SKKN Kinh nghiệm khi giảng dạy tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ Văn 7 - Tập 1 tại trường THCS Quảng Chính

SKKN Kinh nghiệm khi giảng dạy tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ Văn 7 - Tập 1 tại trường THCS Quảng Chính

Trong quá trình phát triển đi lên của mình, nhà Đường đã tạo nên một nền văn học Trung Quốc phát triển mạnh mẽ trong đó thơ Đường đạt những thành tựu vô cùng to lớn . Với gần 300 năm tồn tại người Trung Hoa đã tạo ra một nền thi ca đồ sộ. Bộ “Toàn Đường thi ” thu thập được 48.900 bài của hơn 2300 nhà thơ gắn với tên tuổi các nhà thơ lớn như : Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị .Thơ Đường được xem là di sản văn hoá cực kì quý giá, là đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung hoa có tầm ảnh huởng hết sức sâu rộng.

 Đến Việt Nam thơ Đường chiếm môt vị trí vô cùng quan trọng. Ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, thơ Đường đã được giới nhà nho, những “ Tao nhân mặc khách” tiếp nhận một cách nồng nhiệt, ngưỡng mộ và xem đó như là chuẩn mực, là tinh hoa thơ ca nên được nhanh chóng tiếp thu, học hỏi để nghiên cứu, sáng tác. Cũng từ đấy trên diễn đàn Văn học Việt Nam bắt đầu xuất hiện một khuynh hướng, một trào lưu sáng tác thơ Đường và không bao lâu cùng với các thể thơ cổ truyền của dân tộc đã tạo nên diện mạo mới trên thi đàn Văn học Việt Nam .

 Cho dù xét trong điều kiện lịch sử nào thì thơ Đường vẫn có tầm ảnh hưởng nhất định đến giới thi nhân Việt Nam. Khi nói tới thơ Đường thì chúng ta nghĩ ngay tới sự tiết kiệm lời, số lượng câu chữ trong một bài thơ hạn chế với những quy định chặt chẽ về niêm, luật nhưng nội dung diễn đạt trong thơ rất phong phú, giàu tầng bậc đã đạt tới độ cao, chiều sâu của tư tưởng .

 Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường THCS Quảng Chính tôi rất say mê, yêu thích những tác phẩm thơ sáng tác thời nhà Đường. Chính vì thế để có thể truyền được nhiệt huyết ,đam mê của mình cho học trò là điều tôi luôn trăn trở . Đây cũng chính là động lực để tôi mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu đưa ra “ Kinh nghiệm khi giảng dạy tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ Văn 7-tập 1 tại trường THCS Quảng Chính”

 

