SKKN Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học giúp học sinh lớp 5 phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi học tập môn Toán
Trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII diễn ra vào ngày 20- 28/1/2016, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kì trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỉ XXI, khẳng định triết lí nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.
Nghị quyết 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo chỉ ra giải pháp đó là: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc khục cách truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.”[1]
Để góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng vì thầy cô vừa là người truyền thụ tri thức, vừa là người hướng dẫn thực hành. Với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh tiểu học thì đồ dùng dạy học không những giúp người giáo viên dẫn dắt học sinh đi đến kiến thức mà nếu biết khai thác triệt để, sử dụng khéo léo sẽ giúp học sinh nhớ kĩ, khắc sâu kiến thức, vận dụng tốt trong đời sống hàng ngày, là khởi nguồn cho những đam mê sáng tạo của các em.
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều giờ học diễn ra tẻ nhạt, học sinh ít xây dựng bài, chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động và ghi chép đầy vở như một cách đối phó; hiện tượng học sinh “học trước quên sau”, ghi nhớ không bền vững, đặc biệt là học sinh vùng khó khăn là một thách thức không hề nhỏ đối với giáo viên. Một trong những nguyên nhân đó là việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa hợp lí, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vậy, sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao cho giờ học? Đó là bài toán mà mỗi người thầy tâm huyết luôn tìm câu trả lời.
Với mong muốn được tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Toán góp phần nâng cao hiệu quả dạy học; trau dồi kinh nghiệm cho bản thân và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tôi nghiên cứu đề tài : "Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học giúp học sinh lớp 5 phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi học tập môn Toán" .
A/ MỞ ĐẦU I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII diễn ra vào ngày 20- 28/1/2016, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kì trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỉ XXI, khẳng định triết lí nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. Nghị quyết 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo chỉ ra giải pháp đó là: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc khục cách truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.”[1] Để góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng vì thầy cô vừa là người truyền thụ tri thức, vừa là người hướng dẫn thực hành. Với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh tiểu học thì đồ dùng dạy học không những giúp người giáo viên dẫn dắt học sinh đi đến kiến thức mà nếu biết khai thác triệt để, sử dụng khéo léo sẽ giúp học sinh nhớ kĩ, khắc sâu kiến thức, vận dụng tốt trong đời sống hàng ngày, là khởi nguồn cho những đam mê sáng tạo của các em. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều giờ học diễn ra tẻ nhạt, học sinh ít xây dựng bài, chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động và ghi chép đầy vở như một cách đối phó; hiện tượng học sinh “học trước quên sau”, ghi nhớ không bền vững, đặc biệt là học sinh vùng khó khăn là một thách thức không hề nhỏ đối với giáo viên. Một trong những nguyên nhân đó là việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa hợp lí, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vậy, sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao cho giờ học? Đó là bài toán mà mỗi người thầy tâm huyết luôn tìm câu trả lời. Với mong muốn được tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Toán góp phần nâng cao hiệu quả dạy học; trau dồi kinh nghiệm cho bản thân và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tôi nghiên cứu đề tài : "Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học giúp học sinh lớp 5 phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi học tập môn Toán" . II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Là một giáo viên đứng lớp, bản thân tôi luôn mong muốn có được kĩ năng tốt trong việc sử dụng đồ dùng dạy học để giúp học sinh học tập sôi nổi, tích cực, chủ động, sáng tạo. Sau mỗi giờ học, các em sẽ lưu giữ kiến thức tốt hơn; biết vận dụng giải quyết tình huống trong học tập và vận dụng vào thực tế đời sống hàng ngày. Đó cũng chính là mục đích nghiên cứu của đề tài này. III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu cơ sở lí luận về sự phát triển tâm sinh lí và đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học. - Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, học sinh trong môn Toán lớp 5 ở trường Tiểu học Thanh Tân 1 - Như Thanh. - Tổng kết vấn đề về Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học giúp học sinh lớp 5 phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi học tập môn Toán . IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. - Phương pháp nghiên cứu, rút kinh nghiệm thông qua thực hành giảng dạy. B/ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Đối tượng, sản phẩm của nghề dạy học chính là sự tiến bộ của học sinh. Ở lứa tuổi tiểu học, các em rất hồn nhiên, vô tư và trong sáng. Đây là tuổi các em đang hình thành và phát triển cả về tâm sinh lí, đang từng bước gia nhập vào các mối quan hệ xã hội. Các em sẽ dễ thích nghi với cái mới nhưng cũng thiếu độ tập trung cao; khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ nhanh và quên cũng nhanh. Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần biết dẫn dắt, định hướng cho học sinh cách nhìn đúng đắn về sự vật hiện tượng, giúp các em có kĩ năng nhìn, xem xét, lắng nghe. Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của học sinh còn yếu, khả năng điều chỉnh ý chí có chú ý chưa mạnh vì vậy các em thường phân tán, làm việc riêng. Bởi vậy đồ dùng dạy học là phương tiện quan trọng để thu hút, tổ chức sự chú ý của học sinh, làm cho giờ học lôi cuốn, hấp dẫn. Ở lứa tuổi lớp 5, tư duy của các em đã chuyển dần sang tính khái quát nên giáo viên khi sử dụng đồ dùng dạy học cần giúp học sinh quan sát đến phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, phát triển khả năng phán đoán, suy luận, kết luận về các vấn đề trong giờ học. II/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1. Thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học môn Toán lớp 5 ở trường Tiểu học Thanh Tân 1. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học hiệu quả luôn là con đường ngắn nhất để đạt được mục tiêu giờ học, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học. Sử dụng đồ dùng dạy học cũng là một trong những tiêu chí đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của người giáo viên. Đáp ứng thực tế dạy học và yêu cầu của việc đổi mới nội dung chương trình SGK, giáo viên ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học nên với đa số giáo viên đã có thói quen sử dụng đồ dùng mỗi giờ lên lớp. Bên cạnh việc sử dụng những đồ dùng dạy học sẵn có trong thư viện, nhiều đồng chí giáo viên tâm huyết với nghề nghiệp đã luôn có ý thức sưu tầm, thiết kế, sáng tạo ra những đồ dùng dạy học thiết thực, có ứng dụng tốt trong quá trình giảng dạy. Với mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục “dạy học cần phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học” thì đổi mới phương pháp trong việc sử dụng đồ dùng dạy học là vô cùng thiết thực. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân mà việc sử dụng đồ dùng dạy học còn nhiều hạn chế. Đó là: - Vẫn còn nhiều giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học chỉ nhằm hướng dẫn lặp lại theo mẫu hoặc chỉ để minh hoạ bài học trong sách giáo khoa...tạo ra những giờ học buồn tẻ. Có những giáo viên chỉ sử dụng đồ dùng dạy học quá lạm dụng, tình trạng bảng dán đầy phiếu học tập từ đầu buổi đến cuối buổi vẫn xảy ra khi có dự giờ thăm lớp. Thậm chí có những giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học còn lúng túng, chưa đúng lúc, đúng chỗ, chưa phù hợp với nội dung bài học làm cho tiến trình giờ học trở nên phức tạp, khó hiểu. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học toán còn sơ sài, chiếu lệ, thiếu tính ứng dụng, thiếu tính khoa học, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả dạy học. - Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học môn Toán thường do giáo viên đảm nhiệm, học sinh ít được giao nhiệm vụ chuẩn bị đồ dùng hoặc nếu có chỉ là những món đồ mua sẵn...điều đó sẽ hạn chế khả năng tự tìm tòi, tích cực, sáng tạo của học sinh. - Một số đồ dùng dạy học như máy tính, máy chiếu, thiết bị thu âm, băng đĩa...còn ít được sử dụng. - Một số giáo viên lớp 5 chưa coi trọng việc sử dụng đồ dùng trong dạy Toán, chưa dành thời gian để nghiên cứu, làm đồ dùng dạy học, ngại sử dụng đồ dùng dạy học vì cho rằng nó tốn kém, rườm rà; trường có nhiều khu lẻ nên việc tìm và mượn đồ dùng cũng gặp khó khăn; một số đồng chí không sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học mang tính ứng dụng công nghệ thông tin vì chưa biết sử dụng và ngại nghiên cứu, học tập. Năm học 2016- 2017, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường Chuẩn Quốc gia là việc xây dựng xây dựng thư viện Tiên tiến, trường Tiểu học Thanh Tân 1 chúng tôi cũng đã mua sắm, bổ sung nhiều sách, thiết bị , máy tính, máy chiếu, đồ dùng dạy học theo quy định chung của ngành. Ngoài ra thư viện nhà trường cũng được bổ sung thêm đồ dùng dạy học từ các nguồn tài trợ, từ sự đóng góp của chính giáo viên để mua bổ sung hoặc từ sự tích cực, sáng tạo đã làm ra được các đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy trong năm học. 2.Thực trạng đối tượng học sinh lớp 5B. Theo sự phân công nhiệm vụ của hiệu trưởng nhà trường tôi làm chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5B. - Đặc điểm tình hình lớp: Tổng số học sinh: 24 em. + Học sinh nam: 11 em + Học sinh nữ: 13 em. + Học sinh là con em dân tộc: 9 em. + Học sinh trái tuyến : 7 em. + Học sinh được hưởng chính sách hộ nghèo: 11em. + Học sinh thuộc diện nhà xa trường quá 4km: 12 em. Thuận lợi: + Bản thân là giáo viên địa phương luôn yên tâm công tác, có lòng yêu nghề mến trẻ và tâm huyết với nghề nghiệp. Tôi có điều kiện thuận lợi trong việc tìm hiểu hoàn cảnh và dìu dắt các em. + Đa số học sinh hiếu động, hồn nhiên, ham hiểu biết. + Lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên mônthường xuyên quan tâm sát sao, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. + Những năm gần đây do điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đa số phụ huynh học sinh ngày càng chú trọng, quan tâm việc học hành của con em . - Khó khăn: + Nhiều học sinh là con em gia đình nông dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ ốm đau, bệnh