SKKN Kinh nghiệm rèn luyện cho sinh lớp 7 sử dụng thành ngữ trong khi nói và viết

SKKN Kinh nghiệm rèn luyện cho sinh lớp 7 sử dụng thành ngữ trong khi nói và viết

Giáo sư Đặng Thai Mai đã viết: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Quả thật, tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”. (Sự giàu đẹp của Tiếng Việt – Đặng Thai Mai- Sách giáo khoa Ngữ văn 7- Tập II- Nhà xuất bản Giáo dục)

 Là người Việt Nam ai cũng phải hiểu và biết sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp. Thế mà, hiện nay tình trạng học sinh nhiều em chưa hiểu hết được nghĩa Tiếng Việt. Có hiểu được tiếng mẹ đẻ thì mới giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc mình. Có hiểu rõ, hiểu sâu sắc Tiếng Việt mới tiếp thu tốt được những kiến thức các môn học trong chương trình quy định nhất là môn Ngữ văn. Đây cũng là một vấn đề đặt ra không những đối với giáo viên mà trong toàn xã hội cần phải quan tâm. Vì vậy, giáo viên Ngữ văn đóng một trò quan trọng trong việc giúp học sinh hiểu đúng nghĩa Tiếng Việt.

Trong kho tàng phong phú của dân tộc ta về ngôn ngữ có một bộ phận không thể thiếu được, nó gắn bó với con người với cha ông ta từ xa xưa, phản ánh đời sống văn hoá tinh thần. Đó là thành ngữ. Đây chính là lời ăn tiếng nói sử dụng hàng ngày của nhân dân ta. Nó là tinh hoa văn hoá dân tộc. Đây là cách nói bằng hình tượng, lời ít nhưng ý nhiều, là cách giao tiếp rất hiệu quả mà ông cha ta đã sử dụng hàng nghìn đời nay. Vì vậy là người Việt Nam chúng ta phải hiểu được vốn ngôn ngữ vô cùng quý giá này.

Trong chương trình môn Ngữ Văn THCS, thành ngữ được đưa vào chương trình Ngữ Văn lớp 7, nhằm cung cấp vốn thành ngữ cho học sinh. Tuy nhiên hiện nay đại bộ phận học sinh nhất là học sinh trung học cơ sở vốn thành ngữ tiếng Việt rất ít, rất nghèo nàn. Ngoài những thành ngữ cung cấp trong sách giáo khoa, học sinh không có thêm vốn thành ngữ khác. Không những thế, học sinh còn nhớ không chính xác và hiểu không đúng ý nghĩa của thành ngữ. Chính vì vậy việc trang bị cho các em một vốn thành ngữ nhất định để giúp cho việc tiếp thu kiến thức nói chung và kiến thức Tiếng Việt nói riêng là một điều rất cần thiết.

 

doc 15 trang thuychi01 18444
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm rèn luyện cho sinh lớp 7 sử dụng thành ngữ trong khi nói và viết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
Mở đầu
2
2
Lý do chọn đề tài
2
3
Mục đích nghiên cứu 
2
4
Đối tượng nghiên cứu
3
5
Phương pháp nghiên cứu
3
6
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
7
Cơ sở lý luận
3
8
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
9
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4
10
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
12
11
Kết luận và kiến nghị.
13
12
Tài liệu tham khảo
14
13
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại.
15
I.MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài: 
Giáo sư Đặng Thai Mai đã viết: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Quả thật, tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”. (Sự giàu đẹp của Tiếng Việt – Đặng Thai Mai- Sách giáo khoa Ngữ văn 7- Tập II- Nhà xuất bản Giáo dục) 
 Là người Việt Nam ai cũng phải hiểu và biết sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp. Thế mà, hiện nay tình trạng học sinh nhiều em chưa hiểu hết được nghĩa Tiếng Việt. Có hiểu được tiếng mẹ đẻ thì mới giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc mình. Có hiểu rõ, hiểu sâu sắc Tiếng Việt mới tiếp thu tốt được những kiến thức các môn học trong chương trình quy định nhất là môn Ngữ văn. Đây cũng là một vấn đề đặt ra không những đối với giáo viên mà trong toàn xã hội cần phải quan tâm. Vì vậy, giáo viên Ngữ văn đóng một trò quan trọng trong việc giúp học sinh hiểu đúng nghĩa Tiếng Việt.
