SKKN Kinh nghiệm sử dụng bài tập phân hóa trong chương nitơ- Photpho nhằm phát huy năng lực học sinh tại trường THPT Quảng Xương IV

SKKN Kinh nghiệm sử dụng bài tập phân hóa trong chương nitơ- Photpho nhằm phát huy năng lực học sinh tại trường THPT Quảng Xương IV

Định hướng chương trình giáo dục phổ thông với mục tiêu là giúp học sinh: phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.

Để đạt các mục tiêu đó thì khâu đột phá là đổi mới phương pháp giáo dục từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”. Làm cho “học” là quá trình kiến tạo: tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin, Học sinh tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. “Dạy” là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: cách tự học, sáng tạo, hợp tác, dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai Giúp học sinh nhận thức được những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển xã hội.

 

docx 13 trang thuychi01 6761
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm sử dụng bài tập phân hóa trong chương nitơ- Photpho nhằm phát huy năng lực học sinh tại trường THPT Quảng Xương IV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Định hướng chương trình giáo dục phổ thông với mục tiêu là giúp học sinh: phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Để đạt các mục tiêu đó thì khâu đột phá là đổi mới phương pháp giáo dục từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”. Làm cho “học” là quá trình kiến tạo: tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin,Học sinh tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. “Dạy” là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: cách tự học, sáng tạo, hợp tác,dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện tại và tương laiGiúp học sinh nhận thức được những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển xã hội.
Với bộ môn hóa học, định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng được coi trọng đó là: quan tâm và tạo mọi điều kiện để học sinh trở thành chủ thể hoạt động sáng tạo trong giờ học; để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng về hóa học bằng nhiều biện pháp như: 
+ Khai thác đặc thù bộ môn tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú.
+ Đổi mới hoạt động học tập của học sinh và tăng thời gian thực hành cho học sinh hoạt động trong giờ học.
+ Tăng mức độ hoạt động trí lực, chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh như: thường xuyên sử dụng tổng hợp các phương pháp dạy học phức hợp vv
Đổi mới đã đem lại kết quả cao về chất lượng bộ môn. Tuy nhiên với cấp THPT, kiến thức bộ môn hóa học không chỉ ở mức độ các khái niệm, định luật rất khô cứng mà học sinh phải biết và vận dụng đi sâu vào quá trình giải thích, giải quyết các vấn đề tránh nhàm chán. Những học sinh có khả năng tư duy không cao thì có xu hướng sợ học bộ môn này. Đặc biệt là những nơi còn khó khăn về các cơ sở vật chất ứng dụng kiến thức bộ môn vào thực tiễn.
Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiện trong giảng dạy bộ môn hóa học, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn hóa học cao, người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn nhưng phải phù hợp với năng lực học sinh. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài: 
“KINH NGHIỆM SỬ DỤNG BÀI TẬP PHÂN HÓA TRONG CHƯƠNG NITƠ- PHOTPHO NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG IV”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng hệ thông bài tập phân hóa nhằm đáp ứng yêu cầu giảng day học sinh theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
- Vận dụng hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
- Quá trình dạy học môn hóa học ở trường THPT.
- Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và sự phân hóa học sinh.
3.2. Phạm vi
Các bài dạy trong chương nitơ - photpho chương trình hóa học lớp 11.
4. Giả thuyết khoa học
Khi xây dựng được hệ thống câu hỏi và bài tập phân hóa đảm bảo tính khoa học của nội dung, logic về cấu trúc, phù hợp với đối tượng học sinh thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học hóa học nói chung và chương “Nitơ-photpho” nói riêng theo hướng chiều rộng và chiều sâu. Đồng thời gây hứng thú cho học sinh trong học tập. 
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Trong quá trình dạy học cần cho học sinh dần dần tiếp cận và làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, hình thành phương pháp suy nghĩ và làm việc khoa khọc trong đó thầy giáo và học trò đều hoạt động. Hoạt động của thầy là thiết kế điều khiển; hoạt động của trò là hoạt động tự giác và tích cực. Mọi tác động của thầy chỉ là tác động bên ngoài tới học sinh, nó chỉ phát huy tác dụng khi chiếm lĩnh được tư tưởng ý chí và tâm trạng của trò, gây ra sự nghi ngờ sự suy tưởng làm biến đổi những sức mạnh bên trong có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách học sinh. Vì vậy cần phải thống nhất giữa hoạt động của thầy và trò.