tật, đi làm ăn xa; nhiều học sinh sống xa trường, những hôm thời tiết mưa gió, đi lại khó khăn khiến các em thường xuyên nghỉ học. Mặt khác, kĩ năng giao tiếp của học sinh còn hạn chế, chưa mạnh dạn, tự tin nên các em thường tiếp thu bài thụ động, ít sự hăng hái xây dựng bài. + Có nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, qua khảo sát đầu năm còn có những em chưa hoàn thành về cả hai môn Toán, Tiếng Việt. III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Thay đổi và nâng cao nhận thức của bản thân và đồng nghiệp trong việc sử dụng đồ dùng dạy học. Xuất phát từ những thực tế trong công tác giảng dạy và yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới, tôi nhận thức rõ vai trò của người giáo viên là lực lượng giáo dục chính, là người hướng dẫn, tổ chức quá trình hoạt động của trẻ ở nhà trường. Chính vì vậy mỗi giáo viên cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tự học hỏi đồng nghiệp, tự phát huy năng lực bản thân. Từ nhận thức trên tôi rèn cho mình thói quen sử dụng đồ dùng dạy học; trao đổi với đồng nghiệp về ứng dụng, phương pháp sử dụng các loại đồ dùng dạy học và những ý tưởng mới trong quá trình thực hành trên lớp. Thường xuyên nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa; tìm hiểu về các thiết bị đồ dùng dạy học; xem xét các thiết bị đó sẽ sử dụng vào bài dạy nào? Sử dụng thiết bị ở hoạt động nào? Giúp học sinh khai thác kiến thức gì? Đưa thiết bị, đồ dùng vào thời điểm nào? Cách thực hiện ra sao để phát huy được tích tích cực, tự giác và khả năng sáng tạo của học sinh?... Tích cực dự giờ thăm lớp, lắng nghe ý kiến góp ý của đồng nghiệp, tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môntừ đó phát hiện ra những đơn vị kiến thức còn thiếu sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, cần phải sưu tầm, làm thêm hoặc có hướng suy nghĩ cải tiến một số đồ dùng dạy học còn thiếu tính ưu việt. 2. Nghiên cứu những nội dung trong chương trình Toán lớp 5 cần thiết phải sử dụng đồ dùng dạy học. Trong mỗi giờ lên lớp ta đều cần sử dụng đồ dùng dạy học. Những nội dung cơ bản mà khi dạy không thể thiếu đồ dùng, thiệt bị hỗ trợ. Đó là: Chương I, II: - Các bài Ôn tập về phân số và bài về hỗn số. - Các bài ôn tập về giải toán có lời văn. - Ôn tập về các đại lượng: Đo độ dài, đo khối lượng. - Bài học mới về đơn vị đo diện tích: Đề-ca-mét vuông, Héc-tô -mét vuông, Mi-li-mét vuông, bảng đơn vị đo diện tích. - Các bài về khái niệm số thập phân, cấu tạo số thập phân. - Bài về tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm. Chương III: Phần hình học. - Các bài về hình tam giác, diện tích hình tam giác; hình thang, diện tích hình thang; hình tròn, đường tròn, chu vi, diện tích hình tròn; biểu đồ hình quạt. - Các bài về hình hộp chữ nhật, hình lập phương; diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. - Các bài về thể tích: Thể tích của một hình, Xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối, mét khối; Thể tích của hình hộp chữ nhật, thể tích hình lập phương. - Bài giới thiệu về hình trụ, hình cầu. 3. Lập kế hoạch phấn đấu , rèn luyện nâng cao chất lượng học sinh. * Kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm chất lượng môn Toán của lớp đạt được là : + Điểm 9,10: 2 em. + Điểm 7,8: 2 em. + Điểm 5,6: 14 em. + Điểm dưới 5: 6 em. Căn cứ vào kết quả khảo sát đầu năm, tôi lập kế hoạch chỉ tiêu phấn đấu môn Toán như sau: Giữa học kì I Cuối học kì I Giữa học kì II Cuối năm SL TL SL TL SL TL SL TL Hoàn thành tốt 6em 25% 9 em 37,5% 12 em 50% 14 em 58,3% Hoàn thành 14 em 58,3% 13em 54,2% 11 em 45,8% 10 em 41,7% Cần bồi dưỡng để hoàn thành 4 em 16,7% 2 em 8,3% 1 em 4,2% 0 0 4. Nghiên cứu