SKKN Kinh nghiệm sử dụng nguyên vật liệu từ lá cây nhằm kích thích sự tập trung hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi học tạo hình

SKKN Kinh nghiệm sử dụng nguyên vật liệu từ lá cây nhằm kích thích sự tập trung hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi học tạo hình

Cuộc sống hiện đại đem lại cho con người khá nhiều tiện ích, nhưng theo đó là sự lãng quên dần những sản phẩm đồ chơi sản phẩm tự làm truyền thống từ lá cây. Bây giờ, không chỉ ở những thành phố lớn mà ngay cả ở những vùng quê, những sản phẩm tạo hình tự tạo như: Tận dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên (lá cây, cành cây, tre, nứa ) dường như quá xa lạ đối với nhiều đứa trẻ. Chúng bị những đồ chơi Trung Quốc, đồ chơi điện tử hiện đại nguy hiểm, điện thoại thông minh, gêm, chát thu hút mà quên dần đi những đồ chơi tự tạo hết sức hấp dẫn.

Sản phẩm mà trẻ tạo ra từ lá cây được gắn liền với môi trường sống vốn gần gũi với thiên nhiên và con người việt Nam. Do đó, chúng không đơn thuần là một sản phẩm chơi của trẻ nhỏ mà còn chứa đựng cả một nền văn hoá dân tộc độc đáo và giàu bản sắc.

Đối với lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành, phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ và lao động đối với con người nói chung và với trẻ độ tuổi mầm non nói riêng. Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, tính sáng tạo, phản ánh thế giới xung quanh một cách tích cực, biết yêu quý và trân trọng cái đẹp: Cái đẹp trong cuộc sống xung quanh, trong gia đình, trong xã hội, trong thiên nhiên như: Cỏ cây, hoa lá . Và từ đó ham muốn tạo ra cái đẹp.

Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tri giác, hình thành ở trẻ khả năng tư duy, phát triển xúc cảm, tình cảm, nhân cách, trí tuệ, sự khéo léo, tính kiên trì. Đặc biệt là phát triển thẩm mỹ, nghệ thuật. Tạo cho trẻ khă năng thích hoạt động tạo nên một sản phẩm đẹp do bản thân trẻ tạo ra.

 

doc 19 trang thuychi01 168864
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm sử dụng nguyên vật liệu từ lá cây nhằm kích thích sự tập trung hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi học tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
Cuộc sống hiện đại đem lại cho con người khá nhiều tiện ích, nhưng theo đó là sự lãng quên dần những sản phẩm đồ chơi sản phẩm tự làm truyền thống từ lá cây. Bây giờ, không chỉ ở những thành phố lớn mà ngay cả ở những vùng quê, những sản phẩm tạo hình tự tạo như: Tận dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên (lá cây, cành cây, tre, nứa) dường như quá xa lạ đối với nhiều đứa trẻ. Chúng bị những đồ chơi Trung Quốc, đồ chơi điện tử hiện đại nguy hiểm, điện thoại thông minh, gêm, chátthu hút mà quên dần đi những đồ chơi tự tạo hết sức hấp dẫn.
Sản phẩm mà trẻ tạo ra từ lá cây được gắn liền với môi trường sống vốn gần gũi với thiên nhiên và con người việt Nam. Do đó, chúng không đơn thuần là một sản phẩm chơi của trẻ nhỏ mà còn chứa đựng cả một nền văn hoá dân tộc độc đáo và giàu bản sắc.
Đối với lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành, phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ và lao động đối với con người nói chung và với trẻ độ tuổi mầm non nói riêng. Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, tính sáng tạo, phản ánh thế giới xung quanh một cách tích cực, biết yêu quý và trân trọng cái đẹp: Cái đẹp trong cuộc sống xung quanh, trong gia đình, trong xã hội, trong thiên nhiên như: Cỏ cây, hoa lá . Và từ đó ham muốn tạo ra cái đẹp. 
Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tri giác, hình thành ở trẻ khả năng tư duy, phát triển xúc cảm, tình cảm, nhân cách, trí tuệ, sự khéo léo, tính kiên trì. Đặc biệt là phát triển thẩm mỹ, nghệ thuật. Tạo cho trẻ khă năng thích hoạt động tạo nên một sản phẩm đẹp do bản thân trẻ tạo ra.
Với chương trình giáo dục mầm non mới (ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT/BGD&ĐT Nngày 25/07/2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo). Để đáp ứng các yêu cầu đó đòi hỏi phát huy tính tích cực, sáng tạo của cô và trẻ cao hơn, phương pháp dạy và học phong phú hơn và quan trọng hơn nữa trong mọi hoạt động đều lấy trẻ làm trung tâm, nhằm phát huy tính mạnh dạn, tự tin, sáng tạo, phối hợp, đoàn kết, học hỏi lẫn nhau, tự trải nghiệm. Hoạt động tạo hình đối với trẻ mầm non là hoạt động không thể thiếu nó giúp trẻ phát triển toàn diện về các lĩnh vực giáo dục như: Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ; lĩnh vực phát triển nhận thức; lĩnh vực phát triển ngôn ngữ; lĩnh vực phát triển thể chất; lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội. Trong các giờ học hoạt động tạo hình, hay hoạt động góc, tôi thường tổ chức cho trẻ thực hiện theo các đề tài khác nhau, có đề tài thiên về vẽ, có đề tài thiên về xé dán, có một loại đề tài bản thân tôi vẫn luôn tâm đắc đó là: Sáng tạo bằng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên, nhưng thật khó.
Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống tinh thần càng được quan tâm, trẻ em có nhiều điều kiện được chăm sóc tốt hơn và nhu cầu về đồ chơi của trẻ cũng luôn được người lớn đáp ứng. Hơn nữa trẻ em hiện nay có quá nhiều thứ để chơi nên trẻ ít được ra ngoài tiếp xúc với thiên nhiên và vì thế trẻ càng không có cơ hội để chơi với những đồ chơi dân gian mà thuở nhỏ chúng tôi vẫn thường hay tự làm và chơi như: Chóng chóng lá, kèn lá, trâu lá đaVới trẻ mầm non những gì mà chính trẻ tự làm ra trẻ sẽ rất thích thú, thích trân trọng sản phẩm tạo ra, rất đơn giản, ngộ nghĩnh sinh động. Việc hướng dẫn cho trẻ tự làm đồ chơi là việc làm cần thiết và bổ ích cho trẻ trong hoạt động tạo hình. Từ đó, tôi đã tìm ra biện pháp dạy trẻ các kỹ năng tạo hình tốt hơn từ những nguyên vật liệu bằng lá cây đơn giản, dễ tìm kiếm. Vậy giáo viên phải làm gì? Tạo ra sản phẩm như thế nào? làm như thế nào để trẻ có thể tạo tranh từ nguyên vật liệu thiên nhiên? tô màu và làm đẹp sản phẩm.
Là một giáo viên mầm non tôi cần phải nghiên cứu tìm tòi, tích cực học hỏi và vận dụng một số biện pháp để giúp trẻ học tốt môn tạo hình, bằng cách “Sử dụng nguyên vật liệu bằng lá cây nhằm kích thích sự tập trung hứng thú. Giúp trẻ biết cái đẹp, yêu cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp”, giáo viên phải làm thế nào để trẻ không bị áp đặt hoặc nhàm chán, trong khi hoạt động tạo hình lại là hoạt động tích cực và nặng nề đối với trẻ, đòi hỏi bàn tay khéo léo, óc quan sát tư duy, trí nhớ tưởng tượnggóp phần phát triển trí tuệ, trẻ tìm tòi khám phá tạo ra sản phẩm đẹp. 
