SKKN Kinh nghiệm thiết kế và sử dụng đoạn phim khoa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở các chương tuần hoàn, hô hấp và thần kinh trong chương trình Sinh học lớp 8 tại trường THCS Tân Trường

SKKN Kinh nghiệm thiết kế và sử dụng đoạn phim khoa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở các chương tuần hoàn, hô hấp và thần kinh trong chương trình Sinh học lớp 8 tại trường THCS Tân Trường

Sinh học là môn học khoa học thực nghiệm, kiến thức sinh học được hình thành chủ yếu bằng phương pháp quan sát, mô tả, tìm tòi thực nghiệm Do đó, dạy học sinh học không chỉ có tranh ảnh, mô hình, vật mẫu, mà còn cần có những giải pháp khác hữu hiệu hơn nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.

 Bộ môn Sinh học 8 là một môn khoa học mang tính thực tiễn cao vì đây là môn học giúp các em khám phá chính cơ thể mình. Môn học giúp các em có những hiểu biết một cách khoa học về cấu tạo cơ thể, hiểu được tầm quan trọng của các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe để có ý thức và hành vi đúng đắn về bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, với cách truyền thụ kiến thức là bám sát nội dung sách giáo khoa(SGK), lấy các hình ảnh minh họa trong SGK để học sinh tự hình dung các quá trình sinh lí, sinh hóa xảy ra trong cơ thể, không tạo được ấn tượng sâu sắc trong nhận thức của học sinh. Vì ở độ tuổi từ 13 - 15 tuổi các em có những biến động về tâm lí, mâu thuẫn trong nhận thức. Ở độ tuồi này, học sinh rất thiếu tập trung, thiếu định hướng. Do đó, nếu chỉ sử dụng kênh nghe, quan sát hình ảnh trong SGK thôi thì hiệu quả dạy học sẽ không cao.

Trong xu thế và điều kiện dạy học hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, việc khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học là việc làm thường xuyên và cần thiết của mỗi giáo viên, đặc biệt với việc phổ cập mạng Internet trong trường học đã tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên khai thác thêm kênh thông tin phong phú, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

 

doc 17 trang thuychi01 15392
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm thiết kế và sử dụng đoạn phim khoa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở các chương tuần hoàn, hô hấp và thần kinh trong chương trình Sinh học lớp 8 tại trường THCS Tân Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Sinh học là môn học khoa học thực nghiệm, kiến thức sinh học được hình thành chủ yếu bằng phương pháp quan sát, mô tả, tìm tòi thực nghiệmDo đó, dạy học sinh học không chỉ có tranh ảnh, mô hình, vật mẫu, mà còn cần có những giải pháp khác hữu hiệu hơn nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. 
 Bộ môn Sinh học 8 là một môn khoa học mang tính thực tiễn cao vì đây là môn học giúp các em khám phá chính cơ thể mình. Môn học giúp các em có những hiểu biết một cách khoa học về cấu tạo cơ thể, hiểu được tầm quan trọng của các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe để có ý thức và hành vi đúng đắn về bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, với cách truyền thụ kiến thức là bám sát nội dung sách giáo khoa(SGK), lấy các hình ảnh minh họa trong SGK để học sinh tự hình dung các quá trình sinh lí, sinh hóa xảy ra trong cơ thể, không tạo được ấn tượng sâu sắc trong nhận thức của học sinh. Vì ở độ tuổi từ 13 - 15 tuổi các em có những biến động về tâm lí, mâu thuẫn trong nhận thức. Ở độ tuồi này, học sinh rất thiếu tập trung, thiếu định hướng. Do đó, nếu chỉ sử dụng kênh nghe, quan sát hình ảnh trong SGK thôi thì hiệu quả dạy học sẽ không cao.
Trong xu thế và điều kiện dạy học hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, việc khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học là việc làm thường xuyên và cần thiết của mỗi giáo viên, đặc biệt với việc phổ cập mạng Internet trong trường học đã tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên khai thác thêm kênh thông tin phong phú, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. 
Việc khai thác, thiết kế và sử dụng đoạn phim khoa học làm cho học sinh hứng thú hơn, làm tăng hiệu quả nhận thức bài học của học sinh. Đồng thời cũng thúc đẩy tính tích cực sáng tạo, yêu thích khoa học ở các em.
Điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu và thử nghiệm đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN): “ Kinh nghiệm thiết kế và sử dụng đoạn phim khoa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở các chương tuần hoàn, hô hấp và thần kinh trong chương trình sinh học lớp 8 tại trường THCS Tân Trường”.
Mục đích nghiên cứu:
 Tôi nguyên cứu đề tài này nhằm giúp các em học sinh có được hình ảnh khoa học, trực quan, sinh động, từ đó các em hứng thú hơn, tiếp thu tốt hơn trong học tập, kích thích sự khám phá khoa học cho học sinh. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở chương trình sinh học lớp 8. Đồng thời cũng tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học ở thời đại cuộc cách mạng 4.0.
Đối tượng nghiên cứu: 
 Đề tài nguyên cứu và tổng kết việc sử dụng đoạn phim khoa học trong chương trình sinh học 8; chương III: tuần hoàn; chương IX. Thần kinh và giác quan .
Phương pháp nghiên cứu:
 Dùng phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu về kết quả khảo sát và kết quả học tập để đánh giá mức độ hiệu quả của đề tài.
NỘI DUNG:
Cơ sở lý luận: 
Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật nói chung và sinh học nói riêng, hàng ngày, hàng giờ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, lượng thông tin, tri thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong phú và vươn tới đỉnh cao của nó. Học sinh không chỉ đơn thuần lĩnh hội kiến thức khoa học thông qua những tiết học trên lớp mà còn được tiếp cận và nắm bắt qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: truyền hình, báo, đài và đặc biệt là qua mạng Internet ... Đứng trước thực tế đó, nếu giáo viên chỉ lên lớp với phấn trắng, bảng đen và chỉ khai thác kênh chữ, kênh hình trong sách giáo khoa thì tiết học dễ trở nên nhàm chán, khô khan, không kích thích được hứng thú học tập của học sinh. 
 Việc thiết kế và sử dụng đoạn phim khoa học vào dạy học trong thời đại cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay là rất cần thiết, giúp học sinh hiểu được bản chất vấn đề và hứng thú hơn trong học tập, đồng thời giúp giáo viên cập nhập kiến thức thường xuyên, đưa công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet vào dạy học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
 Môn Sinh học là môn học tìm hiểu về sự sống, môn học mang tính thực nghiệm cao, các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra liên tục trong các cơ thể sống. Do đó việc cho học sinh hiểu rõ bản chất của các quá trình đó cần phải có nhiều phương pháp như: sử dụng kết hợp các kênh chữ, kênh hình, thí nghiệm thực hành, trong đó biện pháp mang lại hiệu quả cao là sử dụng đoạn phim khoa học để giảng dạy.
 Môn Sinh học lớp 8 là môn học tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo, chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường. Trong đó có các quá trình sinh lý, sinh hóa xảy ra liên tục trong các hệ cơ quan như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, thần kinhCác quá trình này nếu giáo viên chỉ trình bày trên kênh chữ và hình ảnh có sẵn trong sách giáo khoa thì rất trừu tượng, học sinh rất khó hiểu được bản chất của các quá trình đó, đồng thời cũng không cập nhập được những kiến thức sinh học hiện đại. Việc thiết kế và sử dụng đoạn phim khoa học vào giảng dạy ở môn Sinh học lớp 8 tôi thấy là cần thiết giúp các em học sinh có được hình ảnh đầy đủ và chính xác các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cơ thể. 
 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng đề tài:
 Trong quá trình dạy học môn Sinh học lớp 8, tôi nhận thấy học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh hội tri thức vì kiến thức tương đối khó và trừu tượng, đặc biệt là diễn biến của các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cơ thể, tỉ lệ học sinh điểm yếu và kém chiếm khá cao, nhiều em không có hứng thú với môn học.
