SKKN Kinh nghiệm phát hiện và giúp đỡ học sinh rối loạn định dạng giới tìm lại chính mình thông qua công tác chủ nhiệm ở trườngTHCS
Luật giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ, nghề nghiệp ” [1]. Như vậy, mục tiêu giáo dục đã chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học”. Nghĩa là chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng ứng xử với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống và đặc biệt là khả năng làm chủ bản thân, nhận thức được bản thân. “Nhận thức về bản thân của một người là cơ sở nhân cách của người đó. Nó ảnh hưởng đến mọi phương diện đời sống của con người: khả năng học hỏi, khả năng trưởng thành và thay đổi, sự nghiệp và bạn đời. Không quá đáng khi nói rằng, nhận thức đúng về bản thân là sự chuẩn bị khả dĩ và tốt nhất cho những thành công trong cuộc sống”. (TS. Joyce Brothers) [2].
Nhận thức về bản thân (hay còn gọi là Tự nhận thức) là khả năng nhận biết một cách chính xác về cảm xúc của mình ngay khi nó xảy ra và hiểu mình có khuynh hướng làm gì trong tình huống đó .Kỹ năng biết tự nhận thức giá trị bản thân giúp trẻ hiểu rõ bản thân mình: Đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ, ý kiến, cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối quan hệ xã hội cũng như những điểm tích cực và hạn chế của bản thân [3].
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Luật giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ, nghề nghiệp” [1]. Như vậy, mục tiêu giáo dục đã chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học”. Nghĩa là chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng ứng xử với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống và đặc biệt là khả năng làm chủ bản thân, nhận thức được bản thân. “Nhận thức về bản thân của một người là cơ sở nhân cách của người đó. Nó ảnh hưởng đến mọi phương diện đời sống của con người: khả năng học hỏi, khả năng trưởng thành và thay đổi, sự nghiệp và bạn đời. Không quá đáng khi nói rằng, nhận thức đúng về bản thân là sự chuẩn bị khả dĩ và tốt nhất cho những thành công trong cuộc sống”. (TS. Joyce Brothers) [2]. Nhận thức về bản thân (hay còn gọi là Tự nhận thức) là khả năng nhận biết một cách chính xác về cảm xúc của mình ngay khi nó xảy ra và hiểu mình có khuynh hướng làm gì trong tình huống đó.Kỹ năng biết tự nhận thức giá trị bản thân giúp trẻ hiểu rõ bản thân mình: Đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ, ý kiến, cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối quan hệ xã hội cũng như những điểm tích cực và hạn chế của bản thân [3]. Thực tế ở nhà trường hiện nay, nhiều học sinh chưa nhận thức đúng đắn về bản thân mình, không biết mình là ai? Không biết mình là nam hay nữ? Trẻ không biết mình phải làm gì? Là mỗi nhà giáo dục chúng ta không còn lạ lẫm với hiện tượng một bộ phận học sinh nam thích mặc áo hoa, thích đi xe màu hồng, nói năng cử chỉ ẽo uột học sinh nữ cắt tóc giống con trai đi dép, mặc áo con trai, hành động cử chỉ mạnh mẽ ào ào như đàn ông Các em đang có biểu