2. Mục đích nghiên cứu.
Căn cứ vào nhiệm vụ của năm học, để nhằm rèn luyện kỹ năng, nâng cao chất lượng cho trẻ hoạt động tạo hình, nhằm hướng tới cái hay, cái đẹp, cái mới lạ, hấp dẫn và rèn luyện kỹ năng, trong đó sáng tạo nghệ thuật cho trẻ chiếm một vị trí quan trọng. Hình thành ở nhân cách trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ được tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm ý thích vẻ đẹp kỳ diệu của cuộc sống. Đây cũng là lứa tuổi ham hiểu biết có nhu cầu lớn trong việc nhận thức khám phá thế giới xung quanh. Từ đó trẻ biết những điều nên làm và không nên làm, yêu cái đẹp, sáng tạo cái đẹp.
Trong tác phẩm nghệ thuật của trẻ người ta có thể nhận thấy được trẻ muốn nói gì? thể hiện tình cảm gì? Mong ước sau này của trẻ là gì?Chính vì vậy cần tích cực cho trẻ hoạt động tạo hình thường xuyên và liên tục ở mọi lúc, mọi nơi.
Trên thực tế, chất lượng các giờ dạy hoạt động tạo hình ở trường mầm non chưa cao, bởi các giờ học mang tính khuôn mẫu, áp đặt, thiếu đi sự mềm mại và ít có tính sáng tạo. Trong đó, quá trình tổ chức các tiết học tạo hình của giáo viên còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn. Việc đưa yếu tố chơi vào tiết học còn rất hạn hẹp mà lứa tuổi mầm non trẻ phải được "Học mà chơi, Chơi mà học". Trẻ rất hiếu động tò mò, ham học hỏi tìm hiểu thế giới xung quanh. Nếu tiến hành tiết học dưới hình thức trò chơi thì tất nhiên hiệu quả tiết học sẽ cao hơn. Hoạt động tạo hình cũng vậy, việc vận dụng các yếu tố qua chơi mà học, qua học mà chơi vào tiết học sẽ làm tăng hứng thú cho trẻ, tạo lên tâm trạng phấn khởi mong muốn được tạo ra sản phẩm của mình thông qua các phương tiện tạo hình, hoa lá, thiên nhiên
3. Đối tượng nghiên cứu. 
Nghiên cứu tổng hợp một số kinh nghiệm sử dụng nguyên vật liệu từ lá cây nhằm kích thích sự tập trung hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi học tạo hình.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Qua nghiên cứu tôi sử dụng 04 phương pháp đó là:
Phương pháp 1: Phương pháp sử dụng trò chơi.
Trẻ mầm non học qua chơi vì trò chơi luôn mang lại hứng thú nên việc tổ chức cho trẻ sáng tạo nghệ thuật tạo hình và cảm nhận cái đẹp là rất cần thiết.
Phương pháp 2: Phương pháp trực quan hành động:
Phương pháp dạy và học tạo hình qua các hoạt động vận động cơ bản, với đồ vật, với tranh ảnh. Giúp trẻ tiếp thu hiệu quả và sáng tạo cái mới một cách tự nhiên thoải mái không có sự căng thẳng, trẻ được hoạt động với đồ vật. Qua đó trẻ sẽ tạo ra các sản phẩm tạo hình một cách tích cực, sáng tạo.
Phương pháp 3: Sử dụng thủ thuật gây hứng thú cho trẻ:
Để lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động thì người giáo viên cần phải tìm tòi những sáng kiến mới, những thủ thuật sư phạm và từ đó dùng ngôn ngữ của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn. 
Phương pháp 4: Phương pháp trao đổi, gợi mở.
