SKKN Kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lí đạt nhiều giải cao ở trường THPT Triệu Sơn 2

SKKN Kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lí đạt nhiều giải cao ở trường THPT Triệu Sơn 2

Thế kỉ XXI là thế kỉ của khoa học kỹ thuật – công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đưa loài người tiến xa vượt bậc trong mọi lĩnh vực kỹ thuật – khoa học – văn hóa – y tế. Để theo kịp với tốc độ phát triển như vũ bão này, đòi hỏi đất nước chúng ta phải có một đội ngũ nhân lực có trình độ cao. Đội ngũ này đóng vai trò tiên phong, nòng cốt quyết định sự phát triển của đất nước. Nhưng để có được những kỹ sư tài năng, những bái sĩ nội trú, những tiến sĩ trẻ tuổi, những nhà khoa học giỏi thì chúng ta phải có nguồn là những học sinh giỏi(HSG) ở các cấp học phổ thông đặc biệt là bậc trung học phổ thông(THPT).

 Môn Vật lí là môn khoa học cơ bản có tính ứng dụng thực tiễn rất cao đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Hầu hết các trường, các khoa, các ngành kỹ thuật ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đều tuyển sinh các khối A(Toán, Lí, Hóa), khối A1(Toán, Lí, Anh). Vì thế nguồn HSG Vật lí ở bậc THPT sẽ là nguồn sinh viên chất lượng cao ở các trường đại học sau này. Thực tế có nhiều em học sinh giỏi Vật lí của tôi đang là các sinh viên ở các lớp chất lượng cao ở các trường đại học danh tiếng như Học viện Kỹ thuật quân sự, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

 Cùng với việc giáo dục toàn diện cho học sinh, việc đào tạo bồi dưỡng HSG là nhiệm vụ hàng đầu trong chương trình, kế hoạch giáo dục của các nhà trường THPT. Chất lượng thi HSG cấp tỉnh chính là một tiêu chí đánh giá xếp loại của các nhà trường. Chất lượng HSG là kết quả của quá trình nỗ lực của giáo viên, học sinh đội tuyển, cấp ủy, BGH và các tổ bộ môn. Có thể nói chất lượng HSG là thước đo tài năng của người thầy, làm nên uy tín của người thầy. Chất lượng HSG là uy tín, thương hiệu của nhà trường.

 

doc 32 trang thuychi01 6141
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lí đạt nhiều giải cao ở trường THPT Triệu Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM ÔN THI 
HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN VẬT LÍ 
ĐẠT NHIỀU GIẢI CAO Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
Người thực hiện: Hồ Sỹ Phúc
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Triệu Sơn 2
 SKKN thuộc môn: Vật lí
THANH HÓA NĂM 2018
M ỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài ............. 
1
1.2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ......
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..........
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nhiệm..........................................
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.........
4
2.2.1. Thuận lợi.....................................................................................
4
2.2.2. Khó khăn ......................................................................................
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.................................
4
2.3.1. Tuyển chọn nguồn học sinh vào đội tuyển ..................................
4
2.3.2. Truyền “lửa đam mê” cho học sinh...............................................
5
2.3.3. Xây dựng kế hoạch ôn luyện đội tuyển........................................
5
2.3.4. Xây dựng hệ thống kiến thức ôn tập...........................................
6
2.3.5. Công tác dạy đội tuyển...............................................................
16
2.3.6. Công tác kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội tuyển............................
17
2.3.7. Công tác phối hợp......................................................................
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường..............................................
19
3. Kết luận, kiến nghị.
20
- Kết luận......................................................................................
20
- Kiến nghị............................................................................................
