SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường THPT

SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường THPT

Vật lý là một môn học bắt buộc trong hệ thống các môn học của nhà trường PT ở nước ta hiện nay.Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường PT trong đó yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý là điều tất yếu.

 Qua điều tra thực tế bản thân tôi nhận thấy: Việc dạy và học theo chương trình mới có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên việc dạy và học nội khóa vẫn còn rất nặng nề, chưa kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh và chưa phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh. Do vậy để đạt được nội dung đề ra của nền giáo dục cần phải đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh củng cố các kiến thức học tập ở nội khóa và cần phải khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp hay còn gọi là hoạt động ngoại khóa. Đây là một hình thức dạy học mang lại hiệu quả cao nhưng hiện nay chưa được chú trọng ở các trường THPT nước ta. Nó không những giúp học sinh củng cố kiến thức đã học ở nội khóa mà còn giúp đào sâu, mở rộng kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Đây là điều mà nội khóa làm chưa tốt do điều kiện thời gian, phương tiện dạy học hay do sức ép thi cử [1]. Vì những lí do nói trên tôi xin đưa ra: “ Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường THPT”

 

doc 12 trang thuychi01 12752
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
 Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ
VIẾT TẮT
Giáo viên 
GV
Học sinh
HS
Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN
Phương pháp
PP
Trung học phổ thông
THPT
Sưu tầm
ST
Giáo dục công dân
GDCD
1. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài
Vật lý là một môn học bắt buộc trong hệ thống các môn học của nhà trường PT ở nước ta hiện nay.Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường PT trong đó yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý là điều tất yếu. 
 Qua điều tra thực tế bản thân tôi nhận thấy: Việc dạy và học theo chương trình mới có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên việc dạy và học nội khóa vẫn còn rất nặng nề, chưa kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh và chưa phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh. Do vậy để đạt được nội dung đề ra của nền giáo dục cần phải đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh củng cố các kiến thức học tập ở nội khóa và cần phải khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp hay còn gọi là hoạt động ngoại khóa. Đây là một hình thức dạy học mang lại hiệu quả cao nhưng hiện nay chưa được chú trọng ở các trường THPT nước ta. Nó không những giúp học sinh củng cố kiến thức đã học ở nội khóa mà còn giúp đào sâu, mở rộng kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Đây là điều mà nội khóa làm chưa tốt do điều kiện thời gian, phương tiện dạy học hay do sức ép thi cử [1]. Vì những lí do nói trên tôi xin đưa ra: “ Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường THPT” 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Kết hợp nhiều phương pháp dạy học nhằm gây hứng thu đối với môn học cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
	Học sinh THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp nhiều hình thức và phương pháp dạy học. PP dạy học theo dự án, PP dạy học tích hợp, PP tổ chức hoạt động ngoại khóa...
 Đọc và nghiên cứu tài liệu từ nhiều nguồn. Tích lũy kiến thức và kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp. 
1.5. Những điểm mới của SKKN.
Trong SKKN năm học 2012-2013 tôi mới chỉ xây dựng một kịch bản ngoại khóa mà nội dung có liên quan đến một bài học. Trong một số buổi ngoại khóa khác ở trường hầu như chúng tôi đều soạn nội dung chỉ liên quan đến kiến thức Vật lý. Nắm được vấn đề thực tế hiện nay, việc dạy học tích hợp liên môn đang được quan tâm nên trong năm học vừa qua chúng tôi đã đưa ra nội dung của một buổi ngoại khóa mà cả GV và HS phải vận dụng kiến thức của nhiều môn học mới giải quyết được vấn đề. Kịch bản ngoại khóa theo một dự án có liên quan đến kiến thức của nhiều môn học. Trong năm học vừa qua với dự án ngoại khóa này tôi đã tham gia thi viết bài “Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn” được giải khuyến khích cấp Tỉnh. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm thực tế của mình trong SKKN này.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lý luận của vấn đề:
 Nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề cấp thiết của giáo dục Việt nam trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta đã và đang có nhiều đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp dạy học. Chất lượng dạy học sẽ cao hơn khi nó kích thích được hứng thú, nhu cầu, sở thích và khả năng độc lập, tích cực tư duy, sáng tạo của học sinh. Để làm được điều đó bên cạnh việc đổi mới nội dung phương pháp dạy học thì sự phối hợp các hình thức tổ chức dạy học là một việc làm cần thiết. Trong nhà trường hiện nay điều đó chưa được quan tâm đúng mức và hình thức lên lớp là một hình thức phổ biến.
 Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học, là một dạng hoạt động của học sinh tiến hành ngoài giờ lên lớp chính thức ngoài phạm vi quy định của chương trình bộ môn nhằm hỗ trợ cho chương trình nội khóa, góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh. [1]
 2.2.Thực trạng của vấn đề: 
 Thực tiễn trong những năm gần đây ở các trường THPT hoạt động ngoại khóa Vật lý nói riêng và hoạt động ngoại khóa nói chung ít được các tổ chức, lãnh đạo Nhà trường quan tâm và giáo viên bộ môn chưa có sự đầu tư nhiều về thời gian và công sức cho hoạt động này. Về mặt lý luận, việc nghiên cứu các hình thức hoạt động ngoai khóa Vật lý trong Nhà trường TH PT cũng chưa nhận được sự quan tâm nghiên cứu thích đáng của các nhà dạy học bộ môn. Trong các tài liệu về phương pháp giảng dạy Vật lý cũng như trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, giáo trình hiện nay thì việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cũng ít được đề cập và các tài liệu này chưa nêu được các phương pháp cụ thể cho việc tổ chức ngoại khóa. [1]
2.3. Các SKKN đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
“ Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Vật lý ” – SKKN năm học 2012-2013.
“Phát huy tính sáng tạo, gây hứng thú học tập cho HS thông qua dạy học dự án kết hợp với hoạt động ngoại khóa môn Vật lý ở trường THPT”. – SKKN năm học 2015-2016.
Trong SKKN này tôi xin giới thiệu hình thức mới của một buổi ngoại khóa đó là vận dụng kiến thức liên môn cho một dự án.
2.3.1. Chủ đề buổi ngoại khóa
“GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI, ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.” BẰNG KIẾN THỨC: VẬT LÝ, ĐỊA LÝ, SINH HỌC, HÓA HỌC, LỊCH SỬ, NGỮ VĂN VÀ GDCD.
2.3.2. Kịch bản buổi ngoại khóa
{ Giới thiệu Đại biểu, khách mời thành phần tham gia buổi ngoại khóa}
MỞ ĐẦU:
Hiện nay khi cuộc sống ngày càng phát triển, những hoạt động của con người tác động đến môi trường, đến khí hậu dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu là vấn đề của cả thế giới, và đó là thách thức lớn đối với loài người. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Diễn biến của nó như thế nào?
Biến đổi khi hậu chính là quá trình thay đổi của thời tiết, khí hậu, có thể là do con người hoặc thiên nhiên gây ra. Những biểu hiện cụ thể mà chúng ta vẫn thường nghe đến chính là hiện tượng trái đất không ngừng nóng lên, hiệu ứng nhà kính, hiện tượng băng tan những điều đó đã ảnh hưởng hưởng không nhỏ đến môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồnChính con người đang lặng lẽ thay đổi khí hậu mà không biết.
Hằng năm ở mỗi quốc gia có rất nhiều cảnh báo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu như tỉ lệ gia tăng dân số một cách khủng khiếp, dịch bệnh tràn lan, môi trường bị suy thoái trầm trọng. Tất cả đều nằm ở ý thức của con người. Họ đang phá hủy chính cuộc sống mà họ tốn công xây dựng một cách “giấu mặt” như vậy. Thực trạng này thật đáng buồn nhưng mà chưa thể có phương án giải quyết cụ thể.
Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Những năm gần đây trên thế giới xuất hiện nhiều thiên tai như bão lũ, sóng thần, động đất, phun trào núi lửa một cách dày đặc. Những hiện tượng đó đã gây ra bao nhiêu đau thương và mất mát cho con người. Hơn hết có một điều mà có lẽ ai cũng nhận ra chính là sự xuất hiện của nhiều căn bệnh lạ. Đó cũng là do thời tiết đã và đang chuyển biến khiến dịch bệnh phát sinh.
Có lẽ nhiều người nghĩ rằng chuyện biến đổi khí hậu là chuyện của quốc gia, chúng ta không thể giải quyết được. Nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm, vì hành động của mỗi cá nhân cụ thể sẽ quyết định đến việc ảnh hưởng biến đổi khí hậu.
Nhận ra được tác hại vô cùng to lớn của biến đổi khí hậu, các cơ quan chức năng cần có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ chính cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp.
Có một học sinh lớp 8 trăn trở về vấn đề này đã viết bài thơ đang được cộng đồng mạng chia sẻ rất nhiều.
XIN ĐỔI KIẾP NÀY
Nếu được đổi kiếp này tôi xin hóa thành cây,
Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt.
Trong biển lửa bập bùng thấy mình cháy khét,
Thử sống kiếp độc tàn, thử sống kiên trung.
Nếu đổi được kiếp này tôi sẽ hóa ruộng đồng,
Nếm thử vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất,
Thử chịu bão giông, thử sâu, rầy, khô khát,
Thử ngập mặn, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng.
Nếu đổi kiếp này, tôi xin hóa đại dương,
Thử dầu hoang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối
Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói
Thử biết gồng mình, thử quằn quại đứng lên
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí
Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè
Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỷ
Thử tiếng ồn đinh tai, thử cái chết nặng nề
Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người!