Trong kho tàng phong phú của dân tộc ta về ngôn ngữ có một bộ phận không thể thiếu được, nó gắn bó với con người với cha ông ta từ xa xưa, phản ánh đời sống văn hoá tinh thần. Đó là thành ngữ. Đây chính là lời ăn tiếng nói sử dụng hàng ngày của nhân dân ta. Nó là tinh hoa văn hoá dân tộc. Đây là cách nói bằng hình tượng, lời ít nhưng ý nhiều, là cách giao tiếp rất hiệu quả mà ông cha ta đã sử dụng hàng nghìn đời nay. Vì vậy là người Việt Nam chúng ta phải hiểu được vốn ngôn ngữ vô cùng quý giá này. 
Trong chương trình môn Ngữ Văn THCS, thành ngữ được đưa vào chương trình Ngữ Văn lớp 7, nhằm cung cấp vốn thành ngữ cho học sinh. Tuy nhiên hiện nay đại bộ phận học sinh nhất là học sinh trung học cơ sở vốn thành ngữ tiếng Việt rất ít, rất nghèo nàn. Ngoài những thành ngữ cung cấp trong sách giáo khoa, học sinh không có thêm vốn thành ngữ khác. Không những thế, học sinh còn nhớ không chính xác và hiểu không đúng ý nghĩa của thành ngữ. Chính vì vậy việc trang bị cho các em một vốn thành ngữ nhất định để giúp cho việc tiếp thu kiến thức nói chung và kiến thức Tiếng Việt nói riêng là một điều rất cần thiết. 
Từ lý do trên, bản thân là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm tòi thử nghiệm và rút ra được một vài kinh nghiệm: “Kinh nghiệm rèn luyện cho sinh lớp 7 sử dụng thành ngữ trong khi nói và viết.”. 
2. Mục đích nghiên cứu:	
 	- Giúp học sinh nắm chắc thành ngữ, hiểu được ý nghĩa của thành ngữ, vận dụng thành thạo thành ngữ khi nói cũng như tạo lập văn bản. 
- Rèn luyện học sinh vận dụng thành ngữ, sử dụng thành thạo Tiếng Việt trong học tập cũng như giao tiếp. 
- Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn tiếng Việt theo quan điểm tích cực, tích hợp.
3.Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 7 trường THCS Lê Quý Đôn
4. Phương pháp nghiên cứu: 
a. Phương pháp thống kê :
Căn cứ vào những tư liệu đã thu thập được tại trường THCS Lê Quý Đôn, kết hợp với những hướng dẫn đã được tham khảo qua sách, tài liệu tham khảo. Tôi tiến hành thống kê những yếu tố cơ bản về thành ngữ trong chương trình sách giáo khoa THCS. Từ đó có căn cứ để đề xuất một số biện pháp khi tổ chức dạy học phân môn này.
b. Phương pháp điều tra.
Sau khi đã thống kê nội dung về thành ngữ trong chương trình sách giáo khoa THCS, tôi tiến hành điều tra để lấy một số ý kiến của những giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy về thành ngữ trong chương trình sách giáo khoa THCS để nghiên cứu và lấy căn cứ khi trình bày nội dung.
c.Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
	Giáo viên nghiên cứu kiến thức về thành ngữ: khái niệm, chức năng, tác dụng. Trên cơ sở đó, giáo viên đưa ra các phương pháp học sinh vận dụng thành ngữ khi nói và viết.
d. Phương pháp tổng hợp:
Sau khi đã có những căn cứ từ thống kê tài liệu và ý kiến của giáo viên, tôi tiến hành phân tích, tổng hợp các tư liệu về thành ngữ trong môn Ngữ văn THCS để từ đó tiến hành kết luận và nêu một số ý kiến trong nội dung nghiên cứu này.
Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu khác để thực hiện hoàn thành nội dung của đề tài.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
1. Cơ sở lý luận:
“Thành ngữ là một loại tổ hợp từ (cụm từ) cố định. Nói như vậy có nghĩa là các từ trong thành ngữ khó thay đổi, thêm bớt, vị trí của các từ cũng không thay đổi. Thành ngữ là một vật liệu định hình có sẵn trong kho tàng từ ngữ, dùng để cấu tạo câu. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp trong sử dụng người ta có thể thay đổi chút ít kết cấu của thành ngữ.
	Có những thành ngữ mà nghĩa của nó có thể dễ dàng suy ra, trực tiếp từ nghĩa đen, nghĩa bề mặt của các từ tạo nên nó như: bùn lầy nước đọng, năm châu bốn biển, mẹ góa con côi..nhưng phần lớn thành ngữ mang nghĩa hàm ẩn như: ruột để ngoài da, đi guốc trong bụng, rán sành ra mỡ Học thành ngữ quan trọng là để biết các nghĩa hàm ẩn, để nắm được các mối quan hệ liên tưởng giữa nghĩa bề mặt và nghĩa hàm ẩn, giữa hình tượng cụ thể và nghĩa hàm ẩn. Chưa nắm được nghĩa hàm ẩn là chưa nắm được cái thần của thành ngữ. 
 Giá trị của thành ngữ là ngắn gọn, hàm súc và có tính hình tượng cao. Ngắn gọn, hàm súc thì kiệm lời mà nhiều ý, có tính hình tượng cao thì lời nói
sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ, tăng thêm hiệu quả giao tiếp”. [1]
Vì vậy, dạy thành ngữ để giúp học sinh thực sự cảm được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ. Đồng thời, học sinh thấy được vốn ngôn ngữ dồi dào và phong phú của ông cha ta; bồi dưỡng cho học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay; chú trọng rèn luyện cho học sinh cách diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác. Căn cứ vào Luật Giáo dục (12/1998), Điều 242 ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tính cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho từng học sinh”. Dạy tốt thành ngữ sẽ giúp cho lời ăn, tiếng nói của các em sinh động, hấp dẫn; đồng thời các em sẽ vận dụng được thành ngữ trong việc tạo lập văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
a. Thực trạng chung về học sinh: 
- Theo xu thế của thời đại, học sinh được phụ huynh định hướng ngay từ khi còn nhỏ học theo ban tự nhiên: Toán, Lý, Hóa hoặc Anh, do vậy môn Ngữ văn không được học sinh yêu thích, các em chưa dành nhiều thời gian cho môn học, chưa hứng thú với bộ môn này. 
- Việc học Tiếng Việt còn xem nhẹ, hời hợt, đặc biệt trong cuộc sống sôi động, hiện đại, học sinh không quan tâm và ít sử dụng thành ngữ coi đó là “vốn cổ”. Vốn thành ngữ của học sinh quá ít, học sinh tìm được nhiều nhất cũng chỉ được 15 thành ngữ, có học sinh chỉ tìm được có 3 thành ngữ. Như vậy số thành ngữ mà học sinh có không đủ dùng trong giao tiếp hàng ngày chưa nói đến việc tạo lập văn bản.
- Học sinh nắm chưa chắc về khái niệm thành ngữ, chưa phân biệt được thành ngữ và tục ngữ. 
- Sự lí giải nghĩa của thành ngữ không đầy đủ, không thoả mãn không những thế có học sinh còn không hiểu nghĩa của thành ngữ kể cả nghĩa đen. Hoặc đa số học sinh chưa hiểu được nghĩa hàm ẩn của thành ngữ.
