SKKN Kinh nghiệm nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1A Trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn

SKKN Kinh nghiệm nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1A Trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn

Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Bởi lẽ, các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để con người phát triển việc học của mình. Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian trong thế giới hiện thực. Môn Toán còn góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động trong xã hội hiện đại như tính cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.

Trong môn Toán phổ thông toán có lời văn có vị trí rất quan trọng. Đối với mạch kiến thức: "Giải toán có lời văn" là một trong những mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Học sinh Tiểu học làm quen với Toán có lời văn ngay từ lớp 1 và học liên tục đến lớp 5. Thông qua giải toán có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Dạng toán có lời văn ở tiểu học được xem như một cầu nối kiến thức toán học trong nhà trường và ứng dụng của toán học trong đời sống thực tế, đời sống xã hội. Dạy giải toán có lời văn ở tiểu học là sự vận dụng một cách tổng hợp ngày càng cao các trí thức kỹ năng về Toán tiểu học với kiến thức được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.

 

doc 21 trang thuychi01 12871
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1A Trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
2
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu điều tra khảo sát thực tế
2
1.4.3. Phương pháp thực nghiệm
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1. Giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, dạy phân hoá đối tượng học sinh.
5
 2.3.2. Hướng dẫn học sinh nắm chắc cách giải một bài toán có lời văn
10
2.3.3. Vận dụng các bước giải toán có lời văn vào từng dạng bài cụ thể
11
2.3.4. Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi trong khi dạy toán có lời văn
15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
3. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
18
3.1. Kết luận
18
3.2. Kiến nghị 
18
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Bởi lẽ, các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để con người phát triển việc học của mình. Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian trong thế giới hiện thực. Môn Toán còn góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động trong xã hội hiện đại như tính cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.
Trong môn Toán phổ thông toán có lời văn có vị trí rất quan trọng. Đối với mạch kiến thức: "Giải toán có lời văn" là một trong những mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Học sinh Tiểu học làm quen với Toán có lời văn ngay từ lớp 1 và học liên tục đến lớp 5. Thông qua giải toán có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Dạng toán có lời văn ở tiểu học được xem như  một cầu nối kiến thức toán học trong nhà trường và ứng dụng của toán học trong đời sống thực tế, đời sống xã hội. Dạy giải toán có lời văn ở tiểu học là sự vận dụng một cách tổng hợp ngày càng cao các trí thức kỹ năng về Toán tiểu học với kiến thức được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. 
Đối với học sịnh lớp 1 tư duy lôgic chưa phát triển, cơ bản là tư duy cụ thể, cho nên việc giải các bài toán có lời văn đối với các em là rất khó khăn, tỉ lệ đúng còn ít và chưa chặt chẽ. Trong thực tế ở trường tiểu học, việc giải các bài toán có lời văn ở lớp 1, học sinh còn lúng túng là khá phổ biến. Đa số các em đọc đề là làm ngay, bỏ qua các bước giải toán có lời văn. Tỉ lệ tóm tắt bài toán là thấp, cách giải nghèo nàn, thậm chí là bế tắc khi giải bài tập và còn có trường hợp tính toán sai. Vậy những biện pháp khắc phục khó khăn giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 1 trong giai đoạn hiện nay là vấn đề rất cần thiết. Khi các em chiếm lĩnh được tri thức khoa học, các em sẽ có một cách nhìn, cách nghĩ một vấn đề đầy đủ, từ đó nâng cao được chất lượng dạy học.
 Từ thực tế và kinh nghiệm của bản thân tôi xin trao đổi: “ Kinh nghiệm nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1A Trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
- Sáng kiến kinh nghiệm nhằm tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần giải quyết những khó khăn mà giáo viên và học sinh mắc phải khi thực hiện giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 1.
- Việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm nhằm đúc rút ra một số kinh nghiêm giúp khắc phục khó khăn khi hướng dẫn học sinh lớp 1 thực hiện giải các bài toán có lời văn để giúp các em học tốt hơn và từ đó các em có hứng thú say mê học môn Toán.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
- Nghiên cứu chương trình Toán 1.
- Học sinh lớp 1A trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu sách hướng dẫn học Toán lớp 1, sách giáo viên, tài liệu hướng dẫn về đổi mới nội dung - phương pháp dạy học ở Tiểu học, chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
- Bồi dưỡng Modun chương trình Sách giáo khoa mới.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu điều tra khảo sát thực tế:
- Tìm hiểu thực tế dạy và học cuả GV và HS, của bạn bè đồng nghiệp.
