SKKN Kinh nghiệm lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao khả năng chuyền bóng cao tay trước mặt cho học sinh khối 12

SKKN Kinh nghiệm lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao khả năng chuyền bóng cao tay trước mặt cho học sinh khối 12

Thể dục thể thao (TDTT) là một hoạt động không thể thiếu được trong nền văn hoá của mỗi dântộc, cũng như nền văn minh của nhân loại. Ngay từ khi mới ra đời thể dục thể thao là một bộphận hữu cơ của nền văn hoá xã hội, là phương tiện giáo dục. Tập luyện thể dục thể thao không những đem lại sức khỏe, trí tuệ mà còn mang tính thẩm mỹ của con người.

Nhận thức sâu sắc lời dạy của Chủ tích Hồ Chí Minh vĩ đại: “Vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”, để sự nghiệp trồng người gặt hái được nhiều thành công tốt đẹp, cần có sự kết hợp hài hòa của rất nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố giáo dục trí tuệ và thể lực của con người là vô cùng quan trọng. Vì thế trong suốt nhiều năm qua, mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, để thế hệ trẻ của dân tộc ta được phát triển mọi mặt, không chỉ về trí tuệ mà còn phát triển mạnh mẽ về cả thể chất. Đây là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước chủ trương hoạch định triển khai. Nghị quyết Trung Ương 2, Khóa VIII đã khẳng định: “Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh văn minh phải có con người phát triển toàn diện không chỉ phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức lối sống mà còn phải là con người cường tráng về thể chất. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các đoàn thể trong đó có giáo dục - đào tạo, y tế TDTT”. Tới nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung Ương 9, Khóa X cũng vẫn giữ quan điểm cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo một cách toàn diện.

Qua thực tế khi trực tiếp giảng dạy môn tự chọn bóng chuyền khối 12 của Trường THPT Yên Định 2 tôi thấy rằng kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt của học sinh là rất yếu kém. Từ những lý do trên tôi đi đến tiến hành viết sáng kiến kinh nghiệm:

“KINH NGHIỆM LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHUYỀN BÓNG CAO TAY TRƯỚC MẶT CHO HỌC SINH KHỐI 12”

 

doc 20 trang thuychi01 5210
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao khả năng chuyền bóng cao tay trước mặt cho học sinh khối 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1Lý do chọn đề tài
Thể dục thể thao (TDTT) là một hoạt động không thể thiếu được trong nền văn hoá của mỗi dântộc, cũng như nền văn minh của nhân loại. Ngay từ khi mới ra đời thể dục thể thao là một bộphận hữu cơ của nền văn hoá xã hội, là phương tiện giáo dục. Tập luyện thể dục thể thao không những đem lại sức khỏe, trí tuệ mà còn mang tính thẩm mỹ của con người.
Nhận thức sâu sắc lời dạy của Chủ tích Hồ Chí Minh vĩ đại: “Vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”, để sự nghiệp trồng người gặt hái được nhiều thành công tốt đẹp, cần có sự kết hợp hài hòa của rất nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố giáo dục trí tuệ và thể lực của con người là vô cùng quan trọng. Vì thế trong suốt nhiều năm qua, mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, để thế hệ trẻ của dân tộc ta được phát triển mọi mặt, không chỉ về trí tuệ mà còn phát triển mạnh mẽ về cả thể chất. Đây là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước chủ trương hoạch định triển khai. Nghị quyết Trung Ương 2, Khóa VIII đã khẳng định: “Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh văn minh phải có con người phát triển toàn diện không chỉ phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức lối sống mà còn phải là con người cường tráng về thể chất. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các đoàn thể trong đó có giáo dục - đào tạo, y tế TDTT”. Tới nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung Ương 9, Khóa X cũng vẫn giữ quan điểm cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo một cách toàn diện.