Con người phát triển trong hoạt động, học tập diễn ra trong hoạt động. Do đó, trong dạy học hóa học sự thống nhất này có thể thực hiện được bằng cách quán triệt quan điểm hoạt động, thực hiện dạy học trong hoạt động và bằng hoạt động. Quan điểm này được thực hiện dựa vào tư tưởng chủ đạo:
- Cho học sinh thực hiện và luyện tập những hoạt động và hoạt động thành phần tương thích với nội dung và mục đích dạy học.
- Gây động cơ học tập và tiến hành hoạt động.
- Truyền thụ tri thức, đặc biệt là tri thức phương pháp như là phương tiện và kết quả của hoạt động.
- Phân bậc hoạt động làm chỗ dựa cho việc điều khiển quá trình dạy học. Dựa vào các tư tưởng này thầy có thể thiết kế quá trình dạy học nhằm điều khiển học sinh tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh nội dung dạy học, thực hiện được múc đích và nhiệm vụ dạy học. 
Việc dạy học một mặt yêu cầu đảm bảo vừa sức để học sinh có thể lĩnh hội được tri thức, rèn luyện kỹ xảo, mặt khác lại đòi hỏi không ngừng nâng cao yêu cầu để thúc đẩy sự phát triển. Hai mặt này tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng thực chất lại thống nhất. Vừa sức không phải là quá khó hoặc quá dễ. “Sức” học sinh – trình độ, năng lực – không bất biến mà thay đổi trong quá trình học tập nói chung là tăng lên. Vì vậy sự vừa sức ở những thời điểm khác nhau chính là sự không ngừng nâng cao yêu cầu đối với học sinh. Để thực hiện được nguyên tắc này, quá trình dạy học cần được “phân biệt hóa và cá nhân hóa” một cách hợp lý đối tượng người học và nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với trình độ nhận thức của họ. 
2. Thực trạng của vấn đề
Mỗi học sinh có trình độ, năng lực khác nhau. Do đó trong một tập thể nhiều học sinh, dạy học vừa sức có nghĩa phải phải đảm bảo cho sự phát triển trí tuệ của mọi thành viên trong cả lớp đồng thời phải quan tâm tới từng cá nhân học sinh, đảm bảo cho mọi người đều phát triển ở mức độ tối đa so với khẳ năng của mình. Để thực hiện nguyên tắc này, quá trình dạy học cần được “phân hóa và cá nhân hóa ” một cách hợp lý đối tượng người học và nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với trình độ nhân thức của họ. Đây chính là tư tưởng của phương pháp phân hóa.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Đặc điểm bộ môn hóa học với việc áp dụng dạy học phân hóa
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nhận thức: quá trình nhận thức của con người luôn luôn phát triển cả về lượng và chất. Trong quá trình đó, sự biến đổi về lượng kiến thức sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất: Năng lực nhận thức chuyển sang mức độ cao hơn và sau mỗi giai đoạn, mỗi vấn đề nhận thức lại trở nên hoàn thiện hơn, bản chất hơn. Quá trình phát triển của khoa học hóa học nói chung và chương trình hóa học nói riêng cũng tuân theo quy luật đó.
Tính phát triển và tính phân hóa luôn luôn gắn liền với nhau. Nhận thức càng phát triển thì sự phân hóa càng rõ rệt, sự phân hóa theo các hướng:
- Phân hóa theo mức độ phức tạp dần của vấn đề nhận thức
Trong chương trình hóa học phổ thông từ lớp 8 đến lớp 12 nội dung kiến thức hóa học tăng dần và đồng thời quá trình dạy học cũng đòi hỏi sự phát triển tư duy tăng dần.
- Phân hóa theo hướng phân nhánh.
Khoa học càng phát triển, nhu cầu nghiên cứu sâu hơn về một vấn đề nào đó buộc người ta phải có sự phân nhánh, phân hóa vấn đề nghiên cứu thành nhiều vấn đề nhỏ.
3.2. Đặc điểm của chương nitơ-photpho
Chương sự nitơ-photpho là chương mở ra giai đoạn mới, bắt đầu xem xét một cách bản chất hơn những vấn đề về các chất và các quá trình phản ứng xảy ra trong dung dịch dưới ánh sáng của thuyết điện li, tính oxi hóa mạnh của axit nitric. Cụ thể:
- Bản chất của của các đơn chất và hợp chất tham gia phản ứng.
- Tính oxi hóa mạnh của axit nitric.
- Vận dụng thuyết điện li, phương trình ion. 
- Vận dụng các định luật bảo toàn. 
Như vậy qua việc học tập và nghiên cứu nội dung của chương nitơ-photpho sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản và tiếp tục làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất.
