SKKN Kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm ở trường THPT

SKKN Kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm ở trường THPT

 Giáo dục, nhà trường là nơi đào tạo nguồn nhân lực con người cho đất nước. Để đào tạo được nguồn nhân lực có phẩm chất, trí tuệ tốt, được trang bị đầy đủ những kỹ năng sống cũng như kỹ năng nghề nghiệp trong tương lai, hoạt động giáo dục trong các nhà trường không chỉ đảm bảo cung cấp những tri thức khoa học mà phải còn phải tăng cường các hoạt động giáo dục để góp phần hình thành, hoàn thiện nhân cách học sinh, rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng mềm. Đất nước ta trong đang trong công cuộc Công nghiệp hóa (CNH), Hiện đại hóa (HĐH). Quá trình CNH, HĐH đòi hỏi các nguồn lực phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của xã hội, khoa học kỹ thuật hiện đại; trong đó nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng. Song hành cùng hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) góp phần hình thành con người Việt Nam theo mục tiêu đào tạo của thời đại mới.

Từ kiến thức về quản lý giáo dục và thực tế giáo dục tại các nhà trường THPT, tôi nhận thấy HĐGDNGLL là hoạt động hết sức quan trọng trong chương trình giáo dục nhà trường. Qua HĐGDNGLL, kiến thức của các môn văn hóa được củng cố và khơi sâu. Đặc biệt HĐGDNGLL còn là nơi để các em học sinh được thể hiện năng khiếu, sở trường của bản thân và rèn luyện các kỹ năng về giao tiếp, ứng xử, thuyết trình, tổ chức sự kiện., phát huy được tính tự quản, sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy các em rất hứng thú và yêu thích chương trình HĐNGLL.HĐGDNGLL trong nhà trường còn làm tăng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường-xã hội, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện.

 

docx 16 trang thuychi01 9521
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
 Giáo dục, nhà trường là nơi đào tạo nguồn nhân lực con người cho đất nước. Để đào tạo được nguồn nhân lực có phẩm chất, trí tuệ tốt, được trang bị đầy đủ những kỹ năng sống cũng như kỹ năng nghề nghiệp trong tương lai, hoạt động giáo dục trong các nhà trường không chỉ đảm bảo cung cấp những tri thức khoa học mà phải còn phải tăng cường các hoạt động giáo dục để góp phần hình thành, hoàn thiện nhân cách học sinh, rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng mềm. Đất nước ta trong đang trong công cuộc Công nghiệp hóa (CNH), Hiện đại hóa (HĐH). Quá trình CNH, HĐH đòi hỏi các nguồn lực phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của xã hội, khoa học kỹ thuật hiện đại; trong đó nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng. Song hành cùng hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) góp phần hình thành con người Việt Nam theo mục tiêu đào tạo của thời đại mới.
Từ kiến thức về quản lý giáo dục và thực tế giáo dục tại các nhà trường THPT, tôi nhận thấy HĐGDNGLL là hoạt động hết sức quan trọng trong chương trình giáo dục nhà trường. Qua HĐGDNGLL, kiến thức của các môn văn hóa được củng cố và khơi sâu. Đặc biệt HĐGDNGLL còn là nơi để các em học sinh được thể hiện năng khiếu, sở trường của bản thân và rèn luyện các kỹ năng về giao tiếp, ứng xử, thuyết trình, tổ chức sự kiện..., phát huy được tính tự quản, sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy các em rất hứng thú và yêu thích chương trình HĐNGLL.HĐGDNGLL trong nhà trường còn làm tăng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường-xã hội, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện. 
Sau một quá trình làm công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp và sau 6 năm làm công tác quản lý, bản thân tôi nhận thấy việc quản lí, tổ chức HĐGDNGLL tại một số nhà trường hiệu quả chưa cao. Có nhà trường còn coi nhẹ chương trình HĐGDNGLL, đội ngũ giáo viên chưa hiểu rõ mục đích yêu cầu của hoạt động giáo dục này. Đa phần chỉ nhận thức đơn giản đó là mảng hoạt động phong trào mà không thấy rõ tầm quan trọng cũng như hiệu quả mang lại của hoạt động nếu thực hiện đúng cách. Chính vì thực tế đó, khi được giao nhiệm vụ về mảng hoạt động giáo dục này tôi đã rất quan tâm vấn đề làm thế nào để thực hiện có hiệu quả công tác GDNGLL tại trường THPT Đào Duy Từ. Sau một thời gian thực hiện và rút kinh nghiệm trong công tác, tôi mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm của bản thân về việc quản lí, chỉ đạo tổ chức thực hiện HĐGDNGLL tại trường THPT.