doc 19 trang thuychi01 14042
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm khi giảng dạy tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ Văn 7 - Tập 1 tại trường THCS Quảng Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 . MỞ ĐẦU
 1.1 Lý do chọn đề tài
 Trong quá trình phát triển đi lên của mình, nhà Đường đã tạo nên một nền văn học Trung Quốc phát triển mạnh mẽ trong đó thơ Đường đạt những thành tựu vô cùng to lớn . Với gần 300 năm tồn tại người Trung Hoa đã tạo ra một nền thi ca đồ sộ. Bộ “Toàn Đường thi ” thu thập được 48.900 bài của hơn 2300 nhà thơ gắn với tên tuổi các nhà thơ lớn như : Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị .Thơ Đường được xem là di sản văn hoá cực kì quý giá, là đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung hoa có tầm ảnh huởng hết sức sâu rộng. 
 Đến Việt Nam thơ Đường chiếm môt vị trí vô cùng quan trọng. Ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, thơ Đường đã được giới nhà nho, những “ Tao nhân mặc khách” tiếp nhận một cách nồng nhiệt, ngưỡng mộ và xem đó như là chuẩn mực, là tinh hoa thơ ca nên được nhanh chóng tiếp thu, học hỏi để nghiên cứu, sáng tác. Cũng từ đấy trên diễn đàn Văn học Việt Nam bắt đầu xuất hiện một khuynh hướng, một trào lưu sáng tác thơ Đường và không bao lâu cùng với các thể thơ cổ truyền của dân tộc đã tạo nên diện mạo mới trên thi đàn Văn học Việt Nam .
 Cho dù xét trong điều kiện lịch sử nào thì thơ Đường vẫn có tầm ảnh hưởng nhất định đến giới thi nhân Việt Nam. Khi nói tới thơ Đường thì chúng ta nghĩ ngay tới sự tiết kiệm lời, số lượng câu chữ trong một bài thơ hạn chế với những quy định chặt chẽ về niêm, luật nhưng nội dung diễn đạt trong thơ rất phong phú, giàu tầng bậc đã đạt tới độ cao, chiều sâu của tư tưởng .
 Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường THCS Quảng Chính tôi rất say mê, yêu thích những tác phẩm thơ sáng tác thời nhà Đường. Chính vì thế để có thể truyền được nhiệt huyết ,đam mê của mình cho học trò là điều tôi luôn trăn trở . Đây cũng chính là động lực để tôi mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu đưa ra “ Kinh nghiệm khi giảng dạy tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ Văn 7-tập 1 tại trường THCS Quảng Chính”
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Hán Việt là lớp từ quan trọng trong môn Ngữ Văn. Vì vậy, việc học tập, tìm hiểu từ Hán Việt là một hoạt động không thể thiếu – ngoài việc học về yếu tố Hán Việt qua phân môn Tiếng Việt thì việc hiểu chữ Hán, từ Hán Việt trong các bài thơ là điều không kém quan trọng. Đây chính là bước đầu học tập cách vận dụng từ ngữ, yếu tố Hán Việt vào văn bản (thơ). Vì vậy, học thơ Đường luật là một nhu cầu cần thiết đối với tất cả học sinh.
 Từ việc đọc và hiểu văn bản (thơ Đường luật), học sinh nắm được một số vốn từ Hán Việt và dùng nó để thực hành - sáng tạo văn bản - điều này thể hiện rõ nguyên tắc tích hợp, đảm bảo cung cấp hệ thống kiến thức và kỹ năng cho học sinh. Như vậy, có thể nói rằng, dạy thơ Đường luật cũng là một cách truyền thụ mang nhiệm vụ kép: vừa cung cấp những tri thức mới vừa là dùng những tín hiệu này để giúp người học bước đầu vận dụng trong quá trình học tập.
 Học thơ Đường luật, học sinh sẽ được giới thiệu và tìm hiểu kỹ một mẫu thể loại nhất định ở trên lớp và qua một số bài tương tự.  Học sinh vừa học để rèn luyện, phân tích và đánh giá tác phẩm. Điều này cũng là để tăng cường tính thực hành ứng dụng phù hợp với nguyên tắc tích hợp.
          Những tác phẩm thơ Đường luật được đưa vào chương trình giảng dạy ở lớp 7 đã được các nhà soạn sách nghiên cứu chọn lọc khá kỹ với những tác phẩm tiêu biểu. Đó là những bài thơ thực sự có giá trị về nội dung và nghệ thuật trong kho tàng văn học của nước ngoài. Song, trong quá trình giảng dạy, giáo viên vẫn còn cảm thấy lúng túng, chưa nhất quán trong phương thức giảng dạy, cần được bàn bạc, để đi đến một sự thống nhất chung trong giảng dạy thơ Đường luật ở lớp 7 (dung lượng truyền thụ sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, phù hợp với thời gian theo phân phối chương trình, phù hợp với phương pháp tích cực hóa hiện nay) Đây chính là vấn đề nổi cộm được nhiều giáo viên, nhiều trường quan tâm và đề cập đến khi thực hiện chương trình dạy Ngữ văn 7.