 	- Sự vận dụng thành ngữ để giao tiếp trong cuộc sống còn quá yếu khiến cho ngôn ngữ giao tiếp của các em khô khan, thiếu tính hình tượng, biểu cảm.
b. Thực trạng về rèn luyện kỹ năng vận dụng thành ngữ trong khi nói và viết của giáo viên trường THCS Lê Quý Đôn:
- Thành ngữ có giá trị cao trong văn chương cũng như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nhưng trong chương trình sách giáo khoa THCS bài dạy về thành ngữ chiếm thời lượng rất ít (chỉ có một tiết- tiết 48). 
- Tài liệu viết về phương pháp dạy thành ngữ cho học sinh còn chưa nhiều, chưa đi sâu. 
- Trong quá trình giảng dạy ở trường THCS Lê Quý Đôn, Thị xã Bỉm Sơn, tôi nhận thấy: Giáo viên chưa hứng thú và nghiên cứu sâu để dạy thành ngữ. Trong bài “Thành ngữ”(Tiết 48), giáo viên chủ yếu cho học sinh hiểu được thành ngữ và nhận diện thành ngữ. Giáo viên chưa chú trọng, quan tâm rèn luyện sử dụng thành ngữ cho học sinh. Sau khi học xong bài học “Thành ngữ”, học sinh ít vận dụng được thành ngữ khi nói và viết. Học mà không vận dụng thì chẳng khác nào “Nước đổ lá khoai”. 
- Bên cạnh đó, các hoạt động của tổ chức Đoàn- Đội chưa tạo ra các sân chơi tạo hứng thú cho học sinh học tập sáng tạo và tự giác cho bộ môn Ngữ văn. Chính vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng vận dụng thành ngữ khi nói và khi viết là một việc làm cần thiết của giáo viên dạy Ngữ văn.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
 Để thực hiện việc trang bị cho học sinh vốn thành ngữ cần thiết cũng như việc sử dụng vốn thành ngữ đó vào việc giao tiếp tôi đã phải sử dụng nhiều phương pháp phối kết hợp như phương pháp cung cấp cho học sinh số vốn thành ngữ nhất định, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ, hướng dẫn học sinh vận dụng thành ngữ khi nói cũng như tạo lập văn bản vv..trong đó có phương pháp điều tra đối thoại là những phương pháp chủ yếu được áp dụng.
3.1. Giúp học sinh phân biệt thành ngữ và tục ngữ:
Có nhiều cách để phân sự biệt khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ, phổ thông nhất chúng ta căn cứ vào nội dung và hình thức của tục ngữ và thành ngữ.
* Về nội dung: 
Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một sự phê phán, một kinh nghiệm, một tâm lí, một phong tục tập quán, một chân lí phổ biến. Tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm nhằm giáo dục khuyên răn, hướng dẫn con người trong quan hệ tự nhiên, xã hội và tư duy, là hiện tượng rõ nét về ý thức xã hội.
 Do nội dung mà không ít tục ngữ sâu sắc, có lúc mang tính triết lí, phải trải kinh nghiệm sống, hiểu biết thưc tiễn hoặc phải nghiên cứu chu đáo mới hiểu hết nội dung của nó.
Thành ngữ, riêng nó, không diễn đạt một ý trọn vẹn mặc dù các khía cạnh của nó có những sắc thái phong phú trong kết hợp với các ý khác. Do nội dung mà thành ngữ nói chung dễ hiểu.
* Về hình thức: 
Tục ngữ thường là câu nói ngắn gọn, có vần hoặc không có vần, có nhịp điệu hoặc không có nhịp điệu. Với những câu này, học sinh dễ nhầm với thành ngữ. 
 	* Về ngữ pháp: Tục ngữ là một câu, một mệnh đề hoàn chỉnh. Ta nói: một câu tục ngữ là vì vậy. Thành ngữ là hiện tượng, hình thức phát triển của từ ngữ, là từ ghép, từ láy, là cụm cấu tạo thành lời nói hay, văn vẻ màu mè... Thành ngữ là một hiện tượng ngữ ngôn. Ta nói thành ngữ (chứ không bao giờ nói “ câu thành ngữ”- như có nhà nghiên cứu đã nhầm). Điều này phân biệt tục ngữ và thành ngữ về mặt ngữ pháp.
