SKKN Kinh nghiệm tổ chức hội vui học tập cho học sinh khối 8 đạt hiệu quả

SKKN Kinh nghiệm tổ chức hội vui học tập cho học sinh khối 8 đạt hiệu quả

Để xác định vị trí của thanh thiếu niên và nhi đồng trong sự nghiệp bảo vệ, phát triển đất nước,Đảng ta đã từng nhấn mạnh:“Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.Theo đó việc giáo dục,bồi dưỡng thanh thiếu niên và nhi đồng là một trong những nhiệm vụ được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm.Hệ thống các môn học trong và ngoài nhà trường đóng vai trò chủ yếu trong việc giáo dục thế hệ trẻ.Trong đó phải kể đến hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng kĩ năng biểu cảm của con người,kĩ năng giao tiếp,kĩ năng sống . . đã trở nên hết sức phổ biến và cần thiết với mọi đối tượng,mọi lứa tuổi. Như vậy,việc đưa HĐNGLL vào trường học cũng không nằm ngoài mục đích góp phần bồi dưỡng năng khiếu,phát huy tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ cho học sinh,cũng như khả năng thẩm mỹ của các em về cái đẹp, cái thiện.Vì thế, HĐNGLL trở thành một môn học có tác dụng rất lớn đối với con người, nhất là đối với các em học sinh trung học cơ sở,là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức,thẩm mĩ nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo,tạo cơ sở hình thành nhân cách con người Việt Nam mới.

 

doc 24 trang thuychi01 8171
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức hội vui học tập cho học sinh khối 8 đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TRANG
A. Mở đầu
2
I. Lí do chọn đề tài
2
II. Mục đích nghiên cứu
2
III. Đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu
3
1. Đối tượng nghiên cứu
3
2. Phương pháp nghiên cứu
3
B. Nội dung sáng kiến
3
I. Cơ sở lí luận
3
II. Thực trạng vấn đề
4
III. Giải pháp thực hiện. Kinh nghiệm đúc rút
5
1. Làm tốt công tác tham mưu 
5
2. Đầu tư xây dựng kế hoạch, chương trình mang tính khoa học, khả thi cao
5
3. Phát huy vai trò, nhiệm vụ các thành phần tham gia
5
4. Vận dụng, tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa “Hội vui học tập”
8
5. Kết quả nghiên cứu
19
C. Kết luận, kiến nghị
20
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Để xác định vị trí của thanh thiếu niên và nhi đồng trong sự nghiệp bảo vệ, phát triển đất nước,Đảng ta đã từng nhấn mạnh:“Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.Theo đó việc giáo dục,bồi dưỡng thanh thiếu niên và nhi đồng là một trong những nhiệm vụ được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm.Hệ thống các môn học trong và ngoài nhà trường đóng vai trò chủ yếu trong việc giáo dục thế hệ trẻ.Trong đó phải kể đến hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng kĩ năng biểu cảm của con người,kĩ năng giao tiếp,kĩ năng sống .. . đã trở nên hết sức phổ biến và cần thiết với mọi đối tượng,mọi lứa tuổi. Như vậy,việc đưa HĐNGLL vào trường học cũng không nằm ngoài mục đích góp phần bồi dưỡng năng khiếu,phát huy tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ cho học sinh,cũng như khả năng thẩm mỹ của các em về cái đẹp, cái thiện.Vì thế, HĐNGLL trở thành một môn học có tác dụng rất lớn đối với con người, nhất là đối với các em học sinh trung học cơ sở,là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức,thẩm mĩ nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo,tạo cơ sở hình thành nhân cách con người Việt Nam mới. 