20
THƯ MỤC THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Thế kỉ XXI là thế kỉ của khoa học kỹ thuật – công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đưa loài người tiến xa vượt bậc trong mọi lĩnh vực kỹ thuật – khoa học – văn hóa – y tế. Để theo kịp với tốc độ phát triển như vũ bão này, đòi hỏi đất nước chúng ta phải có một đội ngũ nhân lực có trình độ cao. Đội ngũ này đóng vai trò tiên phong, nòng cốt quyết định sự phát triển của đất nước. Nhưng để có được những kỹ sư tài năng, những bái sĩ nội trú, những tiến sĩ trẻ tuổi, những nhà khoa học giỏi thì chúng ta phải có nguồn là những học sinh giỏi(HSG) ở các cấp học phổ thông đặc biệt là bậc trung học phổ thông(THPT).
 Môn Vật lí là môn khoa học cơ bản có tính ứng dụng thực tiễn rất cao đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Hầu hết các trường, các khoa, các ngành kỹ thuật ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đều tuyển sinh các khối A(Toán, Lí, Hóa), khối A1(Toán, Lí, Anh). Vì thế nguồn HSG Vật lí ở bậc THPT sẽ là nguồn sinh viên chất lượng cao ở các trường đại học sau này. Thực tế có nhiều em học sinh giỏi Vật lí của tôi đang là các sinh viên ở các lớp chất lượng cao ở các trường đại học danh tiếng như Học viện Kỹ thuật quân sự, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh...
 Cùng với việc giáo dục toàn diện cho học sinh, việc đào tạo bồi dưỡng HSG là nhiệm vụ hàng đầu trong chương trình, kế hoạch giáo dục của các nhà trường THPT. Chất lượng thi HSG cấp tỉnh chính là một tiêu chí đánh giá xếp loại của các nhà trường. Chất lượng HSG là kết quả của quá trình nỗ lực của giáo viên, học sinh đội tuyển, cấp ủy, BGH và các tổ bộ môn. Có thể nói chất lượng HSG là thước đo tài năng của người thầy, làm nên uy tín của người thầy. Chất lượng HSG là uy tín, thương hiệu của nhà trường.
Trong những năm qua Trường THPT Triệu Sơn 2 là một trong những điển hình tiêu biểu của công tác bồi dưỡng HSG. Năm học 2015-2016 xếp thứ 7 toàn Tỉnh, năm học 2016-2017 xếp thứ 5 toàn Tỉnh, năm học 2017- 2018 xếp thứ 11 toàn Tỉnh. Trong thành tích chung của nhà trường môn Vật lí luôn là môn dẫn đầu trường và nhiều năm dẫn đầu Tỉnh (Năm học 2015-2016, năm học 2016-2017 xếp thứ Nhất toàn Tỉnh).
Bản thân tôi được BGH nhà trường tín nhiệm giao nhiệm vụ đứng đội tuyển liên tục nhiều năm. Trong quá trình ôn luyện tôi đã tích lũy những kinh nghiệm mang tính ứng dụng thực tiễn cao. Vì vậy tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp “Kinh nghiệm ôn thi HSG cấp Tỉnh môn Vật lí đạt nhiều giải cao ở trường THPT Triệu Sơn 2”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Thực hiện đề tài này, người viết muốn chia sẻ với đồng nghiệp môn Vật lí và các giáo viên ôn thi HSG nói chung những kinh nghiệm ôn thi HSG có hiệu quả cao mà bản thân đúc kết từ thực tiễn ôn luyện đội tuyển HSG môn Vật lí tại trường THPT Triệu Sơn 2 trong nhiều năm qua.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng là học sinh THPT đặc biệt là học sinh các lớp chọn Khối A ở Trường THPT Triệu Sơn 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu.
- Tổng hợp kinh nghiệm thực tế.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”(Thân Nhân Trung). Bồi dưỡng HSG là bước đi đầu tiên để tạo nhân tài cho đất nước. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Đào tạo học sinh giỏi (HSG) ở bậc Trung học Phổ thông là một quá trình mang tính khoa học nghiêm túc, không thể chỉ một vài tháng mà phải có tính chiến lược dài hơi trong suốt cả ba năm học. Chỉ có quá trình này mới cung cấp được tương đối đầy đủ các kiến thức cần thiết cho học sinh và phát hiện chính xác khả năng học tập của các em, từ đó mới có thể thành lập các đội tuyển tham dự kỳ thi HSG các cấp.