Kết luận chung:
- Tục ngữ là một hiện tượng về ý thức xã hội, hình thành do nội dung mà nó chứa đựng.
- Thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ hình thành do hình thức lời nói, cách diễn đạt. 
(Nguyễn Xuân Lạc, Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường- NXB Giáo dục)
 Ví dụ: Hãy chia các dòng sau thành hai cột thành ngữ và tục ngữ:
a. An cư lạc nghiệp
b. Ác giả, ác báo
c. Nghiêng nước nghiêng thành
d. Người sống đống vàng
e. Lừ đừ như ông từ vào đền
g. Áo gấm đi đêm
h.Tấc đất tấc vàng
i. Ở hiền gặp lành
k. Gần nhà, xa ngõ.
* Lưu ý: Thành ngữ trong các trường hợp trên là: c,e, g,k. Còn lại: a,b,d,h,i là tục ngữ.
3.2. Giúp học sinh có vốn kiến thức về thành ngữ.
 	Trước hết là giáo viên dạy ngữ văn phải có nhiệm vụ cung cấp trang bị cho học sinh một vốn kiến thức về thành ngữ nhất định thông qua các tiết học trên lớp. Ở đây người thầy phải luôn có ý thức lồng ghép trong việc giảng dạy bằng cách luôn có ý thức sử dụng thành ngữ trong khi giao tiếp với học sinh cũng như trong khi giảng dạy.
Ví dụ khi khuyên học sinh có ý thức tích luỹ dần kiến thức tôi đã sử dụng thành ngữ “Các em không nên nóng vội muốn mình có đủ ngay những thành ngữ mà cần có thời gian nhất định “Mưa dầm thấm lâu”, “Kiến tha lâu cũng đầy tổ” hay khi có nhiều ý kiến trái ngược nhau về một vấn đề trong lớp tôi dùng câu “Bách nhân bách khẩu “ vv...Cứ như vậy học sinh mỗi ngày được trang bị dần những thành ngữ chẳng bao lâu vốn thành ngữ của các em đã khá hẳn lên. Mặt khác tôi còn cho học sinh sưu tầm thành ngữ theo các chủ đề như Nông nghiệp, Nhà trường, Quân đội, Gia đình và những thành ngữ thể hiện cách đối nhân xử thế vv...
Ngoài việc cung cấp vốn kiến thức về thành ngữ trong các tiết học, người thầy giáo còn phải hướng đẫn học sinh sưu tầm các thành ngữ trong dân gian, trong sách vở đặc biệt là sưu tầm trong các tác phẩm văn học .
Để thực hiện được điều này, tôi đã giúp học sinh có thói quen sưu tầm
thành ngữ trong sách vở, trong giao tiếp với mọi người và trong đời sống xã hội.Tôi đã hướng đẫn học sinh sưu tầm các thành ngữ được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày của ông bà, bố mẹ, của nhân dân .
Ví dụ “Gãi đúng chỗ ngứa”,“Gà tức nhau tiếng gáy”, “Gan cóc tía”, “Gạo chợ nước sông”, “Gạn đục khơi trong”,“Giàu nứt đố đổ vách”,“Kính lão đắc thọ”, “Mặt se mày sém” vv...
 	Đồng thời xem thành ngữ đó được sử dụng như thế nào qua đó để học cách sử dụng. 
 	Để có vốn thành ngữ tốt ngoài việc sưu tầm trong giao tiếp hàng ngày tôi còn hướng dẫn học học sinh cần tiếp xúc với một số tác phẩm văn học có giá trị lớn: Thơ Hồ xuân Hương, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố, “Lão Hạc” của Nam Cao, Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, và đặc biệt là tìm đọc và tích luỹ qua cuốn “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của Nhà xuất bản Văn hoá. Đây là một kho thành ngữ đồ sộ gồm 8000 thành ngữ Tiếng Việt và thành ngữ gốc Hán đã được các tác giả của Viện ngôn ngữ sưu tầm sẽ giúp các em học sinh tìm tòi tích luỹ tốt.