Đặc biệt đối với môn học này,là một bộ môn nghệ thuật mang tính sáng tạo cao.Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy hết khả năng của học sinh,giúp các em thể hiện được năng lực của bản thân và tự tin khi tham gia hoạt động tập thể cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
 Là một giáo viên bộ môn Âm nhạc nhiều năm đứng lớp và trực tiếp phụ trách hoạt động ngoại khoá của học sinh,tôi nhận thấy ngoài việc cung cấp cho các em kiến thức văn hoá còn rất cần rèn cho các em các kĩ năng sống,kĩ năng giao tiếp ứng xử,kĩ năng xử lí tình huống,kích thích sự ham thích,say mê của học sinh.Để làm được điều đó thì giáo viên phải phát huy được sự tích cực, khơi dậy được sự sáng tạo của các em trong quá trình hoạt động.Chính vì lí do đó tôi đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu và tổ chức thành công nhiều buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong phạm vi của đề tài này,tôi xin trao đổi cùng đồng nghiệp về “Kinh nghiệm tổ chức hội vui học tập cho học sinh khối 8 đạt hiệu quả” 
II. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm
 Đề tài nhằm mục đích giáo dục,nâng cao nhận thức cho học sinh về ý nghĩa của hội vui học tập.Đồng thời rèn luyện cho các em những kĩ năng cơ bản trong giao tiếp. 
III. Đối tượng nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu 
 1. Đối tượng nghiên cứu: 55 học sinh lớp 8 trong trường THCS tôi công tác.
 2. Phương pháp nghiên cứu: 
 2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
 - Đọc tài liệu để hệ thống hóa lý luận làm cơ sở cho nghiên cứu thực tế. 
 - Đọc và nghiên cứu tài liệu về các môn học và môn HĐNGLL ở trường THCS.
 2.2. Phương pháp điều tra: 
 - Điều tra đối tượng học sinh lớp 8 để xác định năng lực nắm bắt kiến thức văn hoá,kĩ năng giao tiếp ứng xử,kĩ năng xử lí tình huống để có cơ sở xây dựng chương trình buổi hoạt động ngoại khoá.
 - Điều tra những thuận lợi,khó khăn về cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức thành công các buổi ngoại khoá. 
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Cơ sở lí luận:
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học trên lớp, tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.
 Theo luận điểm của tâm lí học, hoạt động và giao tiếp là nhân tố chủ yếu trong sự hình thành và phát triển nhân cách.Ở trường các hoạt động ngoài giờ như:Hoạt động văn nghệ, hoạt động thể dục thể thao, hội vui kể chuyện,hội vui học tập, các câu lạc bộ cùng các quan hệ giao tiếp của học sinh là điều kiện để các em rèn luyện hành vi, thái độ, tình cảm và củng cố kiến thức một cách chắc chắn hơn.
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp được tổ chức trong mối quan hệ của tập thể diễn ra dưới các hình thức đa dạng và phong phú,các mối quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân với cá nhân,cá nhân với nhóm,nhóm với tập thể  tạo cho các em phát triển được kỹ năng về giao tiếp, kỹ năng xử lí tình huống được tốt hơn.
 Đối với học sinh cấp trung học cơ sở,thời gian hoạt động ngoài giờ lên lớp chiếm một phần không nhỏ. Do đó ở lứa tuổi này các em được hoạt động theo nội dung khoa học hợp lí,đúng cách, đúng lúc thì hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ đem lại tác dụng tích cực, phát triển năng khiếu, khả năng ghi nhớ, sự kiên trì và các kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá, kĩ năng tổ chức quản lí và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể hoạt động kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện,phát triển hành vi và công tác xã hội. 
 Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh chính là tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động văn hoá xã hội, chính điều này đã tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh trung học cơ sở. Mặt khác, giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của các em. Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia hoạt động, tạo niềm tin trong cuộc sống.
II .Thực trạng vấn đề:
 Ở trường trung học cơ sở, khi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp nhiều khi giáo viên mới chỉ tổ chức dưới hình thức chiếu lệ, chưa thu hút được số đông học sinh tham gia. Mặt khác trong quá trình lên lớp, giáo viên chỉ mới cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản của môn học chứ chưa rèn luyện cho các em được các kĩ năng tổ chức các hoạt động vui chơi, việc phát huy được tính tích cực, sáng tạo của các em còn nghèo nàn. Hay nói cách khác là hầu hết giáo viên còn lúng túng, chưa tìm ra cách thức riêng, phương pháp phù hợp để khơi dậy sự ham thích, say mê của học sinh khi tham gia hoạt động.
 Thường thì sau khi phát động một hoạt động nào đó học sinh ở từng lớp sẽ phải tự lựa chọn các cá nhân thích hợp, tự lựa chọn tiết mục và luyện tập với nhau. Do tính chất hình thức của các hoạt động chưa gây được hứng thú và sự yêu thích cho học sinh nên các tiết mục văn nghệ thường được chuẩn bị một cách sơ sài, đối phó, ít có sự đầu tư kỹ lưỡng.