Ở phương này nhằm khuyến khích cho trẻ tư duy, phát triển về ngôn ngữ một cách rõ ràng, mạch lạc. Qua đó giúp trẻ được trao đổi giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô, giữa trẻ với mọi người xung quanh một cách tự tin, gần gũi và thân thiện.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
Hoạt động tạo hình đã góp phần tích cực trong việc hình thành ở trẻ tư duy trực quan hình tượng và phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo, đồng thời trong quá trình hoạt động tạo hình ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển theo, thông qua hoạt động hoạt động tạo hình giáo dục đạo đức cho trẻ biết yêu quý cái đẹp, cái tốt. Trong quá trình tạo sản phẩm, trẻ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích được hòa đồng trong tập thể. Từ đó, hình thành tính đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ, cởi mở, thân ái với bạn bè.
Để tạo ra sản phẩm trẻ phải nắm vững các thao tác, kỹ năng tạo hình và kỹ năng sử dụng dụng cụ, vật liệu cùng với tính tích cực độc lập, sáng tạo.
Từ những cơ sở lý luận trên tôi thấy việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình là công việc hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ để trở thành những con người phát triển toàn diện, hài hòa nhân cách. Hiểu rõ được tầm quan trọng của môn tạo hình nên tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu với mục đích làm cho thế gới cuộc sống của trẻ thêm phong phú hơn.
2. Thực trạng của vấn đề.
a) Thuận lợi.
Năm học 2015 - 2016 được sự phân công của Ban Giám Hiệu nhà trường tôi tiếp tục trực tiếp phụ trách lớp 5 - 6 tuổi bản thân luôn nhận được sự ủng hộ, quan tâm nhiệt tình của Ban Giám Hiệu nhà trường, đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ. 
Giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, phẩm chất đạo đức tốt, luôn tạo điều kiện để học hỏi lẫn nhau trong công tác có năng lực sư phạm với nhiều thủ thuật thu hút trẻ và thật sự yêu nghề, mến trẻ nên có thể giúp trẻ cảm nhận và yêu những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh. 
Đối với lớp 5 tuổi tôi trực tiếp phụ trách, trẻ học rất hăng say, tích cực khi được cô tạo điều kiện cho trẻ tìm hiểu và hướng dẫn tham gia hoạt động. 
Đa số trẻ có nề nếp tốt và rất mạnh dạn hứng thú tham gia vào các hoạt động. Tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc hướng dẫn trẻ không những cung cấp kiến thức tạo hình mà còn mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về các sự vật hiện tượng xung quanh. Bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để làm sao đưa ra phương pháp dạy, giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách có hiệu quả nhất. 
b) Khó khăn.
Trong lớp 100% các cháu là trẻ dân tộc thiểu số (Mường, Dao, Thái) nói chưa thạo tiếng phổ thông, thậm chí nhiều lúc cô nói nhưng trẻ không hiểu, chính vì bất đồng về ngôn ngữ nên nhận thức của trẻ còn chậm, nhận thức không đồng đều nên ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu kiến thức.
 	Đa số người dân sống bằng nghề nông nghiệp, làm nương rẫy nên nhận thức một số phụ huynh còn hạn chế, phần lớn phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình, chưa biết cách chăm sóc, giáo dục con cái, họ đang xem nhẹ ngành học mầm non, họ luôn quan niệm cho là con còn nhỏ biết gì mà học nên không thường xuyên cho con em mình đến trường, vì vậy chưa tạo điều kiện để trẻ phát huy hết khả năng, năng khiếu của trẻ.
Giáo viên mầm non được đào tạo toàn diện nhưng một số giáo viên kỹ năng tạo hình hạn chế.
Đồ dùng đồ chơi trong lớp chưa được đổi mới thường xuyên đôi nên dẫn đển trẻ nhàm chán chưa hứng thú khi sử dụng, mặc dù trong những năm gần đây giáo viên cũng rất chủ động đến việc làm đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu tự nhiên nhưng hiệu quả chưa cao.
