lớp = 10 buổi.
- Giáo dục sức khỏe nhân dân 13 lớp = 13 buổi.
Tổng số lớp mở trong năm: 86 lớp = 262 buổi (trừ lớp Ngoại ngữ).
(3). Xây dựng các điều kiện thiết yếu và giải pháp.
* Đối mới phương thức họat động, công tác quản lý dạy và học:
- Thực hiện nghiêm túc quy chế hoạt động Trung tâm HTCĐ của Bộ giáo dục – Đào tạo. Đưa hoạt động của Trung tâm vào nền nếp sư phạm “Dạy – học”, nền nếp quản lý hồ sơ sổ sách theo đúng quy định, nền nếp sinh hoạt tháng, quý, năm; sơ, tổng kết rút kinh nghiệm 
- Nền nếp quản lý điều hành của Ban Giám đốc và các Tiểu ban chuyên môn trong tổ chức giảng dạy học tập theo quy chế hiện hành.
+ Ban Giám đốc có 3 đ/c và 1 đ/c giáo vụ.
+ Các tiểu ban chuyên môn: 
/ Tiểu ban Giáo dục chính trị pháp luật = 11 thành viên.
/ Tiểu ban Giáo dục phát triển kinh tế = 7 thành viên
/ Tiểu ban Nâng cao trình độ văn hóa và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa = 8 thành viên.
Các tiểu ban cùng Ban Giám đốc khảo sát nhu cầu học tập của cộng đồng và tổ chức cho cộng đồng đăng ký nội dung cần được học tập. Cùng Ban Giám đốc tổ chức các lớp học, theo dõi giảng dạy của giáo viên, học tập của học viên; đánh giá kết quả lớp học.
* Xây dựng đội ngũ giảng viên và nền nếp giảng dạy:
- Đội ngũ giảng viên cơ sở : 26 đ/c sinh hoạt trong 3 Tiểu ban nói trên.
- Nền nếp dạy học:
+ Soạn giảng theo đúng nguyên tắc sư phạm.
+ Quá trình lên lớp truyền đạt thực hiện đúng phương pháp dạy người lớn học (gắn bài giảng với thực tế, vấn đáp, sử dụng trực quan ) giúp người học dễ hiểu, tiếp cận, tiếp nhận được bài giảng dễ dàng..
- Ban Giám đốc và các Tiểu ban đấu mối mời chuyên viên các cấp về hướng dẫn giảng dạy đều trao đổi thống nhất nội dung phương pháp truyền thụ để nâng cáo hiệu suất giờ giảng.
* Cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ dạy học:
- Cơ sở vật chất: Sử dụng cơ sở hiện có của xã và các thôn làng (các phòng học đều có đầy đủ bàn ghế, bảng đen, điện, loa đài, quạt).
- Kinh phí: Ngoài kinh phí của tỉnh cấp theo quy định, vận động sự hỗ trợ kinh phí của Đảng, của Nhà nước, Hợp tác xã và các ban ngành đoàn thể để thực hiện tốt chương trình học tập đã xây dựng.
Bước 5: Kế hoạch cụ thể về tổ chức học tập trong năm học: 
VD: Chương trình, kế hoạch tổ chức học tập năm học 2015 – 2016 của TTHTCĐ Phú Lộc : 
Tháng
STT
Nội dung học tập
Thời gian
Địa điểm
Đối tượng tham gia học
Báo cáo viên, giảng viên
Kinh phí mở lớp
Đơn vị đăng ký
10/2015 -3/2016 (Quí IV năm 2015 + Quí I năm 2016)
Nhóm ND 1
Nhóm ND 2
Nhóm ND 3
Nhóm ND 4
Nhóm ND 5
 Giáo dục chính trị, pháp luật
1. Nói chyện thời sự trong nước và quốc tế.
2.Triển khai Quyết định của Thủ tướng chính phủ về tháng hành động vì Người cao tuổ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_xay_dung_lap_ke_hoach_ngan_han_mot_nam_hoc.doc