 Trước khi đưa ra thực hiện đề tài này năm học 2015 - 2016, lồng ghép vào vào dịp 20/11, tôi đã làm một cuộc khảo sát (lần 1) với học sinh trong nhà trường về cách tổ chức hội thi hội vui học tập cho học sinh khối 8 và kết quả như sau: 
Kết quả thu được cụ thể tỉ lệ % hiểu biết như sau:
Khối
Sĩ số
HS tham gia hội thi ở mức độ tốt
HS tham gia hội thi ở mức độ khá
HS tham gia hội thi ở mức độ trung bình
HS không thích tham gia hội thi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
58
5
8.6
10
17.2
25
43.1
18
31
Theo tôi nguyên nhân của tình trạng này là:
 - Do nội dung chương trình của môn hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thực sự thu hút được nhu cầu của lứa tuổi học sinh.
 - Do giáo viên phụ trách hoạt động ngoại khoá chưa đầu tư, chưa tích luỹ được kinh nghiệm, chưa làm tốt công tác tham mưu với BGH và giáo viên bộ môn.
 - Do nhà trường chưa có yêu cầu cao về chất lượng, hiệu quả của các buổi hoạt động ngoại khoá.
III. Giải phápthực hiện. Kinh nghiệm đúc rút:
 1. Làm tốt công tác tham mưu:
 - Trước hết Ban giám hiệu nhà trường có sự quan tâm đúng mức, tạo điều kiện về thời gian kinh phí hoạt động cho giáo viên phụ trách thực hiện các chương trình ngoại khoá cho học sinh trong nhà trường.
 - Giáo viên bộ môn: Đầu tư để xây dựng hệ thống các câu hỏi vừa mang đặc trưng kiến thức bộ môn vừa bám sát với thực tế cuộc sống, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi.
 - Giáo viên chủ nhiệm: Tuyên truyền về hoạt động và cách thức tổ chức hội thi đến với các em, đồng thời hướng dẫn các em ôn tập kiến thức các môn, thành lập đội thi của lớp mình. Ngoài ra còn tham mưu với tổ chức đoàn xã hỗ trợ thêm một số phương tiện hoạt động.
 - Giáo viên phụ trách ngoại khoá: Để đưa được những kiến thức các môn học vào chương trình sinh hoạt ngoại khoá của hội thi cho học sinh, giáo viên phụ trách phải có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, mà vấn đề đầu tiên phải làm là sưu tầm và chọn lọc các nội dung câu hỏi, lĩnh vực hoạt động xã hội, đảm bảo tính hợp lý, tính vừa sức, giúp các các em có thể trả lời nhanh, trực tiếp. Hơn hết có thể thông qua đó để giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, rèn cho các em kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng hợp tác. 
 2. Đầu tư xây dựng kế hoạch chương trình mang tính khoa học, khả thi cao: 
 Để tổ chức tốt chương trình“Hội vui học tập”trong các chương trình ngoại khoá, việc xây dựng kế hoạch phải đảm bảo một số yêu cầu sau: 
 - Nội dung chương trình đảm bảo, bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa, khoa học, rõ ràng và thể hiện tính vừa sức đối với các em.
 - Hình thức tổ chức cần phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh.
 - Đồ dùng cần thiết phục vụ chương trình phải đảm thẩm mĩ, gây ấn tượng đối với các em.
 3. Phát huy vai trò, nhiệm vụ các thành phần tham gia: 
 - Để tổ chức hội thi cho học sinh trường THCS với số lượng rất đông và số lượng
kiến thức khá nhiều thì giáo viên phụ trách phải có sự kết hợp với giáo viên bộ môn và một số giáo viên chủ nhiệm lớp, đặc biệt là phát huy vai trò làm chủ của đội ngũ Ban chỉ huy liên đội. Giáo viên phụ trách đội sẽ tập huấn các em cán bộ lớp, sau đó các em sẽ tổ chức lại cho các bạn ở lớp mình vào các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ và sinh hoạt lớp cuối tuần.