2. Mục đích nghiên cứu.
Từ việc tìm hiểu của bản thân về thực trạng tại nhà trường, tôi trao đổi kinh nghiệm về cách thức quản lí và chỉ đạo thực hiện HĐGDNGLL theo chủ điểm tại trường THPT nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của HĐGDNGLL trong nhà trường. Cụ thể: học sinh được trang bị - nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức, thuyết trình, giao tiếp, có điều kiện để thể hiện năng khiếu và sở trường-nâng cao bản lĩnh, sự tự tin, giúp các em hoàn thiện mình hơn. Đồng thời giúp các em nhận thức được những giá trị truyền thống, văn hóa-xã hội của dân tộc và nhân loại. Từ đó, các lực lượng giáo dục trong nhà trường hiểu rõ vai trò của HĐGDNGLL, đi vào thực hiện không mang tính hình thức, chiếu lệ; để HĐNGLL thực sự là con đường thứ hai để học sinh tiếp nhận tri thức trong chương trình giáo dục nhà trường. 
3. Đối tượng nghiên cứu.
Từ quá trình thực hiện nhiệm vụ trong thực tế, nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong chương trình giáo dục THPT và thực trạng tại đơn vị, tôi trình bày kinh nghiệm trong công tác quản lí-chỉ đạo-tổ chức thực hiện HĐGDNGLL theo chủ điểm (đặc biệt là công tác lập kế hoạch).
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong việc thực hiện SKKN này, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
- PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; 
- PP thống kê, xử lý số liệu.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận .
Hoạt động GDNGLL là hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có tổ chức- mục đích, có kế hoạch nhằm góp phần thực tế quá trình hình thành, bồi dưỡng nhân cách học sinhđược diễn ra xen kẽ hoặc nối tiếp quá trình dạy học trên lớp do nhà trường tổ chức.
1.1. Vị trí của hoạt động GDNGLL:
Hoạt động GDNGLL là một bộ phận cấu thành hoạt động dạy học giáo dục ở nhà trường. Theo cách phân chia hiện nay, hoạt động dạy học giáo dục trong nhà trường được chia thành hai bộ phận:
- Hoạt động dạy và học trên lớp.
- Hoạt động giáo dục NGLL.
Mỗi bộ phận có vị trí, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp chỉ đạo riêng nhưng đều tham gia tích cực vào mục tiêu đào tạo của nhà trường. 
HĐNGLL là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội.
1.2.Chức năng của HĐGDNGLL:
- Củng cố, mở rộng, khơi sâu năng lực nhận thức các bộ môn văn hóa, khoa học.
Trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Thông qua các hoạt động tập thể, tạo điều kiện để học sinh hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng và thấy trách nhiệm của bản thân mình với sự phát triển của cộng đồng.
- Phát huy vai trò của nhà trường với đời sống xã hội, tạo điều kiện để cộng đồng tham gia giáo dục đào tạo trong nhà trường.
1.3. Tính chất của hoạt động GDNGLL:
- Bình diện hoạt động rộng.
- Dựa vào sự tham gia của các lưc lượng, chia HĐGDNGLL thành hai bộ phận: HĐGDNGLL trong nhà trường và ngoài nhà trường.
+ Hoạt động GDNGLL trong nhà trường: văn nghệ, báo chí, thể thao, đội tự quản, câu lạc bộ, kỷ niệm các ngày lễ truyền thống, ngoại khóa chuyên đề, văn hóa
+ Hoạt động giáo dục ngoài nhà trường: giao lưu, về nguồn, thăm quan, cắm trại, thiện nguyện
- Tổ chức giáo dục với cả hai bộ phận trên vừa phục vụ cho việc nắm bắt tri thức, rèn luyện kỹ năng, giáo dục nề nếp kỷ cương vừa giúp các em thâm nhập thực tế tạo điều kiện để “học đi đôi với hành”, lý thuyết gắn liền với thực tiễn.
- Mang tính qui luật đặc thù của quá trình giáo dục học sinh.
- Là hoạt động giáo dục xã hội đặc biệt của con người; thông qua các hạt động làm thay đổi bản chất, nhân cách bên trong của học sinh.
- Là điều kiện để bộc lộ năng lực, tính cách: từ đó người thầy điều chỉnh, định hướng hợp lí.