Qua thực tế khi trực tiếp giảng dạy môn tự chọn bóng chuyền khối 12 của Trường THPT Yên Định 2 tôi thấy rằng kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt của học sinh là rất yếu kém. Từ những lý do trên tôi đi đến tiến hành viết sáng kiến kinh nghiệm: 
“KINH NGHIỆM LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHUYỀN BÓNG CAO TAY TRƯỚC MẶT CHO HỌC SINH KHỐI 12”
1.2. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm
Trên cơ sở sáng kiến kinh nghiệm thực trạng chuyền bóng cao tay trước mặt cho học sinh trong học tập. Trên cơ sở đó sáng kiến kinh nghiệmđưa ra một số một số bài tập nhằm nâng cao khả năng chuyền bóng cao tay trước mặt cho học sinh lớp 12 của Trường THPT Yên Định 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể của sáng kiến kinh nghiệm
1.3.1. Đối tượng sáng kiến kinh nghiệm
Đối tượng sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập nâng cao khả năng chuyền bóng cao tay trước mặt cho học sinh khối 12 Trường THPT Yên Định 2
1.3.2. Khách thể sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh lớp 12B3 của Trường THPT Yên Định 2
1.3.3. Phạm vi sáng kiến kinh nghiệm
Đánh giá thực trạngchuyền bóng cao tay trước mặt. 
 Lựa chọn bài tập nâng cao khả năng chuyền bóng cao tay trước mặt chohọc sinh lớp 12B3 và của học sinh lớp 12 các khóa nói chung, của Trường THPT Yên Định 2 
1.3.4. Giả thuyết khoa học
Hiệu quả học tập cũng như tập luyện của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nhân tố thể lực, kỹ thuật, sức bậtcủa học sinh đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu nhân tố này được củng có chặt chẽ thì khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt sẽ có hiệu quả cao.Trong giảng dạy cũng như huấn luyện nếu các tố chất về sức mạnh, sức nhanh, khả năng khéo léođược phát huy thì khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt sẽcó hiệu quả cao.
1.3.5. Nhiệm vụ sáng kiến kinh nghiệm.
Để giải quyết mục tiêu sáng kiến kinh nghiệm, sáng kiến kinh nghiệmđề ra 2 nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1:Đánh giá thực trạng chuyền bóng cao tay trước mặtcủa học sinh lớp 12B3 nói riêng và của học sinh khối 12 các khóa nói chung, của Trường THPT Yên Định 2
Nhiệm vụ 2:Lựa chọn một số bài tập nâng cao khả năng chuyền bóng cao tay trước mặt cho học sinh lớp 12B3 nói riêng và của học sinh khối 12 các khóa nói chung, của Trường THPT Yên Định 2.
1.4. Phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm.
Để giải quyết sáng kiến kinh nghiệm tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
1.4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình sáng kiến kinh nghiệm. Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm phương pháp này giúp tôi tìm hiểu vấn đề của việc chuyền bóng cao tay trước mặt. Qua đó phân tích và lựa chọn bài tập để có thể tổ chức tập luyện nhằm nâng cao khả năng chuyền bóng cao tay trước mặt cho học sinh trong giờ học tự chọn bóng chuyền.
1.4.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu
Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập các tư liệu sáng kiến kinh nghiệm thông qua phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi các khách thể. Các lĩnh vực mà sáng kiến kinh nghiệm quan tâm là:Tập làm sao để nâng cao khả năng chuyền bóng cao tay trước mặt cho học sinh lớp 12B3 nói riêng và của học sinh khối 12 các khóa nói chung, của Trường THPT Yên Định 2.
1.4.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Tổ chức quan sát sư phạm ngay tại trường trong giờ học chính khoá thông qua phương pháp quan sát sư phạm để đánh giá hiệu quả hay chưa hiệu quả khi thực hiện kĩ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt của học sinh lớp 12B3 nói riêng và của học sinh khối 12 các khóa nói chung, của Trường THPT Yên Định 2.Kết quả của phương pháp này được coi là những cơ sở thực tiễn để đề xuất, lựa chọn, sáng kiến kinh nghiệm các biện pháp hợp lý và cần thiết.
1.4.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thông qua các test và các chỉ tiêu để đánh giá thể chất của học sinh. Các chỉ tiêu sử dụng là do Bộ giáo dục và đào tạo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 09 năm 2008, và những tiêu chí đánh giá tính tự giác tích cực bao gồm 2 test.
1. Test: Tại chỗ chuyền bóng cao tay trước mặt.
2. Test: Chuyền bóng cao tay trước mặt ra 2 biên
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
Trên cơ sở sáng kiến kinh nghiệm chỉ ra thực trạng chuyền bóng cao tay trước mặt của học sinh lớp 12B3 nói riêng và của học sinh khối 12 các khóa nói chung, của Trường THPT Yên Định 2, đề xuất một số bài tập nhằm nâng cao khả năng chuyền bóng cao tay chính diện cho học sinh lớp 12B3 nói riêng và của học sinh khối 12 các khóa nói chung, của Trường THPT Yên Định 2.