Trên cơ sở của việc phân hóa chất lượng học sinh (phân hóa chất lượng học tập) chúng ta có thể chuẩn bị hệ thống các bài tập với mức độ phức tạp khác nhau. Bởi vậy từ một nội dung bài tập tôi đã thiết kế thành ba vấn đề theo ba mức độ với mục đích hướng đến việc tư duy tài liệu mới và cụ thể hóa các mức độ kiến thức của cả lớp.
Mức độ 1: Tôi hướng học sinh nêu ra được các tính chất riêng biệt của các chất, các hiện tượng, cách lí giải những nguyên nhân đơn giản nhất, trình bày lại các kiến thức cơ bản dựa vào trí nhớ.
Mức độ 2: Học sinh biết vận dụng kiến thức vào điều kiện mới, sử dụng kiến thức và thực tế.
Mức độ 3: Yêu cầu học sinh không những phải phân tích, so sánh mà phải khái quát hóa các số liệu thu được, sử dụng chúng trong điều kiện phức tạp hơn.
3.2.1. Bài tập lý thuyết
Là những bài tập chỉ dựa và kiến thức lý thuyết. Loại bài tập này phân hóa thành ba mức độ.
- Tái hiện kiến thức lý thuyết
- Tái hiện và giải thích
- Vận dụng sáng tạo và suy luận linh hoạt kiến thức ở điều kiện mới. 
Ví dụ: 
* Nội dung bài tập gốc: Cho Al tác dụng với dung dịch HNO3 loãng người ta thu được khí N2O là sản phẩm khử duy nhất. Viết phương trình hóa học và xác định chất oxi hóa, chất khử trong phản ứng trên. 
* Thiết kế theo kiểu phân hóa
Mức độ 1: Cân bằng phương trình hóa học sau:
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
Mức độ 2: Viết phương trình hóa học khi cho Al tác dụng với HNO3 tạo khí N2O là sản phẩm khử duy nhất. 
Mức độ 3: Cho Al tác dụng với dung dịch HNO3 loãng người ta thu được khí N2O là sản phẩm khử duy nhất. Xác định số phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa. 
* Nhận xét về mức độ phân hóa và tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu
- Ở mức độ 1: Học sinh chỉ cần viết quá trình nhường và nhận electron để cân bằng phương trình hóa học. Như vậy kiến thức ở đây chỉ mới tái hiện lại kiến thức theo sự dẫn dắt của đề ra.
- Ở mức độ 2: Đòi hỏi cao hơn. Từ sự gợi ý của đề ra học sinh tự tìm chất tạo thành để hoàn thiện phương trình hóa học. Ở đây đã có sự vận dụng kiến thức về HNO3 phản ứng với kim loại để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.
- Ở mức độ 3: Đây là một mức độ cao hơn đòi hỏi học sinh viết phương trình, cân bằng phương trình và xác định được số phân tử axit đóng vai trò chất oxi hóa và số phân tử là môi trường. Ở đây đòi hỏi học sinh tư duy cao hơn hẳn so với hai mức độ trên. 
3.2.2. Bài tập lý thuyết – thực nghiệm
Là những bài tập có nội dung buộc học sinh phải có kỹ năng quan sát, giải thích hiện tượng, thực hiện những thao tác thực hành,  Loại bài tập này phân hóa theo ba mức độ:
- Tái hiện các bước của loại bài thực thực hành đó hoặc giải thích các thao tác thực hành, giải thích các hiện tượng quan sát được.
- Vạch ra công đoạn thực hành dựa trên sự chỉ dẫn nhất định, dự đoán hiện tượng xãy ra và giải thích.
- Tự vạch ra các công đoạn thực hành, dự đoán hiện tượng và giải thích.
Ví dụ: 
* Nội dung bài tập gốc: Nhận biết các hóa chất đặc bị mất nhãn trong các lọ riêng biệt: HNO3, HCl, H2SO4 bằng một kim loại duy nhất. 
* Bài tập phân hóa
Mức độ 1: Có ba ống nghiệm mất nhãn được đánh số thứ tự từ 1 đến 3 đựng riêng biệt các hóa chất đặc sau: HNO3, HCl, H2SO4. Cho Cu vào 3 dung dịch thì thấy:
Ống 1: có khí nâu đỏ thoát ra
Ống 2	: có khí không màu mùi xốc thoát ra
Ống 3 và 4: không có hiện tượng.
Hãy dán nhãn cho các ống nghiệm trên.