Tôi nhận về bao nhiêu? Tôi lấy gì trả lại?
Tôi phá hoại những gì? Tôi đã từng hối cải?
Xin đổi được kiếp này...!
Trời đất có cho tôi???
 ( ST – Mạng xã hội)
Môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, thiên tai liên tiếp xảy ra... và hậu quả của nó rất nặng nề. Làm gì để góp phần bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Để làm được điều đó chúng ta cần phải có những kiến thức liên quan. Mời các em đến với buổi ngoại khóa với chủ đề: “ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI, ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.” do tổ Vật lý tổ chức.
NỘI DUNG BUỔI NGOẠI KHÓA GỒM 4 PHẦN CHÍNH
I. Báo cáo về tình trạng ô nhiễm môi trương, biến đổi khí hậu, cách phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ( Tài liệu - Phụ lục 1)
- Giáo viên đọc báo cáo đồng thời cho trình chiếu bản điện tử kèm hình ảnh trên máy chiếu.
II. Trò chơi giải ô chữ ( Phụ lục 2)
Hình thức chơi: Gồm 3 đội chơi mỗi đội 3 học sinh. GV gợi ý các từ hàng ngang. Các đội chơi đưa ra tín hiệu trả lời. Sau khi trả lời 8 từ hàng ngang các em có thể đưa ra tín hiệu trả lời từ hàng dọc. Sau khi đưa ra các từ ở ô chữ GV yêu cầu học sinh nêu khái niệm hoặc ý nghĩa của các từ đó sau đó GV đưa ra nội dung chính xác về các từ với mục đích cho các em nắm rõ và hiểu ý nghĩa các khái niệm.
III. Hài kịch về môi trường.
- Vở kịch có tựa đề “Làng Vũ Đại ngày nay” mang nội dung tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường do học sinh lớp 11 A4 thực hiện.
IV. Tổng kết và phát thưởng.
 Chấm điểm phân giải và phát thưởng cho các đội chơi. Thưởng cho các cá nhân tham gia trả lời câu hỏi.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và Nhà trường.
2.4.1. Đặc điểm, ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa: 
 Do sự hạn chế của thời gian lên lớp trong chương trình chính khóa đồng thời với sự gia tăng không ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức của học sinh với tính kế hoạch của chương trình. Để giải quyết mâu thuẫn này người ta tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển năng lực cá nhân và kích thích thiên hướng của các em về một mặt hoạt động nào đó.
 * Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức có đặc điểm:
 - Hoạt động ngoại khóa thực hiện ngoài giờ lên lớp, không mang tính bắt buộc.
 - Hoạt động ngoại khóa có thể tổ chức dưới nhiều dạng: Tập thể cả lớp, nhóm, dạng học tập, dạng vui chơi, dạng thường kỳ, dạng đột xuất nhân dịp kỷ niệm hay lễ hội.
 - Hoạt động ngoại khóa có thể được tổ chức theo những hình thức: Tổ ngoại khóa, câu lạc bộ, dạ hội khoa học, dạ hội nghệ thuật
 - Nội dung ngoại khóa rất đa dạng bao gồm cả về mặt văn hóa, khoa học công nghệ, thể dục thể thaonhằm giúp học sinh mở rộng, đào sâu làm phong phú thêm những điều đã được học trong chương trình nội khóa
 - Ngoại khóa do giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên và học sinh của một lớp hay một số lớp thực hiện. 
 Để tiến hành các hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự tổ chức chặt chẽ, tỉ mỉ của giáo viên, sự giúp đỡ của Nhà trường, của hội Cha mẹ học sinh và những tổ chức đỡ đầu, kết nghĩaBên cạnh đó giáo viên cần động viên sự tham gia nhiệt tình của tập thể học sinh, của mỗi cá nhân, cần tạo được những hạt nhân nòng cốt trong mỗi dạng hoạt động ngoại khóa.[1]
 2.4.2. Tác dụng của hoạt động ngoại khóa:
 - Tác dụng giáo dục: 
+ Hoạt động ngoại khóa góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh thần làm chủ và hợp tác trên những hoạt động thực tế. 
+ Hoạt động ngoại khóa làm cho làm cho quá trình dạy học bộ môn thêm phong phú, đa dạng làm cho việc học của học sinh thêm hứng thú, sinh động tạo cho học sinh lòng hăng say, yêu công việc đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của học sinh.