          Chất lượng học tập môn Ngữ văn nhìn chung chưa cao, đặc biệt đối với những tác phẩm văn chương cổ cụ thể là thơ Đường luật vì khi tiếp xúc với những tác phẩm này, đối với học sinh THCS còn quá bỡ ngỡ với cách cảm, cách nghĩ của người xưa, nhất là cách diễn đạt ngôn ngữ cổ, bằng những từ Hán Việt mà ngày nay ít được dùng và phổ biến trong thời đại “chữ quốc ngữ làm bá chủ” thay cho thời nho học thuở xưa.
          Thời gian quy định còn quá eo hẹp cho dạy một số tác phẩm, vì phải dạy như thế nào để đảm bảo việc phân bố chương trình hiện nay? Phù hợp với nguyên tắc tích hợp trong quá trình dạy Ngữ văn? Giải quyết vấn đề này không đơn giản chút nào. Đây chính là mục đích tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đểhọc sinh thật sự yêu thích, học tốt thơ Đường bản thân người giáo viên thực sự phải đầu tư ,tìm tòi ,nghiên cứu mới có thể truyền nhiệt huyết say mê đến cho các em. Đề tài của tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm bản thân để giúp học sinh nắm rõ được những yêu cầu bắt buộc trong quá trình tìm hiểu những tác phẩm thơ Đường mà tôi đã áp dụng trong chương trình Ngữ văn 7 – Năm học 2015-2016 tại học sinh lớp 7C trường THCS Quảng Chính. 
 a. Tìm hiểu đặc trưng thơ Đường :
 b. Hướng dẫn học sinh cách đọc thơ Đường.
 c. Đối chiếu phần dịch nghĩa, dịch thơ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh.
 - Phương pháp khái quát, thống kê.
 - Phương pháp thẩm bình. 
.
2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lý luận: 
 Những bài thơ Đường luật tuy chiếm một thời lượng không lớn trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở nhưng do đặc điểm riêng biệt của thể loại, thơ Đường luật thực sự là đối tượng thách thức khả năng chiếm lĩnh của người dạy văn và người học văn. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trong giảng dạy theo cảm nhận của cá nhân tôi thì thực sự giáo viên rất sợ khi thao giảng về thơ Đường luật bởi vì bản thân có những giáo viên chưa cảm nhận hết được cái hay của những bài thơ Đường luật, nắm bắt luật thơ còn mơ màng cho nên gặp phải khó khăn khi dạy trên lớp. Đối với giáo viên còn hạn chế thì việc yêu cầu học sinh tiếp thu và lĩnh hội những nét tinh hoa của thơ Đường luật như theo mục tiêu bài học quả là một vấn đề còn khó khăn đối với học sinh lớp 7. Đây cũng là một vấn đề hết sức trăn trở đối với mỗi giáo viên khi đứng lớp trong đó có bản thân tôi.
 2.2.Thực trạng : 
 Thơ Đường như nói ở trên là đỉnh cao của thi ca Trung Quốc , không chỉ là thành tựu độc đáo của thơ Trung Quốc mà cũng là thành tựu nổi bật trong nền thi ca nhân loại. Nhưng để tiếp cận chiều sâu tư tưởng ,tình cảm thơ Đường đối với học sinh không phải là dễ vì thơ Đường khó tiếp nhận. Để các em yêu, say mê thơ Đường trong trường học từ việc tìm hiểu tác giả tới việc tìm hiểu giá trị nội dung ,nghệ thuật của tác phẩm là một vấn đề không dễ gì đối với người giáo viên dạy văn.
 Trong chương trình Ngữ Văn 7 các nhà biên soạn sách đã đưa vào một số nhà thơ gắn với những bài thơ tiêu biểu tạo nên tên tuổi của “Thi tiên” Lí Bạch với “Vọng Lư sơn bộc bố” (Xa ngắm thác núi Lư ) và “Tĩnh dạ tứ ”(Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ). Đại quan Hạ Tri Chương với “Hồi hương ngẫu thư ”(Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê); “Thi thánh” Đỗ Phủ với “Mao ốc vị thu phong sở phá ca” (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ) .
 Một điều rất hay khi học sinh tiếp cận những tác phẩm thơ Đường do các nhà thơ đời nhà Đường sáng tác đó là các nhà biên soạn sách đã ngụ ý cho học sinh tiếp cận những bài thơ viết theo thể thơ Đường luật do thi nhân Việt Nam sáng tác để học sinh không khỏi bỡ ngỡ khi học. Vì vậy khi học những bài thơ viết theo thể thơ Đường luật do thi nhân Việt Nam sáng tác dễ tiếp nhận hơn bởi các tác giả đó là người Việt Nam cho nên từ cảnh vật đến tư tưởng, tình cảm, cách nghĩ gửi gắm trong bài thơ “rất Việt Nam” còn những tác phẩm do các nhà thơ đời nhà Đường sáng tác mang hơi thở, cách nghĩ, quan niệm nước khác dẫn đến việc học sinh khó tiếp nhận một tác phẩm thơ Đường .