Qua đó, học sinh không những có thêm nhiều vốn thành ngữ mà còn có nhiều nội dung sử dụng thành ngữ ở nhiều trường hợp, nhiều đối tượng khác nhau.
3.3. Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và giá trị của thành ngữ.
Sau khi đã có một vốn thành ngữ nhất định tôi tiến hành hướng dẫn học sinh nắm bắt khái niệm, hiểu được giá trị của thành ngữ. Mỗi thành ngữ đều có ít nhất là hai tầng ngữ nghĩa đó là nghĩa gốc hay còn gọi là nghĩa đen và nghĩa chuyển hay còn gọi là nghĩa bóng. Đây cũng chính là cái hay, cái đẹp của thành ngữ.
 	Giúp học sinh thấy được cái hay cái đẹp trong thành ngữ tiếng Việt là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bởi vì có hiểu được ý nghĩa của thành ngữ thì học sinh mới biết giá trị của thành ngữ và biết sử dụng nó trong hoàn cảnh nào.Từ trước tới nay học sinh có thói quen, không biết sử dụng thành ngữ hoặc sử dụng không đúng thành ngữ đều xuất phát từ nguyên nhân không hiểu nghĩa của thành ngữ nên sợ dùng sai.
 	Thành ngữ tiếng việt mang tính giáo dục thẩm mĩ cao. Mọi người có thể tìm thấy trong thành ngữ cái đẹp, cái xấu, cái ác, cái thiện, cái hài... gắn liền với lối sống, tính cách của dân tộc Việt Nam.
Để hiểu nghĩa bóng trong thành ngữ, trước hết giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của thành ngữ. Nếu cứ hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngay nghĩa của cả thành ngữ thì học sinh rất khó tiếp nhận vì vậy tôi đã tiến hành cho học sinh tìm hiểu về nghĩa của từng yếu tố trong thành ngữ đó.
Ví dụ: Thành ngữ “Voi điếc dạn súng”. Để tìm hiểu thành ngữ này tôi đã cho học sinh tìm hiểu từng yếu tố :
-Voi : loài vật to lớn
-Điếc : Loại bệnh mất cảm giác âm thanh
-Dạn : Quen, coi thường nguy hiểm
-Súng: Loại vũ khí bắn bằng đạn phát ra tiếng nổ.
 Từ việc hiểu được nghĩa của từng yếu tố đó, học sinh sẽ dễ dàng nhận biết được định nghĩa bao quát, nghĩa đen của thành ngữ. 
Sau khi học sinh đã nắm được nghĩa đen giáo viên gợi mở cho học sinh để hiểu được nghĩa bóng, nghĩa chuyển của thành ngữ đó. 
 Voi : Chỉ người cao thượng.
 Điếc: Không để ý tới
 Dạn súng: Không sợ những lời châm chọc
Vậy nghĩa của thành ngữ này là: Người cao thượng không sợ gì những lời châm chọc của kẻ hèn mọn.
Hoặc thành ngữ: “Châu chấu đá voi”. Để tìm hiểu thành ngữ này, tôi cũng lần lượt cho học sinh tìm hiểu từng yếu tố.
Về nghĩa đen: 
Châu chấu: bọ cánh thẳng, đầu tròn, sống thành bầy, đàn, nhảy giỏi.
Voi: con vật to lớn.
Từ đó, học sinh sẽ nắm được nghĩa bóng: Kẻ sức yếu nhưng có ý chí kiên quyết chống lại kẻ mạnh. Sự đối địch không cân xứng, không cân sức.
	Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập để nhận diện được thành ngữ, nghĩa của thành ngữ và giá trị của thành ngữ trong tác phẩm văn chương:
 Bài tập 1 (SGK Ngữ văn 7- Tập I) Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau:
a) Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. (Bánh chưng, bánh giầy)
b) Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: "Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu". Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.