- Hoạt động giáo dục phức tạp, có thể mọi lúc mọi nơi, không chỉ trong giờ lên lớp mà cả khi vui chơi, dạy nghềngay trong mỗi hoạt động đó phải đảm bảo thống nhất và đầy đủ hai yếu tố Trí và Đức, nhận thức và điều chỉnh hành động đúng.
- Từ hoạt động GDNGLL có thể lớn làm nảy sinh những tình cảm, năng lực mới theo những định hướng nhất định.
- Tính đa dạng về mục tiêu:
Qua hoạt động GDNGLL không chỉ đạt giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức mà còn đạt nhiều mục tiêu: trí-thể-mĩ và lao động.
Cụ thể:
+Về trí dục: Mở rộng, hểu sâu bản chất kiến thức cơ bản cho các môn văn hóa đã học trên lớp.
+ Về đạo đức: ý thức chính trị, quan điểm nhìn nhận một vấn đề - sự vật, tác phong làm việc, ý thức tập thể.
+ Thể dục: Rèn luyện sức khỏe.
+ Mỹ dục: Bồi dưỡng, nâng cao tri giác cảm thụ cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp và đưa cái đẹp vào cuộc sống.
+ Lao động:Rèn luyện khả năng lao động, ý thức nâng cao năng suất hiệu quả lao động, trân trọng thành quả lao động, biết cách tổ chức tổ chức lao động hợp lí.
- Tính năng động của chương trình kế hoạch:
*Kế hoạch chỉ đạo tổ chức hoạt động GDNGLL phải được xây dựng dựa trên những cơ sở nhất định:
Mục tiêu năm học, cấp học.
Tình hình cụ thể nhà trường
Tình hình thực tế địa phương
Nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn trong năm học
Đặc điểm tâm lí của học sinh khu vực trường đóng.
Nhưng khi tổ chức mỗi hoạt động, kế hoạch phải được điều chỉnh hấp dẫn, sinh động, phù hợp với tâm lí HS, không cứng nhắc làm hạn chế hiệu quả hoạt động.
Tính đa dạng phong phú về nội dung hình thức và tính phức tạp về kiểm tra đánh giá trong hoạt động GDNGLL mang tính tự nguyện, tự giác và tự quản cao nên nhà trường không thể áp đặt. đặc biệt, người quản lí phải xuất phát từ nguyện vọng, sự hứng thú của các em để hướng các em vào hoạt động sáng tạo.
Việc kiểm tra đánh giá để vừa động viên vừa đạt mục đích dựa trên một cơ sở nhất định đó là việc chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá cho từng công đoạn, từng khâu trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động. Do đó người quản lí phải định trước những điều kiện và diễn biến trong quá trình thực hiện để định ra chỉ tiêu phù hợp.
Tính hiệu quả: trong mỗi hoạt động có những nguyên tắc riêng, hoạt động NGLL mang tính mục đích nhất định, từ tính mục đích đó để định ra nội dung, hình thức hoạt động. Nếu phát huy được trí tuệ, tài năng của HS càng nhiều thì tính hiệu quả càng cao.Có những hoạt động hiệu quả mang tính tiềm ẩn lâu dài trong tương lai, vì vậy khi tổ chức hoạt động không chỉ nhìn thấy hiệu quả tức thời trước mắt mà phải nhìn thấy hiệu quả tiềm ẩn góp phần vào sự nghiệp trồng người.
1.4. Quan hệ giữa giáo dục trên lớp và GDNGLL:
Hai hoạt động này đều thống nhất với nhau về mục đích giáo dục
Thống nhất về đối tượng tác động.
Thống nhất về hành đông của học sinh.
Hai loại hoạt động hỗ trợ lẫn nhau để đạt mục đích giáo dục.
- Đối tượng của hoạt động GDNGLL là tính tri thức, những kinh nghiệm lịch sử, những giá trị vật chất tinh thần do con người sáng tạo chưa được thể hiện trong nội dung các môn văn hóa.
- Hoạt động trong giờ lên lớp là những kiến thức của các môn văn hóa cơ bản đã thể hiện đầy đủ trong SGK.
- Hoạt động của hoạt động giáo dục trên lớp cũng như ngoài giờ lên lớp đều là hành động trí tuệ, song ở hoạt động GDNGLL tính phong phú về hoạt động lớn hơn và con đường đến với nhận thức của học sinh dễ dàng hơn, nhẹ nhàng hơn. Do đó cần coi trọng hoạt động GDNGLL trong chương trình giáo dục nhà trường.