 - Việc tổ chức hội vui học tập dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hái hoa dân chủ, Rung chuông vàng, Trò chơi ô chữ  
 - Giáo viên bộ môn: Có thể kết hợp đôn đốc học sinh bằng cách cho học sinh ôn lại các kiến thức của môn học này xen kẽ vào các giờ ôn tập giờ dạy trên lớp, giới thiệu thêm tài liệu để các em tham khảo. Như vậy việc củng cố kiến thức của các em sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. 
 - Giáo viên phụ trách ngoại khoá tổ chức các cuộc thi, thi tìm hiểu về hội vui học tập cho học sinh trường THCS. Phải biết kết hợp lựa chọn và đa dạng hoá các hình thức tổ chức.
 Ví dụ:
 + Thi trò chơi ô chữ:
Ở hình thức này các em học sinh tham gia tìm hiểu những ô chữ kì diệu theo từng chủ điểm giúp các em lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến thức, rèn luyện cho các em kĩ năng tư duy óc phán đoán khi tìm tiếng, từ.
Cách thưc tổ chức:
Đoán từ hàng ngang ra từ hàng dọc.
Đoán từ hàng ngang ra từ chìa khoá.
Với mỗi câu trả lời đúng từ hàng ngang,các em sẽ được nhận phần thưởng. Tìm ra từ chìa khoá sẽ được nhận phần thưởng gấp đôi.
Hàng ngang 1
Hàng ngang 2
Hàng ngang 3
Hàng ngang 4
Hàng ngang 5
Hàng ngang 6
Hàng ngang 7
 Từ khoá
Ô chữ:
 + Thi hát hái hoa dân chủ:
 Sử dụng hình thức này giúp các em học sinh được tham gia với số lượng nhiều, nhanh qua trò chơi các em được rèn luyện về khả năng phản xạ và kĩ năng tư duy cao.
Các câu hỏi được gắn vào những bông hoa theo màu sắc khác nhau. Các em tự chọn bông hoa cho mình, trả lời đúng được nhận phần thưởng từ ban tổ chức.
Câu 1: Loại vũ khí đánh xe tăng của chiến sĩ quyết tử thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp có tên là gì ? (Bom ba càng) 
Câu 2: Trong cơ thể người tề bào nào có kích thước dài nhất ? (Tế bào thần kinh )
Câu 3: Việt Nam thuộc châu Á và nằm trong khu vực nào ? (Đông Nam Á )
+ Hình thức tổ chức Hội vui học tập:
 Để giúp các em học sinh ôn lại kiến thức các môn học thì việc tổ chức cho các em tham gia vào“Hội vui học tập” là điều cần thiết. Hình thức này tuy có mất nhiều thời gian hơn so với hình thức khác nhưng lại giúp các em ôn lại kiến thức một cách hệ thống. Rèn luyện kĩ năng phản xạ nhanh, kĩ năng giao tiếp. Thường sử dụng hình thức này trong những tháng thi đua cao điểm.
- Cách thức tổ chức: Được tổ chức từ các tập thể lớp, chi đội đến liên đội với các phần thi:
Phần 1: Thi chào hỏi 
Phần 2: Thi kiến thức 
Phần 3: Thi năng khiếu 
Phần 4: Phần thi khán giả 
Phần 5: Phần thi hùng biện
- Dùng cờ màu sắc khác nhau: Lần trả lời đúng thứ nhất: 1 cờ đỏ 
Lần trả lời sau (do đội bạn trả lời sai) nếu trả lời đúng : 1 cờ xanh 
- Kết thúc các phần thi đội nào có nhiều cờ đỏ hơn thì đội đó sẽ thắng. Nếu hai đội có số cờ đỏ bằng nhau thì đội nào có nhiều cờ xanh hơn đội đó sẽ thắng. 
 + Phần thi dành cho khán giả:
 Phần thi này được tổ chức dưới hình thức: Để chuẩn bị cho phần thi này ban tổ chức sẽ phải chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến kiến thức môn ngoại ngữ (Tiếng Anh ). 
Câu 1: When did Scotland welcome the first female medical student in Great Britain?
 a. 1824	b. 1869	c. 1842
Câu 2: Which natural disaster causes loss of life or damage to property by water?
	 a. tornado	b. earthquake	c. flood	
Câu 3:. ..............is a way to communicate instantly by thought
 	a. using telepathy	b. emailing	c. meeting face - to - face
 Mỗi câu hỏi sẽ được ghi trên một lá phiếu, ban tổ chức sẽ gọi một khán giả bất kỳ ở phía dưới lên bốc thăm trả lời câu hỏi. Nếu khán giả đó không trả lời được thì sẽ gọi khán giả khác lên trả lời thay.