hiện của rối loạn định dạng giới mặc dù phần đa không phải sinh ra từ gia đình có gen di truyền! Bản thân tôi, gần 20 năm công tác, tôi từng chứng kiến học sinh ở nhiều khóa học có biểu hiện rối loạn định dạng giới, biết rõ là nguyên nhân do hoàn cảnh, điều kiện sống tôi thực sự thương các em nhưng lực bất tòng tâm và cứ thế nhìn các em lớn lên với những sở thích với những hành động, cử chỉ không phù hợp với giới của mình và giờ đây, các em, có em đã có vị trí xã hội, có em còn đang là sinh viên Đại học nhưng đều có một điểm chung là tất cả thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, không đặt ra được mục tiêu phấn đấu của bản thân cho cuộc sống hoặc có đặt được mục tiêu thì mục tiêu sai lệch. (Ví như sau này không lấy ai cả, tìm một người như mình sống chung, không cần con cái) Có những em toan tìm tới cái chết vì xấu hổ, vì khát vọng không được thực hiện. Như vậy, đúng như TS. Joyce Brothers nhận định thì rối loạn định dạng giới đã khiến các em “bị ảnh hưởng đến mọi phương diện đời sống” của “sự nghiệp và bạn đời” và, các em đã không có “sự chuẩn bị khả dĩ và tốt nhất cho những thành công trong cuộc sống”. Làm cách nào đó để giúp các em tìm lại chính mình? để các em có sự chuẩn bị tốt nhất cho “thành công trong cuộc sống”? Trăn trở, nghĩ suy đến đầu năm học 2015 – 2016 trong lớp chủ nhiệm, tôi có 02 em có biểu hiện của “rối loạn định dạng giới” tôi mạnh dạn quyết định bắt tay vào thử nghiệm (ở 2 chủ nhiệm lớp) “Giúp các em rối loạn định dạng giới tìm lại được đúng con người của mình” trong sự mơ hồ, ngờ vực chính mình: Liệu mình có đủ sức lực, trình độ để làm một việc “không tưởng” này? Tôi tự động viên mình: Được thì tốt mà không được thì tôi cũng không phải ôm niềm ân hận với HS như đã từng ân hận với các em khóa trước. Đó là lí do khiến tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm phát hiện và giúp đỡ học sinh rối loạn định dạng giới tìm lại chính mình thông qua công tác chủ nhiệm ở trườngTHCS” 1.2 Mục đích nghiên cứu: - Như trên đã nói, tôi nghiên cứu đề tài này trước hết là vì bản thân mình: Tôi hi vọng đề tài thành công sẽ giải thoát tôi khỏi tình trạng day dứt trăn trở khi nhìn thấy các em mà không giúp được gì. - Tôi muốn các em được sống là chính bản thân mình, không chối bỏ bản thân, các em sẽ là nhân tố cho hạnh phúc gia đình và động lực để xã hội phát triển. - Bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này còn mong muốn có một chút gì đó kinh nghiệm nho nhỏ được nhân rộng để giáo viên chủ nhiệm trong các trường có thể áp dụng từ đó giúp đỡ học sinh bởi tôi nghĩ hiện tượng học sinh rối loạn định dạng giới tuy không nhiều nhưng cũng không phải là hiện tượng cá biệt. 1.3 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THCS, là những học sinh có biểu hiện rối loạn định dạng giới 1.4 Phương pháp nghiên cứu: - Tìm hiểu lí thuyết về hiện tượng rối loạn định dạng giới để phân biệt với đồng tính luyến ái và các hiện tượng khác tương tự - Tìm hiểu trò chuyện riêng với học sinh, với bạn bè thân thiết và với gia đình - Kiên trì thử nghiệm các biện pháp mà bản thân vạch ra 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 2.1.1. Cơ sở lí luận về tuổi dậy thì Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Dậy thì là quá trình thay đổi thể chất từ cơ thể một đứa trẻ trở thành cơ thể người lớn có khả năng sinh sản. Dậy thì bắt đầu khi những tín hiệu hormone trong não truyền tới các tuyến sinh dục (buồng trứng hoặc tinh hoàn) Đáp lại, các tuyến này sản sinh ra nhiều loại hormone kích thích sự tăng trưởng, hình thành chức năng và biến đổi não bộ, xương cơ, da và cơ quan sinh sản tăng trưởng nhanh trong nửa đầu của giai đoạn dậy thì và dừng lại khi quá trình dậy thì hoàn tất” [4]. Ở tuổi dậy thì, do sự định hình nhân cách còn đang trên đà phát triển nên các em rất dễ chịu ảnh hưởng từ người khác, dễ bắt chước và bị lôi kéo... từ đó dần trở nên hoài nghi về giới tính thật của mình. 2.1.2 Cơ sở lí luận về rối loạn định dạng giới * Rối loạn định dạng giới là gì? Rối loạn định dạng giới (tiếng Anh: gender identity disorder, hoặc gender dysphoria) Năm 1980, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) chính thức phân loại Rối loạn định dạng giới là một dạng bệnh tâm thần, biểu hiện của bệnh nhân là việc muốn chối bỏ giới tính của bản thân mình. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) [5]. * Biểu hiện của rối loạn định dạng giới [6].: Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, biểu hiện của rối loạn định dạng giới là những hành vi, thái độ chối bỏ giới tính của bản thân mình, gồm các tiêu chuẩn chẩn đoán sau: - Trẻ em có thể: + Tự ghê tởm bộ phận sinh dục của mình + Từ chối chơi với bạn bè, cảm thấy cô đơn + Tin rằng khi sẽ lớn lên sẽ trở thành người khác giới + Nói rằng trẻ muốn được làm người khác giới - Người lớn có thể: + Ăn mặc như người khác giới + Cảm thấy cô đơn + Muốn sống như một người khác giới tính + Muốn được thoát khỏi bộ phận sinh dục của mình - Cả người lớn và trẻ em có thể: + Ăn mặc, đi đứng hoặc có các hoạt động điển hình của người khác giới + Bị trầm cảm hoặc lo âu + Từ chối tương tác với xã hội * Nguyên nhân của rối loạn định dạng giới tuổi dậy thì [7]: - Giáo dục gia đình + Vô tình hay cố ý hạ thấp giá trị giới tính của con. + Gia đình mong có con trai nên cho ăn mặc, cư xử với con gái như với con trai hoặc ngược lại. + Thiếu vắng hình ảnh người bố hoặc người mẹ. + Chứng kiến cảnh bạo lực gia đình giữa bố và mẹ. - Nguyên nhân xã hội + Bị lạm dụng tình dục đồng giới. + Chứng kiến cảnh bạo hành giới. + Bị tạp nhiễm do môi trường. - Nguyên nhân cá nhân + Thiếu ý thức về bản thân, gia đình, xã hội. + Thiếu lý tưởng,hích sống hưởng thụ, cảm xúc mạnh. + Từ những biểu hiện đơn thuần nhưng do thiếu hiểu biết lại không được chia sẻ, tâm sự cùng ai, sự sợ hãi, bất an sẽ đẩy tuổi dậy thì rơi vào chứng rối loạn giới tính, tình trạng lệch lạc này phát triển nhanh * Hậu quả của rối loạn định dạng giới tuổi dậy thì: Ở tuổi vị dậy thì, Rối loạn định dạng giới nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ chuyển biến thành