SKKN Kinh nghiệm rèn kĩ năng vẽ tranh cho học sinh thông qua dạy học hợp tác nhóm theo phương pháp Đan Mạch trong dạy học Mĩ thuật lớp 5

SKKN Kinh nghiệm rèn kĩ năng vẽ tranh cho học sinh thông qua dạy học hợp tác nhóm theo phương pháp Đan Mạch trong dạy học Mĩ thuật lớp 5

 Macxim Goocky đã từng nói “Con người bản tính là nghệ sĩ, bất cứ ở đâu và lúc nào con người cũng muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống”1 . Ngay từ buổi bình minh của nhân loại, mỹ thuật luôn gắn bó khăng khít với lịch sử phát triển của con người và ngày càng đạt đến nghệ thuật thẩm mĩ cao. Đứng trước sự phát triển và đổi mới của đất nước ta hiện nay, đòi hỏi xã hội phải có những thế hệ con người lao động mới, sáng tạo, năng động đáp ứng được nhu cầu phát triển vững mạnh của đất nước. Do đó chiến lược, định hướng và phát triển giáo dục hiện nay là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc tiểu học” mà mục tiêu hàng đầu là giáo dục Đức, Trí, Thể, Mĩ. Trong đó Mĩ thuật đóng vai trò không nhỏ trong sự nghiệp giáo dục: giáo dục cái đẹp, cái thẩm mĩ, nhằm phục vụ nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. Đời sống ngày nay ở mọi nơi, mọi lúc đều cần đến vẻ đẹp “kịp thời” mang tính thẩm mĩ và nghệ thuật cao.

 Thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW3 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trường Tiểu học Nga Vịnh là một trong những trường thực hiện chỉ đạo triển khai phương pháp dạy – học Mĩ thuật mới, sử dụng những quy trình mĩ thuật của SAEPS (Đan Mạch) ở tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc. Đó là sự đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ vương quốc Đan Mạch và các nền giáo dục Mĩ thuật tiên tiến trên thế giới. Những quy trình Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch đều hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức, phát triển các giác quan, kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và tự đánh giá.

 

doc 24 trang thuychi01 7654
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm rèn kĩ năng vẽ tranh cho học sinh thông qua dạy học hợp tác nhóm theo phương pháp Đan Mạch trong dạy học Mĩ thuật lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
NỘI DUNG
TRANG 
I. Mở đầu
01
1. Lý do chọn đề tài
02
2. Mục đích nghiên cứu
02
3. Đối tượng nghiên cứu
02
4. Phương pháp nghiên cứu 
02
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
04
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
04
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .
06
3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn kỹ năng vẽ tranh thông qua hợp tác nhóm cho học sinh lớp 5.
07
3.1. Nghiên cứu nội dung, lựa chọn kiến thức để xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với môi trường học tập và tâm lý lứa tuổi học sinh.
08-09
3.2. Rèn kỹ năng vẽ tranh sáng tạo từ trí nhớ, trí tưởng tượng thông qua hợp tác nhóm 
10-11
3.3. Nâng cao kỹ năng thực hành vẽ tranh cho học sinh thông qua quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác câu truyện.
12-14
3.4. Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng thũ cho học sinh thông qua các hoạt động thi đua và trò chơi học tập sáng tạo. 
15-17
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
17-19
III. Kết luận, kiến nghị 
19
1. Kết luận
20
2. Kiến nghị 
20
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
	Macxim Goocky đã từng nói “Con người bản tính là nghệ sĩ, bất cứ ở đâu và lúc nào con người cũng muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống”1 . Ngay từ buổi bình minh của nhân loại, mỹ thuật luôn gắn bó khăng khít với lịch sử phát triển của con người và ngày càng đạt đến nghệ thuật thẩm mĩ cao. Đứng trước sự phát triển và đổi mới của đất nước ta hiện nay, đòi hỏi xã hội phải có những thế hệ con người lao động mới, sáng tạo, năng động đáp ứng được nhu cầu phát triển vững mạnh của đất nước. Do đó chiến lược, định hướng và phát triển giáo dục hiện nay là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc tiểu học” mà mục tiêu hàng đầu là giáo dục Đức, Trí, Thể, Mĩ. Trong đó Mĩ thuật đóng vai trò không nhỏ trong sự nghiệp giáo dục: giáo dục cái đẹp, cái thẩm mĩ, nhằm phục vụ nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. Đời sống ngày nay ở mọi nơi, mọi lúc đều cần đến vẻ đẹp “kịp thời” mang tính thẩm mĩ và nghệ thuật cao.
	Thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW3 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trường Tiểu học Nga Vịnh là một trong những trường thực hiện chỉ đạo triển khai phương pháp dạy – học Mĩ thuật mới, sử dụng những quy trình mĩ thuật của SAEPS (Đan Mạch) ở tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc. Đó là sự đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ vương quốc Đan Mạch và các nền giáo dục Mĩ thuật tiên tiến trên thế giới. Những quy trình Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch đều hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức, phát triển các giác quan, kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và tự đánh giá.
	Trong môn Mĩ thuật ở tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng việc hình thành kỹ năng hợp tác nhóm cho học sinh có nhiệm vụ rất quan trọng là hỗ trợ cho học sinh phát triển khả năng tiếp thu thẩm mĩ và sáng tạo, khuyến khích các em trải nghiệm, bày tỏ, giao tiếp với nhau qua các hoạt động mĩ thuật thực tế. Việc đổi mới triệt để phương pháp dạy học nhằm tạo cho học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập là vấn đề đang được quan tâm. Chính vì lẽ đó, trong quá trình dạy học, tôi luôn chủ động, tìm tòi và học hỏi đồng nghiệp, lãnh đạo nhà trường trong việc đổi mới phương pháp dạy học để mỗi tiết học của các em thực sự cuốn hút và hiệu quả bằng việc mạnh dạn áp dụng “Kinh nghiệm rèn kĩ năng vẽ tranh cho học sinh thông qua dạy học hợp tác nhóm theo phương pháp Đan Mạch trong dạy học Mĩ thuật lớp 5”. Từ đó có thể giải quyết phần nào những vấn đề còn vướng mắc và tồn đọng trong dạy học, trong cách sử dụng những kĩ năng vẽ tranh của học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung. 
2. Mục đích nghiên cứu:
	Khi lựa chọn việc áp dụng “Rèn kĩ năng vẽ tranh cho học sinh thông qua dạy học hợp tác nhóm theo phương pháp Đan Mạch trong dạy học Mĩ thuật lớp 5” thì mục đích chính là tháo gỡ những khó khăn mà học sinh còn vướng phải đó là ngại giao tiếp, thụ động trong quá trình tương tác giữa mình và các bạn trong nhóm, ít có sự chia sẻ về sản phẩm, về cảm xúc của mình đặt trong sản phẩm. Qua đó giúp học sinh tạo sự tự tin, tích cực, chủ động và hứng thú trong học tập, để mỗi tiết học thực sự lý thú và hiệu quả. Như vậy sẽ giúp học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh trường Tiểu học Nga Vịnh nói chung phát triển toàn diện các kĩ năng, năng lực, phẩm chất và tư duy trong học tập.
3. Đối tượng nghiên cứu :
	Việc lựa chọn kiến thức, nội dung các chủ đề vẽ tranh trong chương trình “Em học Mĩ thuật lớp 5” để xây dựng các kĩ năng vẽ tranh mới mẻ, lý thú nhưng không xa lạ mà gần gũi với tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh lớp 5A trường Tiểu học Nga Vịnh, Nga Sơn, Thanh Hóa chính là đối tượng nghiên cứu của đề tài mà tôi áp dụng. 
4. Phương pháp nghiên cứu:
	Khi thực hiện áp dụng “Kinh nghiệm rèn kĩ năng vẽ tranh cho học sinh thông qua dạy học hợp tác nhóm theo phương pháp Đan Mạch trong dạy học mĩ thuật lớp 5” tôi đã sử dụng một số phương pháp chính như: Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết; Phương pháp thống kê xử lí số liệu; Phương háp làm việc theo nhóm; Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, cụ thể như sau.
	a. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết:
Là phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến kĩ năng vẽ tranh, cách tổ chức nhóm cho học sinh hoạt động tạo sự gần gũi, tương tác phù hợp với nhận thức, trình độ cũng như nội dung kiến thức tiếp nhận của học sinh.
	b. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Đây là phương pháp điều tra nghiên cứu thực tế việc tổ chức dạy học và việc hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm trong chương trình mĩ thuật mới cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học Nga Vịnh nói riêng và một số trường tiểu học nói chung trên địa bàn huyện Nga Sơn, Thanh hóa.
 c. Phương pháp làm việc theo nhóm: Được sử dụng để tạo không khí sôi nổi cho tiết học, giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn.