* Về mục tiêu bồi dưỡng HSG: 
Theo quan điểm của tôi, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng HSG, là đào tạo cho các em:
            - Có kiến thức khoa học cơ bản mang tính hệ thống. Biết vận dụng để giải quyết các bài tập nâng cao trong các kì thi HSG.
            - Có tính tự lập và khả năng nhận thức ở mức độ cao.
	- Rèn luyện tư duy và kĩ năng để phát triển toàn diện.
* Yêu cầu chung với người thầy:
Trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng HSG, nhiệm vụ tối quan trọng của người Thầy là phải dạy cho các em tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên, chủ động và sáng tạo, Người Thầy phải luôn thắp sáng ngọn lửa mê say môn học mà học sinh đang theo đuổi, phải dạy cho các em biến ước mơ thành hiện thực, biết chấp nhận khó khăn để cố gắng vượt qua, biết rút kinh nghiệm sau những thất bại hay thành công trong từng giai đoạn mà mình phấn đấu. Học sinh khi tham gia vào các đội tuyển phải chịu khá nhiều áp lực, do đó giáo viên khi giảng dạy phải lưu ý những điều sau đây:
- Tuyệt đối không được nhồi nhét kiến thức cho các em một cách thụ động.
- Đừng hiểu nhầm HSG, cái gì các em cũng biết, cũng dễ dàng tiếp thu.
- Đừng giao cho các em những nhiệm vụ quá khó.
* Yêu cầu đối với học sinh khi tham gia đội tuyển HSG
- Phải yêu thích, đam mê môn học.
- Học sinh khi tham gia các đội tuyển phải có trách nhiệm trong việc học tập, rèn luyện của mình.
            - Ngoài việc học tập trên lớp các giờ chính khóa, học sinh phải tham gia đầy đủ các buổi học bồi dưỡng ngoài giờ, tham gia giải các bài tập trong sách nâng cao, trong các chuyên đề, trong các tài liệu tham khảo.
            - Học cách học tập chủ động, tích cực.
	* Cần phải có sự phối kết hợp của các tổ chức trong nhà trường và sự giúp đỡ, động viên của phụ huynh học sinh.
	Như vậy, việc bồi dưỡng HSG là nhiệm vụ quan trọng cũng là một nhiệm vụ rất khó khăn. Muốn đạt hiệu quả cao trong công tác ôn thi HSG cần phải có sự đồng bộ của nhiều khâu. Việc vận dụng các yêu cầu trên vào thực tiễn đạt đến mức độ như thế nào là do năng lực, kinh nghiệm của bản thân người giáo viên. Bản thân tôi đã vận dụng hiệu quả những nguyên tắc này vào thực tiễn ôn luyện đội tuyển HSG môn Vật lí tại trường THPT Triệu Sơn 2.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Việc bồi dưỡng HSG ở các trường THPT vừa kế thừa những kết quả bồi dưỡng HSG ở cấp trung học cơ sở(THCS) đồng thời phát hiện, bồi dưỡng các nhân tố mới và nâng tầm chât lượng cho các học sinh có năng lực giỏi. Thực tế dạy học cho thấy nhiều học sinh (đặc biệt là học sinh nam) đến bậc THPT mới thực sự “trưởng thành” về thể chất và về năng lực. Nhiều em đến bậc THPT mới bộc lộ tố chất năng lực nổi bật của mình. Đây chính là nguồn HSG cho các trường THPT mà giáo viên phải nhạy bén để phát hiện ra.
 Riêng bộ môn Vật lí việc bồi dưỡng HSG ở bậc THPT nói chung và ở trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng còn có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1. Thuận lợi.