Đồng tính luyến ái hoặc sẽ đi tiến hành chuyển đổi giới tính Sách tâm thần học xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ khẳng định: 75% trẻ em nam bị rối loạn định dạng giới không được chữa trị sẽ trở thành người đồng tính khi đến tuổi trưởng thành. [8] * Rối loạn định dạng giới có phải là đồng tính luyến ái? Rối loạn định dạng giới hoàn toàn không phải đồng tính luyến ái[9]. . Rối loạn định dạng giới Đồng tính luyến ái Là gì? Là một dạng bệnh tâm thần, xuất hiện ở tuổi dậy thì có thể mất khi bản thân có ý thức thay đổi Là những người trưởng thành có sự hấp dẫn tình yêu và tình dục với những người cùng giới tính một cách lâu dài và cố định Nguyên nhân Từ hoàn cảnh sống (Giáo dục gia đình, Nguyên nhân xã hội, từ bản thân..), một bộ phận nhỏ từ bẩm sinh -Từ bẩm sinh (do biến đổi hormone, nhiễm sắc thể, các cơ chế sinh hóa) - Từ rối loạn định dạng giới tuổi dậy thì nếu không được chữa trị Mối quan hệ Rối loạn định dạng giới nếu không tự thay đổi, chữa trị sẽ trở thành đồng tính luyến ái khi trưởng thành 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 2.2.1 Thực trạng chung: - Hiện nay học sinh rối loạn định dạng giới ngày càng phổ biến. Theo quan sát của tôi, khóa học nào của trường tôi cũng có ít nhất 02 em bị rối loạn định dạng giới - Nhìn chung công tác chủ nhiệm của giáo viên còn qua loa, phần lớn giáo viên chỉ chú ý đến thành tích của lớp mình. Giáo viên đánh đồng hiện tượng rối loạn định dạng giới với đồng tính luyến ái nên gặp những học sinh có biểu hiện của rối loạn định dạng giới thì GV coi đó là bẩm sinh, bản chất sinh ra là như thế nên mặc nhiên coi đó là đặc tính riêng biệt của học sinh mà chưa hề may may có sự đồng cảm hay suy nghĩ sẽ giúp học sinh thay đổi chưa để ý, chưa trăn trở với việc học sinh rối loạn định dạng giới họ cho đó là việc của gia đình, của bệnh viện.. 2.2.2 Về giáo viên: * Thuận lợi: - Là giáo viên mà tuổi nghề bằng tuổi làm công tác chủ nhiệm do vậy, bản thân ít nhiều đã có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp và là một giáo viên nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm luôn luôn trăn trở để xây dựng nhân cách cho từng học sinh trong lớp. Ngoài công tác chủ nhiệm, tôi còn phụ trách dạy môn Ngữ văn nên có nhiều cơ hội để hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh - Hiện tượng học sinh bị rối loạn định dạng giới là vấn đề mà tôi trăn trở suy nghĩ từ những năm học 2009 – 2010 và luôn đau đáu có cách gì đó để hỗ trợ học sinh chấm dứt hiện tượng này * Khó khăn: - Là giáo viên được phân công kiêm nhiệm nhiều công việc, ngoài công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp tôi còn được giao nhiệm vụ: Trong chuyên môn là Tổ trưởng tổ KHXH , trong tổ chức Công đoàn nhà trường tôi là Trưởng ban nữ công và trong Ban thanh tra nhân dân tôi là trưởng ban. Bởi vậy, thời gian dành cho lớp chủ nhiệm còn hạn chế - Bản thân tôi chưa thực sự tin tưởng phương pháp mình đưa ra vì không những đây là vấn đề tế nhị mà để giúp học sinh giúp học sinh rối loạn định dạng giới