* Kế hoạch sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm được tiến hành từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019, sáng kiến kinh nghiệm được chia làm 2 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Từ tháng 9/2018 đến tháng 12/2018:
- Đọc tài liệu và tham khảo tài liệu.
- Xác định hướng sáng kiến kinh nghiệm và mục tiêu, nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm
- Lựa chọn tên sáng kiến kinh nghiệm.
* Giai đoạn 2: Từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019:
- Từ tháng 1/2019 đến tháng 3/2019: Tổng hợp tài liệu có liên quan
- Từ tháng 3/2019 đến giữa tháng 5/2019:
+ Xây dựng Test
+ Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn đối với học sinh lớp 12B3
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng.
- Xây dựng và lựa chọn các bài tập.
+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm của sáng kiến kinh nghiệm.
+ Đánh giá kết quả sau thực nghiệm của sáng kiến kinh nghiệm.
+ Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm.
2.PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Quan điểm của Đảng và Chính phủ về công tác TDTT
Các quan điểm của Đảng về phát triển TDTT là những định hướng cơ bản để xác định vị trí và mối quan hệ của toàn bộ sự nghiệp TDTT đối với các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội... Các nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, thứ VII và thứ VIII, IX và X của Đảng đã xác định những quan điểm cơ bản và chủ trương lớn để chỉ đạo công tác TDTT trong sự nghiệp đổi mới.
Một là, Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan, một mặt quan trọng của chính sách xã hội, một biện pháp tích cực để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, góp phần mở rộng giao lưu quốc tế, phục vụ tích cực các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh và quốc phòng của đất nước.
Hai là, Phát triển TDTT phải đảm bảo tính dân tộc, tính khoa học và nhân dân
Ba là, Kết hợp phát triển phong trào TDTT quần chúng với xây dựng lực lượng cho các trường chuyên nghiệp và cho các địa phương, nâng cao thành tích các môn thể thao, trong trường học là phương châm quan trọng đảm bảo cho TDTT phát triển nhanh và đúng hướng.
Bốn là, Thực hiện xã hội hoá tổ chức, quản lý TDTT, kết hợp chặt chẽ sự quản lý của nhà nước, của các tổ chức xã hội.
Năm là, Kết hợp phát triển TDTT trong nước với mở rộng các quan hệ quốc tế về TDTT.
2.1.2. Quan điểm, Đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất trường học
Trên cơ sở phát huy nội lực để phát triển TDTT cần tăng cường các mối quan hệ quốc tế trên lĩnh vực TDTT để phát triển sự nghiệp TDTT
Vấn đề chăm lo cho con người về thể chất phải là trách nhiệm của toàn xã hội và mọi ngành giáo dục, cụ thể là GDTC trong trường học.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII (6/1991) về công tác GDTC khẳng định: “ Về công tác giáo dục thể chất cần coi trọng nâng cao chất lượng GDTC trường học và tổ chức hướng dẫn, động viên đông đảo nhân dân tham gia rèn luyện thân thể hằng ngày”.
Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều 41 quy định: “ Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT, quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học  không ngừng mở rộng hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng tài năng thể thao.
Như vậy, quan điểm của các cấp ủy Đảng, các Sở, ban đoàn thể và các cơ quan hữu quan, các trường học... Từ xưa đến nay đều có cơ sở dựa trên những quan điểm được xây dựng từ trước đó của Đảng và Bác Hồ. Xuyên suốt trong quá trình đấu tranh cách mạng qua các thời kỳ thì nhân tố trung tâm, nhân tố quan trọng, nhân tố quyết định bao giờ cũng là nhân tố con người. Trong đó không tách rời giáo dục thể chất.
2.1.3.Khái niệm, nội dung, hình thức các bài tập thể dục thể thao
Bài tập thể dục thể thao là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích, phù hợp với các quy luật Giáo Dục Thể Chất. Người ta dùng chúng để giải quyết những nhiệm vụ Giáo Dục Thể Chất. Đáp ứng những yêu cầu phát triển thể chất và tinh thần của con người.