(Thạch Sanh)
c)             	Chốc đà mười mấy năm trời,
   	 Còn ra khi đã da mồi tóc sương.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Gợi ý: Tìm và tra Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt để nắm được nghĩa cũng như cách dùng các thành ngữ. Các thành ngữ: sơn hào hải vị, nem công chả phượng, khoẻ như voi, tứ cố vô thân, da mồi tóc sương. 
Bài tập 3 (SGK Ngữ văn 7- Tập I). Điền vào chỗ trống các yếu tố để khôi phục các thành ngữ:
(1) Lời ... tiếng nói
(2) Một nắng hai ...
(3) Ngày lành tháng ...
(4) No cơm ấm ...
(5) Bách ... bách thắng
(6) Sinh ... lập nghiệp
Gợi ý: (1) - ăn; (2) - sương; (3) - tốt; (4) - cật; (5) - chiến; (6) - cơ.
Đồng thời giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu vai trò, tác dụng của thành ngữ. Thành ngữ có tính hàm súc và giá trị biểu cảm cao. Trong bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ xuân Hương), nhà thơ có viết:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi, ba chìm với nước non.
Học sinh sẽ nhận ra thành ngữ trong hai câu thơ là “Bảy nổi ba chìm”. Thành ngữ trong câu này diễn tả sự chìm nổi, bấp bênh của một sự vật. Qua câu thành ngữ quen thuộc của dân gian, tác giả Hồ Xuân Hương đã làm rõ được cuộc đời, số phận chìm nổi, bấp bênh, luôn phải đối mặt với sóng gió của cuộc đời, bị ách trị của người phụ nữ. Đó là một cuộc đời đau khổ, đầy gian nan. Đồng thời, nhà thơ thể hiện sự đồng cảm, cảm thông với số phận của họ. Nhờ thành ngữ này đã chứng tỏ được nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một nhà thơ đỉnh cao của nền văn học trung đại Việt Nam.
3.4. Hướng dẫn học sinh vận dụng thành ngữ khi nói và tạo lập văn bản:
Sau khi học sinh đã có vốn thành ngữ và hiểu rõ nghĩa của các thành ngữ, tôi tiếp tục hướng dẫn các em vận dụng vào trong khi nói và tạo lập văn bản.
Giúp học sinh sau khi đã nắm được thành ngữ và nghĩa của nó sẽ ứng dụng vào việc tạo văn bản và sử dụng thành ngữ trong đời sống giao tiếp hàng ngày. Đó chính là việc thực hiện “Học đi đôi với hành”. Đây là một bước rất quan trọng. Bởi vì có vốn thành ngữ mà không đem vào sử dụng cũng như không có, đồng thời nếu không được sử dụng hoặc không biết sử dụng thì vốn kiến thức đó cũng dần dần bị mai một và đến một ngày nào đó sẽ không còn. Chính vì vậy người thầy phải hết sức coi trọng bước này.
a. Trước hết là hướng dẫn học sinh ứng dụng thành ngữ vào việc tạo văn bản
Đây là một vấn đề đặt ra nếu biết sử dụng thành ngữ vào việc tạo văn bản là một vấn đề cần thiết vì nó ngắn gọn, xúc tích và mang tính nghệ thuật cao.
 	Sử dụng thành ngữ vào việc tạo văn bản sẽ làm cho văn bản trở lên sinh động hơn, có hồn hơn. Người đọc dễ nhớ, dễ thuộc.
Để thực hiện được điều này, tôi đã cho học sinh viết những đoạn văn có sử dụng các thành ngữ theo các chủ đề. Từ đó tạo cho học sinh thói quen sử dụng thành ngữ khi viết văn.
Ví dụ: 
Sân trường em trong giờ ra chơi rất náo nhiệt . Em hãy viết một đoạn văn có sử 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_ren_luyen_cho_sinh_lop_7_su_dung_thanh_ngu.doc