SKKN Kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh lớp 7 viết đoạn văn nghị luận chứng minh

SKKN Kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh lớp 7 viết đoạn văn nghị luận chứng minh

Trong khi nói hoặc viết ta không thể thuyết phục người khác nếu ta không chứng minh được điều ta nói là có lí, là đúng,là xác đáng…Do vậy, chứng minh là một thao tác nghị luận không thể thiếu trong bất kì hệ thống lập luận nào: dù phát biểu cảm nghĩ hay phân tích, dù giải thích hay bình luận thì trong các kiều bài ấy vẫn có chứng minh. Với tư cách là một kĩ năng quan trọng, kiểu bài nghị luậnchứng minh có thể coi là kiểu bài cơ sở để học sinh làm tốt các kiểu bài nghị luận khác. Chứng minh còn là kiểu bài để rèn luyện và phát huy khả năng trình bày rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục một vấn đề trongcuộc sống của học sinh.Vậy mà, cũng như các kiểu bài Tập làm văn khác, văn nghị luận chứngminh không được học sinh yêu thíchcho lắm. Tập làm văn nói chungvà văn nghị luận nói riêng đã và đang là mônhọc đáng ngại nhất đối với đa số học sinh.

Có thể nói một cách khách quan, kiểu bài nghị luận nói chung và kiểu bài nghị luận chứng minh nói riêng là khó đối với học sinh THCS, nhất là đối với học sinh lớp 7. Có rất nhiều lý do, theo tôi là lý do những năm học tiểu học, học lớp 6 các em đang quen với kiểu văn sáng tác, kể chuyện, biểu cảm... và phải chăng cũng có một lí do nữa là ở cách dạy của giáo viên: yêu cầu các em phải nắm được quá nhiều khái niệm, yêu cầu, chú ý, ghi nhớ…làm cho các em thấy kiểu bài này thật xa lạ và rắc rối. Vậy làm thế nào để học sinh có thể viết được một bài văn chứng minh đúng và hay? Câu hỏi đó luôn làm tôi trăn trở mỗi khi giảng dạy kiểu bài nghị luận chứng minh. Để có được một bài văn chứng minh hoàn chỉnh, học sinh được luyện từng kỹ năng với những thao tác cụ thể. Muốn vậy cần có một hệ thống bài tập tốt vừa sức, từ đơn giản đến khó. Qua những bài cụ thể ấy, các em sẽ hiểu rõ hơn mình cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt yêu cầu. Tất nhiên, cái đích của các em vẫn là viết một bài văn nghị luận chứng minh hoàn chỉnh. Song thiết nghĩ các em đã được luyện có kỹ năng viết đoạn văn chứng minh đủ, đúng và hay thì con đường đi đến cái đích ấy không mấy khó khăn.

docx 33 trang Mai Loan 09/11/2023 4977
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh lớp 7 viết đoạn văn nghị luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong khi nói hoặc viết ta không thể thuyết phục người khác nếu ta không chứng minh được điều ta nói là có lí, là đúng, là xác đángDo vậy, chứng minh là một thao tác nghị luận không thể thiếu trong bất kì hệ thống lập luận nào: dù phát biểu cảm nghĩ hay phân tích, dù giải thích hay bình luận thì trong các kiều bài ấy vẫn có chứng minh. Với tư cách là một kĩ năng quan trọng, kiểu bài nghị luận chứng minh có thể coi là kiểu bài cơ sở để học sinh làm tốt các kiểu bài nghị luận khác. Chứng minh còn là kiểu bài để rèn luyện và phát huy khả năng trình bày rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục một vấn đề trong cuộc sống của học sinh. Vậy mà, cũng như các kiểu bài Tập làm văn khác, văn nghị luận chứng minh không được học sinh yêu thích cho lắm. Tập làm văn nói chung và văn nghị luận nói riêng đã và đang là môn học đáng ngại nhất đối với đa số học sinh.