Mức độ 2: Có ba ống nghiệm mất nhãn được đựng riêng biệt các hóa chất đặc sau: HNO3, HCl, H2SO4 . Chỉ dùng Cu hãy nhận biết các chất trên. 
Mức độ 3: Chỉ dùng một hóa chất duy nhất hãy nhận biết ba ống nghiệm mất nhãn được đựng riêng biệt các hóa chất đặc sau: HNO3, HCl, H2SO4.
* Nhận xét: 
- Ở mức độ 1: Học sinh tái hiện các thao tác theo sự chỉ dẫn rõ ràng của giáo viên, theo đó mà giải thích các hiện tượng đã thấy được.
- Ở mức độ 2: Chỉ gợi ý dùng thuốc thử Cu và không cho phép sử dụng thêm các hóa chất khác cần thiết, từ đó vạch ra các công đoạn thực hành, đồng thời tự dự đoán giải thích hiện tượng xảy ra.
- Ở mức độ 3: Giới hạn ở việc chỉ dùng một thuốc thử, học sinh tự vạch ra quỳ trình tiến hành dự đoán và giải thích hiện tượng. Mức độ này phức tạp hơn mức độ 2.
3.2.3. Bài tập tổng hợp
Những bài tập này có thể phân hóa theo cách: 
- Phức tạp hóa điều kiện bài toán hoặc giảm sự phức tạp điều kiện bài toán.
- Phức tạp hóa hoặc giảm sự phức tạp hóa yêu cầu bài toán.
- Phức tạp hoặc giảm sự phức tập của cả yêu cầu và điều kiện bài toán.
- Ghép các nội dung các bài tập khác nhau thành một bài toán mới.
Ví dụ: 
* Nội dung bài tập: Cho 6,45 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. Sau phản ứng thu được V lít khí NO (đktc, khí duy nhất) và dung dịch B có 32,7 gam muối. Nếu cũng cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl cho 20,025 gam muối. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu và V. 
* Bài tập phân hóa 
Mức độ 1: Cho 6,45 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. Sau phản ứng thu được V lít khí NO (đktc, khí duy nhất) và dung dịch B có 32,7 gam muối Al(NO3)3 và NH4NO3. Nếu cũng cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl cho 20,025 gam muối AlCl3. Tính V.
Mức độ 2: Cho 6,45 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. Sau phản ứng thu được V lít khí NO (đktc, khí duy nhất) và dung dịch B có 32,7 gam muối. Nếu cũng cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl cho 20,025 gam muối. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu và V. 
Mức độ 3: Cho 6,45 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. Sau phản ứng thu được V lít khí NO (đktc, khí duy nhất) và dung dịch B có 32,7 gam muối. Nếu cũng cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl cho 20,025 gam muối.
a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu 
b. Tính V. 
c. Cho dung dịch B phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH 1M để thu được kết tủa lớn nhất thì cần bao nhiêu lít dung dịch NaOH 1M. 
* Nhận xét
- Ở mức độ 1: giảm sự phức tạp hóa điều kiện ở bài toán gốc bằng cách đổi yêu cầu với điều kiện ở bài toán gốc và tăng chi tiết dẫn dắt.
- Mức độ 2: Chính là bài toán gốc phức tạp hơn mức độ 1 đòi hỏi học sinh phải biết làm việc với các ion
- Mức độ 3: Chính là sự phức tạp hóa cả điều kiện và yêu cầu của bài toán gốc. Đặc biệt là khi cho dung dịch sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH đòi hỏi hiểu rõ phản ứng giữa dung dịch kiềm và muối amoni.
3.3. Hệ thống các câu hỏi và bài tập thiết kế theo kiểu phân hóa.
Bài 1: 
Hoàn thành phương trình hóa học sau : 
NO2 + NaOH → NaNO3 + NaNO2 + 
Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho NO2 vào dung dịch NaOH dư .
3. Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho NO2 vào dung dịch NaOH dư. Sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với Al sinh ra hỗn hợp khí NH3 và H2.
Bài 2: 
1. Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.
a. Al + 	HNO3 	→ Al(NO3)3 	+ 	N2O + H2O 	
b. FeO + 	HNO3 	→ Fe(NO3)3 + NO + H2O
c. Fe(OH)2	+ HNO3 	→ Fe(NO3)3 + NO + H2O
d. Fe3O4 	+ HNO3 	→ Fe(NO3)3 + NO2 + H2O 
2. Hoàn thành và cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.
a. Al + 	HNO3 	→ Al(NO3)3 	+ 	N2O + ? 	
b. FeO + 	HNO3 	→ Fe(NO3)3 + NO + ?
c. Fe(OH)2	+ HNO3 	→ Fe(NO3)3 + NO + ?
d. Fe3O4 	+ HNO3 	→ Fe(NO3)3 + NO2 + ? 