-Trao đổi, dự giờ, kiến tập, thảo luận, toạ đàm với đồng nghiệp.
1.4.3. Phương pháp thực nghiệm:
- Tiến hành dạy thực nghiệm, đối chứng, trao đổi rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả của việc vận dụng đổi mới nội dung - phương pháp dạy học vào lớp 1A trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn – Thanh Hóa.
 2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
 Trong các mạch kiến thức toán ở chương trình toán Tiểu học thì mạch kiến thức “Giải toán có lời văn” là mạch kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp Một. Giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức trong chương trình môn toán lớp 1. Nghiên cứu dạy giải toán có lời văn nhằm giúp HS:
 - Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn (cấu tạo các phần của bài toán).
	- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ.
- Bước đầu rèn luyện phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt đúng. Góp phần củng cố kiến thức toán, tích cực góp phần phát triển tư duy cho học sinh. 
Giải toán có lời văn thường có hai phần: Phần một là thông tin đã biết còn phần hai là yêu cầu cần phải tìm của bài toán. Giải toán có lời văn giúp học sinh tự tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm, mô tả quan hệ đó bằng cấu trúc phép tính cụ thể, thực hiện phép tính, trình bày lời giải bài toán. 
Bởi vì đối với lớp Một: Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay là nói chung học sinh chưa biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực. Nhiều khi với một bài toán có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Thực tế hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về, thiếu lôgic. Ngôn ngữ toán học còn rất hạn chế, kỹ năng tính toán, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học, chưa có biện pháp, phương pháp học toán và giải toán một cách máy móc nặng về dập khuôn, bắt chước.
Đối với học sinh lớp 1 môn Toán tuy có dễ nhưng để học sinh đọc - hiểu bài toán có lời văn quả không dễ dàng vả lại việc viết lên một câu lời giải phù hợp với câu hỏi của bài toán cũng là một vấn đề không đơn giản. Bởi vậy, nỗi băn khoăn của giáo viên là hoàn toàn chính đáng.
2.2. Thùc tr¹ng CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN:
2.2.1. Thực trạng dạy của giáo viên
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp, khi dạy phần giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1, tôi thấy:
- Với dạng toán “Giải toán có lời văn” ở lớp 1 khi dạy GV chưa chú trọng
hướng dẫn HS đọc kĩ yêu cầu bài toán.
- Giáo viên đã quen với phương pháp dạy học truyền thống nên khi áp dụng phương pháp dạy học mới còn rất lúng túng, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh.
- Khả năng phối hợp, kết hợp với nhiều phương pháp để dạy mạch kiến thức: “Giải toán có lời văn” ở lớp 1 còn thiếu linh hoạt, chưa sáng tạo trong giảng dạy, chưa gây hứng thú đối với học sinh. 
- GV chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài trước. GV tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, tính toán của HS mà quên mất rằng những bài toán trước làm bước đệm, bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này. 
2.2.2. Việc học của học sinh
- Vào lớp 1, lần đầu tiên trẻ được tiếp xúc với toán học với tư cách là một môn học, rèn luyện với các thao tác tư duy như là so sánh, quan sát, phân tích,. . Thật là một thử thách lớn đối với học sinh trong khi trẻ đọc chưa thông, viết chưa thạo. Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp 1, tôi nhận thấy khi dạy đến phần giải toán có lời văn học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, đáp số. Chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
 + Tư duy của học sinh còn mang tính trực quan là chủ yếu.
 + Không biết tìm hiểu bài toán, chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. 
 + Ở giai đoạn này các em chưa đọc thông viết thạo, có em đọc còn đánh vần.
 + Khi về nhà học sinh lại chưa được bố mẹ quan tâm đến bài vở của con do đi làm vất vả hoặc muốn quan tâm nhưng không biết dạy con sao cho đúng phương pháp dẫn đến giáo viên rất vất vả khi dạy đến dạng bài toán có lời văn.
	2.2.3. Kết quả điều tra đầu kỳ II năm học 2016- 2017:	
Năm học: 2016-2017 được nhà trường phân công dạy lớp 1A. Tổng số học sinh: 32 em trong đó có 14 em nữ. Phần lớn các em ham học, có hứng thú học tập môn Toán nói chung và “ Giải bài toán có lời văn ” nói riêng.