Có thể nói một cách khách quan, kiểu bài nghị luận nói chung và kiểu bài nghị luận chứng minh nói riêng là khó đối với học sinh THCS, nhất là đối với học sinh lớp 7. Có rất nhiều lý do, theo tôi là lý do những năm học tiểu học, học lớp 6 các em đang quen với kiểu văn sáng tác, kể chuyện, biểu cảm... và phải chăng cũng có một lí do nữa là ở cách dạy của giáo viên: yêu cầu các em phải nắm được quá nhiều khái niệm, yêu cầu, chú ý, ghi nhớlàm cho các em thấy kiểu bài này thật xa lạ và rắc rối. Vậy làm thế nào để học sinh có thể viết được một bài văn chứng minh đúng và hay? Câu hỏi đó luôn làm tôi trăn trở mỗi khi giảng dạy kiểu bài nghị luận chứng minh. Để có được một bài văn chứng minh hoàn chỉnh, học sinh được luyện từng kỹ năng với những thao tác cụ thể. Muốn vậy cần có một hệ thống bài tập tốt vừa sức, từ đơn giản đến khó. Qua những bài cụ thể ấy, các em sẽ hiểu rõ hơn mình cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt yêu cầu. Tất nhiên, cái đích của các em vẫn là viết một bài văn nghị luận chứng minh hoàn chỉnh. Song thiết nghĩ các em đã được luyện có kỹ năng viết đoạn
văn chứng minh đủ, đúng và hay thì con đường đi đến cái đích ấy không mấy khó khăn.
Từ những suy nghĩ trăn trở đó, tôi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm nhỏ của mình trong việc dạy kiểu bài nghị luận chứng minh với đề tài "Kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh lớp 7 viết đoạn văn nghị luận chứng minh”. Với việc áp dụng phương pháp này tôi đã đạt được kết quả khả quan hơn so với 2 năm trước đây. Song đề tài mang tính chất phương pháp cá nhân nên không tránh khỏi sai sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
PHẦN II PHẦN NỘI DUNG
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu và cơ sở để xây dựng hệ thống bài tập I. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 7Gtrường THCS Thái Thịnh năm học 2014-2015.
Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp hệ thống.
-Phương pháp đối sánh giữa thực tiễn dạy- học với lý luận dạy học.
Phương pháp phân tích - tổng hợp.
Phương pháp tích hợp, phối hợp với các phân môn, môn học khác.
Phương pháp thuyết minh
Cơ sở để xây dựng hệ thống bài tập
Cơ sở lí luận
Trong các phân môn của bộ môn Ngữ văn, Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong quá trình học tập và thi cử. Dạy Văn và tiếng Việt là khó, dạy Tập làm văn lại có những cái khó riêng. Bởi vì, hơn bất cứ phân môn nào, ở đây giáo viên phải đặc biệt coi trọng chủ thể trò, giữ đúng vai trò người hướng dẫn, điều chỉnh để hoạt động tư duy và kỹ năng thực hành của học sinh đi đúng hướng nhằm tiến tới viết (hoặc nói) được văn bản quy định trong chương trình.
Để đảm bảo tính thực hành giáo viên có nhiều hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh với nhiều dạng bài tập và có không ít những biện pháp thúc đẩy hoạt động tích cực của học sinh. Chẳng hạn: từ quan sát, bắt chước, nhận biết đến sáng tạo. Trong sáng tạo cũng từ sáng tạo bộ phận đến sáng tạo toàn thể. Dù xây dựng hệ thống bài tập nào cũng luôn nắm vững nguyên tắc: từ bài tập dẫn học sinh rút ra phương pháp làm bài tập làm văn, dùng bài tập để luyện kỹ năng cụ thể.
Để có thể làm được một bài văn hoàn chỉnh, học sinh cần luyện cách tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn, trong đó kỹ năng viết đoạn
là cơ bản nhất. Bởi một bài văn nghị luận chứng minh gồm nhiều đoạn văn, những đoạn văn ấy cùng hướng vào làm sáng tỏ vấn đề cần chứng minh. Và điều quan trọng là không phải cách viết đoạn văn nào cũng giống nhau mà phụ thuộc vào yêu cầu, chức năng, vai trò của đoạn văn để có cách viết phù hợp. Qua đoạn văn chứng minh cụ thể, làm cho học sinh có được thao tác chứng minh: nêu luận điểm (câu chốt), cách đưa và sắp xếp dẫn chứng, cách phân tích dẫn chứng... một cách rõ ràng, mạch lạc, có sức hấp dẫn và thuyết phục. Đó chính là những yếu tố cơ bản của kiểu bài nghị luận chứng minh.