Các hành động trong hoạt động Thể Dục Thể Thao được gọi là hành động vận động. Các hành động vận động này là sự biểu hiện có mục đích, tính tích cực vận động của con người nhằm giải quyết nhiệm vụ của một quá trình sư phạm cụ thể, đó là các bài tập Thể Dục Thể Thao.
Bài tập Thể Dục Thể Thao rất đa dạng, phương pháp tập luyện và điều kiện thực hiện không giống nhau và cũng nhằm giải quyết những nhiệm vụ khác nhau. Chúng bao gồm các bài tập: đi, chạy, nhảy, ném, lăn hợp thành các bài tập riêng đối với từng môn thể thao. Tuy nhiên, giữa chúng có những đặc điểm chung là khi tập luyện phải sử dụng một lượng vận động thích hợp, tiêu hao năng lượng và đưa dến quá trình mệt mỏi ¦ hồi phục ¦ thúc đẩy sự phát triển hình thái và chức năng cơ thể.
Như vậy nếu xét về phương diện nghỉ ngơi tích cực thì bài tập thể dục thể thao là hoạt động vui chơi, giải trí nhưng nếu xét về quá trình sư phạm thì bài tập thể dục thể thao là thuộc hoạt động dạy và học, hai hình thức này có thể chuyển hóa cho nhau. Trong giai đoạn khác nhau, có thể có những hoạt động chiếm ưu thế và hoạt động kia là thứ yếu và ngược lại.
Vì vậy, bài tập thể dục thể thao là phương tiện chuyên môn, cơ bản nhất, chủ yếu nhất để giải quyết một cách độc lập nhiệm vụ của Giáo Dục Thể Chất đó là:
+ Phát triển chức năng và nhân cách
+ Hoàn thiện hệ thống kỹ năng, kỹ xảo, lao động và chiến đấu.
+ Hoàn thiện thể chất, giữ gìn và nâng cao sức khỏe.
2.1.4.Phân loại bài tập thể dục thể thao.
Căn cứ vào giới thiệu đã được hình thành theo lịch sử của hệ thống bài tập thể dục thể thao thì bài tập thể dục thể thao được phân ra làm:
+ Bài tập thể dục thể thao.
+ Trò chơi
+ Du lịch
+ Thể thao
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động cơ bắp thì bài tập thể dục thể thao được phân ra làm:
+ Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ, sức mạnh bền, sức nhanh, sức nhanh – mạnh, sức bền, sức bền tốc độ.
+ Các bài tập nhịp điệu
Căn cứ vào nhiệm vụ giáo dưỡng thì bài tập thể dục thể thao được phân ra làm :
+ Các bài tập cơ bản
+ Các bài tập hỗ trợ
+ Các bài tập giảng dạy
Căn cứ vào dấu hiệu ưu tiên: được phân ra làm các bài tập phát triển các nhóm cơ: tay, chân, ngực, hông, lưng
2.1.5. Nội dung của bài tập thể dục thể thao
Nội dung của bài tập thể dục thể thao là tổ hợp các động tác và những quá trình cơ bản diễn ra trong cơ thể người tập dưới tác động của chính những bài tập đó. Các quá trình này rất đa dạng và phức tạp, chúng ta có thể xem xét chúng theo các quan điểm : Tâm lý học, sinh lý học, sinh cơ và sinh hóa học.
Về sinh lý học : nội dung của bài tập thể dục thể thao là những biến đổi trong hoạt động chức năng của cơ thể khi thực hiện bài tập, làm cho cơ thể chuyển sang một mức độ hoạt động hoặc cao hơn so với lúc yên tĩnh. Người ta cũng tính tới những biến đổi trước và sau khi thực hiện bài tập tùy theo đặc điểm bài tập, những thay đổi sinh lý có thể đạt mức khá hơn.
Về mặt sư phạm: Xem xét tác dụng tổng hợp của các bài tập đối với việc phát triển các năng lực vận động của cơ thể và sự hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động cũng như sự tác động đến hành vi và nhân cách người tập. Để người tập có thể hiểu được các tác dụng của bài tập với việc thực hiện những nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng đã đặt ra.