 - Tác dụng giáo dưỡng:
+ Hoạt động ngoại khóa góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh. Thông qua hoạt động ngoại khóa kiến thức học sinh thu nhận được sâu sắc hơn. Học sinh được mở rộng kiến thức và được thu nhận kiến thức dưới nhiều hình thức.[1]
	Bản thân tôi nhận thấy hoạt động ngoại khóa có những tác dụng rất lớn đối với học sinh. Bên cạnh những giờ học căng thẳng của chính khóa thì hoạt động ngoại khóa vô cùng ý nghĩa đây là một hình thức học mà chơi, chơi mà học giúp các em học sinh phát huy được nhiều kỹ năng trong cuộc sống, giúp tình cảm bạn bè cũng như tình cảm giữa GV và HS thêm gần gũi, gắn bó. Thông qua các buổi ngoại khóa chúng ta còn truyền tải nhiều thông điệp, tuyên truyền giáo dục cho HS về nhiều lĩnh vực. Ví dụ nội dung buổi ngoại khóa đưa ra trong SKKN này đã giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường, kỹ năng phòng chống thiên tai và biết cách ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút qua thực tế giảng dạy. Theo tôi hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa này có thể áp dụng cho tất cả các môn học khác. Với một buổi ngoại khóa cụ thể như thế giáo viên sẽ phải bổ sung rất nhiều kiến thức. Điều đó càng đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức nhanh, đầy đủ. Thông qua hoạt động ngoại khóa chúng ta có thể truyền tải được rất nhiều thông điệp bằng kiến thức của nhiều môn học. Ví dụ bằng các kiến thức văn học, lịch sử, địa lý, vật lý, GDCD.... ta có thể xây dựng một kịch bản ngoại khóa với chủ đề “ Bảo vệ chủ quyền Biển đảo quê hương”, bằng kiến thức văn học, lịch sử, GDCD... ta có thể tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,..... Với cách làm này các buổi ngoại khóa sẽ không còn đơn điệu là tổ nào tổ chức thì nội dung chỉ liên quan đến chuyên môn của tổ đó. Chúng ta có thể tổ chức những buổi ngoại khóa mà nội dung được lồng ghép nhiều vấn đề và được kết hợp từ các tổ chuyên môn với nhau. Đối với HS được tham gia một buổi ngoại khóa như thế này các em cũng sẽ bổ sung được rất nhiều kỹ năng và kiến thức của mình qua đó thấy được mối liên quan mật thiết giữa các môn học giúp các em có ý thức học đều các môn học hơn.
Tuy nhiên đây cũng chỉ là một kinh nghiệm nhỏ do bản thân đúc kết tôi thiết nghĩ sẽ không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp và của cấp trên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và có tính khả thi trong thực tế giảng dạy ở các trường THPT.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
3.2. Kiến nghị
Bản thân tôi xin được đề xuất với cấp trên hàng năm nên công bố các SKKN xuất sắc của ngành tới các đơn vị để cá nhân mỗi cán bộ giáo viên tham khảo và áp dụng.
Mọi góp ý và chia sẻ xin được gửi về địa chỉ Hồ Thị Minh – Giáo viên trường THPT Yên Định II – Thanh Hóa. Hoặc qua hộp thư điện tử: hominhyd2@gmail.com.
 Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2017
 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi viết không sao
 chép nội dung của người khác. 
 Người viết SKKN
Nguyễn Thị Nhung
 Hồ Thị Minh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] – Hồ Thị Minh - Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Vật Lý – SKKN năm học 2012-2013.
- Một số tư liệu khác được lấy từ nguồn internet- [Phụ lục 1].
- Ngoài ra bản thân đã đọc và nghiên cứu một số giáo trình
1.Vũ Cao Đàm - Phương pháp nghiên cứu khoa học - ĐHSP Hà Nội,1995.
2. Nguyễn Đức Thâm - Nguyễn Ngọc Hưng - Giáo trình tổ chức hoạt động nhận thức của học sịnh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông - ĐHSP Hà Nội, 2000.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hồ Thị Minh.
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Yên Định 2.
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại (A,B,
hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Kinh nghiệm giải BTVL hạt nhân.
Sở GD&ĐT
C
2003-2004
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Vật Lý.
Sở GD&ĐT
C
2012-2013
Rèn luyện KNS cho học sinh thông qua dạy học theo tinh thần dạy học dự án môn Vật lý ở trường THPT.
Sở GD&ĐT
B
2013-2014
Một số kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ở trường THPT.
Sở GD&ĐT
C
2014-2015
Phát huy tính sáng tạo, gây hứng thú học tập cho học sinh thông qua dạy học dự án kết hợp với hoạt động ngoại khóa.
Sở GD&ĐT
C
2015-2016
MỘT SỐ HÌNH ẢNH BUỔI NGOẠI KHÓA
 GV Hồ Thị Minh- tác giả kịch bản – dẫn chương trình 
 HS lớp 11A4 diễn kịch

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_o_truong_thpt.doc
  • docbìa SKKN minh.doc
  • docPHỤ LỤC SKKN- Minh.doc