chủng loại đồ dùng dạy học Toán lớp 5; sưu tầm và làm đồ dùng dạy học ; thiết kế bài dạy môn toán đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trên cơ sở danh mục thiết bị và đồ dùng dạy học tối thiểu dành cho môn Toán lớp 5 ban hành( kèm theo quyết định số Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Thư viện nhà trường hiện có 3 bộ thiết bị dành cho giáo viên và 50 bộ dành cho học sinh. * Thiết bị, đồ dùng cho GV, mỗi bộ gồm có: Hình tròn:- Gồm 5 hình tròn đường kính 200mm, dày 2mm làm bằng nhựa HI màu trắng (Tất cả đều gắn được trên bảng từ). Trong đó: + 2 hình, mỗi hình có một mặt sơn mầu đỏ; một mặt sơn màu trắng kẻ đường chia làm 8 phần bằng nhau. + 1 hình có 2 vạch chia làm 4 phần bằng nhau, sơn màu đỏ ¾ + 1 hình có 1 vạch chia làm 2 phần bằng nhau, sơn màu đỏ 1/2. + 1 hình có 2 vạch chia làm 4 phần bằng nhau, sơn màu đỏ ¼ - Hình tròn động: gồm 2 hình tròn đường kính 200mm, độ dày 2mm (1 bằng nhựa HI trắng sứ, 1 bằng nhựa PS trong suốt, viền đen). Mỗi hình chia 8 phần, sơn màu đỏ 4/8. Hình thang:(Tất cả đều gắn được trên bảng từ) - Gồm 2 hình thang bằng nhau, kích thước đáy lớn 280mm, đáy nhỏ 200mm, cao 150mm, nhựa HI, dày 2mm(1 hình giữ nguyên, 1 hình cắt ra 4 phần ghép lại được hình tam giác). Hình tam giác: (Tất cả đều gắn được trên bảng từ) - Gồm 2 hình tam giác bằng nhau, kích thước cạnh đáy 250mm, cạnh xiên 220mm, cao 150mm, dày 2mm, bằng nhựa HI màu xanh coban: + 1 hình tam giác giữ nguyên, có kẻ đường cao màu đen. + 1 hình cắt thành 2 tam giác theo đường cao để ghép với hình trên được hình chữ nhật. Hình hộp chữ nhật: Gồm 2 hình: + 1 hình hộp chữ nhật kích thước 200 x 160 x 100mm, 4 mặt xung quanh màu trắng, 2 đáy màu đỏ, bằng nhựa HI-PS dày 2mm, các mặt liên kết với nhau bằng màng PET 0,05mm, có thể mở ra . + 1 hình hộp chữ nhật biểu diễn cách tính thể tích, kích thước trong hộp (200 x 160 x 100)mm, bằng nhựa PS trong suốt dài 2mm. Bên trong chứa 1 tấm đáy (200 x 160 x 10)mm và 1 cột (10 x 10 x 90)mm, sơn ô vuông (10 x 10)mm. Hình lập phương: Gồm 14 hình: + 1 hình lập phương cạnh 200mm, 4 mặt xung quanh màu trắng, 2 mặt đáy màu đỏ, bằng nhựa HI-PS dày 2mm, các mặt liên kết với nhau bằng màng PET 0.05mm, có thể mở ra thành hình khai triển của hình lập phương. + 1 hình lập phương cạnh 1dm biểu diễn thể tích 1dm3, bằng nhựa PS trong suốt, bên trong chứa 1 tấm đáy có kích thước gần bằng (100 x 100 x 10)mm và 1 cột (10 x 10 x 90)mm. + 12 hình lập phương cạnh 40mm (6 hình màu xanh coban, 6 hình màu trắng), bằng nhựa HI. Hình trụ: Bằng nhựa PS trong suốt dày 2mm, đáy có đường kính 100mm, cao 150mm. Hình cầu: 1 hình, bằng nhựa PS trong, dày 3mm, đường kính 200mm; Giá đỡ bằng nhựa PVC. Ê-ke: 1 cái, bằng nhựa AS trong suốt, các cạnh: (300 x 400 x 500)mm. Compa: Kích thước từ 300mm đến 400mm, 1 bộ. * Thiết bị, đồ dùng cho HS, mỗi bộ gồm có: Bộ hình tròn:- Gồm 4 hình tròn đường kính 40mm, dày 1,2mm, bằng nhựa HI màu trắng sứ, có viền đen rộng 0,5mm: 2 hình, một mặt sơn màu đỏ cờ; 1 hình có 2 vạch chia làm 4 phần bằng nhau, sơn màu đỏ cờ ¾; 1 hình có một vạch chia làm 2 phần bằng nhau, sơn màu đỏ cờ ½. - Hình tròn động: gồm 2 hình tròn đường kính 40mm, dày 1,2mm (1 bằng nhựa HI trắng sứ, 1 bằng nhựa PS trong suốt) chuyển động quay. Hình vuông:- Gồm 4 hình vuông cạnh 40mm, dày 1,2mm, nhựa HI trắng sứ, 0,5mm: + 2 hình: một mặt sơn xanh, 1 mặt trắng có vạch qua tâm làm 8 phần bằng nhau; 1 hình có vạch chia làm 8 phần, sơn màu xanh coban 5/8. Hình thang: Gồm 2 hình thang bằng nhau, kích thước 2 đáy 80mm và 50mm. + 1 hình thang nguyên; 1 hình thang cắt ra 2 phần ghép lại được hình tam giác. Hình tam giác: Gồm 2 hình tam giác bằng nhau, kích thước đáy 