 	- Được sự quan tâm và tạo điều kiện mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường.
- Sự đoàn kết, tương trợ của các thành viên trong tổ bộ môn.
- Sự nhiệt tình của các giáo viên đứng đội tuyển.
- Sự đam mê, tích cực của các em học sinh và sự ủng hộ của phụ huynh học sinh.
2.2.2. Khó khăn.
 - Nguồn HSG môn Vật lí ở cấp THCS trên địa bàn phía nam huyện Triệu Sơn (khu vực tuyển sinh của Trường Triệu Sơn 2) có rất ít. Có những năm không có bất kì một học sinh nào đã từng là HSG cấp Huyện, cấp Tỉnh ở THCS.
 - Mặt khác môn Vật lí là môn học khó, có đặc thù riêng nên nhiều học sinh còn e ngại. Đa số các em học sinh khá, giỏi thích chọn môn Toán, Hóa, Sinh vì những môn ấy có vẻ dễ đạt giải hơn.
 - Trong quá trình dạy đội tuyển kiến thức nền tảng Vật lí của học sinh vẫn còn nhiều “lỗ hổng” nên giáo viên phải mất rất nhiều thời gian và công sức.
 - Nắm rõ đặc điểm, tình hình dạy ôn thi HSG Vật lí ở trong các nhà trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng. Từ khi được Ban giám hiệu giao nhiệm vụ đứng đội tuyển bản thân tôi đã có những mạnh dạn đổi mới trong công tác bồi dưỡng HSG và đã đạt được nhiều thành tích cao.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tuyển chọn nguồn học sinh vào đội tuyển.
- Chọn những học sinh đã từng tham gia thi và đạt giải Vật lí cấp Huyện, cấp Tỉnh ở cấp THCS(nếu có).
- Động viên các em đã từng thi và đạt giải HSG cấp Huyện, cấp Tỉnh môn Toán ở THCS.
- Không nên chọn quá nhiều, nếu có 5 học sinh dự thi thì chỉ chọn 7 hoặc 8 học sinh vào trong đội tuyển. Ở Trường Triệu Sơn 2 mấy năm gần đây do không có nhiều nguồn nên chúng tôi chỉ chọn 6 hoặc 7 học sinh tham gia học đội tuyển. 
2.3.2. Truyền “lửa đam mê” cho học sinh.
 Muốn đạt giải cao thì việc ôn tập, bồi dưỡng phải là một hành trình “dài hơi”. Để chịu được “nhiệt” từ quá trình tôi rèn, bồi dưỡng này đòi hỏi học sinh phải có ý chí, kiên trì và có quyết tâm. Hiểu được điều này ngay từ khi chọn được học sinh vào đội dự tuyển, tôi đã chú trọng “thắp lửa đam mê” Vật lí cho các em bằng nhiều biện pháp:
+ Chỉ cho các em thấy được học môn Vật lí lí thú như thế nào.
+ Tặng cho mỗi em một quyển sách: “Vật lí vui”. Điều này giúp các em kích thích tính tò mò về các hiện tượng Vật lí rất gần với đời sống hàng ngày.
+ Kể chuyện về các nhà bác học Vật lí cho học sinh nghe.
+ Kể những tấm gương anh, chị HSG Vật lí các khóa trước về cách học, những kỷ niệm vui, buồn trong quá trình học tập. Kể về những trường Đại học danh tiếng mà các anh chị đã học và những thành công trong sự nghiệp hiện tại của các anh chị ấy.
+ Giáo dục về truyền thống đội tuyển HSG Vật lí của Trường THPT Triệu Sơn 2 cho các em nghe.