2. Thực trạng thực hiện hoạt động GDNGLL ở trường THPT Đào Duy Từ.
2.1.Khái quát đặc điểm, tình hình nhà trường:
Trường THPT Đào Duy Từ được thành lập từ năm 1931, là trường phổ thông đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa. Nhà trường có bề dày truyền thống dạy tốt, học tốt. Trường đóng ở trung tâm địa bàn thành phố Thanh Hóa, nơi có tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhanh so với các tỉnh miền Trung và cả nước.
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Sở, các ban ngành và chính quyền địa phương. Đặc biệt, nhà trường là địa chỉ đỏ trong tỉnh về giáo dục, được các bậc phụ huynh và học sinh tin tưởng và đồng hành trong quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục.
Chất lượng giáo dục của nhà trường luôn được giữ vững và tăng lên:
Từ năm học 2012-2013 đến năm 2017-2018 trường THPT Đào Duy Từ đạt được kết quả như sau: 
Năm học
Hạnh kiểm
(%)
Văn hóa đại trà
(%)
Số HS giỏi
HS
TN
HS Đỗ ĐH, CĐ
Tốt
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Trường
(huyện)
Tỉnh
Q. gia
%
SL
2012-2013
1243
77%
297
18,4%
64
4%
10
0,6%
147
9,1%
925
57,3%
564
34,94%
14
0,9%
120
65
100
86%
2013-2014
1209
75,2%
279
17%
73
4,5%
46
2,86
149
9,3%
942
58,6%
484
30%
32
2%
187
40
02
100%
86,23%
2014-2015
1285
81.8%
227
14.45%
36
2.29%
15
0.95%
219
13.94%
1099
69.96%
235
14.96%
8
0.51%
129
26
02
98%
86,2%
2015-2016
1369
87.59 %
170
10.88%
16
1.02%
7
0.45%
253
16.19%
1149
73.51%
152
9.72%
6
0.38%
139
32
02
98,2%
87,1%
2016-2017
1494
95,45
69
4,41%
03
0,19%
0
453
28,93%
1048
66,92%
64
4,09%
01
0,06%
180
36
01
98, 8%
86,3%
2017-2018
1516
96,32
51
3,24
07
0,44
0
697
44,28
858
54,51
18
1,14
1
0,66
134
28
2.2. Thực trạng khi chưa áp dụng sáng kiến về quản lí, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động GDNGLL tại nhà trường:
Từ năm học 2012-2013 đến 2013-2014, việc thực hiện các hoạt động GDNGLL của nhà trường được quan tâm nhưng chưa thực sự khoa học và chưa có qui mô. Đội ngũ thực hiện chương trình GDNGLL chưa có sự phân công cụ thể. Các lực lượng giáo dục trong nhà trường chưa thực sự quan tâm đến đến các hoạt động này. Chuỗi hoạt động chưa có sự liên tục do kế hoạch thực hiện chưa được xây dựng đồng bộ. 
Chính vì vậy, hiệu quả của việc thực hiện hoạt động GDNGLL chưa cao. Cụ thể: 
- Chương trình thực hiện chưa đầy đủ.
- Qui mô thực hiện chưa đồng bộ
- Chưa phát huy hết năng lực, sở trường của giáo viên (người định hướng giáo dục) và học sinh.
- Kết quả rèn luyện học sinh mang lại từ hoạt động GDNGLL chưa cao.
Năm học
Tốt
Khá
TB
Yếu
2012-2013
1243 (77%)
297 (18,4%)
64 (4%)
10 (0,6%)
2013-2014
1209 (75,2%)
279 (17%)
73 (4,5%)
46 (2,86)
2.3. Nội dung hoạt động GDNGLL. 
* Căn cứ thực hiện:
Thực hiện GDNGLL theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GDĐT về ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
Căn cứ Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 của Bộ GDĐT về áp dụng phương pháp “bàn tay nặn bột ” và các phương pháp dạy học tích cực khác.
Căn cứ các công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ, Sở GDĐT.
*Nội dung chương trình thực hiện:
Theo chủ điểm: 2 tiết/tháng
Tháng
Chủ đề
Tháng 9
Thanh niên học tập, rèn lyện vì sự nghiệp CNH-HĐH đất nước
Tháng 10
Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình
Tháng 11
Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo
Tháng 12
Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tháng 1
Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Tháng 2
Thanh niên với lí tưởng cách mạng
Tháng 3
Thanh niên với vấn đề lập nghiệp
Tháng 4
Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác
Tháng 5
Thanh niên với Bác Hồ
Tháng 6
Mùa hè tình nguyện vì cuộc sồng cộng đồng
Tháng 7
Tháng 8
Theo chuyên đề:
- Giáo dục truyền thống
- Giáo dục kỹ năng sống
- Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản.