Nói tóm lại, không thể có một bài văn chứng minh đúng và hay nếu như không dạy các em kỹ năng viết đoạn văn chứng minh.
Cơ sở thực tiễn.
Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 7 đã thể hiện được yêu cầu tích hợp ba phân môn Văn - Tiếng việt - Tập làm văn, tuy nhiên vẫn phải luôn tạo điều kiện cho việc đảm bảo yêu cầu riêng có tính chất tương đối độc lập của mỗi phân môn. Kiểu bài nghị luận chứng minh chương trình Ngữ văn 7 dành 4 bài với thời lượng là 5 tiết
Tiết 87, 88 Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh. Tiết 91 Cách làm bài văn nghị luận chứng minh.
Tiết 92 Luyện tập lập luận chứng minh.
Tiết 100 Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.
Nhìn vào chương trình và quá trình thực dạy, tôi nhận thấy chương trình có hướng đổi mới đó là chú ý đến kỹ năng thực hành luyện kỹ năng cho học sinh để có thể viết được một bài văn chứng minh.
Trong thực tế, việc viết đoạn văn của học sinh còn rất kém, nhất là văn nghị luận đối với các em học sinh lớp 7 - vốn đã quen với những đoạn văn tự sự, miêu tả, biểu cảm. Trong giờ dạy, giáo viên yêu cầu viết đoạn văn là các em rất ngại thậm chí ngại hơn viết cả bài. Vì viết cả bài không được ý nọ còn được ý
kia, còn nếu viết đoạn mà không biết cách viết sẽ không thành một đoạn văn cụ thể là đoạn văn chứng minh theo yêu cầu.
Với người giáo viên, sách giáo khoa vẫn là tài liệu quan trọng. Sách giáo khoa cung cấp cho người học những nguyên tắc, yêu cầu cần phải đạt tới của kiểu bài, của từng kỹ năng. Cho nên, vận dụng tốt sách giáo khoa là yêu cầu mà tất cả các giáo viên phải thực hiện. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu kỹ sách giáo khoa và đặt ra tiêu chí khi dạy bài nghị luận chứng minh:
+ Coi từng tiết dạy mà sách giáo khoa đã chia và sắp xếp theo từng bài là yêu cầu cần đạt của học sinh.
+ Bài tập nào của sách giáo khoa tốt thì tôi sử dụng khai thác, bài tập nào chưa hay thì không bắt buộc học sinh phải làm.
+ Tôi quan niệm bài tập rèn kỹ năng viết đoạn tốt phải vừa sức với tâm lý và nhận thức của lứa tuổi học sinh, phải thể hiện được tính chất, yêu cầu tích hợp của bộ môn.
Dựa trên những cơ sở đó, tôi xác lập một hệ thống bài tập cụ thể như sau
Bài tập nhận biết đoạn văn chứng minh.
Bài tập luyện viết đoạn mở bài, đoạn kết bài.
Bài tập luyện các kỹ năng cơ bản để viết đoạn văn chứng minh
Bài tập chọn dẫn chứng.
Bài tập sắp xếp dẫn chứng.
Bài tập phân tích dẫn chứng.
Bài tập diễn đạt.
Bài tập chữa lỗi sai.
Dạng bài tập chữa lỗi sai như sai về dẫn chứng, sai về diễn đạt, trình bày..., tôi kết hợp đưa vào cùng với các dạng bài trên.
Với hệ thống bài tập như trên, tôi sử dụng để:
Vào bài mới.
Dạy trên lớp - củng cố lý thuyết.
Dạy trong giờ rèn luyện kỹ năng.
Giao bài về nhà để học sinh luyện viết.