	d. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: 
	Sau khi áp dụng giải pháp này vào thực tiễn dạy học tại lớp 5A trường tiểu học Nga Vịnh, kết hợp với thu thập các tài liệu, dữ liệu phục vụ cho đề tài, tôi đã tiến hành phân tích, tổng hợp các số liệu minh chứng cụ thể qua các thời điểm kiểm tra của giáo viên, tổ chuyên môn nhà trường từng thời điểm cụ thể. Từ đó rút ra kết luận và hiệu quả về việc áp dụng “Kinh nghiệm rèn kĩ năng vẽ tranh cho học sinh thông qua dạy học hợp tác nhóm theo phương pháp Đan Mạch trong dạy học mĩ thuật lớp 5”.
 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Như chúng ta đã biết, trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (Ngày 26/ 1 / 2016 ) định hướng đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đã nêu rõ “Phương pháp dạy học và học mới không chỉ làm cho người học phát triển tư duy độc lập, sáng tạo mà còn giúp người thầy thêm tiến bộ, trưởng thành Giáo dục cần phải tập trung phát triển mạnh năng lực và phẩm chất người học, đảm bảo hài hòa đức, trí, thể, mĩ, thực hiện tốt phương châm mới: Dạy người, dạy chữ, dạy nghề ( trước đây là dạy chữ, dạy người, dạy nghề). Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học và tập chung rèn kĩ năng, bồi dưỡng năng lực, phẩm chất người học là nhiệm vụ cần được chú trọng trong giáo dục đào tạo. Năm học 2014-2015 Bộ giáo dục và đào tạo, nhà trường đã chỉ đạo triển khai phương pháp dạy học Mĩ thuật mới, vận dụng những quy trình dạy- học mĩ thuật của dự án SAEPS (Đan Mạch) ở tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc, trong đó có trường tiểu học Nga Vịnh, Nga Sơn, Thanh Hóa.
	Việc giúp học sinh rèn kĩ năng vẽ tranh qua hoạt động hợp tác nhóm có một vai trò đặc biệt trong hệ thống dạy và học Mĩ thuật. Nó chính là phương tiện giúp cho các em nắm vững ngôn ngữ giao tiếp thông qua hoạt động vẽ tranh. Bằng các hình thức trải nghiệm thực tế phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể trong các tình huống phức tạp và đa dạng của cuộc sống, các em hiểu về thế giới xung quanh việc học tập rèn luyện ở trường, ở nhà cũng như bồi dưỡng tình cảm gia đình, tình cảm đối với thiên nhiên, đất nước, con người một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. Từ đó gắn với việc giáo dục học sinh tình yêu gia đình, nhà trường, yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động.
	Trí tuệ được phát triển thông qua rất nhiều phương pháp học tập khác nhau, có những học sinh học tốt nhất thông qua đọc và ghi chép, những em khác lại thích những hoạt động thông qua hình ảnh, có em lại thích các hoạt động hình thể hay có những học sinh lại thích giải quyết vấn đề một mình, nhưng số đông các em lại thích nói chuyện, nghe và thảo luận với các bạn khác.
	Theo Howard Gardner trí tuệ “là sức mạnh và khả năng giải quyết các vấn đề hay sáng tạo ra sản phẩm có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa”2. Các loại hình trí tuệ là cơ sở lý luận khi xây dựng kế hoạch cho việc dạy-học, phát huy tốt nhất khả năng học tập, sáng tạo, đồng thời khuyến khích để học sinh học tập bằng nhiều cách thức hoạt động, giúp học sinh được phát triển toàn diện.
 	Giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học bằng nhiều hình thức nhằm giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, có ý thức tự lực trong học tập cũng như cuộc sống mà ở đó học sinh tự do cảm nhận “cái đẹp”, “cái thẩm mĩ”.
	- “Cái đẹp” là 1 phạm trù cơ bản phản ánh giá trị thẩm mỹ tích cực của các sự vật, hiện tượng thuộc hiện thực và tác phẩm nghệ thuật đem lại cho con người sự yêu thích thẩm mỹ trong sáng tươi vui. Kích thích khả năng tự nhận thức, tự sáng tạo của con người vì những mục tiêu nhân văn.
	- “Cái thẩm mỹ” phản ánh toàn bộ giá trị thẩm mỹ chung của các sự vật, hiện tượng thẩm mỹ trong hiện thực.