- Tâm lí lứa tuổi
- An toàn giao thông
- Phòng chống Ma túy/HIV-AIDS
- Bảo vệ môi trường
- Biển đảo VN
- Văn hóa ứng xử
- Học tập đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Câu lạc bộ: Câu lạc bộ guitar, câu lạc bộ bóng rổ, câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ Tiếng Anh 
Căn cứ hướng dẫn của Bộ và Sở GDĐT, tích hợp nộ dunh hoạt động GDNGLL vào các môn học phù hợp (Môn GDCD 10-chủ đề đạo đức, lớp 11-chủ đề về kinh tế-chính trị xã hội, lớp 12-chủ đề về pháp luật. Nội dung Biển đảo, tiết kiệm năng lượng, phòng chống tham nhũng, học tập đạo đức- phong cách HCM được tích hợp, lồng ghép vào các bộ môn liên quan. 
3. Các sáng kiến nhà trường đã sử dụng để khắc phục hạn chế của những năm học trước.
Mong muốn mảng công tác hoạt động GDNGLL do bản thân phụ trách, tôi đã đề xuất, tham mưu với Hiệu trưởng về công tác tổ chức liên quan đến mảng nội dung này: 
Kinh nghiệm về nhân lực
 Ngay từ đầu năm học, nhà trường thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL. Ban có chức năng nhiệm vụ: quản lí, điều hành-phối hợp các lực lượng giáo dục để thực hiện hoạt động GDNGLL trong và ngoài nhà trường; xây dựng kế hoạch- chương trình, triển khai tổ chức, đánh giá quá trình thực hiện. Thành phần Ban chỉ đạo gồm: 1trưởng ban (Phó hiệu trưởng phụ trách-chỉ đạo điều hành chung), 2 phó ban (Bí thư Đoàn trường-phụ trách hoạt động của các Câu lạc bộ,; Tổ trưởng Sử Địa Công dân-phụ trách hoạt động theo chủ đề-chủ điểm ), các ban viên (đại diện TTCM-phụ trách các hoạt động ngoại khóa chuyên đề, đại diện Chủ nhiệm mỗi khối- phụ trách các hoạt động trải nghiệm sáng tạo). 
Mỗi thành viên trong Ban chỉ đạo được phân công nhiệm vụ cụ thể, trong quá trình thực hiện cùng phối hợp để tổ chức thành công hoạt động.
Đặc biệt coi trọng việc phát huy nguồn lực học sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, thầy cô đóng vai trò là người hướng dẫn.
Kinh nghiệm về khâu lập kế hoạch
Đầu năm học, căn cứ chương trình GDTrHPT, các văn bản hướng dẫn của cấp trên, căn cứ tình hình nhà trường, nhiệm vụ trọng tâm của năm học để Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch (dự thảo) toàn năm học. Trong kế hoạch thể hiện rõ được dự kiến phân công hoạt động nào do đối tượng nào tham gia thực hiện và thời gan thực hiện (nhằm có sự phối hợp đồng bộ trong việc xây dựng kế hoạch với chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường). Kế hoạch được niêm yết tại bảng tin của Ban hoạt động GDNGLL, chuyển cho GVCN và các lực lượng có liên quan để góp ý, đề xuất ý tưởngsau đó ban NGLL tổng hợp ý kiến đề xuất để xem xét điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp, báo cáo BGH, Đảng ủy và chính thức đi vào thực hiện sau khi được duyệt.
Để thực hiện thành công hoạt động và đạt hiệu quả cao điều quan trọng là phải lập kế hoạch tác nghiệp cụ thể với từng hoạt động (kế hoạch tháng, kế hoạch thực hiện chuyên đề, chủ điểm). Ban hoạt động GDNGLL của nhà trường rất coi trọng việc xây dựng kế hoạch này. Kế hoạch xây dựng cố gắng để phát huy được trí tuệ của học sinh, năng khiếu sở trường của mỗi lớp và đặc biệt để các em có sự chủ động, sáng tạo, được thể hiện và rèn luyện nhiều kỹ năng nhưng vẫn đảm bảo chương trình nội dung giáo dục kế hoạch đề ra. Hình thức hoạt động của các chủ đề, chủ điểm không trùng lặp.