3. Hoàn thành và cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.
a. Al + 	HNO3 	→ ? 	+ 	N2O + 	?
b. FeO + 	HNO3 	→ ? + NO + 	?
c. Fe(OH)2	+ HNO3 	→ ? + NO + 	?
d. Fe3O4 	+ HNO3 	→ ? + NO2 + 	?
Bài 3:
1. Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng 500 ml dung dịch HNO3 CM (vừa đủ) thu được 0,01 mol NO; 0,03 mol NO2 và dung dịch A chứa x gam muối (không có muối NH4NO3).
a. Tính giá trị m.
b. Tính CM (HNO3) đã dung ban đầu.
c. Tính giá trị x.
2. Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng 500 ml dung dịch HNO3 CM (vừa đủ) thu được 0,896 lít hỗn hợp khí gồm NO; NO2 có tỷ lệ mol 1:3 và dung dịch A chứa x gam muối (không có muối NH4NO3).
a. Tính giá trị m.
b. Tính CM (HNO3) đã dung ban đầu.
c. Tính giá trị x.
3. Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng 500 ml dung dịch HNO3 CM (vừa đủ) thu được 0,896 lít hỗn hợp hai khí trong đó một khí màu nâu đỏ và một khí không màu hóa nâu trong không khí có tỷ lệ mol 1:3 và dung dịch A chứa x gam muối (không có muối NH4NO3).
a. Tính giá trị m.
b. Tính CM (HNO3) đã dung ban đầu.
c. Tính giá trị x.
Bài 4: 
1. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X chứa hai muối . Tính khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X.
2. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X.Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư có khí mùi khai thoát ra. Tính khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X.
3. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Tính khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X.
Bài 5:
1. Cho hỗn hợp các kim loại Cu, Ag với số mol mỗi kim loại là 0,1 tan hết trong dung dịch HNO3 1M. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
35,8	B. 34,5 	C. 32,7 	D. 36,6
2. Cho hỗn hợp các kim loại Cu, Ag trong đó mỗi kim loại có khối lượng bằng 1/10 khối lượng mol mỗi kim loại tương ứng tan hết trong dung dịch HNO3 1M. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 35,8	B. 33,3	C. 36,6 	D. 34,4
3. Cho hỗn hợp 2 kim loại A, B, C có khối lượng 2,17 g tan hết trong dung dịch HNO3 dư thấy có 1,12 lit NO thoát ra (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và có m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là
A. 11,47	B. 6,85	C. 7,95 	D. 12,48
Bài 6: 
1. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn gồm CuO, Cu(NO3)2và hỗn hợp khí gồm O2, NO2. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y.
2. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X gồm O2, NO2. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y.
3. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y.
Bài 7: 
1. Viết phương trình dạng phân tử và ion khi cho dung dịch HNO3 (chứa a mol) vào dung dịch NaOH (chứa b mol). Tính pH của dung dịch khi b = 2a. 
2. Cho 100 ml dung dịch A chứa 0,63 gam HNO3. Dung dịch B có 100 ml chứa 0,4 gam NaOH . Tính pH của mỗi dung dịch và của dung dịch thu được sau khi trộn A với B?
3. Cho 100ml dung dịch HNO3 có chứa 0,63 gam axit nguyên chất vào 100 ml dung dịch NaOH có chứa 0,4 gam NaOH nguyên chất. Tính pH của dung dịch thu được khi pha loãng 10 lần?
4. Thực nghiệm sư phạm
Do đặc điểm của đề tài là xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phân hóa nên việc thực nghiệm được tiến hành trong tiết ôn tập. Tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Quảng Xương 4 là nơi tôi đang công tác. Đây là trường có đội ngũ giáo viên với trình độ vững vàng, đồng đều. Cơ sở vật chất của nhà trường rất đầy đủ, hiện đại. Để có số liệu khách quan và chính xác tôi dạy ở các lớp 11A và 11D với sĩ số mỗi lớp là 44 em, trong đó tôi chọn lớp 11A làm lớp thực nghiệm và lớp 11D làm lớp đối chứng. Học lực của các em có yếu, trung bình và khá, giỏi. Địa bàn phân bố của các em nằm rãi rác trong các xã nên việc chọn các lớp trên vào mẫu thực nghiệm là khách quan. Nhìn chung

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_su_dung_bai_tap_phan_hoa_trong_chuong_nito.docx