Một số bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn chứng minh:
Trước khi luyện viết đoạn văn, học sinh đã được rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho một bài văn chứng minh cụ thể. Chính vì vậy, ở phần này, tôi chỉ đưa ra hệ thống bài tập với mục đích rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn chứng minh.
Bài tập nhận biết đoạn văn và đoạn văn chứng minh
Thực tế, học sinh đã biết một đoạn văn qua tìm hiểu các văn bản (giờ văn học), qua các tiết học tiếng Việt với yêu cầu viết đoạn văn. Nhưng với học sinh lớp 7, chưa có tiết học dành riêng cho việc tìm hiểu thế nào là đoạn văn. Vì vậy, để giúp các em hiểu rõ, nắm vững thế nào là đoạn văn, tôi ra dạng bài tập này:
Bài tập 1: Những tập hợp sau đây có thể coi là đoạn văn không?
Hồ Chí Minh là một trong những tên tuổi sáng ngời nhất của dân tộc Việt Nam. "Những trò lố hay Va ren và Phan Bội Châu" là tác phẩm viết bằng tiếng Pháp của Người.
Bài thơ "Qua đèo Ngang" là bức tranh đẹp về một vùng non nước. Cụm từ "Ta với ta" tả nỗi buồn của một con người, cảm thấy lẻ loi, cô đơn giữa một không gian bao la trời mây nước. Đọc "Qua đèo Ngang" ta được thấy phong cách thơ trang nhã, điêu luyện rất tiêu biểu cho thơ Đường luật của Bà Huyện Thanh Quan.
Gần trưa, chúng tôi mới đến trường học, tôi dắt em đến lớp 4B, cô giáo Tâm đang giảng bài. Chúng tôi đứng nép vào gốc cây trước cửa lớp, em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch. Rồi em bật khóc thút thít.
(Khánh Hoài - Ngữ văn 7)
Hướng dẫn:
Học sinh sẽ nhận ra cả ba tập hợp trên xét về hình thức là đoạn văn. Xét về nội dung (a), (b) chưa đảm bảo.
+ Hai câu văn tập hợp (a) chưa có sự liên kết.
+ Tập hợp (b) có vẻ mang dáng dấp của một đoạn văn khá rõ với câu đầu tiên như là một câu có vai trò mở ra đề tài của đoạn. Nhưng những câu viết sau không gắn bó gì với đề tài ấy (mặc dù cả 3 câu đề viết về bài thơ “Qua Đèo Ngang”).
Chỉ có tập hợp (c) xét về cả nội dung và hình thức đảm bảo là một đoạn văn (nội dung: kể việc anh em Thuỷ, Thành đến trường chia tay cô giáo).
Giáo viên chốt (cung cấp kiến thức): Vậy đoạn văn là thế nào?
“Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.”
(Ngữ văn 8- tập I)
Khi đã có khái niệm về đoạn văn, các em cần phân biệt đoạn văn chứng minh khác với các đoạn văn khác nên tôi đưa bài tập 2
Bài tập 2: Chọn đáp án đúng nhất.
"Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thân mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng nhưng trái lại, lại nức mùi hương man mác.”
(Mùa xuân của tôi-Vũ Bằng)
Đoạn văn tự sự.
Đoạn văn miêu tả.
Đoạn văn biểu cảm.
Đoạn văn chứng minh.
“Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”
(Tinh thần yêu nước củanhân dân ta-Hồ Chí Minh )
Đoạn văn tự sự.
Đoạn văn miêu tả.
Đoạn văn chứng minh.
Cả 3 A, B, C.
Hướng dẫn: Học sinh chọn đáp án C (cho cả 2 đoạn).
Với (a) giáo viên muốn nhắc lại cho học sinh về một đoạn văn biểu cảm.
Với (b) giáo viên giúp các em nhận rõ đây là đoạn văn chứng minh.
Đoạn văn chứng minh thường nêu lên một ý kiến và có những dẫn chứng, lý lẽ làm rõ ý kiến đó.
Bài tập luyện viết đoạn văn chứng minh.