 Những việc này phải được thực hiện lồng ghép khéo léo trong những thời điểm giải lao của các buổi ôn tập hay gắn liền với một nội dung bài học nào đó có liên quan. Điều đáng lưu ý là hiệu quả của quá trình “truyền lửa đam mê” này lại nằm ở chính người thầy. Học sinh sẽ học theo thầy, “làm theo thầy làm” chứ không chỉ “nghe” thầy nói. Tôi đã đem chính sự nhiệt huyết, đam mê trong công việc của chính mình và uy tín của bản thân để nêu gương cho học sinh. Có những học sinh năng lực tốt nhưng đầy cá tính như em Lê Đình Dũng lớp 11C2- Giải Nhất Vật lí 11 năm học 2017 – 2018 tôi phải kiên trì và từng bước “thu phục” và “nắn” em học theo đúng phương pháp của mình đề ra... Khi các em trong đội tuyển đã thực sự đam mê Vật lí và thực sự tin tưởng Thầy thì cũng là lúc hành trình ôn tập cần tăng tốc. 
 Trong toàn bộ quá trình ôn tập việc nuôi dưỡng đam mê và truyền quyết tâm chiến thắng cho học sinh là vô cùng quan trọng. Chính khát khao được khẳng định mình là động lực để các em nỗ lực, thi đua và chiến thắng. Thực tế nhiều năm ôn tập HSG Vật lí ở Trường THPT Triệu Sơn 2 tôi đã chứng kiến những cuộc bứt phá ngoạn mục và đạt kết quả cao của nhiều học sinh. Tiêu biểu như em Lê Thị Trang- Lớp 12C2(2015 – 2016): khi thi vào đội tuyển và các lần khảo sát đội tuyển trường em chỉ xếp thứ 5/5 với điểm trung bình 10,5 điểm. Khi thi HSG máy tính cầm tay chỉ đạt giải KK(Xếp thứ 5 trong đội), em đã khóc rất nhiều nhưng nhờ có sự động viên kịp thời của tôi, em đã nỗ lực hết mình nên khi thi HSG văn hóa em được 17,75 điểm, đạt giải Nhì, xếp thứ 2 trong đội tuyển...
2.3.3. Xây dựng kế hoạch ôn luyện đội tuyển.
 Việc xây dựng kế hoạc ôn tập là điều hết sức quan trọng. Cơ sở lập kế hoạch phải căn cứ vào: 
 + Chương trình, nhiệm vụ trong các năm học của nhà trường.
 + Chương trình, nội dung thi.
 + Đối tượng học sinh.
 + Thời gian của giáo viên đứng đội tuyển.
 Kế hoạch ôn tập phải có tính liên tục, theo một lộ trình từ lớp 10 đến khi thi.
Số lượng buổi ôn tập: 2 buổi/ tuần( Chiều Thứ 2 và chiều Thứ 5). Trước lúc thi 2 tháng có thể tăng cường thêm các buổi sau giờ dạy thêm buổi chiều. 
(Kế hoạch cụ thể - PHỤ LỤC 1)
2.3.4. Xây dựng hệ thống kiến thức ôn tập.
- Việc xây dựng hệ thống kiến thức ôn tập cho học sinh có ý nghĩa quyết định đến kết quả thi HSG của học sinh. Tôi thấy rằng việc lập kế hoạch, chương trình ôn tập cho học sinh nhiều giáo viên, nhiều trường cũng đã làm nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Điều quan trọng nhất là ở từng chuyên đề giáo viên đã dạy những gì cho học sinh và học sinh thực hành những bài tập đó như thế nào. Nhiều giáo viên cũng hỏi tôi làm thế nào mà dạy học sinh được nhiều giải cao thế. Thực ra tôi cũng chẳng có bí quyết gì đặc biệt. Điều mà tôi đã làm là dạy cho học sinh một nền tảng kiến thức vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm và cập nhật các dạng đề thi HSG ở từng phần cho học sinh thực hành. Việc làm này đòi hỏi giáo viên đứng đội tuyển phải có kiến thức, có tầm nhìn, có kinh nghiệm trong công tác ôn luyện.