80mm, cao 40mm, 1 góc 600, nhựa HI, dày 1,2mm, màu xanh coban: + 1 hình tam giác nguyên, có kẻ đường cao; 1 hình tam giác cắt theo đường cao thành 2 tam giác để ghép với hình trên được hình chữ nhật (80 x 40)mm; 1 hình tam giác nguyên, có kẻ đường cao; 1 hình tam giác cắt theo đường cao thành 2 tam giác để ghép với hình trên được hình chữ nhật (80 x 40)mm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà đồ dùng đã bị thất thoát, hư hỏng, thiếu hụt nhiều. Trường lại ở địa bàn miền núi, có nhiều điểm trường lẻ nên việc vận chuyển, trao đổi đồ dùng của các giáo viên trong trường gặp không ít khó khăn. Ngoài những loại đồ dùng có trong danh mục, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, tích cực sưu tầm và làm đồ dùng dạy học. Các loại đồ dùng thường xuyên phải làm và sưu tầm như: biểu bảng, phiếu học tập, ô chữ, vòng số, đạo cụ trò chơi học tập, các mô hình hình học, Ví dụ: Khi dạy củng cố ôn tập cho học sinh về kĩ năng tính nhẩm nhân, chia một số thập phân với 10,100,1000và kĩ năng tính nhẩm nhân, chia một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;tôi thiết kế Vòng quay kì diệu như sau: Cấu tạo gồm: Đế vòng quay, trục quay, giá đỡ, vòng quay có các yêu cầu phép tính cần nhẩm ra kết quả, tay quay, mũi tên, các chi tiết trang trí, số và chữ Vật liệu: Một vỏ hộp bánh Cosi ( nắp trên làm vòng quay, thân vỏ làm giá đỡ), vòng đế bằng bìa cứng có trang trí hoa lá và gắn các số thập phân, mũi tên bằng tấm tôn mỏng gắn cố định, tay quay bằng nhựa trong, đinh, ốc vít, trục đế quay là chiếc tua vít cũ, nắp trục, giấy màu, keo dán, kéo Cách làm: Dùng ốc vít gắn cố định trục vào nắp hộp bánh và mũi tên trang trí vòng quay bằng giấy màu gắn phép tính và chữ số theo mục đích sử dụng Gắn cố định tay quay vào vòng quay gắn cố định vòng đế bằng bìa vào trục. Cách chơi: Chia lớp thành các đội chơi; mỗi đội cử 1 thành viên lên xoay vòng và được ưu tiên đưa ra kết quả, nếu trong thời gian nhất định đội đó không đưa ra được kết quả đúng thì phải nhường quyền cho đội khác; cuối cùng tính điểm xem đội nào cao điểm sẽ thắng cuộc. Lưu ý: Vòng quay kì diệu có thể ứng dụng với nhiều nội dung ôn tập khác như: tính chu vi, diện tích các hình; thực hiện 4 phép tính cơ bản; thi đố vui; thi tìm công thức đúng Kết quả: Học sinh em nào cũng rất hào hứng tham gia chơi và nhanh chóng đưa ra kết quả đúng; lớp học sôi nổi; kĩ năng ghi nhớ và tính toán nhanh của học sinh tiến bộ rõ rệt. Sau mỗi giờ dạy, nếu đồ dùng còn sử dụng được, tôi sẽ trao đổi với đồng nghiệp để dùng chung hoặc cất vào góc thư viện của lớp. Vòng quay kì diệu( Một loại đồ dùng dạy học tự làm) Một góc thư viện của lớp 5B Phiếu học tập là một loại đồ dùng thường xuyên được sử dụng trong giờ học toán và có thể sử dụng được ở hầu hết các hoạt động như: Dùng để kiểm tra bài cũ, dùng để giúp học sinh hình thành kiến thức mới, dùng để thực hành luyện tập, kiểm tra kết quả học tập cuối giờ học, dùng cho cá nhân hoặc dùng cho nhómPhiếu học tập cần được thiết kế bám sát nội dung từng hoạt động trong bài. Chữ ghi trong phiếu phải to, rõ, trình bày khoa học. Các dạng bài tập trong phiếu cần đảm bảo tính phân loại các đối tượng học sinh, đồng thời nâng dần yêu cầu với từng loại đối tượng, giúp học sinh có độ “vươn” cần thiết. Cũng như tất cả các loại đồ dùng dạy học khác, khi sử dụng các loại phiếu học tập chúng ta cần tránh lạm dụng như: sử dụng phiếu trong nhiều hoạt động, phiếu được dán khắp nơi, che kín bảngtạo nên sự phản cảm trong giờ học. Trong dạy học, ta thường phải chấp nhận khả năng tiếp thu và trình độ học sinh không đồng đều. D
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_day_hoc_giup_hoc_sinh_lop_5.doc