Tất cả những khó khăn trên còn ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của trẻ, đa số trẻ ở độ tuổi này kĩ năng về tạo hình còn sơ sài, cảm nhận tác phẩm nghệ thuật còn đơn giản, chậm, chưa tập trung. Nhiều cháu còn chưa có thói quen nề nếp với lớp học, chưa tích cực hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu còn hạn chế để thực hiện các hoạt động.
c. Kết quả của thực trạng:
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã có những tiết dạy cho trẻ hoạt động tạo hình với lá cây, tôi thấy trẻ không biết sử dụng lá cây vào tạo hình còn lúng túng, kĩ năng về tạo hình còn sơ sài, cảm nhận tác phẩm nghệ thuật còn đơn giản, chậm, chưa tập trung trẻ chưa có kỹ năng tạo hình từ những lá cây. Ví dụ: khi cô phát lá cây để trẻ tạo hình thì trẻ đều xé nát ra, mặt khác kỹ năng tạo hình của trẻ còn gặp nhiều khó khăn số liệu cụ thể qua tiết dạy được tổng hợp trong bảng sau: 
Bảng 1: Kết quả tổng kết khả năng tạo hình của trẻ từ lá cây.
TT
Nội dung
Tổng số trẻ
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Tổng số
%
Tổng số
%
1
Trẻ thực hiện được một số kỹ năng tạo hình từ lá cây.
28
10
36
18
64
2
Trẻ nhớ tên, cách làm một số sản phẩm. 
28
11
40
17
60
3
Trẻ mạnh dạn tự tin diễn đạt về sản phẩm tạo hình của mình. 
28
9
32
19
68
4
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. 
28
8
29
20
71
Từ kết quả như trên tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để tiết dạy “Hoạt động tạo hình” trẻ hứng thú, đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó nâng cao khả năng tạo hình từ lá cây cho trẻ. Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau:
 3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
- Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ.
- Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình.
- Cách hướng dẫn làm một số đồ chơi từ lá cây trong hoạt động tạo hình.
- Kết hợp vật liệu thiên nhiên tạo thành tranh nghệ thuật.
- Kết hợp với phụ huynh học sinh.
4. Biện pháp và tổ chức thực hiện.
Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ.
Tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh để từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, tìm hiểu về các loại hoa, lá. 
Tận dụng các thời điểm hợp lí trong ngày cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, chăm sóc vườn rau, nhặt lá rụng, chơi với các đồ vật.
Ví dụ: Chủ đề thế giới thực vật, cô cho trẻ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ nhặt lá cây để làm đồ dùng đồ chơi theo ý thích của mình, có thể cho trẻ quan sát vườn rau, tưới nước cho rau trẻ được biết về thế giới xung quanh mình, khi vào hoạt động tạo hình trẻ biết được những nguyên vật liệu tạo hình được lấy từ đâu, làm bằng cái gì? Từ đấy khắc sâu thêm cho trẻ về thế giới xung quanh.
Đặt và sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng để thực hiện hoạt động tạo hình bất cứ lúc nào trẻ thích và có thể trưng bày các sản phẩm của mình.
Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: Bày đồ chơi đẹp, sắp xếp các nguyên vật liệu, những đồ dùng đồ chơi nguyên vật liệu tự tạo cô có thể trưng bày trên một góc riêng trong lớp một cách hợp lí đẹp mắt Từ đấy giúp trẻ thích thú và mong muốn được tái tạo.