	Là một giáo viên dạy môn nghệ thuật, bản thân tôi luôn có trách nhiệm khai thác, tìm ra phương pháp dạy học phù hợp nhất để giúp học sinh hiểu được “cái đẹp”, “cái thẩm mỹ” trong mỗi tiết học mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch. Bên cạnh đó, người giáo viên cần phải chú ý đến trình độ, đến tâm sinh lý lứa tuổi của từng đối tượng học sinh tiểu học. Đó chính là tính thích khám phá, sáng tạo, thích chinh phục, làm chủ bản thân, hứng thú với những điều mới mẻ. Đồng thời phải nắm được năng lực sử dụng những kỹ năng vẽ tranh của các em, từ đó để điều chỉnh nội dung, lựa chọn phương pháp phù hợp để mỗi tiết học mọi học sinh được quan tâm, được làm việc hợp tác nhóm một cách tích cực nhất. Nghĩa là phải biến quá trình dạy học thành quá trình hoạt động và tự học và sáng tạo cho trẻ.
	Năm học 2016-2017 là năm học huyện Nga Sơn chính thức triển khai dạy Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch (Công văn số 4323/ BGD&ĐT–GDTH ). Dự án SAEDS đã đem đến cho giáo viên Mỹ thuật cảm hứng để hỗ trợ học sinh phát triển khả năng tiếp thu thẩm mỹ và sáng tạo cao. Bằng cách khuyến khích các em trải nghiệm, bày tỏ giao tiếp với nhau, thông qua các bài vẽ tranh (vẽ tranh biểu cảm, vẽ tranh sáng tác câu truyện, tạo hình 3D, không gian 3 chiều), nâng cao hứng thú học tập, phát triển tính sáng tạo và các năng lực cá nhân cho học sinh. Ngoài ra, nó còn giúp giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo đổi mới hương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hiệu quả nhất.
	Trong phương pháp dạy học truyền thống, học sinh tập trung làm nhiệm vụ cá biệt của mình, trong phương pháp mới học sinh được nâng cao kỹ năng cùng nhau hợp tác trong công việc (Kỹ năng làm nhóm trưởng, kĩ năng giải quyết các mâu thuẫn của nhóm), giáo viên cùng học sinh phân tích kết quả học tập rút ra các kinh nghiệm cho các hoạt động sau.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Là một giáo viên Mĩ thuật luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo qua các đợt tập huấn do phòng Giáo dục huyện Nga Sơn tổ chức, bản thân đã nắm được các bước thực hiện một quy trình dạy học mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch. Qua dạy thử nghiệm, tôi nhận thấy tính ưu việt của dự án SAEDS là lấy học sinh làm trung tâm, xây dựng quy trình tương tác và tích hợp với các môn học khác, nhưng việc áp dụng vào giảng dạy vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn chế. Thực tế cho thấy, hầu hết việc dạy và học môn Mĩ thuật ở các trường tiểu học thì việc đổi mới phương pháp dạy học đâu đó ở một bộ phận không nhỏ giáo viên còn chưa thực sự triệt để, giáo viên còn ngại tư duy, ngại “tiếp xúc” với trẻ. Rõ ràng nhận thấy những điểm khiếm khuyết của học sinh còn mắc phải như vẽ màu ẩu, vẽ hình còn sao chép, thiếu sáng tạo, không có cảm xúc, hay học sinh chưa hiểu được rõ về tranh, các bước vẽ tranh mà mới áp dụng vẽ theo khuôn mẫu, chưa biết sắp xếp kết hợp các mảng miếng, các hình ảnh một cách hợp lý; đa số các em còn sợ vẽ sai, vẽ không đúng mẫu, không đúng nội dung đề tài dẫn đến mỗi giờ học các em chưa hứng thú, chưa tích cực học tập và việc hoạt động hợp tác nhóm của học sinh chưa cao, không mang lại hiệu quả nhất định. 
	Đối với học sinh trường tiểu học Nga Vịnh, nhất là học sinh lớp 5A dù là học sinh cuối cấp học nhưng kĩ năng vẽ tranh của các em còn rất nhiều hạn chế, khả năng hợp tác nhóm còn có nhiều khó khăn và thụ động. Các em chưa tìm được tiếng nói chung, chưa có “tính đồng đội” do đó khi kết hợp nhóm các em chưa thực sự hòa quyện, chưa thể hiện được cùng ý tưởng cảm xúc qua sản phẩm nhóm, dẫn đến việc “hợp tác nhóm” còn rời rạc, sự giao tiếp gặp nhiều lúng túng khi áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
	Dạy - học theo phương pháp Đan Mạch hầu như tài liệu về các kênh là chưa có, mới chỉ có tài liệu là sách dạy học mĩ thuật, trang thiết bị phục vụ môn học chưa được đầu tư thỏa đáng, chưa đủ đáp ứng cho cho việc dạy- học Mĩ thuật, các tài liệu tham khảo còn rất hiếm.