Luyện viết đoạn mở bài.
Trước khi học kiểu bài nghị luận chứng minh, học sinh đã được học, được làm bài tập làm văn hoàn chỉnh như kiểu bài tự sự, miêu tả, biểu cảm. Đến kiểu bài chứng minh, cách viết có nhiều điểm khác và viết mở bài cũng có những yêu cầu khác phù hợp với kiểu bài nghị luận chứng minh. Như đã trình bày ở phần đầu: kiểu bài chứng minh là cơ sở cho các kiểu bài nghị luận khác. Vì vậy, việc rèn kỹ năng viết đoạn văn mở bài là điều cần thiết và sẽ là điều kiện thuận lợi cho học sinh làm các kiểu bài nghị luận sau này (giải thích, phân tích, nghị luận tổng hợp...).
* Yêu cầu:
Mở bài phải giới thiệu cho người đọc thấy rõ vấn đề sẽ chứng minh trong bài.
Mở bài nên gọn, tự nhiên, phù hợp với bài viết, gây được tâm thế cho cả người viết và người đọc.
Bài "Cách làm bài văn nghị luận chứng minh" (Sách giáo khoa ngữ văn 7) có hướng dẫn ba cách mở bài sau đây:
+ Đi thẳng vào vấn đề.
+ Suy từ cái chung đến cái riêng.
+ Suy từ tâm lý con người.
Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy các em được làm quen với ba cách mở bài trên, nhưng khi cho đề bài khác, các em rất vất vả, khó khăn khi thực hiện yêu cầu đầu tiên đó là viết mở bài. Các em không biết bắt đầu như thế nào? Viết cái gì? Viết ra sao?...
Sau khi các em làm quen với những cách mở bài trên, tôi đưa ra các đoạn văn mở bài sai để học sinh nhận ra lỗi sai. Từ đó, học sinh có thể hiểu được yêu cầu của đoạn văn mở bài và viết đúng.
Bài tập 1: Có hai đoạn mở bài cho đề chứng minh:
“Ca dao là tiếng hát về tình cảm gia đình đằm thắm và ngọt ngào.”
Trong gia đình Việt Nam có những tình cảm ngọt ngào và đằm thắm. Thứ tình cảm ngọt ngào, đằm thắm thiêng liêng ấy mà hầu như ai trong mỗi con người chúng ta đều có là tình cảm gia đình. Chính vì vậy, ta có thể khẳng định rằng: Ca dao là tiếng hát về tình cảm gia đình đằm thắm và ngọt ngào.
Chúng ta được lớn lên trong tình yêu thương của gia đình. Trong lời ru của bà, của mẹ. Lòng nhân ái của cha. Những tình cảm đó được dân gian gửi gắm vào ca dao.
Hãy nêu nhận xét của em về những mở bài đó.
Hướng dẫn:
Nêu được vấn đề chứng minh nhưng cách diễn đạt chưa đạt yêu cầu.
Câu (1), (2) diễn đạt còn vụng, luẩn quẩn, không thoát ý, lặp từ "ngọt ngào đằm thắm".
Câu (1), (2) chưa nói gì đến ca dao, vậy mà câu (3) đã khẳng định: "Ca dao là...".
Nêu vấn đề chứng minh song lại cụ thể, chi tiết, chưa có sức khái quát vấn đề. Sai ngữ pháp ở câu (2), (3).
* Giáo viên cho học sinh tham khảo các mở bài sau:
Cách 1: Để ca ngợi tình cảm của người lao động xưa, ca dao có nhiều bài nghe tha thiết và cảm động. Lời ca ngọt ngào và đằm thắm biết bao khi ngợi ca tình cảm gia đình.
Cách 2: Ca dao là cây đàn muôn điệu, là tiếng nói đời sống tình cảm tâm hồn người Việt xưa. Những lời ca ấy diễn tả thật chân thành và xúc động về tình cảm của con người. Và tiếng hát về tình cảm gia đình trong ca dao ngọt ngào và đằm thắm biết bao.