Về mặt tâm lý: Bài tập thể dục thể thao là các hành động tự ý và nhằm đạt hiệu quả cụ thể tương ứng với nhiệm vụ cụ thể nhất định và đề đạt được mục đích tập luyện thì người tập phải tư duy tích cực, xác định phương hướng hành động, đánh giá điều khiển hành động và điều chỉnh chúng. Đồng thời thể hiện nỗ lực ý chí. Như vậy về mặt tâm lý học thì nội dung các bài tập thể dục thể thao là quá trình nhận thức.
2.1.6.Hình thức của bài tập thể thao
Hình thức của bài tập thể chất là cấu trúc hay tổ chức bên trong và bên ngoài của nó. Hình thức bài tập phụ thuộc vào đặc điểm nội dung của nó.
Cấu trúc bên trong của bài tập thể hiện ở mối quan hệ và sự phối hợp tác động lẫn nhau giữa các quá trình khác nhau của hoạt động chức năng của cơ thể trong lúc thực hiện bài tập. Các quá trình phối hợp thần kinh – cơ, sự phối hợp và tác động lẫn nhau giữa hoạt động của hệ vận động và hệ thực vật, cấu trúc của quá trình chuyển hóa năng lượng.
Cấu trúc bên ngoài của bài tập thể dục thể thao là hình dáng có thể nhìn thấy của nó và thể hiện đặc trưng ở quan hệ giữa các thông số không gian, thời gian, lực của các động tác thành bài tập.
2.1.7.Đặc điểm môn bóng chuyền
Bóng chuyền là môn thể thao mang tính tập thể cao thi đấu đối kháng gián tiếp qua lưới.Được tổ chức thi đấu trên sân có kích thước 9m x 9m ( mỗi bên sân) và giữa hai sân đấu có lưới ngăn cách (chiều cao là 2m43 đối với nam và 2m24 đối với nữ).Vận động viên được sử dụng tất cả các bộ phận của cơ thể để đánh bóng. Số lần chạm bóng ở mỗi đội không quá 3 lần trừ trường hợp chắn bóng.
Thể thức thi đấu bóng chuyền là 5 hiệp, đội nào thắng 3 hiệp là thắng cuộc. Mỗi hiệp thắng được quy định 25 điểm trước, nếu 24 đều thì thi đấu cho đến khi lệch 2 quả ( từ hiệp 1 cho đến hiệp 4). Hiệp quyết thắng ( hiệp 5) thi đấu đến 15 điểm, nếu 14 đều thì thi đấu chênh lệch 2 quả.
Hoạt động bóng chuyền là hoạt động không chu kỳ. Trong thi đấu thường xuyên có những tình huống khác nhau xảy ra và diễn biến liên tục. Vị trí thi đấu của các đấu thủ trên sân luôn luôn thay đổi và sau mỗi lần giành quyền phát bóng thì vị trí đấu thủ luân chuyển theo chiều kim đồng hồ. Do vậy đòi hỏi mỗi cầu thủ bóng chuyền phải có thể lực tốt và trình độ kỹ thuật, chiến thuật toàn diện.
Thi đấu bóng chuyền có tính đối kháng gián tiếp cao, thể hiện rõ và mãnh liệt nhất ở khâu đập bóng và chắn bóng trên lưới. Nhưng ít va chạm xô xát nhau vì có lưới và đường giữa ngăn cách hai bên.
2.1.8.Khái niệm, phân loại, nguyên lý chuyền bóng cao tay trước mặt, đặc điểm kĩ thuật chuyền bóng cao tay và những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của kĩ thuật chuyền bóng cao tay
2.1.8.a.Khái niệm
Khái niệm chuyền bóng cao tay trước mặt: Là một kỹ thuật mà người tập chủ yếu sử dụng các ngón tay và chai tay để đưa bóng đến 1 vị trí nhất định hoặc chuyền bóng cho đồng đội thực hiện đập bóng. Chuyền bóng bao gồm: Kỹ thuật chuyền bóng cao bằng hai tay, một tay và một số biến dạng khác (như nhảy chuyền, chuyền bóng ra sau đầu, chuyền bóng chiến thuật, v v,.) 
2.1.8.b.Nguyên lý kỹ thuật chuyền bóng cơ bản
Chuyền bóng là kỹ thuật tấn công chủ yếu trong thi đấu bóng chuyền có sự quyết định đến hiệu quả của trận đấu. Chuyền bóng bao gồm: Kỹ thuật chuyền bóng cao bằng hai tay, một tay và một số biến dạng khác ( như nhảy chuyền, chuyền bóng ra sau đầu, chuyền bóng chiến thuật, v v,.) 