 Vào đầu năm học 2017-2018 tôi đã tiến hành khảo sát 95 học sinh lớp 8 , kết quả thu được như sau: 
 Bảng 1: Kết quả khảo sát về học lực 
Tổng số HS
Điểm
0 - < 3,5
Điểm
3,5 - < 5
Điểm
5 - < 6,5
Điểm
6,5 – 8,5
Điểm
9 - 10
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
 95
 5
5,3
 34
35,8
 35
36,8
 16
16,8
 5
5,3 
 Bảng 2: Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú trong học tập bộ môn
Tổng Số HS
Không hứng thú
Hứng thú ở mức bình thường
Hứng thú ở mức độ cao
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
95
12
12,6
36
37,9
47
49,5
 Từ bảng 1 và bảng 2 ta thấy có sự tương quan giữa mức độ hứng thú học tập với kết quả học tập của học sinh, đa số học sinh không hứng thú trong học tập bộ môn đều có kết quả học tập kém, như vậy vấn đề đặt ra là làm sao để tăng mức độ hứng thú trong học tập ở bộ môn mình dạy cho học sinh, làm sao để học sinh không phải ghi nhớ một cách máy móc và học thuộc lòng những kiến thức được giáo viên cung cấp, làm sao để học sinh hiểu được bản chất của quá trình sinh lý, sinh hóa đó, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong bản thân mỗi học sinh. Những câu hỏi đó làm tôi rất trăn trở. Sử dụng đoạn phim khoa học là một biện pháp hữu hiệu giúp tôi giải quyết những khó khăn đó.
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:
3.1. Thiết kế đoạn phim khoa học:(Có đĩa DVD kèm theo SKKN)
 Các đoạn phim khoa học sử dụng trong giảng dạy đều được chọn lọc kỹ từ mạng Internet, những đoạn phim này được xây dựng công phu từ các nhà khoa học.
 Đoạn phim 1: “Hệ tuần hoàn” sưu tầm từ video chia sẻ tại WWW Sinh học. edu.vn [1]
 Đoạn phim 2: “ Cấu tạo hệ hô hấp” sưu tầm từ video chia sẻ tại WWW Sinh học. edu.vn [2]
 Đoạn phim 3. “Hệ thần kinh” sưu tầm từ video chia sẻ tại WWW Sinh học. edu.vn của trường ĐH sư phạm I, Hà nội.[3]
 Sau khi sưu tầm các đoạn phim, tôi tiến hành xử lý hình ảnh và âm thanh cho phù hợp với thời gian và hình thức lên lớp.
 Xử lý phim: 
 Đổi định dạng phim
 Chuyển đổi định dạng Multimedia
 Cắt nối tập phim bằng Phần mềm Free Fast Mpeg Cut
 Nhấn nút Play để xem
 Xử lý âm thanh : 
	 Đổi định dạng âm thanh
	 Tách âm thanh từ phim hoặc giữ nguyên nếu thấy phù hợp
 Sao chép sang đĩa DVD hoặc USB để tiện sử dụng:
 Sau khi đã xử lý xong hình ảnh và âm thanh thì tiến hành sao chép sang đĩa DVD để tiện sử dụng.
3.2. Sử dụng đoạn phim khoa học để giảng dạy các bài trên lớp:
 Chương III: TUẦN HOÀN
 Tiết 17: Tim và mạch máu
 ( Dạy theo phương pháp nghiên cứu bài học)
A. Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức
 - HS chỉ ra được cấu tạo của các ngăn tim ( ngoài và trong), van tim, vai trò của các ngăn tim.
- Phân biệt được các loại mạch máu
- Trình bày rõ đặc điểm các pha trong chu kỳ co giãn tim
2- Kỹ năng
Rèn kỹ năng
- Phân tích, tổng hợp từ đoạn phim, tư duy suy đoán, dự đoán
- Tổng hợp kiến thức
- Vận dụng lý thuyết tập đếm nhịp tim lúc nghỉ và sau khi hoạt động
- Hoạt động nhóm
3. Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tuần hoàn
 - Học sinh yêu thích bộ môn, thích khám phá khoa học
4. Định hướng hình thành năng lực:
 - Hình thành năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh. Năng lực tìm tòi sáng tạo.
 - Năng lực chia sẻ, đoàn kết với mọi người
 - Năng lực nhận xét, đánh giá và điều chỉnh hành vi
 B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Thiết bị dạy học. Máy chiếu, máy tính, đĩa DVD hoặc USB có đoạn phim
 - Học liệu: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn sinh học THCS, SGK, sách giáo viên (SGV), tài liệu trên mạng Internet.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Các thông tin liên quan đến Tim và Mạch máu. Phiếu thảo luận nhóm 
C.Tổ chức hoạt động học tập
I. Ổn định lớp(1’): 
II. Tổ chức dạy học:
 Tình huống xuất phát (Khởi động)
Hoạt động 1(13 phút ): Giới thiệu bài học.