Khi dạy đến phần giải toán có lời văn tôi đã điều tra được kết quả như sau: Đề bài: (Bài tập 2 SGK Toán 1 trang 122)
 Tổ em có 5 bạn nam và 5 bạn nữ. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?
Kết quả thu được:
TT
Lớp
sĩ số
HS viết đúng câu lời giải
HS viết đúng phép tính
HS viết đúng đáp số
HS giải đúng cả các bước
1
1A
32
10
31,3%
14
43,7%
14
43,7%
10
31,3%
Qua kết quả trên cho thấy số lượng HS viết đúng lời giải còn rất ít. Có HS biết nêu lời giải thì viết sai phép tính, đáp số và ngược lại. Như vậy chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. Đây cũng là băn khoăn trăn trở đòi hỏi người GV tìm cách giải quyết. 
2.2.4. Nguyên nhân của thực trạng:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1A còn thấp nhưng cơ bản là những nguyên nhân sau:
Một là: Giáo viên chưa nắm chắc nội dung chương trình và chưa phân hoá đối tượng học sinh nên còn lúng túng trong quá trình hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn.
Hai là: Nhiều học sinh chưa nắm chắc cách giải một bài toán có lời văn.
Ba là: Giáo viên chưa đi sâu hướng dẫn học sinh giải từng dạng bài toán có lời văn cụ thể.
Bốn là: Học sinh còn ngại học, chưa hứng thú với việc giải toán có lời văn.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức Toán, rèn luyện khả năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy cho học sinh. Vì thế để dạy tốt môn toán lớp 1 nói chung, giải toán có lời văn nói riêng, người giáo viên phải:
Giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, dạy phân hoá đối 
tượng học sinh trong lớp:
a. Giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình:
 Đối với HS tiểu học khả năng giải toán phản ánh năng lực vận dụng kiến thức toán của HS. Học giải toán có lời văn là học cách giải quyết vấn đề trong môn Toán. Từ ngôn ngữ thông thường trong các đề toán đưa về các phép tính và kèm theo lời giải và cuối cùng đưa ra đáp số của bài toán. Giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức Toán. Vì thế để dạy tốt môn Toán lớp 1 nói chung, giải toán có lời văn nói riêng, người giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa.
 Đối với HS lớp 1 các bài toán có lời văn được nâng dần qua 4 mức độ:
* Mức độ 1: 
Trong chương trình toán lớp một, giai đoạn đầu học sinh đang học chữ nên chưa thể đưa ngay bài toán có lời văn vào. Tới tận tuần 22 học sinh mới chính thức học cách giải bài toán có lời văn. Song ngay từ đầu học kì I, các bài toán được giới thiệu với mức độ cho HS nhìn vào hình vẽ viết phép tính thích hợp. Mục đích cho HS hiểu đề toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp.
 Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập, có hình vẽ gồm 5 ô vuông cho HS chọn, ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Ban đầu để dễ thực hiện, SGK ghi sẵn các số và kết quả (trang 46) HS chỉ chọn phép tính. Đến những bài sau HS phải ghi cả dấu phép tính và đáp số. Ở đây học sinh làm quen với việc: Xem tranh vẽ, nêu bài toán bằng lời, nêu câu trả lời, điền phép tính thích hợp.
Ví dụ: Sau khi xem tranh vẽ ở trang 46(SGK) học sinh tập nêu bằng lời:
“ Có 1 quả bóng trắng và 2 quả bóng xanh. Hỏi có tất cả mấy quả bóng?” 
Rồi tập nêu miệng câu trả lời “Có tất cả 3 quả bóng”. Sau đó học sinh viết vào dãy 5 ô trống để có phép tính: 1+2=3
Với yêu cầu tăng dần ở những bài sau có thể yêu cầu HS có nhiều phép tính từ một hình vẽ.