Kỹ thuật chuyền bóng cơ bản được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị:
Người tập đứng ở tư thế trung bình cao, chân trước chân sau, trọng lượng cơ thể dồn vào chân trước, hai tay co tự nhiên ở khớp khuỷu. Khi xác định được điểm rơi của bóng người tập nhanh chóng thực hiện đạp đất di chuyển nhanh đến vị trí dưới bóng, hai tay đưa lên cao trên trán đón bóng. 
Giai đoạn chuyền bóng:
	Người tập thực hiện động tác tiếp xúc bóng. Hai bàn tay mở rộng hơi xoay vào nhau và hướng ra trước lên trên, hai ngón tay cái hợp với nhau như một đường thẳng, cùng với các ngón trỏ tạo thành hình tam giác. Các ngón tay còn lại khum tự nhiên, hai bàn tay tạo thành hình túi chuẩn bị đón bóng. 
	+ Tầm tiếp xúc: Bóng cách trước trên trán khoảng một bóng là thích hợp nhất. 
	+ Điểm tiếp xúc bóng: Là phần các chai tay và các mép ngoài của các ngón tay. Ngón tay cái có nhiệm vụ đỡ bóng là chính, ngón tay trỏ và các ngón giữa có tác dụng đẩy bóng đi một cách chính xác. Các ngón còn lại có chức năng giữ thăng bằng và hỗ trợ lực, ổn định hướng chuyền bóng. 
	+ Phương hướng dùng lực: Đồng thời với tay tiếp xúc bóng là động tác phối hợp của chân. Lúc này người tập duỗi mạnh khớp gối, nâng trọng tâm cơ thể lên cao, hai tay vươn theo thực hiện duỗi khớp khuỷu, sau đó là cổ tay, bàn tay và cuối cùng là các ngón tay bật mạnh và đẩy bóng đi. 
	Để tránh các trường hợp phạm lỗi kĩ thuật như dính bóng hoặc hai tiếng khi chuyền, người tập cần thực hiện động tác hoãn xung hợp lí trong khi đỡ và tiếp xúc bóng bằng cách hơi ngả bàn tay ra sau một chút sau đó mới thực hiện phối hợp đẩy bóng đi. 
	Hai tay khi tiếp xúc bóng phải ngang đều nhau, tránh tay cao tay tháp hoặc tiếp xúc bóng một cách đột ngột bằng các đầu ngón tay..
2.1.8.c.Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuyền bóng
Kỹ thuật chuyên bóng là một kỹ thuật sử dụng các bộ phận một cách linh hoạt, khéo léo nhất cụ thế là các ngón tay, cổ tay góp phần tạo sự chuyển động chính xác, linh hoạt và biến hóa các đường bóng. Chuyền bóng cao tay trước mặt là khâu nối tiếp giữa phòng thủ và tấn công. Đăc biệt với kỹ thuật đập bóng, chuyền bóng cao tay là kĩ thuật tổ chức, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả tấn công. Đòi hỏi cầu thủ phải thực hiện nhanh, chính xác, do đó để có được hiệu quả cao thì cầu thủ phải có đủ các tố chất vì sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự mềm dẻo khéo léo và có kỹ thuật chuyên môn tốt được tập luyện trong thời gian dài. Như vậy có thể nói rằng chuyền bóng cao tay trước mặt chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau như:
+ Mức độ hoàn thiện kỹ thuật
+ Thể lực chuyên môn:
+ Tâm lý
2.1.8.d.Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 15 – 17
Ở lứa tuổi này các bộ phận cơ thể tiếp tục phát triển và hoàn thiện, cơ thể đang phát triển cả về chiều cao lẫn chiều ngang. Chức năng sinh lý chưa ổn định khả năng hoạt động các hệ cơ quan của cơ thể bắt đầu nâng cao hơn. Vì vậy giáo viên, huấn luyện viên cần căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý để đưa ra những bài tập sao cho đảm bảo tính hợp lý và tạo sự phát triển một cách toàn diện.
2.1.8.d.1Đặc điểm tâm lý lứa tuổi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_lua_chon_cac_bai_tap_nham_nang_cao_kha_nang.doc
  • docxbìa + phu lục.docx