- Khi xây dựng chương trình ôn luyện chúng ta nên xây dựng theo các chuyên đề, bám sát cấu trúc đề thi theo quy định của Sở GD và ĐT. Trong mỗi chuyên đề cần biên soạn khoa học thành từng phần, từng mục, sắp xếp theo trình tự:
+ Kiến thức lí thuyết trọng tâm.
+ Các dạng bài tập cơ bản.
+ Các bài tập nâng cao.
- Mấu chốt của việc ôn tập theo chuyên đề là giáo viên phải hệ thống được các dạng bài tập để học sinh thực hành. Bài tập trên các trang mạng thì rất nhiều phải lựa chọn được các bài tập phù hợp với học sinh và phù hợp với chương trình thi học sinh giỏi cấp Tỉnh. Sau đây là ví dụ về một chuyên đề mà tôi đã ôn luyện cho HSG môn Vật lí ở Trường THPT Triệu Sơn 2.
Chuyên đề: CHẤT KHÍ
I. Tóm tắt lí thuyết.
1. Thuyết động học phân tử chất khí. 
a) Tính chất của chất khí 
Bành trướng
Dễ nén
Có khối lượng riêng rất nhỏ so với chất rắn và chất lỏng
b) Cấu trúc của chất khí
- Chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
- Lượng chất, mol
+ Lượng chất trong một vật được xác định theo số phân tử hay nguyên tử chứa trong vật ấy.
+ 1 mol là lượng chất trong đó có chứa một số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử chứa trong 12g cacbon: NA =6,02.1023 Số Avogadro.
 Khối lượng một phân tử : , μ khối lượng mol phân tử.
 Số mol: 
c) Các thông số trạng thái của một lượng khí.
- Nhiệt độ: T(K), t(0C) T = t + 273.
- Thể tích: V(m3, l) 1m3 = 1000dm3 = 1000 l
- Áp suất: p (N/m2, Pa, atm, at, mmHg, torr, bar)
 1Pa = 1 N/m2, 1 atm = 1,033 at = 760 mmHg = 1,01325.105 Pa, 
 1 mmHg = 1 torr, 1 bar = 105 Pa.
2. Các định luật về khí lí tưởng
a) Định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt
- Phát biểu: Ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số.
- Công thức:	hằng số 
Hay 
- Đường đẳng nhiệt.
b) Định luật Sac-lơ. Nhiệt độ tuyệt đối
- Phát biêu: Với một lượng khí có thể tích không đổi thì áp suất p phụ thuộc vào nhiệt độ t của khí theo côn thức sau:
- Công thức: với : Hệ số tăng áp đẳng tích.
Hoặc: → 
- Đường đẳng tích: 
c) Phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Định luật Gay-luy-xac
+ Phương trình trạng thái: hay 	
+ Định luật Gay-luy-sac: p = const => =const hay 
- Đường đẳng tích: 
d) Phương trình Cla-pê-ron -Men-đê-lê-ép: .
 R = 8,31J/mol.K=0,082atm.lit/mol.K=0,084at.lit/mol.K – hằng số các khí.
II. Phân loại bài tập và cách giải.
1. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi lơ – Mariốt.
* Bài tập cơ bản
Bài 1: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9(l) đến thể tích 6 (l) thì thấy áp suất tăng lên một lượng . Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu?
Hướng dẫn :
- Trạng thái 1: p1 , V1 = 9(l)
- Trạng thái 2: p2 = p1 + ∆p, V2 = 6(l)
- AD luật luật Bôi-lơ – Ma-ri-ot: p1V1 = p2V2 
Bài 2: Xi lanh của một ống bơm hình trụ có diện tích 10cm2, chiều cao 30 cm, dùng để nén không khí vào quả bóng có thể tích 2,5 (l). Hỏi phải bơm bao nhiêu lần để áp suất của quả bóng gấp 3 lần áp suất khí quyển, coi rằng quả bóng trước khi bơm không có không khí và nhiệt độ không khí không đổi khi bơm.