tuổi dậy thì tìm lại chính mình là việc làm chưa từng xảy ra ở trường chứ chưa nói đến thành công hay không 2.2.3. Về học sinh - Như đã trình bày, Năm học 2015 – 2016 tôi nhận lớp 8B với 38 em học sinh trong đó có 02 em có nghi là rối loạn định dạng giới đó là: Đỗ Quang Hiếu và Nguyễn Thành Nam (Hiếu tròn, béo thường được các bạn gọi là Hiếu mỡ! “dì Hiếu” “thím Hiếu” Hiếu là học sinh giỏi, trong kì thi giao lưu HSG cấp huyện em đã được giải nhì môn Toán, giải ba môn Văn và giải khuyến khích môn Tiếng Anh còn Nam thì cao, gầy, là học sinh khá cứng của lớp em cũng tham dự kì thi ấy ở 2 môn Toán và văn nhưng chỉ đạt giải khuyến khích môn văn). - Cả hai đều có biểu hiện nhút nhát và đặc biệt: Chỉ chơi với các bạn nữ, thích mặc đồ con gái, dùng đồ con gái, chơi trò chơi của con gái, đi đứng, cử chỉ rất mềm dẻo - Đặc biệt khi thấy các bạn trêu mình là dì Hiếu” “thím Hiếu” “Nam gái” cả hai đều không có phản ứng khó chịu mà ngược lại còn cười đùa như hùa vào... Tuy nhiên tôi chỉ có điều kiện để thử nghiệm giúp em Hiếu “tìm lại chính mình”, còn Nam thì không, bởi vì một thời gian sau em ấy chuyển xuống học tại trường THPT Triệu Sơn nên với Nam, trong khuôn khổ của sáng kiến này tôi coi em là đối chứng cho kết quả sau khi sử dụng các biện pháp để giúp đỡ Hiếu. 2.3. Các kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Kinh nghiệm 1: Phát hiện học sinh “rối loạn định dạng giới” qua việc quan sát ở tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của học sinh * Ý nghĩa: Quan sát học sinh ở mọi phương diện hoạt động, sẽ giúp giáo viên có cái nhìn toàn diện, xác định được HS “rối loạn định dạng giới” thì luôn đồng nhất về hành vi, cử chỉ ở mọi hoàn cảnh. Điều đó giúp giáo viên tránh nhầm lần với việc học sinh cố tình làm quá hành vi, cử của mình nhằm gây cười, gây ấn tượng... * Tiến hành quan sát: Tôi quan sát học sinh ở mọi lúc, mọi hoạt động có thể và bắt đầu từ một lần tình cờ nghe HS gọi em Đỗ Quang Hiếu là “thím Hiếu” và thực tế quan sát sơ qua tôi dễ dàng nhận thấy đúng là Hiếu có biểu hiện không phù hợp với giới tính của mình. Từ nhận định chung đó, tôi quan sát cụ thể: - Về bạn thân: Hiếu có một nhóm bạn rất thân gồm 10 bạn nữ đều nằm trong đội tuyển văn và thân nhất với Đặng Thị Vân Anh. Chưa bao giờ Hiếu chơi với các bạn nam, các bạn nữ chơi trò gì Hiếu chơi trò ấy - Trong các hoạt động trên lớp: Với thân hình tròn béo của mình mỗi lần lên bảng, hai bắp đùi Hiếu chụm sát vào nhau, dép quẹt xuống sàn nhà, mông nảy tanh tách. Khi cầm sách vở, chỉ bằng 3 ngón tay còn 2 ngón (ngón út và ngón nhẫn) xòe ra một cách điệu đàng (Hình 1) có những lúc lại vô cũng nhẹ nhàng lả lướt ra vườn hoa để để lùa theo mấy chú ong hay ngồi góc lớp vỗ muỗi khẽ khàng đến độ bạn ngồi bên cạnh không thể nghe tiếng vỗ. - Trong lao động: Tôi để ý thấy em chưa bao giờ cầm cuốc mà chỉ nhận nhiệm vụ quét hoặc nhặt lá ở sân trường và cái cách nhặt lá cũng thật lạ: em chỉ dùng một tay và, với một bàn tay ấy Hiếu cũng chỉ dùng đúng 2 ngón: ngón cái và ngón giữa để nhặt. Ba ngón còn lại