Học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên trong sáng nhất, mọi tâm tư tình cảm đều được thể hiện qua nét vẽ và màu sắc, nhận thức của các em chủ yếu là nhận thức cảm tính, hầu như các em đều rất ngại vẽ tranh, còn tránh né hay còn vẽ qua loa, nghèo hình ảnh dẫn đến sản phẩm còn chưa đẹp mắt, chưa có sự đột phá. Cụ thể đầu năm vẽ bài khảo sát lần một môn Mĩ thuật, chủ đề 5 “Trường em” kết quả như sau:

 Tổng số Hs
Học sinh có kĩ năng hợp tác nhóm tốt, bài vẽ có sáng tạo, sinh động
Học sinh biết cách hợp tác nhưng bài vẽ còn khuôn mẫu, thiếu sự hài hoà
Học sinh chưa biết cách hợp tác và bài vẽ chưa đạt yêu cầu
22
SL
TL
SL
TL
SL
TL
3
13,6
15
68,2
4
18,2
	Trong 15 học sinh hoàn thành bài vẽ thì hầu hết các em mới chỉ hoàn thành tốt về hình, màu, đúng nội dung đề tài, bài vẽ của các em vẫn chưa thể hiện được sự sáng tạo, chưa thể hiện được khả năng thẩm mĩ và nội tâm, cảm xúc của mình vào bức tranh. Trong 3 học sinh hoàn thành tốt thì các bài vẽ đã có sáng tạo, sinh động, song lại chưa có chiều sâu, chưa làm người xem tranh thấy thu hút.
	Từ kết quả thực trạng trên cho thấy chất lượng học môn mĩ thuật của học sinh lớp 5A nói riêng và học sinh trường tiểu học Nga Vịnh nói chung còn nhiều hạn chế, dẫn đến mỗi tiết học vẽ tranh hiệu quả còn chưa cao, học sinh còn rụt rè, thiếu tích cực chủ động trong học tập và hoạt động nhóm. Vì vậy mà ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của môn Mĩ thuật và các môn học khác trong nhà trường, như thế là chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền giáo dục tiểu học ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy tôi mạnh dạn áp dụng “Kinh nghiệm rèn kĩ năng vẽ tranh cho học sinh thông qua dạy học hợp tác nhóm theo phương pháp Đan Mạch trong dạy học Mỹ thuật lớp 5” với mong muốn giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hợp tác nhóm, phát huy tính sáng tạo, năng khiếu của mình trong vẽ tranh, giúp các em cảm nhận và vẽ được những bức tranh đẹp theo cảm nhận riêng.
3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn kĩ năng vẽ tranh thông qua hợp tác nhóm cho học sinh lớp 5.
	Từ thực trạng trong dạy học Mĩ thuật lớp 5 như đã nói, tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp trong thực tiễn giảng dạy và công tác để giải quyết những băn khoăn, vướng mắc và những vấn đề còn tồn đọng trong dạy học và giáo dục học sinh với mong muốn góp phần giúp cho học sinh có kĩ năng vẽ tranh thật tốt, được chủ động, mạnh dạn, tự tin phát huy tính sáng tạo, năng khiếu của mình trong học tập, để mỗi giờ học thiếu lôi cuốn trước đây trở thành những giờ học hấp dẫn và hiệu quả. Từ đó sẽ tạo được môi trường học tập có ích, giúp học sinh phát triển toàn diện, giúp giáo viên tiến bộ trưởng thành, không ngừng trau dồi nâng cao tay nghề, để thực hiện điều đó tôi đã tiến hành một số giải pháp như sau: 
3.1. Nghiên cứu nội dung, lựa chọn kiến thức để xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với môi trường học tập và tâm lí lứa tuổi học sinh.