	Ví dụ: Bài 3 trang 54 sách giáo khoa toán 1
 Viết phép tính thích hợp:
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh rồi diễn đạt thành các phép tính: 
+ Lúc đầu có 3 con chim đang đậu trên cành, sau đó có 2 con chim bay đi. Vậy trên cành còn lại 1 con chim:
3
-
2
=
1
+ Lúc đầu có 3 con chim đang đậu trên cành, còn lại trên cành 1 con chim. Vậy có 2 con chim đã bay đi: 
3
-
1
=
2
+ Có 1 con chim đang đậu trên cành, 2 con chim đã bay đi. Vậy có tất cả 3 con chim: 
1
+
2
=
3
+ Có 2 con chim đã bay đi, 1 con chim đang đậu trên cành. Vậy có tất cả 3 con chim: 
2
+
1
=
3
Ở đây nội dung kiến thức không tăng, nhưng yêu cầu cao hơn khi HS đã
quen dần với giải toán. Đối với loại bài tập này, HS ít nhất phải viết được phép tính đầu tiên. Với các phép tính sau tôi nêu yêu cầu phù hợp với mỗi đối tượng HS trong lớp. Tôi động viên khả năng diễn đạt cho HS. Vì thế khả năng diễn đạt của các em được nâng dần hơn. Qua đó các em đã mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều trong giao tiếp.
* Mức độ 2:
Đến cuối học kỳ I, HS đã làm quen với bài toán qua tóm tắt bằng lời, để từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ. HS dần thoát li khỏi những hình ảnh trực quan, từng bước tiếp cận với đề bài toán. Yêu cầu HS phải đọc được và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết câu lời giải. Tôi không yêu cầu cao đối với tất cả các HS nhưng đối với các em khá, giỏi tôi động viên các em làm nhiều cách từ một hình vẽ hay một tình huống trong SGK.
Ví dụ: Bài 3 trang 87 sách giáo khoa toán 1 - Viết phép tính thích hợp:
Yêu cầu học sinh quan sát tranh rồi nêu bài toán: 
 - Hàng trên có 4 chiếc thuyền, hàng dưới có 3 chiếc thuyền. Hỏi cả hai hàng có bao nhiêu chiếc thuyền?
 - Muốn tìm số thuyền của hai hàng ta làm thế nào?
 * Học sinh nêu được: Muốn tìm số thuyền ở hai hàng, ta lấy số thuyền hàng trên cộng với số thuyền hàng dưới.
 -Viết phép tính: 
4
+
3
=
7
- Hoặc: 	
3
+
4
=
7
 * Mức độ 3: Dạy bài toán bắt đầu “ tiếp cận” với giải toán có lời văn
* Giai đoạn cuối học kì I: Học sinh được làm quen với tóm tắt bài toán bằng hình ảnh, bằng lời: (Bắt đầu “tiếp cận” với giải toán có lời văn). HS được tiếp cận với một đề bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện đề bài toán. Tư duy HS từ hình ảnh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết. Giải toán có lời văn ban đầu được thực hiện bằng phép cộng là phù hợp với tư duy tự nhiên của HS.
 * Khi chính thức học “ Giải toán có lời văn” học sinh được học bài nói về cấu tạo của một bài toán có lời văn (Gồm hai phần chính là: những cái đã cho (dữ kiện) và những cái phải tìm (câu hỏi).
 Để làm được việc này SGK toán 1(trang 115-116) đã vẽ 4 bức tranh kèm theo là 4 bài toán: 2 đề còn thiếu dữ kiện, 1 đề còn thiếu câu hỏi, 1 đề còn thiếu cả dữ kiện lẫn câu hỏi (Biểu thị bằng dấu ). Từ đó tôi giới thiệu cho các em bài toán gồm hai phần: phần cho biết (những cái đã cho (dữ kiện) và những cái phải tìm (câu hỏi). Phần cho biết gồm có hai yếu tố.
Bài này giúp các em hiểu sâu hơn về cấu tạo của “Bài toán có lời văn”.
Ví dụ: Bài 3 trang 116 ( sách giáo khoa Toán 1): Viết tiếp câu hỏi để có bài toán:
Bài toán: Có 1 gà mẹ và 7 gà con. Hỏi
 - Tôi yêu cầu học sinh quan sát tranh và hỏi: Bài toán cho biết gì? (Có 1 gà mẹ và 7 gà con).
 - Bài toán hỏi gì? (Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà).
- Yêu cầu học sinh nêu câu trả lời và viết phép tính thích hợp:
1
+
7
=
8
- Giáo viên hướng dẫn để học sinh hiểu: 8 là tất cả số gà tính được. Đây
là cơ sở để học sinh viết câu lời giải của dạng toán có lời văn sau này.