Cách 3: Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng trong trái tim mỗi chúng ta, là cơ sở để giáo dục nhân cách con người. Cha ông ta rất coi trọng tình cảm con người và để lại những lời ca thật ngọt ngào đằm thắm ngợi ca tình cảm thiêng liêng ấy.
* Giáo viên chốt lại cách viết mở bài:
Có nhiều cách mở bài:
Mở bài trực tiếp: Đi thẳng vào vấn đề chứng minh, đề bài yêu cầu chứng minh vấn đề gì thì viết luôn vấn đề đó. Cách này ngắn gọn, đúng vấn đề nhưng dễ khô khan.
Mở bài gián tiếp:
- Không đi thẳng vào vấn đề chứng minh mà dẫn dắt vấn đề bằng nhiều
cách:
+ Nêu xuất xứ của vấn đề chứng minh (Ví dụ: đề là câu ca dao thì dẫn từ
ca dao...).
+ Đưa ra một so sánh, một câu tục ngữ, ca dao, một câu nói hoặc trích dẫn thơ... (có nội dung tương đương).
+ Nêu lý do đưa đến bài viết (vấn đề chứng minh có cần thiết, có thiết thực với đời sống không?...)
- Sau phần dẫn dắt là phần:
+ Nêu vấn đề chứng minh.
+ Phạm vi chứng minh.
+ Trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp vấn đề chứng minh đã nêu ở đề bài.
Để có thể viết đúng, theo hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể thực hiện được yêu cầu. Song từ chỗ đạt yêu cầu ấy, học sinh cần vươn tới cái đích là viết hay. Vì vậy, giáo viên cần đưa ra các bài tập luyện diễn đạt - lựa chọn cách diễn đạt hay để phần mở bài đúng với vai trò của nó là làm cho người đọc có được ấn tượng ban đầu về bài viết, tạo âm hưởng chung cho toàn bài.
Bài tập 2: Để mở bài cho đề: Chứng minh: "Hình tượng Bác hồ là hình tượng đẹp trong thơ ca", có nhiều bạn đã viết.
Bác Hồ là vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta. Người là đề tài lớn trong thơ ca. Và trong thơ, ta bắt gặp hình tượng của Người.
Nhà thơ Bảo Định Giang có câu:
"Tháp mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ"
Con người đẹp ấy đã đi vào trong thơ và là một hình tượng đẹp.
Thơ với Bác là một sự kết hợp tuyệt vời. Thơ là cái đẹp của nghệ thuật, Bác là vẻ đẹp của cuộc đời. Thơ viết về Bác thì đúng là trong cái đẹp lại có cái đẹp. Hình tượng Bác là hình tượng đẹp trong thơ ca.
Xúc động trước tình cảm cao đẹp của Bác dành cho các anh bộ đội, Minh Huệ viết:"Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm".
Hình tượng Bác Hồ là hình tượng đẹp trong thơ ca.
Theo em mở bài nào hay?
Hướng dẫn:
Học sinh dễ dàng nhận thấy (2) và (3) là những mở bài hay.
Mở bài (1) đúng, không sai nhưng cách diễn đạt còn chung chung, chưa bắt được yêu cầu của đề bài.
Mở bài (4):
+ Dẫn câu thơ chưa có sức thuyết phục, chưa có sức khái quát so với yêu cầu của đề bài.
+ Giữa 2 câu sự liên kết còn lỏng lẻo.
Luyện viết đoạn kết bài.
Trong thực tế, tôi nhận thấy học sinh rất ít chú ý đến đoạn kết bài, chỉ tóm lược nội dung của bài hay liên hệ đôi câu công thức là xong. Đó là một thói quen xấu, làm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng bài viết. Vì thế, giáo viên cũng cần dành thời gian thích đáng để học sinh được luyện viết đoạn văn kết bài.
* Kết bài phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Phần kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần trên (thân bài).
Kết bài nêu ra ý kiến khái quát, tổng hợp, đánh giá vấn đề đã trình bày.
*Có 4 cách kết bài:
Tóm tắt nội dung đã nêu ở thân bài.