(1) Mục tiêu: Nhằm giới thiệu để học sinh biết một tình huống liên quan đến nội dung bài học qua đoạn phim khoa học.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật
- Phương pháp: Dạy học nghiên cứu qua đoạn phim khoa học .
- Kĩ thuật: Động não 
 (3) Hình thức tổ chức hoạt động
 Học sinh xem đoạn phim khoa học, phân tích, tổng hợp, thảo luận nhóm.
 (4) Phương tiện dạy học
- Máy chiếu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV: Cho học sinh xem đoạn phim về hệ tuần hoàn. Sau đó yêu cầu các em trao đổi thảo luận để trả lời câu hỏi sau:
 ? Hãy trình bày nội dung chính của đoạn phim.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Quan sát, Suy nghĩ cá nhân
- GV: Quan sát học sinh học tập
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: Gọi đại diện học sinh báo cáo 
- HS: Trình bày báo cáo
Bước 4. Phương án kiểm tra đánh giá
 GV: nhận xét đánh giá hoạt động và đáp án của từng nhóm.
2. Hình thành kiến thức
 Hoạt động 2 (10 phút’) : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo của Tim.
(1) Mục tiêu: Học sinh hiểu được cấu tạo của từng ngăn tim phù hợp với chức năng của chúng.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật
- Phương pháp: Dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ. 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động
Học sinh thảo luận nhóm (Chia lớp thành 6 nhóm)
(4) Phương tiện dạy học
- Máy chiếu: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
Gv nêu câu hỏi:
Từ đoạn phim các em vừa xem, kết hợp với hình 17.1 hãy suy nghĩ để trả lời các câu hỏi sau:
?1: Tim có mấy ngăn? Khi ngăn tim đó co thì máu được bơm đến đâu?
?2: Giữa các ngăn tim và giữa tim với mạch máu có cấu tạo như thế nào để máu chỉ bơm theo một chiều?
?3: Căn cứ vào chiều dài quảng đường mà máu được bơm qua, dự đoán xem ngăn tim nào có thành cơ dày nhất, ngăn tim nào có thành cơ mỏng nhất?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
 - HS: Thảo luận nhóm
 - GV: Động viên hướng dẫn học sinh thảo luận
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
 - GV: Tổ chức cho hs thảo luận, trao đổi
 - HS: báo cáo kết quả của nhóm qua bảng nhóm ( phiếu học tập)
Bước 4. Phương án kiểm tra đánh giá
 - HS: Chấm điểm chéo giữa các nhóm
 - GV: Nhận xét, Cho điểm động viên các nhóm
Tim có 4 ngăn:
Tâm nhĩ Phải
Tâm thất phải
Tâm nhĩ trái
Tâm thất trái
Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ - thất.
 Giữa tâm Thất và động mạch chủ có van Thất – động
 Hoạt động 3 (10 phút) : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo của mạch máu
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu được cấu tạo phù hợp với chức năng của động mạch, Tĩnh mạch và mao mạch.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật
- Phương pháp: Dạy học theo nhóm .
- Kĩ thuật: Khăn trải bàn
(3) Hình thức tổ chức hoạt động
 Học sinh hoạt động theo 4 em/ nhóm
(4) Phương tiện dạy học
- Máy chiếu, máy tính.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV: Yêu cầu học sinh từ đoạn phim khoa học, hình 17.2 SGK thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
 ?1. Cho biết có những loại mạch máu nào?
 ?2. So sánh các loại mạch máu? Giải thích sự khác nhau đó?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS :Thảo luận nhóm
- GV : Hướng dẫn học sinh thảo luận
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV : Động viên học sinh hoạt động tích cực
- HS : nhóm trình bày trong một phút kết quả của mình
Bước 4. Phương án kiểm tra đánh giá
 - GV : Chốt lại kiến thức trên màn chiếu.