 * Mức độ 4: Hình thành cách giải bài toán có lời văn
 Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, SGK đã nêu một bài toán, phần tóm tắt đề toán và bài giải hoàn chỉnh để HS làm quen (SGK trang 117).
 * Về hình thức trình bày bài giải, học sinh phải trình bày bài giải đầy đủ theo quy định thống nhất từ lớp 1 đến lớp 5. Bài giải gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính, đáp số.
 * Về số lượng bài toán trong một tiết học được rút bớt để dành thời gian cho trẻ viết câu lời giải. Chẳng hạn trước đây trong 1 tiết “ Bài toán nhiều hơn” học sinh phải giải 8 bài toán (4 bài mẫu, 4 bài luyện tập), thì bây giờ trong tiết “Giải toán có lời văn” học sinh phải giải 4 bài (1 bài mẫu, 3 bài luyện tập).
- Lựa chọn câu hỏi trong đề toán sao cho học sinh chỉ cần chỉnh sửa một chút thôi là được ngay câu lời giải.
 - Cài sẵn “cốt câu” lời giải vào tóm tắt để học sinh có thể dựa vào tóm tắt mà viết câu lời giải.
 - Cho phép (thậm chí khuyến khích) học sinh tự nghĩ ra nhiều cách đặt lời giải khác nhau. Chẳng hạn, với bài toán : “An có 4 quả bóng. Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?”; Học sinh có thể đặt lời giải theo rất nhiều cách như:
 + Cả hai bạn có: ..
 + Hai bạn có: .
 + An và Bình có: .
 + Tất cả có: .
 + Số bóng có tất cả là: ..
Như vậy có nhiều đề bài toán HS có thể nêu được từ một phép tính. Biết nêu đề bài toán từ một phép tính đã cho, HS sẽ hiểu vấn đề sâu sắc hơn, chắc chắn hơn. Qua đó tư duy và ngôn ngữ của HS phát triển ngày càng rõ rệt hơn.
b. Dạy phân hóa đối tượng học sinh.
Năm học 2016- 2017, lớp tôi phụ trách có 32 học sinh. Để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh đồng thời rèn kỹ năng giải toán có lời văn đạt hiệu quả tối ưu ngay sau khi khảo sát chất lượng học sinh tôi đã tiến hành dạy theo nhóm đối tượng như sau :
* Đối với những học sinh gặp khó khăn về giải toán.
- Đây là những học sinh đọc, viết còn chậm, tư duy chưa cao nên để học
sinh nắm chắc cách giải toán có lời văn trong các tiết học tôi rèn thêm cho các em kỹ năng đọc, viết.
- Phân loại học sinh yếu kém theo những nguyên nhân chủ yếu và điều
chỉnh kế hoạch giúp đỡ thích hợp.
- Hướng dẫn một cách cụ thể, tỉ mỉ các bước giải toán có lời văn cho học
sinh. Khi giải một bài toán có lời văn tôi lưu ý cho học sinh hiểu rõ những điều đã cho, yêu cầu phải tìm. Từ đó chuyển dịch ngôn ngữ thông thường thành ngôn ngữ toán học đó là phép tính thích hợp.
Ví dụ: Có một số quả cam, khi được cho thêm hoặc mua thêm nghĩa là thêm vào phải làm tính cộng. Nếu đem cho hay đem bán thì phải làm tính trừ. Sau đó giáo viên nâng dần lên với yêu cầu cao hơn cùng lời động viên kịp thời để khuyến khích học sinh yếu kém hứng thú với việc giải toán, tránh định kiến thiếu tin tưởng vào sự tiến bộ của học sinh. 
- Kiểm tra kịp thời sự tiếp thu bài giảng, cách suy luận của các em và hướng dẫn cụ thể cách học bài và làm bài. Giáo viên gần gũi, quan tâm, giúp đỡ học sinh. 
- Tổ chức cho các em khá giỏi giúp đỡ các em yếu hơn về phương pháp học tập, cách vận dụng kiến thức như học theo nhóm, học theo tổ. 
- Tổ chức kèm cặp, phụ đạo theo thời gian quy định. Ở các buổi học này chủ yếu củng cố các kiến thức cơ bản, giảm thiểu số lượng bài. Đồng thời chữa bài tay đôi với học sinh để củng cố kiến thức có phân tích cụ thể, xác thực các sai lầm học sinh thường mắc phải.
- Phối hợp với gia đình tạo điề

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giai_toan_co_loi_van_ch.doc