Phát triển: Mở rộng thêm vấn đề đặt ra trong đề bài.
Vận dụng: Nêu phương hướng, bài học áp dụng hay phát huy, khắc phục vấn đề nêu trong bài.
Liên tưởng: Mượn ý kiến tương tự, những ý có giá trị để thay thế cho lời tóm tắt của người làm bài.
Yêu cầu của kết bài cũng giống như mở bài, không chỉ đúng mà còn phải hay. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải luyện cho các em viết, phải cho các em ý thức được rằng nếu chưa có một kết bài ưng ý thì chưa bằng lòng vì bài viết chưa hoàn chỉnh.
Trong bài "Cách làm bài văn nghị luận chứng minh" có hướng dẫn viết đoạn kết bài tôi đưa ra một số bài tập như sau:
Bài tập 1: Nêu nhận xét của em về các đoạn kết bài của đề bài: Chứng minh "Ca dao là tiếng hát về tình cảm gia đình đằm thắm và ngọt ngào".
Kết bài 1: Những tình cảm trên chứng tỏ một tình cảm gia đình đằm thắm và ngọt ngào, thể hiện bằng những câu ca dao. Kết bài 2: Tình cảm gia đình gắn bó ngọt ngào, đằm thắm được thể hiện rõ trong ca dao như những lời ca ngọt ngào, đằm thắm nhất. Thể hiện trong cuộc sống hàng ngày những tình cảm trong sáng.
Hướng dẫn: Cả 2 kết bài đều chưa đạt yêu cầu, chưa gây được tình cảm ấn tượng, tạo dư âm cho người đọc về bài viết.
Kết bài 1: Nhắc lại nội dung của vấn đề chứng minh - diễn đạt vụng về.
Kết bài 2: Lỗi lặp từ, diễn đạt không thoát ý.
Bài tập 2: Để kết bài cho đề: Chứng minh “Ca dao là tiếng hát về tình cảm gia đình đằm thắm và ngọt ngào”, em thích đoạn viết nào hơn.
Kính trọng, biết ơn ông bà tổ tiên, ghi nhớ công lao của cha mẹ, tình anh em gắn bó, nghĩa vợ chồng thuỷ chung son sắt. Đó là những tình cảm gia đình được ca dao diễn tả một cách bình dị, mộc mạc mà chân thành thấm thía. Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp của con người Việt Nam để chúng ta tự hào, trân trọng và gìn giữ mãi mãi với thời gian.
Với lời ca nhẹ nhàng, đằm thắm, ca dao giúp ta hiểu, thấm thía hơn về tình cảm gia đình - tình cảm thiêng liêng nhất trong mỗi con người. Chúng ta phải sống sao cho đẹp, sống sao cho tốt để hạnh phúc gia đình mãi mãi bên ta.
Những bài ca dao trên tuy chưa phải là nhiều so với kho tàng ca dao Việt Nam, song cũng phần nào nói lên được tình cảm gia đình gắn bó, yêu thương. Từ lâu, những tình cảm ấy đã in đậm trong tim mỗi người dân Việt Nam, để rồi trở thành một truyền thống quý báu, tốt đẹp như lời của một bài hát nhẹ nhàng, tha thiết mà thấm thía: "Gia đình, gia đình vương vấn bước chân ra đi, ấm áp trái tim quay về”
Học sinh trình bày ý kiến về cảm nhận của mình. Đây là những kết bài hay, phù hợp với yêu cầu của đề bài, tạo được ấn tượng tốt cho người đọc.
Bài tập 3: Hãy viết ít nhất hai kết bài cho đề bài sau:
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Sau khi đã được giáo viên hướng dẫn, học sinh viết được những đoạn kết bài như sau:
Lòng biết ơn "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" - là phẩm chất đạo đức vô cùng cao quý và cần có trong mỗi con người. Nó sẽ trở nên sâu sắc, ý nghĩa khi được thể h

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_trong_viec_huong_dan_hoc_sinh_lop_7_viet_do.docx
  • pdf1-SKKN_môn_Ngữ_văn-Hoàng_Diệu_Thúy.pdf