 - GV : Biểu dương, khen kịp thời, cho điểm động viên nhóm hoạt động tốt nhất
- Có 3 loại mạch máu:
 Động mạch
 Tĩnh Mạch
 Mao Mạch
- Động mạch: thành có 3 lớp: biểu bì, cơ trơn, mô liên kết.
- Tĩnh mạch: thành cũng có 3 lớp nhưng mỏng hơn và có van( Van tĩnh mạch) 
- Mao mạch: Thành chỉ có lớp biểu bì để dẽ trao đổi chất với tế bào.
Hoạt động 4 (7’) : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chu kì co dãn của tim
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được chu kỳ co dãn của Tim
(2) Phương pháp/Kĩ thuật
- Phương pháp: Dạy học theo nhóm cặp đôi .
- Kĩ thuật: động não.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động
 Học sinh hoạt động theo 2 em/ nhóm
(4) Phương tiện dạy học
- Máy chiếu, máy tính.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV: Yêu cầu học sinh từ đoạn phim khoa học, hình 17.3 SGK thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi sau:
 ?1. Mỗi chu kỳ co dãn của Tim kéo dài bao nhiêu giây?
 ?2. Trong một chu kỳ:
 - Tâm nhĩ làm việc bao nhiêu giây? nghỉ bao nhiêu giây?
 - Tâm thất làm việc bao nhiêu giây, nghỉ bao nhiêu giây?
 ?3. Tính xem trung bình mỗi phút tim đập bao nhiêu lần?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS : Thảo luận nhóm cặp đôi
- GV : Hướng dẫn học sinh thảo luận
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV : Động viên học sinh hoạt động tích cực
- HS : Đại diện nhóm trình bày, các nhóm tranh luận.
Bước 4. Phương án kiểm tra đánh giá
 - GV : Chốt lại kiến thức trên màn chiếu.
 - GV : Biểu dương, khen kịp thời, cho điểm động viên nhóm hoạt động tốt nhất
Một chu kì co giãn của tim kéo dài 0,8s. Trong đó:
Tâm nhĩ co 0,1s nghỉ 0,7s
Tâm thất co 0,3 nghỉ 0,5s
Pha dãn chung 0,4s
3. Luyện tập: 
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS luyện tập, củng cố(5phút).
(1) Mục tiêu:
Giúp học sinh làm các bài tập cũng cố nội dung bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật
- Phương pháp:
- Phương pháp: Nêu gương
- Kĩ thuật: Trình bày một phút, tổ chức trả lời nhanh.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động
Lớp chia làm 4 đội chơi, mỗi thành viên trong đội chơi trả lời ít nhất 1 cơ quan hoặc bộ phận trong hệ tuần hoàn.
(4) Phương tiện dạy học	
- Máy chiếu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. Giao nhiệm vụ
 Lớp chia làm 4 đội chơi, mỗi thành viên trong đội chơi trả lời ít nhất 1 cơ quan hoặc bộ phận trong hệ tuần hoàn. ( Không được phép lặp lại)
- HS: Nhận nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Nghe và suy nghĩ, thực hiện trò chơi.
- GV: Theo dõi học sinh, khích lệ, trọng tài. 
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: Động viên học sinh
- HS: Trình bày theo kiểu tả lời nhanh
Bước 4. Phương án kiểm tra đánh giá
Giáo viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm
3. Luyện tập.
Đội 1:
Đội 2:
....
Đội 3:
Đội 4:
....
D. Tổng kết và hướng dẫn học tập (2’):
1.Tổng kết 
? Em đã học tập được những gì sau bài học hôm nay?
2. Hướng dẫn học tập
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài “ Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn ”.
 Chương IV: HÔ HẤP
 Tiết 21: Hô hấp và cơ quan hô hấp
 A. Mục tiêu :
1- Kiến thức
- Hs trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp đối với cơ thể sống.
- Xác định được trên hình các cơ quan hô hấp ở người và nêu được chức năng của chúng.
2- Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng:
- Thu thập thông tin từ đoạn phim.
- Quan sát tranh hình, sơ đồ, phát hiện kiến thức
- Hoạt động nhóm
 B. Chuẩn bị:
 - Máy tính, máy chiếu, đĩa DVD có nội dung đoạn phim “ Hệ hô hấp”
 - Mô hình cấu tạo hệ hô hấp, tranh phóng to hình SGK từ hình 21-1(H21-1), hình 21-2 (H21-2) hình.21-3 ( H21-3).