 Với khán giả trả lời đúng câu hỏi của ban tổ chức sẽ được nhân một đĩa CD hoặc một quyển sách để học tốt tiếng anh 8.
 + Tổ chức câu lạc bộ dân ca xứ Thanh:
 Câu lạc bộ âm nhạc là một dạng lớp học ngoại khoá, sinh hoạt vào tiết 3, 4 chiều thứ 6 hàng tuần.
 Giờ học câu lạc bộ không bắt buộc mà học sinh tự nguyện tham gia. Trong giờ sinh hoạt câu lạc bộ các em sẽ được cùng nhau tìm hiểu, học hỏi, nâng cao hiểu biết và kỹ năng hát dân ca nói chung đặc biệt là dân ca Thanh Hoá. Hoạt động câu lạc bộ sẽ giúp học sinh phát triển óc sáng tạo, khả năng tư duy và sự say mê với dân ca Thanh Hoá nói riêng và dân ca nói chung.
 Qua sinh hoạt câu lạc bộ dân ca, giáo viên âm nhạc sẽ có điều kiện chỉnh sửa kỹ hơn những thiếu sót của các em khi hát những bài dân ca Thanh Hoá và có điều kiện hướng dẫn động tác biểu diễn múa minh hoạ cho các em.
 Sinh hoạt trong câu lạc bộ dân ca sẽ giúp cho những em có năng khiếu âm nhạc, đặc biệt là những em có năng khiếu về dân ca bộc lộ hết khả năng của mình, có điều kiện học tập và sinh hoạt trong môi trường âm nhạc mà mình yêu thích. Điều hấp dẫn đối với học sinh khi tham gia vào hoạt động trong câu lạc bộ dân ca chính là các em được tham gia vào những trò chơi âm nhạc đầy lý thú như: Nghe giai điệu đoán bài hát, thi hát nối 
 Ví dụ: Giáo viên sẽ đánh trên đàn Organ trích đoạn của một số bài dân ca Thanh Hoá quen thuộc, các em sẽ đoán xem giai điệu đó là của bài dân ca nào và các em sẽ phải trình bày bài dân ca đó một cách hoàn chỉnh. Em nào thể hiện hay nhất và trả lời chính xác nhất về thông tin của bài hát sẽ giành được phần thưởng (Tượng trưng) của trò chơi 
 Qua những “trò chơi” như vậy sẽ giúp cho các em học sinh biết thêm nhiều bài dân ca Thanh Hoá hay và cũng để các em rèn luyện kỹ năng và thói quen ca hát của mình.
 4. Vận dụng tổ chức buổi hoạt động ngoại khoá “Hội vui học tập”:
 Sau một thời gian triển khai đề tài nghiên cứu tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Các chương trình ngoại khoá trong năm học vừa qua do tôi thực hiện đã được Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm đánh giá cao và thực sự tạo một sân chơi bổ ích và lí thú cho các em học sinh, đặc biệt là chương trình dành cho học sinh khối 8 đã góp phần củng cố, nâng cao kiến thức văn hoá rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử cho các em. Sau đây tôi xin giới thiệu một chương trình mà tôi đã thực hiện trong dịp 20-11 vừa qua tại trường chúng tôi để các đồng chí tham khảo.
CHƯƠNG TRÌNH “HỘI VUI HỌC TẬP”
Chủ đÒ: Ngàn hoa dâng tặng thầy cô
Nhân kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Học sinh nắm vững lại kiến thức các môn học trong chương trình chính khoá.
- Giao lưu, học hỏi và củng cố thêm về vốn kiến thức,nâng cao chất lượng học tập.
2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá, kĩ năng tổ chức quản lí và tham gia các hoạt động tập thể.
- Kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập,rèn luyện, phát triển hành vi và công tác xã hội.
3. Thái độ:
 Thông qua hội thi giúp các em có thái độ đúng đắn về động cơ học tập của mình. Qua đó kích thích sự ham học, ham hiểu biết của mình.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung:
- Nội dung các môn học trong chương trình lớp 8
- Xây dựng các câu hỏi – đáp án.