Hướng dẫn :
- Trạng thái 1: p1 = p0, V1 = nVo = n.s.h = 0,3n (l)
- Trạng thái 2: p2 = 3p0, V2 = 2,5(l).
- AD định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ot: n.p1.Vo = p2.V2
* Bài tập nâng cao
Bài 1: Ở chính giữa một ống thủy tinh nằm ngang, tiết diện nhỏ, chiều dài L = 100cm, hai đầu bịt kín có một cột thủy ngân dài h = 20cm. Trong ống có không khí. Khi đặt ống thẳng đứng cột thủy ngân dịch chuyển xuống dưới một đoạn l = 10cm. Tìm áp suất của không khí trong ống khi ống nằm ngang ra cmHg và Pa. 
Coi nhiệt độ không khí trong ống không đổi và khối lượng riêng thủy ngân là ρ = 1,36.104kg/m3.	
Hướng dẫn:
 Trạng thái 1 của mỗi lượng khí ở hai bên cột thuỷ ngân (ống nằm ngang)
 : Trạng thái 2 (ống đứng thẳng).
+ Đối với lượng khí ở trên cột thuỷ ngân: 
+ Đối với lượng khí ở dưới cột thuỷ ngân: 
Áp suất khí ở phần dưới bằng áp suất khí ở phần trên cộng với áp suất do cột thuỷ ngân gây ra. Do đó đối với khí ở phần dưới, ta có:
Áp dụng ĐL Bôilơ–Maríôt cho từng lượng khí. Ta có:
+ Đối với khí ở trên: (1)
+ Đối với khí ở dưới: (2)
Từ (1) & (2): 
Thay giá trị P2 vào (1) ta được:
H
H
F
Bài 2: Cho một ống tiết diện S nằm ngang được ngăn với bên ngoài bằng 2 pittông Pittông thứ nhất được nối với lò xo như hình vẽ. Ban đầu lò xo không biến dạng, áp suất khí giữa 2 pittông bằng áp suất bên ngoài p0. Khoảng cách giữa hai pittông là H và bằng chiều dài hình trụ. Tác dụng lên pittông thứ 2 một lực F để nó chuyển động từ từ sang bên phải Tính F khi pittôn thứ 2 dừng lại ở biên phải của ống trụ. 
Hướng dẫn:
Điều kiện cân bằng : Piston trái : p0S – pS – kx = 0 (1)
x độ dịch chuyển của piston trái, p áp suất khí giữa hai piston.
Piston phải : F + pS – p0S = 0	(2)
Định luật Bôilơ : p0SH = p(2H –x)S	(3)
Từ (3) 	 (4)
Từ (1) và (2)Þ F = kx, thay vào (4): . Thay vào (2)
Phương trình có nghiệm là: 
Bài 3: Bơm không khí ở áp suất P1 = 1at vào một quả bóng bằng cao su, mỗi lần nén pittông thì đẩy được V1 125cm3. Nếu nén 40 lần thì áp suất khí trong bóng là bao nhiêu? Biết dung tích bóng lúc đó là V = 2,5lít. Cho rằng trước khi bơm trong quả bóng không có không khí và khi bơm nhiệt độ không đổi.
2. Quá trình đẳng tích. Định luật Sáclơ.
* Bài tập cơ bản
Bài 1: Một bóng đèn điện chứa khí trơ ở nhiệt độ t1 = 27oC và áp suất p1, khi bóng đèn sáng, nhiệt độ của khí trong bóng là t2 = 150oC và có áp suất p2 = 1atm. Tính áp suất ban đầu p1 của khí trong bóng đèn khi chưa sáng
Hướng dẫn:
- Trạng thái 1:	T1 = 300K; p1 = ?
- Trạng thái 2: T2 = 423K; p2 = 1atm
- AD định luật Sáclơ:
 p1T2 = p

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_on_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_vat_li_da.doc