Trong hoạt động tạo hình mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính riêng của mình. Từ những địa danh, danh lam thắng cảnh của địa phương luôn mang lại cho trẻ nhiều cảm xúc. Đặc biệt quê hương cẩm Thủy có suối cá thần, suối cá cách trường học không xa nên hàng năm nhà trường tổ chức cho trẻ được đến thăm trực tiếp, nhìn ngắm phong cảnh nơi đây có núi non, cây cối, có suối chảy róc rách, những chú cá thần suốt ngày múa ca bơi lội  Qua đó trẻ cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, biết được truyền thuyết về suối cá thần được truyền từ đời này cho đến đời sau. Ngoài ra giáo viên còn tạo môi trường trong lớp như: Tranh ảnh về các loại cá, trẻ biết sử dụng các lá cây để tạo hình nên con cá bằng chính vật liệu thiên nhiên. Ví dụ: cô cho trẻ làm bức tranh về “suối cá thần” bằng những hiểu biết mà trẻ được trực tiếp nhìn thấy có trẻ vẽ phong cảnh suối cá, có trẻ khác dùng hoa, lá khô, cắt ghép tạo thành tranh. Mỗi trẻ tự lựa chọn bằng cách được phản ánh bằng xé dán, vẽ, lắp ghép và các hình thức khác nhau để thực hiện cái có ý nghĩa đối với cá nhân trẻ. Cô có thể sử dụng những câu hỏi khác nhau để khích lệ động viên trẻ tự tìm và tự sáng tạo trong khi thực hiện.
Biện pháp 2: Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình.
Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được. Vậy để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là vô cùng quan trọng.
Nguyên vật liệu thiên nhiên là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự kiếm ra như: lá cây, hoa, rơm  Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để lựa chọn, để khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ. Hoạt động tạo hình phải thể hiện qua màu sắc như: Tô, cắt, dán, vẽ, nặn
Những nguyên vật liệu lá cây, hoa, cành cây là những nguyên vật liệu có sẵn trong thiên nhiên, dễ kiếm và không mất tiền mua, rất an toàn đối với trẻ. Điều đó rất thuận tiện cho giáo viên hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu trên. Nhưng để tạo được sản phẩm tạo hình hay làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu lá cây, hoa, cành cây cần đảm bảo những yêu cầu sau đây:
a) Những yêu cầu đối với nguyên vật liệu (lá cây, cành cây)
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ: Các nguyên vật liệu lá cây, hoa, cành cây cần được làm vệ sinh sạch sẽ trước khi cho trẻ sử dụng (rửa sạch, phơi cho ráo nước và loại bỏ những nguyên liệu héo úa, không còn nguyên hình, rách, nát)
 - Các nguyên vật liệu lá cây, hoa, cành cây phải tươi, không độc hại, không có gai nhọn, không sử dụng những loại cây có nhựa độc (như lá cây Trường Sinh, lá Vàng Bạc)
Ví dụ: Trong giờ hoạt động học về chủ đề thế giới động vật Cô cho trẻ tạo tranh về đàn cá cô cho thể cho trẻ làm từ lá xi hoặc lá hoa đỏ, các loại rong rêu trong bức tranh cô có thể chuẩn bị những loại cây dương xỉ non ép khô.
b) Phù hợp với khả năng sử dụng của trẻ. 
 	 - Kích thước: Vừa tay trẻ, không quá to và cũng không quá nhỏ. Với những loại lá to (lá chuối, lá dừa), thì giáo viên phải chia nhỏ lá ra tùy theo đồ chơi mà giáo viên muốn hướng dẫn cho trẻ để trẻ dễ sử dụng trong sản phẩm của mình.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc chủ đề nhánh những con vật nuôi trong gia đình Cô cho trẻ tạo hình từ lá chuối tươi gấp thành con mèo thì cô phải chuẩn bị những mảng lá chuối, chia nhỏ ra cho trẻ thực hiện. Trẻ rất hứng thú.
 	- Kỹ thuật: Các thao tác để tạo ra sản phẩm cần đơn giản, phù hợp với trình độ, sự phát triển của từng lứa tuổi.
Biện pháp 3: Cách hướng dẫn làm một số đồ chơi từ lá cây trong hoạt động tạo hình.
- Chiếc kèn lá.