	Trong chương trình cũ thì nội dung của Mĩ thuật lớp 5 có 5 phân môn là: Tập nặn tạo dáng; Vẽ trang trí; Vẽ tranh; Thường thức mĩ thuật; Vẽ theo mẫu. thì giờ đây với phương pháp Đan Mạch học sinh được trải nghiệm các bài học qua 13 chủ đề khác nhau, có chủ đề học trong 2 tiết như chủ đề 1 Chân dung tự họa nhưng có chủ đề học trong 4 tiết, như chủ đề Trường em hay chủ đề 8 Trang trí sân khấu và sáng tác câu chuyện. Mĩ thuật lớp 5 có 13 chủ đề, mỗi chủ đề đều có nội dung quen thuộc, gắn liền với cuộc sống, học tập của học sinh, học sinh được trải nghiệm về sự thú vị của các hình khối Điều này sẽ có tác dụng tích hợp rất tự nhiên việc hợp tác nhóm, hiệu quả giữa việc hình thành kiến thức, rèn kĩ năng, giúp giáo viên chủ động, tạo hiệu quả giờ học cao nhất. Giáo viên chủ động tìm tòi, nghiên cứu xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của trường, của địa phương và văn hóa của mình, không lệ thuộc vào hoạt động dạy học có sẵn, cần sáng tạo ra những bài tập phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, hoàn cảnh cụ thể của học sinh, từ đó hình thành năng lực thẩm mĩ cho học sinh, giúp học sinh có kĩ năng sống, có vốn hiểu biết về nét đẹp văn hóa, lịch sử con người và thiên nhiên đất nước. 
 Giáo viên tích hợp các môn học hoạt động giáo dục để kích thích trí tưởng tượng ở trẻ em, từ đó học sinh thể hiện được tác phẩm nghệ thuật bằng nhiều chất liệu và các hình thức của nghệ thuật thị giác. Giáo viên có vai trò làm cầu nối giữa phương pháp, nhà trường với học sinh, tạo thành một hệ thống liền mạch, chặt chẽ, tác động qua lại với nhau giữa đầu vào và đầu ra của quá trình dạy học. 	
 Khi xây dựng kế hoạch dạy - học giáo viên cần phải chú ý tới : 
	- Xác định được mục tiêu bài dạy: Là kiến thức kĩ năng cơ bản học sinh cần đạt được sau giờ học, có cân nhắc đến mục tiêu cá nhân phù hợp với năng lực, nhu cầu sở thích từng cá nhân.
	- Nội dung, môi trường học, quá trình học, đánh giá.
	- Ra quyết định: Xác định số lượng thành viên trong nhóm, nhóm có hiệu quả từ 2 đến 6 thành viên, giáo viên cần phân công nhiệm vụ trong nhóm. 	- Học sinh cần nhận thấy mọi thành viên trong nhóm đều phải có trách nhiệm đóng góp hoàn thành công việc, mọi thành viên cần được lĩnh hội kiến thức. Quá trình xây dựng kế hoach dạy - học chính là sự tích lũy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau ở môi trường bên ngoài lẫn bên trong của học sinh. 	- Học sinh học thông qua quá trình vận động cơ thể trong những tình huống cụ thể. 
	- Học sinh học thông qua việc sử dụng đôi tay trong các hoạt động thực tiễn. 
	- Học sinh học thông qua quan sát ngôn ngữ hình ảnh.
	- Học sinh học thông qua hoạt động nói, nghe và thảo luận.
	Giáo viên cần xây dựng một môi trường học thật thân thiện, truyền cảm hứng cho học sinh, môi trường học tập bao gồm các hoạt động và nội dung như: 	- Sơ đồ tư duy: Học sinh suy nghĩ về một chủ đề nào đó trên sơ đồ này giáo viên giúp học sinh phân loại ý kiến của mình thành từng nhóm, học sinh sẽ lựa chọn nội dung và trọng tâm của chủ đề bài học.
	- Thảo luận: Học sinh ghi lại những kiến thức suy nghĩ, trải nghiệm, sau đó các em thảo luận với nhau theo cặp, theo nhóm, tương tác với nhau để giải quyết vấn đề. 
	`- Kể chuyện: những câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết đều là những sản phẩm văn hóa quan trọng góp phần truyền cảm hứng cho học sinh, sẽ rất thú vị khi giáo viên và học sinh cùng nhau chia sẻ và thảo luận những câu chuyện cổ tích và liên kết với quá trình cảm thụ thẩm mĩ.
	- Hoạt động tích hợp tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_ren_ki_nang_ve_tranh_cho_hoc_sinh_thong_qua.doc