SKKN Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài: “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất” nhằm giúp HS lớp 10 trường THPT Cẩm Thủy 2 hiểu và giải thích được các quá trình phong hóa
Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là rất thiết thực và đạt được nhiều mục tiêu mà bài học hướng tới. Với cách dạy học tích hợp này, GV phải nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy, đồng thời đòi hỏi GV cũng phải có vốn kiến thức nhất định về các môn học khác có liên quan đến nội dung bài học. Từ đó, GV vận dụng những kiến thức liên môn này để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề cần đặt ra trong bài học của mình một cách dễ hiểu nhất, nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất.
Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp HS phát huy tư duy sáng tạo, tư duy phân tích, giải thích, liên hệ, vận dụng trong học tập và trong đời sống, bằng kiến thức môn học của mình. Với mong muốn và suy nghĩ như vậy, tôi đã mạnh dạn trình bày và thử nghiệm một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ đối với môn Địa lí khối 10 (tiết 8 – bài 9: “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất”).
Cụ thể: Đối với sáng kiến kinh nghiệm này khi thực hiện sẽ giúp các em HS vận dụng kiến thức liên môn về địa lí, hóa học, lí học, sinh học để giải thích các quá trình phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học.
Ngoài ra, việc vận dụng kiến thức liên môn về giáo dục môi trường trong bài học còn giúp HS nhận thức đúng về những tác hại mà con người gây ra khi phá hủy đá, làm biến đổi cảnh quan môi trường; Từ đó, HS nhận thức được vấn đề cần thiết của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, cũng như chỉ ra được những biện pháp để bảo vệ môi trường.
Việc vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề của bài học làm cho HS có những hiểu biết thêm về kiến thức lí học, hóa học, sinh học và giáo dục môi trường.
Tôi nhận thấy rằng, khi soạn bài có kết hợp các kiến thức khác sẽ giúp GV tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề mà bài học đặt ra. Từ đó, GV có thể tổ chức, hướng dẫn HS linh hoạt hơn, sinh động hơn; Điều này giúp HS có hứng thú trong học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức, tích cực chủ động trong suy nghĩ và sáng tạo cũng như vận dụng linh hoạt kiến thức vào cuộc sống hơn.
Nhận thức được điều đó, tôi đã chọn đề tài: Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài: “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất” nhằm giúp HS lớp 10 trường THPT Cẩm Thủy 2 hiểu và giải thích được các quá trình phong hóa.
1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là rất thiết thực và đạt được nhiều mục tiêu mà bài học hướng tới. Với cách dạy học tích hợp này, GV phải nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy, đồng thời đòi hỏi GV cũng phải có vốn kiến thức nhất định về các môn học khác có liên quan đến nội dung bài học. Từ đó, GV vận dụng những kiến thức liên môn này để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề cần đặt ra trong bài học của mình một cách dễ hiểu nhất, nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất. Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp HS phát huy tư duy sáng tạo, tư duy phân tích, giải thích, liên hệ, vận dụng trong học tập và trong đời sống, bằng kiến thức môn học của mình. Với mong muốn và suy nghĩ như vậy, tôi đã mạnh dạn trình bày và thử nghiệm một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ đối với môn Địa lí khối 10 (tiết 8 – bài 9: “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất”). Cụ thể: Đối với sáng kiến kinh nghiệm này khi thực hiện sẽ giúp các em HS vận dụng kiến thức liên môn về địa lí, hóa học, lí học, sinh học để giải thích các quá trình phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học. Ngoài ra, việc vận dụng kiến thức liên môn về giáo dục môi trường trong bài học còn giúp HS nhận thức đúng về những tác hại mà con người gây ra khi phá hủy đá, làm biến đổi cảnh quan môi trường; Từ đó, HS nhận thức được vấn đề cần thiết của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, cũng như chỉ ra được những biện pháp để bảo vệ môi trường. Việc vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề của bài học làm cho HS có những hiểu biết thêm về kiến thức lí học, hóa học, sinh học và giáo dục môi trường. Tôi nhận thấy rằng, khi soạn bài có kết hợp các kiến thức khác sẽ giúp GV tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề mà bài học đặt ra. Từ đó, GV có thể tổ chức, hướng dẫn HS linh hoạt hơn, sinh động hơn; Điều này giúp HS có hứng thú trong học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức, tích cực chủ động trong suy nghĩ và sáng tạo cũng như vận dụng linh hoạt kiến thức vào cuộc sống hơn. Nhận thức được điều đó, tôi đã chọn đề tài: Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài: “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất” nhằm giúp HS lớp 10 trường THPT Cẩm Thủy 2 hiểu và giải thích được các quá trình phong hóa. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trong bài “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất” phần địa lí tự nhiên lớp 10; Từ đó giúp HS hiểu và giải thích được các quá trình phong hóa. Giúp học sinh tiếp cận với các phương tiện, thiết bị dạy học theo phương pháp mới, đồng thời hiểu được tác dụng của việc vận dụng các kiến thức thuộc bộ môn khác trong một tiết học để giải quyết vấn đề quan tâm. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu cách vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất” trong chương trình địa lí lớp 10. Khối 10 cơ bản, cụ thể là lớp 10A là lớp thực nghiệm và 10C1 là lớp đối chứng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, nghiên cứu tài liệu. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu, quan sát, tiếp xúc trao đổi với học sinh, thực nghiệm sư phạm. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy và học bộ môn Địa lí là thiết thực và đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy vậy, không phải bài học Địa lí nào chúng ta cũng đều dùng phương pháp này để giảng dạy. Trước hết, chúng ta cần xác định những bài học Địa lí nào cần được vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết. Trong chương trình Địa lí lớp 10, có nhiều bài học có thể vận dụng kiến thức liên môn trong đó bài: “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất” có nhiều nội dung có thể sử dụng kiến thức liên môn. Bên cạnh đó, trong một bài được tích hợp liên môn không hẳn sẽ được sử dụng cho cả bài, mà sẽ có những nội dung được tích hợp ít, sẽ có những nội dung được tích hợp nhiều, sẽ có những nội dung không được tích hợp liên môn. Việc của người giáo viên là phải xác định đúng, xác định rõ và phân loại được những nội dung nói trên. Trong bài “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất” các nội dung có thể vận dụng kiến thức liên môn đó là (3 nội dung): Phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học. Cụ thể: - Tích hợp môn địa lí, vật lí trong việc giải thích các quá trình phong hóa lí học cũng như việc giáo dục bảo vệ môi trường cho HS. Đó là: Giải thích phong hóa lí học do sự thay đổi của nhiệt độ Giải thích phong hóa lí học do nước đóng băng. Giải thích phong hóa lí học do muối khoáng kết tinh Giải thích phong hóa lí học do hoạt động sản xuất của con người Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường - Tích hợp môn địa lí, hóa lí trong việc giải thích các quá trình phong hóa hóa học. Đó là: Giải thích nguyên nhân của phong hóa hóa học. Vận dụng kiến thức liên môn địa lí, hóa học giải thích được tại sao miền khí hậu nóng ẩm, phong hoá hoá học lại diễn ra mạnh hơn ở các miền khí hậu lạnh khô Vận dụng kiến thức môn hóa học để cân bằng phương trình hòa tan đá vôi trong quá trình phong hóa hóa học để tạo ra các dạng địa hình cacxtơ - Tích hợp môn địa lí, hóa lí, lí học, sinh học trong việc giải thích các quá trình phong hóa sinh học. Giải thích nguyên nhân của phong hóa sinh học. Giải thích việc phá hủy đá về mặt cơ giới trong phong hóa sinh học. Giải thích việc phá hủy đá về mặt hóa học trong phong hóa sinh học. Khi đã xác định rõ nội dung nào cần được vận dụng kiến thức liên môn, giáo viên cần tìm hiểu kỹ về nội dung đó, cũng như nghiên cứu cách thức vận dụng liên môn phù hợp, dễ hiểu để HS hiểu bài. Thêm nữa, giáo viên cần chỉ ra cho HS những nội dung nào sẽ được tích hợp liên môn trong bài học, từ đó hướng dẫn các em về nhà tìm hiểu trước những nội dung này để việc vận dụng kiến thức liên môn đạt được hiệu quả cao. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Ngày nay, trước những yêu cầu mới của xã hội, giáo dục đang có những đổi thay mạnh mẽ. Sản phẩm của giáo dục hiện nay phải là những con người phát triển toàn diện; Ngoài ghi nhớ kiến thức, người học còn phải có kỹ năng nhận xét, phân tích, giải thích... một vấn đề cụ thể (bao gồm các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực Địa lý nói riêng). Môn học Địa lý đang trở thành bộ môn quan trọng và hữu ích, giúp các em hiểu biết hơn về môi trường sống xung quanh cũng như trên Trái đất (bao gồm thiên nhiên, con người, các hoạt động kinh tế - xã hội). Đặc biệt, các kiến thức trong phần Địa lý tự nhiên được coi là gốc rễ, là cơ sở để HS hiểu, phân tích và giải thích các hiện tượng Địa lý Tự nhiên cũng như các hiện tượng Địa lý kinh tế - xã hội. Từ những kiến thức đó, khi rời ghế nhà trường, các em sẽ vận dụng, phát triển trong những tình huống cụ thể, góp phần xây dựng kinh tế - xã hội cho đất nước. Vậy thì, việc cần làm trước tiên là làm sao để HS yêu thích bộ môn Địa lý. Ở đây, chúng ta đang nói đến vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục. Dạy học tích hợp liên môn đang là một phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả. Dạy học tích hợp liên môn được hiểu "là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn", trong đó: Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới biển đảo, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao thông Dạy học liên môn là phải xác định được các nội dung kiến thức liên quan đến các môn học khác để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình môn học đó và không phải dạy ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các môn liên quan. Khi tiến hành dạy học tích hợp liên môn là chúng ta đã xây dựng được các chủ đề có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, do đó tạo được động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Hơn nữa học sinh được tăng cường khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, thụ động. Đồng thời học sinh không phải học lại nhiều lần một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, tránh được việc học quá tải hay nhàm chán do học sinh đã được học ở môn khác, nhờ đó cho phép chúng ta vừa rút ngắn được thời gian trong dạy học bộ môn vừa tăng cường khối lượng và chất lượng thông tin. Trên thực tế dạy học bằng các phương pháp mới đã mang lại những tín hiệu lạc quan: HS tiếp thu bài tốt hơn, mở rộng thêm nguồn kiến thức của mình mà không phải ghi nhớ một cách máy móc; Ngoài việc ghi nhớ kiến thức, các em đã biết cách vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học truyền thống trước đây, mặc dù có những điểm tích cực của nó song cũng đưa lại những áp lực nhất định cho HS trong việc tiếp thu kiến thức. Từ đó, gây ra những trở ngại đáng kể cho việc tạo ra hứng ths cho người học trong hầu hết các môn học nói chung và môn Địa lý nói riêng. Vậy, làm cách nào để phát huy tính chủ động sáng tạo cho HS cũng như khơi dậy sự hứng khởi trong các em đối với mỗi bài học cũng như bộ môn Địa lý?! Trên thực tế, nhiều HS vẫn coi môn Địa lý là môn học phụ; Số tiết của bộ môn tại các khối học lại ít. Vì vậy, việc giảng dạy của các giáo viên Địa lý gặp không ít những khó khăn. Từ đó, đòi hỏi từ khâu soạn giảng đến khâu lên lớp của giáo viên phải sử dụng các phương pháp phù hợp để nâng cao chất lượng bộ môn, phát huy tính tích cực của HS cũng như niềm đam mê, yêu nghề của những giáo viên đứng lớp. Trường THPT Cẩm Thủy 2 là một trường thuộc khu vực miền núi, nhiều em là người dân tộc thiểu số. Để đến được lớp, HS trường THPT Cẩm Thủy 2 phải vượt qua nhiều trở ngại (đường đến trường còn xa, điều kiện kinh tế còn nhiều thiếu thốn ...). Chính điều đó, tác động một phần nào đến nhận thức của các em. Để giúp HS hiểu, ghi nhớ và nhớ sâu một nội dung kiến thức là cả một quá trình không phải dễ dàng, nhất là đối với phạm vi kiến thức Địa lý Tự nhiên vừa khó, vừa khô khan. Trên cơ sở thực tiễn đứng lớp nhiều năm tại trường THPT Cẩm Thủy 2, bản thân lại thường xuyên tìm tòi, áp dụng các phương pháp dạy học mới, tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy và học bộ môn Địa lí, nhất là phần Địa lý Tự nhiên, là một trong những cách thức đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giúp HS hiểu bài và ghi nhớ kiến thức một cách chủ động. 2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình: Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài: “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất” nhằm giúp HS lớp 10 trường THPT Cẩm Thủy 2 hiểu và giải thích được các quá trình phong hóa. CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI DẠY Nội dung 1: Phong hóa lí học (Tích hợp môn địa lí, vật lí trong việc giải thích các quá trình phong hóa lí học cũng như việc giáo dục bảo vệ môi trường cho HS.) - Giải thích phong hóa lí học do sự thay đổi của nhiệt độ: Ở miền hoang mạc có sự thay đổi đột ngột nhiệt độ giữa ngày và đêm làm cho đá bị dãn nở, co rút liên tục sinh ra sự phá huỷ, nứt vỡ. Ở miền địa cực biên độ nhiệt năm rất cao nên quá trình phá huỷ đá cũng diễn ra rất mạnh mẽ, ngoài ra quá trình băng tan cũng làm cho đá bị nứt vỡ cơ giới mạnh.. - Giải thích phong hóa lí học do nước đóng băng: Khi nhiệt độ xuống thấp, nước trong các khe nứt bên trong các lớp đất đá đóng băng làm tăng thể tích và tác động lên thềm các khe nứt những áp lực rất lớn làm phá hủy đá. - Giải thích phong hóa lí học do muối khoáng kết tinh: Ở các miền có khí hậu khô khan quá trình bốc hơi bước diễn ra rất mạnh. Khi nước bốc hơi muối khoáng sẽ đọng lại, trong quá trình muối khoáng kết tinh, thềm khe nứt phải chịu một áp lực rất lớn và bị nứt. - Giải thích phong hóa lí học do hoạt động sản xuất của con người: Hoạt động sản xuất của con người cũng góp phần làm phá hủy đá, thúc đẩy quá trình phong hóa lí học, tuy phạm vi không rộng khắp nhưng cường độ xảy ra mạnh mẽ khi con người khai thác khoáng sản, làm đường giao thông, xây dựng đập ngăn nước, xây dựng hồ thủy điện, ... - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: Hoạt động sản xuất của con người tác động phá hủy đá và khoáng vật, làm biến đổi cảnh quan, môi trường tự nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái gây ra những hậu quả chưa thể lường hết được đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Từ đó, đòi hỏi phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kỳ lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng. Cũng như, cho thấy sự cần thiết phải quản lí chặt chẽ các hoạt động sản xuất của con người khi tác động vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Nội dung 2: Phong hóa hóa học (Tích hợp môn địa lí, hóa lí trong việc giải thích các quá trình phong hóa hóa học) - Nguyên nhân của phong hóa hóa học: Do nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí, cacbonic và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hóa học. - Vận dụng kiến thức liên môn về địa lí, hóa học giải thích được tại sao ở miền khí hậu nóng ẩm, phong hoá hoá học lại diễn ra mạnh hơn ở các miền khí hậu lạnh khô: Nước và những chất hoà tan trong nước là tác nhân quan trọng gây ra phong hoá hoá học. Vùng khí hậu nóng ẩm có lượng mưa nhiều, nhiệt độ cao làm cho các phản ứng hoá học của các khoáng vật xảy ra mạnh hơn các vùng có khí hậu khô. - Vận dụng kiến thức môn hóa học để cân bằng phương trình hòa tan đá vôi trong quá trình phong hóa hóa học để tạo ra các dạng địa hình cacxtơ: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 Cacbonat canxi sẽ phản ứng với nước có hòa tan điôxít cacbon để tạo thành bicacbonat canxi tan trong nước. Nội dung 3: Phong hóa sinh học (Tích hợp môn địa lí, hóa lí, lí học, sinh học trong việc giải thích các quá trình phong hóa sinh học) - Nguyên nhân của phong hóa sinh học: Do tác động của sinh vật như nấm, vi khuẩn, rễ cây, ... làm đá và khoáng vật bị phá hủy về mặt cơ giới và hóa học. - Giải thích việc phá hủy đá về mặt cơ giới trong phong hóa sinh học: Động vật đào hang, sự lớn lên của rễ cây, tạo sức ép vào vách đá, khe nứt làm vỡ đá. - Giải thích việc phá hủy đá về mặt hóa học trong phong hóa sinh học: Rễ thực vật bài tiết ra khí CO2, axit hữu cơ (nitơric, sunfuaric ...) cũng phá hủy đá về mặt hóa học. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Thực tế cho thấy, việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài: “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất” đã mang đến hiệu quả cao, giúp các em HS lớp 10 trường THPT Cẩm Thủy 2 hiểu và giải thích được các quá trình phong hóa. Từ đây, HS phát hiện, tìm tòi ra nhiều tri thức mới cũng như rèn luyện, nâng cao nhiều kĩ năng Địa lý. Đặc biệt, với học phần Địa lý tự nhiên của chương trình lớp 10, mặc dù là một nội dung khó nhưng được HS tiếp thu một cách rất hào hứng, mang lại những kết quả rất tích cực. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã kiểm chứng về những điều đã đúc kết ở trên; Bằng việc, kiểm tra khảo sát 1 tiết ở các lớp thuộc trường THPT Cẩm Thủy 2. Với nội dung đề kiểm tra giống nhau nhưng đã cho ra những kết quả khác nhau ở các lớp. Bảng dưới là chất lượng bài kiểm tra giữa các lớp (10A là lớp thực nghiệm và 10C1 là lớp đối chứng). LỚP SỐ BÀI KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM HS TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2 Điểm 9 -10 Điểm 7 -8 Điểm 5 -6 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % 10C1 47 6 12,8 11 23,4 21 44,7 9 19,1 10A 46 11 23,9 17 37,0 14 30,4 4 8,7 Rõ ràng, tỉ lệ khá - giỏi ở lớp có vận dụng kiến thức liên môn trong dạy và học cao hơn hẳn; Trong khi đó, tỉ lệ HS yếu lại thấp hơn hẳn so với lớp không vận dụng kiến thức liên môn. Từ kết quả đạt được, HS ở các lớp có vận dụng kiến thức liên môn trong dạy và học có thêm động lực, sự hứng khởi khi học bộ môn Địa lý, cũng như không còn thấy ngại học phần Địa lý tự nhiên như các lớp không được sử dụng phương pháp này. 3. Kết luận 3.1 Kết luận Như vậy qua kết quả kiểm tra từ hai lớp cho chúng ta thấy rằng với việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất” được áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 10A đã có kết quả khả quan trong việc giúp học sinh hiểu và giải thích được các quá trình phong hóa. Dễ dàng nhận thấy sự cần thiết của việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy và học bộ môn Địa lý. Từ đây, HS tiếp thu kiến thức một cách rất nhanh, dễ hiểu và đầy cảm hứng. Giáo viên từ đó cũng ít phải sử dụng phương pháp diễn giải dài dòng, dễ gây sự nhàm chán. Trên đây là một số kinh nghiệm đã được tôi đúc rút trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tích cực. Tôi xin phép được chia sẻ ra đây với các đồng nghiệp như một tài liệu tham khảo hữu ích. Nhằm nâng cao hiệu quả cho việc dạy và học môn Địa lý, để môn học này ngày càng có nhiều HS yêu thích hơn, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp (để tôi ngày càng được nâng cao những kĩ năng trong việc vận dụng kiến thức liên môn vào bài giảng Địa lí). 3.2 Kiến nghị Qua việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy và học phần Địa lý tự nhiên ở lớp 10, tôi xin phép có một số kiến nghị như sau đến các đồng nghiệp: Trước hết, Bộ giáo dục và đào tạo nên có những hướng dẫn, những định hướng về những bài học nào, những phạm vi kiến thức nào trong bài học nên sử dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy. Thêm đó, nên đẩy mạnh hơn nữa những cuộc thi về vận dụng kiến thức liên môn, cũng như những sáng kiến kinh nghiệm về vận dụng kiến thức liên môn để người giáo viên được chia sẻ, học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. Trong mỗi trường học, cũng nên có những chuyên đề về vận dụng kiến thức liên môn, để mỗi giáo viên trực tiếp đứng lớp được có những trải nghiệm thiết thực trong công tác giảng dạy của mình. Với mỗi giáo viên, khi lên lớp một tiết học có vận dụng kiến thức liên môn, chúng ta nên tìm hiểu sâu sắc phạm trù kiến thức liên môn; Từ đó, người giáo viên sẽ truyền tải đến HS một cách dễ hiểu nhất, dễ nhớ nhất. Để tiết học vận dụng kiến thức liên môn đạt được hiệu quả cao, chúng ta cần chỉ ra những phạm trù kiến thức nào sẽ được liên môn để HS có thể về nhà tìm hiểu trước; Khi đó, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, HS sẽ vận dụng kiến thức liên môn một cách dễ dàng trong việc giải quyết các vấn đề trong bài học. Trên đây là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học địa lí. Tuy nhiên trong quá trình viết sáng kiến chắc chắn còn có nhiều thiếu sót rất mong quý thầy, cô góp ý để chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau trong công tác giảng dạy. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hoá, ngày 18 tháng 04 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết SKKN Mai Đình Tứ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thông (Tổng chủ biên), Sách giáo khoa địa lí 10, NXB Giáo dục, 2007. 2. Nguyễn Minh Tuệ, Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí 10, NXB Sư phạm Hà Nội. 3. TS Nguyễn Văn Tuấn, Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, trường ĐHSP KT TP HCM, 2010. 4. Đỗ Mạnh Cường, Dạy học tích cực - cơ sở lí thuyết và thực tiễn, tạp chí Khoa học giáo dục kỹ thuật, số 15, 2010. 5. Dương Tiến Sỹ, Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tạp chí Giáo dục, số 26, 2002. 6. Nguyễn Sỹ Đức, Kiều Thị Bích Thủy, Module THPT 14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_lien_mon_trong_day_hoc_b.doc
- Bia SKKN_Mai Đình Tứ.doc
- SKKN_MUCLUC.doc