+ Chuẩn bị: Một số loại lá (lá chuối, lá mít), 1 sợi dây (H1)
+ Cách làm: Cuộn đều tay mảnh lá chuối cho các mép lá khít vào nhau tạo thành 1 đầu nhỏ, 1 đầu to ( H2)
+ Sau khi cuốn xong lấy dây buộc đầu to cho lá khỏi bị tuột (H3)
+ Bóp nhẹ tay cho bẹp đầu nhỏ, ta được chiếc kèn lá ( H4) và ( H5)
+ Có thể sử dụng nhiều loại lá để tạo ra kèn.
+ Cách làm những chiếc kèn lá rất đơn giản vì vậy có thể tổ chức cho trẻ làm những chiếc kèn lá trong hoạt động ngoài trời.
+ Cách sử dụng: Trẻ thổi kèn bằng cách đưa đầu nhỏ của chiếc kèn vào miệng và thổi sẽ phát ra những âm thanh nghe rất vui tai, mới lạ đối với trẻ.
- Trâu từ lá bàng (lá mít).
+ Chuẩn bị: Chọn lá bàng hoặc một loại lá bất kì nhưng to, dày, có đường gân và cuống lá hơi cứng; 1sợi dây, kéo (H1)
+ Cách làm: Cắt hoặc xé lượn theo gân lá (phía gần cuống lá) 2 đường để làm 2 sừng trâu (H2)
+ Cuộn tròn 2 mép lá với nhau và dùng dây buộc làm thân trâu (H3, H4)
+ Buộc 1 đầu dây vào cuống lá, đầu kia luồn vào thân trâu (H5). Vậy là ta đã được một con trâu làm bằng lá rất đơn giản (H6) 
 + Cách sử dụng: Một tay cầm thân trâu, một tay cầm dây kéo để đầu trâu gật gật. 
+ Có thể tổ chức cho trẻ làm con trâu bằng lá trong hoạt động có chủ đích, hoạt động ngoài trời hoặc hoạt động góc (trong chủ đề động vật)
- Gáo múc nước.
+ Chuẩn bị: 1 cái lá, 1 que tăm, 1 que nhỏ dài khoảng 10- 15cm được vót nhọn 1 đầu (H1)
+ Cách làm: Cuốn lá thành hình cái phễu (H2)
+ Gài que tăm xuyên qua phần giữa cuống lá và đầu lá sao cho không tuột ra được (H3)
+ Que nhỏ qua phần gần miệng phễu được cái gáo múc nước ( H4) 
 H1 H2 H3	 	 H4
+ Cách thực hiện: Cho trẻ dùng cái gáo bằng lá để múc nước tưới cây khi trẻ tham gia chăm sóc cây xanh của lớp, chơi ở góc thiên nhiên.
 - Đồng hồ (nhẫn, dây thắt lưng)
+ Chuẩn bị: 2 dải lá dừa (hoặc lá chuối, lá dứa) có chiều rộng bằng nhau, 1 dải lá dài khoảng 10-15 cm, 1 dải dài khoảng 2-3 cm, kéo (H1)
+ Cách làm: Đặt dải lá ngắn xuống dưới cho dải lá nằm ngang, đặt dải lá dài lên trên cho dải lá nằm dọc sao cho 2 dải lá như hình dấu cộng (H2)
+ Gấp 2 đầu của dải lá ngắn chồng lên dải lá dài. Gấp tiếp 1 đầu của dải lá dài chồng lên dải lá ngắn vừa gấp. 1 tay giữ 2 dải lá vừa gấp, tay kia cầm đầu của dải lá dài còn lại luồn vào khe giữa của 2 dải lá vừa gấp (H3)
+ Như vậy ta đã hoàn thành cái đồng hồ bằng lá (H4)
+ Tương tự như cách làm đồng hồ bằng lá ta làm nhẫn và dây thắt lưng bằng lá, với nhẫn thì ta chọn 2 dải lá nhỏ và ngắn hơn, còn với thắt lưng thì ta chọn 2 dải lá dài hơn (H5

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_su_dung_nguyen_vat_lieu_tu_la_cay_nham_kich.doc