2. Hình thức hoạt động:
- Tổ chức dưới hình thức 3 đội thi, thi tìm hiểu về kiến thức các môn học.
- Thành phần đội thi: Mỗi đội gồm 4 người ( gồm 1 đội trưởng và 3 đội viên).
 Tất cả các thầy cô giáo trong hội đồng nhà trường và tất cả các khối lớp học sinh tham gia.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Giáo viên
a. Về phương tiện hoạt động
- Hệ thống chuông và đồng hồ bấm giờ
- Đèn chiếu, máy chiếu.
- Giáo viên phụ trách phải có hệ thống câu hỏi đáp án cụ thể.
- Chuẩn bị phần thưởng cho mỗi đội và khán giả
b. Về tổ chức
- Ban tổ chức gồm: Đại diện BGH nhà trường, đại diên hội phụ huynh học sinh 
- Cử người dẫn chương trình 
- Thư kí cuộc thi 1 người
- Trang trí: phông ảnh, khẩu hiệu chủ đề: “Ngàn hoa dâng tặng thầy cô” 
- Thành phần BGK gồm 3 người (không thuộc giáo viên chủ nhiệm).
2. Học sinh
a. Phương tiện hoạt động
- Giấy, bút học sinh
- Vốn hiểu biết về nội dung các môn học và những hiểu biết về văn hoá xã hội 
b. Về tổ chức
- Thành lập đội thi gồm 1 đội trưởng và 3 đội viên
- Đội thi phân công từng thành viên trong đội chịu trách nhiệm phần kiến thức phù hợp, vừa sức.
- Lớp trực phân công trang trí lễ đài, bàn ghế, hoa, khăn phủ bàn
IV TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động
- Tiết mục văn nghệ hát múa “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” do đội văn nghệ của trường thể hiện.
 - Người dẫn chương trình giới thiệu đại biểu, giới thiệu chủ đề chương trình buổi sinh hoạt ngoại khoá hôm nay, giới thiệu thành phần BGK gồm: Giám khảo số 1, giám khảo số 2 giám khảo số 3 giới thiệu cố vấn chương trình: Là giáo viên bộ môn khối 8. 
2. Phần thi cụ thể
 Người dẫn chương trình công bố trình tự cuộc thi:Gồm 4 phần chính và một phần dành cho khán giả:
 Phần 1: Khởi động 
 Phần 2: Vượt chướng ngại vật 
 Phần thi: Dành cho khán giả
 Phần 3: Tăng tốc 
 Phần 4: Về đích 
 Người dẫn chương trình nêu cách thức đánh giá và cho điểm:
 + Điểm cho mỗi phần khác nhau.Sau 5 phần thi thư kí sẽ tổng hợp điểm.
 + Mỗi câu trả lời đúng,chính xác đều có số điểm tương ứng.
 + Những câu có nhiều phương án trả lời nếu đội thi đưa ra không giống đáp án từ BGK có thể nhờ trợ giúp của ban cố vấn chương trình.
 + Đội thắng cuộc sẽ nhận được giải thưởng cao nhất của chương trình.
 Diễn biến phần thi:
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
Thời gian
Người dẫn chương trình
( DCT)
DCT
DCT
DCT
DCT
DCT
 Kính thưa các quí vị đại biểu !
 Kính thưa các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh thân mến !
 Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, tinh thần nhân đạo,uống nước nhớ nguồn,những truyền thống đó đã được hun đúc, xây dựng và ngày càng được nhân rộng. Ngày nay đất nước đang bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc giáo dục con người có đức,có tài là điều vô cùng quan trọng. Bởi vậy mỗi chúng ta càng phải giữ gìn và phát huy tích cực những truyền thống đạo đức quí báu của dân tộc.Trong đó truyền thống “Tôn sư trọng đạo”- một truyền thống góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc, nhân cách con người Việt Nam.Hôm nay trong trong không khí cả nước hướng về ngày hội nhà giáo Việt Nam 20-11, trường chúng ta tổ chức chương trình “Hội Vui học tốt” với chủ đề Ngàn hoa dâng tặng thầy

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_to_chuc_hoi_vui_hoc_tap_cho_hoc_sinh_khoi_8.doc