cũng xòe ra hệt cái cách cầm sách trông điệu hơn cả mấy bạn nữ, đến độ tôi phải trêu: “Hiếu ơi: Con sợ lá nó đau à!” (Hình 2). H.1: Hiếu cầm sách đọc (tay rất điệu) H2: Hiếu nhặt lá (tay rất điệu) - Tham gia mạng xã hội facebook: + Hiếu có nhiều nick face: “Đỗ Quang Hiếu”(Hình 3.1 “Mai Linh” (Hình 3.2) trên messenger nhóm của 9B em lại lấy tên là “Hiếu béo lắm mỡ” (Hình 3.3)trong số những cái tên đó thì Mai Linh chính là cuộc sống ảo, là con người thứ 2 của em H.3.1: Đỗ Quang Hiếu Hình 3.2: Mai Linh Hình 3.3 Hiếu béo lắm mỡ” + Với nick “Mai Linh” gần như em ấy đều cập nhật những hình ảnh rất con gái: VD: Lúc 11h53ph ngày 06/09/2016 em cập nhật ảnh đại diện của mình là chân dung một cô gái (Hình 4.1), và ngay sau đó em cập nhật chân dung phía sau của một cô gái (Hình 4.2). Đến 11h36ph ngày 13/11/2016 em lại thay ảnh đại diện là trái cây và các loại kẹo những bình luận cũng thật đỏng đảnh (Hình 4.3) Hình 4.1 Hình 4.2 Hình 4.3 + Cũng với nick “Mai Linh” ngày 13/11/2016 khi thay ảnh đại diện là trái cây và các loại kẹo ở trên bạn bè vào bình luận, em ấy đã có những bình luận cũng thật đỏng đảnh (H 5.1), và đến 8h13ph ngày 22/11/2016 Hiếu lại cập nhật trạng thái: “Ước chi có một cơn bão cấp 13 cuốn trôi đống mỡ của tau” (Hình 5.2). Rõ ràng chỉ có con gái mới để ý điều ấy Hình 5.1:Ước mơ: làm “nàng tiên kẹo” Hình 5.2: Ước mơ 1 thân hình chuẩn - Trong cách xưng hô: Hiếu thích các bạn gọi mình bằng “thím Hiếu” “dì Hiếu” “sư muội” (H.6.1) còn bản thân tự xưng mình là “Mị” (Hình 6.2). Hình 6.1 (Tháng 01/2016) Hình 6.2 (Tháng 04/2016) => Còn một số biểu hiện nữa và tất cả đều qua quan sát, tôi nhận định ban đầu: Hiếu đã bị lệch lạc giới tính hay còn gọi một cách khoa học như Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì đó là: Rối loạn định dạng giới * Những lưu ý khi thực hiện: - Giáo viên phải quan sát trò bằng tất cả tình yêu thương, sự lắng lo gần gũi nhưng tất cả trong lặng lẽ nghĩa là tuyệt đối không được để trò biết mình đang theo dõi - Phải quan sát, tìm hiểu ở tất cả các mặt hoạt động để nhận ra đó là con người đồng nhất chứ không phải chỉ ở trên lớp hoặc là chỉ trước mặt các bạn mới “làm trò” gây hiểu nhầm là “rối loạn định dạng giới” Kinh nghiệm 2: Phát hiện và xác định nguyên nhân “rối loạn định dạng giới” qua trò chơi “Tôi nói thật” [9] * Ý nghĩa: Bước này sẽ giúp giáo viên có cái nhìn khách quan hơn về hiện tượng, sở thích, thói quen của học sinh từ đó cũng để khẳng định chính xác HS “rối loạn định dạng giới” - Là cơ sở để tôi đưa ra giải pháp tiếp theo liên qua đến gia đình và cũng để gia đình tin hơn hiện tượng con mình đang mắc phải (xác định ý nghĩa của trò chơi nên mỗi chơi điều bắt buộc là GV phải lén bật chế độ ghi âm trên điện thoại). - Quan trọng hơn, đó là cơ sở để để tôi xác định đúng nguyên nhân vì sao HS ấy bị rối loạn định dạng giới * Tổ chức thực hiện: Tôi chọn hình thức trò chơi: “Tôi nói thật” (Trò chơi tôi do tôi sáng tạo và đã sử dụng thành công trong sáng kiến: “Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 6 THCS