Kinh nghiệm về khâu tổ chức thực hiện, kiểm tra-đánh giá:
Phát huy vai trò tư vấn của GVCN đối với học sinh, sự phối hợp của CMHS các lớp.
Các tập thể lớp học sinh chủ động lên kế hoạch, chương trình, kịch bản tập luyện thực hiện phù hợp với nội dung chủ đề. Kế hoạch, nội dung, nhân sự tham gia chương trình của các lớp được người phụ trách của Ban GDNGLL duyệt kĩ lưỡng để tránh sự trùng lặp với các lớp khác gây sự nhàm chán. 
Có lịch duyệt nội dung cụ thể của từng lớp tham gia thực hiện theo chủ đề và lịch tổng duyệt chung toàn hoạt động.
Dẫn chương trình là học sinh được ban GDNGLL tuyển chọn từ các lớp. Lời dẫn do các em thực hiện (có sự kiểm duyệt, hướng dẫn của Ban NGLL) nhằm mục đích: chương trình do học sinh thiết kế, tổ chức thực hiện, mang tính tự quản - sáng tạo.
Việc thực hiện và mức độ đạt được của các lớp trong hoạt động qui mô toàn trường được đánh giá để xếp loại thi đua cuối học kỳ, cuối năm cùng các hoạt động nề nếp, tài vụ, văn phòng, học tậpViệc đánh giá không nên quá khắt khe, co sự công bằng nhưng phải mang tính động viên, khích lệ để tạo sự tự tin của các em.
Cách thức thực hiện hoạt động GDNGLL theo chủ điểm tại nhà trường:
Đối với các chủ điểm tháng trong chương trình: được hiệu trưởng phân công cho các giáo viên đứng lớp thực hiện theo thời khóa biểu: 2 tiết/tháng/lớp (theo quyết định phân công lao động). Học sinh được tiếp cận với các nội dung của chủ đề, đồng thời theo phương pháp khăn phủ bàn: mỗi học sinh có một bài thu hoạch ngắn gọn về chủ đề sau khi được học, mỗi lớp có một bản thu hoạch chung về chủ đề đó.
Ban hoạt động GDNGLL xây dựng kế hoạch thực hiện qui mô trước toàn trường 2 tháng một lần, tại hoạt động này học sinh vận dụng những kiến thức được học để trải nghiệm sáng tạo dưới nhiều hình thức khác nhau (không lặp lại ở các chủ đề, Ban lựa chọn hình thức phù hợp với nội dung của mỗi chủ đề). 
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến trong hoạt động GDNGLL để khắc phục hạn chế tại nhà trường, chúng tôi đã thu nhận được những hiệu quả nhất định: 
- Có khả năng vận dụng một số kiến thức các môn văn hóa vào thực tiễn.
- Kết quả rèn luyện kỹ năng sống của học sinh được tăng lên rõ rệt, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng được nâng cao:
Năm học
Tốt
Khá
TB
Yếu
2015-2016
1369 (87.59 %)
170 (10.88%)
16 (1.02%)
7 (0.45%)
2016-2017
1494 (95,45%)
69 (4,41%)
03 (0,19%)
0
2017-2018
1516 (96,32%)
51 (3,24%)
07 (0,44%)
0
- Học sinh thực sự hứng thú với các hoạt động GDNGLL của nhà trường.
- Những hoạt động được tổ chức có tính hiệu quả thiết thực, không chỉ mang tính phong trào, bề nổi. 
- Phát huy tích cực vai trò của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong công tác thực hiện chương trình GDNGLL, đặc biệt là đội ngũ của nhà trường.
- Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh về hoạt động NGDNGLL đã đúng dắn và sâu sắc hơn.Từ đo có tinh thần trách nhiệm cao trong việc tham gia thực hiện hoạt động giáo dục này.
- Thu hút được sự đồng tình của CMHS về các hoạt động.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hoạt động GDNGLL trong nhà trường là một bộ phận quan trọng cấu thành hoạt động giáo dục. Thông qua hoạt động này để nhà trường tăng cường giáo dục, hình thành và bồi dưỡng đạo đức, nhân cách cho học sinh. Đồng thời là khâu quan trọng để khắc sâu kiến thức văn hóa đối với học sinh. Tại các nhà trường nếu làm tốt công tác GDNGLL sẽ khơi dạy, đánh 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_quan_ly_chi_dao_thuc_hien_hoat_dong_giao_du.docx
  • docxbìa phụ lục SKKN Hằng 2018 -.docx
  • docxbìa SKKN Hằng 2018.docx