 C. Hoạt động dạy học:
 Đặt vấn đề ( khởi động 8’) Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim khoa học“ cấu tạo hệ hô hấp” sau đó yêu cầu các em tóm tắt lại nội dung chính của đoạn phim .
 Giáo viên đặt vấn đề: Hô hấp là gì? Vai trò của hô hấp đối với sự sống? cấu tạo của hệ hô hấp như thế nào?
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1 ( 15’)
I- Tìm hiểu về hô hấp
 GV: yêu cầu học sinh từ những thông tin thu thập được từ đoạn phim, kết hợp với thông tin sách giáo khoa, suy nghĩ, trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi sau: 
+ Hô hấp là gì?
+ Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?
+ Sự thở có ý nghĩa gì đối với hô hấp?
+ Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của cơ thể?
HS :Tự nghiên cứu thông tin, H20-1 SGK trang 64 
- Trao đổi nhóm – thống nhất câu trả lời
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS: tự rút ra kết luận về hô hấp và vai trò của hô hấp
*Kết luận
- Hô hấp là quá trình cung cấp oxi cho các tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài
- Nhờ hô hấp mà oxi được lấy vào để oxi hoá các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào
HOẠT ĐỘNG 2 (18’)
II- Các cơ quan trong hệ hô hấp ở người và chức năng hô hấp của chúng
 Giáo viên yêu cầu học xem lại đoạn phim, kết hợp với các thông tin sách giáo khoa, suy nghĩ cá nhân, trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
 - Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? 
Trình bày những đặc điểm cấu tạo của đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi ?
 Đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh các tác nhân có hại?
Nêu đặc điểm cấu tạo của phổi? đặc điểm nào làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí của phổi?
Nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và của hai lá phổi? 
+ Chúng ta có biện pháp gì để bảo vệ cơ quan hô hấp?
 Học sinh xem băng hình, tìm hiểu thông tin sách giáo khoa, sau đó trao đổi nhóm trả lời các câu hỏi?
- Đại diện các nhóm trình bày và chỉ trên tranh các cơ quan hô hấp.
- Học sinh nhóm khác theo dõi, nhận xét, từ đó bổ sung rút ra kết luận
*Kết luận 1: Cơ quan hô hấp gồm:
- Đường dẫn khí
- Hai lá phổi
 Hs: Tiếp tục trao đổi nhóm – thống nhất câu trả lời
+ Mao mạch- Làm ấm không khí
+ Chất nhầy- làm ẩm không khí
+ Lông mũi - ngăn bụi
+ Phổi có hai lá. Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang, có tới 700 – 800 triệu Phế nang, làm tăng diện tích trao đổi khí ở phổi.
*Kết luận 2:
- Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí vào và ra, ngăn bụi, làm ẩm, ấm không khí
- Phổi: thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài
Học sinh liên hệ các biện pháp cụ thể để áp dụng hàng ngày.
IV- Cũng cố ( 5’)
Thế nào là hô hấp? Vai trò của hô hấp đối với các hoạt động của cơ thể?
Cấu tạo các cơ quan hô hấp phù hợp với chức năng như thế nào?
V- Hướng dẫn về nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “ em có biết”
 CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
Tiết 45: Giới thiệu hệ thần kinh
A. Mục tiêu :
1- Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron, đồng thời xác định rõ nơron là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh
- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh
- Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng
2- Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng thu thập, tóm tắt, phân tích thông tin từ đoạn phim.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm
 B. Chuẩn bị:
 - Máy tính, máy chiếu, đĩa DVD có nội dung đoạn phim “ hệ thần kinh”
 - Tranh phóng to hình 43-1 và hình 43-2
C- Hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức lớp
II- Bài mới
*Mở bài: (đặt vấn đề)(10’) Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim khoa học về “ Hệ thần kinh”, sau đó yêu cầu học sinh tóm tắt lại nội dung đoạn phim.
Giáo viên đặt vấn đề: Hệ thần kinh điều khiển, điều hòa, phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Vậy hệ thần kinh có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng của chúng ? 
HOẠT ĐỘNG

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_doan_phim_khoa_hoc_nham.doc