thông qua công tác chủ nhiệm”. Sáng kiến được xếp loại B cấp tỉnh năm học 2011 - 2012) Đây là cách giúp học sinh có thể tự bộc lộ: Tình cảm cảm xúc, tâm tư, nguyện vọng thậm chí sở thích của mình với cô giáo (hoặc với cô giáo và bạn bè xung quanh) Từ việc biết, hiểu được tâm tư tình cảm của học sinh, GVCN có thể hướng các em điều chỉnh hành vi của mình kịp thời Bước 1: Chọn trò chơi: + Chọn trò chơi một cách ngẫu nhiên: Khi thấy các em chơi, giáo viên ngồi xuống chơi cùng. + Chọn cố ý: Giáo viên chuẩn bị sẵn trò chơi (dụng cụ, phương tiện), để tổ chức cho các em chơi. + Trò chơi đa dạng: Rút thẻ số, đá cầu, đánh chuyền Bước 2: Chọn thời điểm chơi, người chơi: - Thời điểm chơi: Trò chơi sẽ được GVCN tổ chức chủ yếu ở những giờ ra chơi thậm chí ngay cả khi học trò đến gia đình cô chơi. - Người chơi: + Chơi 2 người (Một cô, 1 trò): Nếu HS đó ngại nói ra với người thứ 3. + Chơi một nhóm: Chỉ chọn những bạn rất thân với HS rối loạn định dạng giới (Lưu ý: GV phải khéo léo trong việc chọn người chơi làm sao đó để học sinh thấy cô chọn người chỉ là ngẫu nhiên, tránh đi cảm giác mất tự nhiên của học sinh: Vì sao lại chọ A,B,C và cũng tránh sự tò mò của những bạn không được chơi. VD: GV có thể lựa khi nhóm HS ấy ngồi chơi với nhau rồi GV đến và cùng chơi..) Bước 3: Khởi động, thống nhất luật chơi: - Khởi động: Để tạo niềm tin, để các em có thể “Nói thật” thường thì trước khi chơi cô và trò cùng giơ bàn tay trái đã xòe hướng về phía nhau, tay phải đặt lên ngực trái để đưa ra lời thề: + Tôi thề là tôi sẽ nói thật lòng mình + Tôi thề là tôi sẽ giữ bí mật nếu không sẽ bị tẩy chay, sẽ bị ra khỏi nhóm, sẽ không bao giờ được cùng chơi và tự nguyện xin cô hạnh kiểm. - Thống nhất luật chơi: + Quyền được hỏi và nghĩa vụ phải trả lời: Với trò chơi đá cầu, đánh chuyền: Thì người thắng cuộc sẽ được hỏi thua cuộc 2 câu hỏi tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đối phương Với trò chơi nhóm “rút thẻ số”: Thì theo từng cặp một để hỏi. Cụ thể: Người bắt thẻ số 01 sẽ hỏi người bắt được thẻ số 02 Người bắt thẻ số 03 sẽ hỏi người bắt được thẻ số 04 Người bắt thẻ số 05 sẽ hỏi người bắt được thẻ số 06 Người bắt thẻ số 07 sẽ hỏi người bắt được thẻ số 08 Người bắt thẻ số 09 sẽ hỏi người bắt được thẻ số 10 Mỗi người chỉ được hỏi 01 câu duy nhất. - Yêu cầu thái độ của người trả lời: Đảm bảo tuyệt đối thành thực trong câu trả lời của mình. Trò chơi mang tên “Tôi nói thật”: Nghĩa là linh hồn của trò chơi là: 100% trung thực. Bước 4: Bắt đầu chơi: (tôi trình bày trò chơi rút thẻ số) - Dùng cả bộ thẻ (Một bộ đánh số từ 1 đến 10) úp sấp trên mặt bàn và lần lượt rút: Mỗi người một thẻ. - Cả nhóm rút xong lấy kết qủa để xác định người hỏi, người trả lời theo luật Bước 5: Kết thúc trò chơi: Bằng một lời thề: Tôi xin thề là tôi đã nói thật 100% Hình 7.1: Khởi động trò chơi Hình 7.2: Rút thẻ, xác định cặp hỏi- trả lời * Những lưu ý khi thực hiện: - Các câu hỏi học sinh và giáo viên th
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_phat_hien_va_giup_do_hoc_sinh_roi_loan_dinh.doc