 Khó khăn thứ nhất mà các em gặp phải đó là hệ thống ngôn ngữ. Đây là bức rào cản đầu tiên khi giáo viên hướng dẫn cho học sinh tiếp cận văn bản .
Thứ hai về bản dịch : Một nguyên tác nhưng nhiều bản dịch khác nhau mà bản dịch văn bản nước ngoài đặc biệt dịch thơ Đường thì thêm chữ và bớt nghĩa là tất yếu, ta chưa thể nói sự bất cập về ngôn ngữ, thanh điệu, tiết tấu, ngắt nhịp , thể loại thơ được dịch khác với nguyên tác. Nên giữa bản dịch và nguyên tác có độ “vênh” nhất định dẫn đến giá trị đích thực của tác phẩm sẽ bị hiểu chưa đúng thậm chí là hiểu sai.
Khó khăn thứ ba về đặc trưng thơ Đường. Thơ Đường yêu cầu rất nghiêm ngặt về niêm, luật, đối, bố cục... chính vì thế đòi hỏi học sinh phải nắm chắc những yêu cầu đó một cách tương đối thuần thục thì mới có thể hiểu hết được nội dung, ý nghĩa của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm vào đó.
Khó khăn thứ tư về khoảng cách thời gian vì những sáng tác tác giả Trung Quốc cách xa chúng ta hàng mười mấy thế kỷ. Vì thế học sinh rất khó hình dung được bối cảnh xã hội.
Nhưng bên cạnh khó khăn thì việc giảng dạy thơ Đường cũng có điểm thuận lợi : Trong kho từ vựng Tiếng Việt chúng ta có nhiều từ vay mượn mà vốn từ vay mượn nhiều nhất là từ Hán Việt nên phần nào chúng ta cũng hiểu và dịch được nghĩa một số từ trong nguyên tác. 
 Tôi đã tiến hành khảo sát kết quả ở học sinh lớp 7C trường THCS Quảng Chính, kết quả khảo sát thu được như sau:
Lớp 
Sĩ số
 Số HS say mê hứng thú
 Số HS chưa say mê hứng thú
 SL
 %
 SL
 %
7C
32
 9
 28.1 
 23
 71.8
 Qua thực tế cùng với kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng:
	 - Số học sinh say mê hứng thú học chiếm tỉ lệ ít, học sinh chưa hứng thú với giờ học còn chiếm tỉ lệ cao. 
 - Hiệu quả tiếp nhận tác phẩm văn học nhất là thơ Đường của học sinh còn nhiều hạn chế.
2.3. Những giải pháp
2.3.1. Để giảng dạy tốt tác phẩm thơ Đường giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu đặc trưng của thơ Đường trước hết là đề tài của tác phẩm. Ngoài ra phải chú ý những yếu tố như : thể thơ ,bố cục ,kết cấu, tứ thơ, biện pháp nghệ thuật, ngôn ngữ thơ Đường. 
 2.3.2.Thể thơ (chỉ mang tính chất tham khảo thêm vì cụm bài thơ Đường không yêu cầu các em hiểu thêm về thể thơ Đường mà vận dụng kiến thức đã được cung cấp về các thể thơ ở phần những bài thơ trung đại Việt Nam trước đó) . Thơ Đường thường được viết theo ba thể cơ bản là nhạc phủ ,cổ thể (cổ phong), Đường luật .Trong những bài thơ giới thiệu chương trình Ngữ Văn 7-Tập 1 về sáng tác các nhà thơ đời nhà Đường có bốn bài được viết theo Đường luật (cụ thể là tứ tuyệt), riêng bài của Đỗ Phủ làm theo cổ thể.
 + Thơ luật Đường: làm thơ lúc đầu không theo luật lệ nào cả đến cuối đời sơ Đường quy định thành luật thơ rõ ràng và gọi là thơ luật Đường 
 Nếu tính theo số chữ trong dòng, thơ luật Đường có thể ngũ ngôn (mỗi dòng năm chữ ), thất ngôn (mỗi dòng bảy chữ ). Nếu tính theo dòng có thể thơ tứ tuyệt (ngũ ngôn tứ tuyệt,thất ngôn tứ tuyệt hoặc bát cú)
 Trong đó thể tứ tuyệt (toàn bài bốn dòng): là thể thơ có nhiều thành tựu trong thơ Đường .Đặc điểm nổi bật của nó là hình thức nhỏ bé nhưng lại có khả năng thể hiện những vấn đề hết sức lớn lao một cách sinh động ,độc đáo .Cô đọng, hàm súc là tính chất nổi bật của tứ tuyệt .
 + Nhạc phủ : Có người quan niệm nhạc phủ là một dạng của cổ phong ,dạng có màu sắc dân gian của cổ phong . Thơ cổ phong không bị hạn chế về số câu ,số chữ không bị gò bó về niêm, luật , cách gieo vần do đó có khả năng biểu hiện nhiều sắc thái tình cảm phong phú cũng như phản ánh được những vấn đề xã hội rộng lớn. Hầu hết những bài thơ tự sự nổi tiếng ở nhà Đường của các tác giả như Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ đều viết theo thể cổ phong .
2.3.3. Bố cục : Nếu là bài thơ tứ tuyệt có thể chia theo nhiều cách : 1/1/1/1 (khai/khởi - thừa - chuyển - hợp), 2/1/1,1/3,3/1. Trong đó câu thứ ba và câu kết bao giờ có ý nghĩa quan trọng. Dương Tải đời Nguyên cho rằng : “Câu hết mà ý chưa hết ,phần lớn là do biết lấy câu thứ ba làm chủ còn câu kết chỉ là phát triển tiếp Uyển chuyển ,biến hoá ,công phu là ở câu thứ ba ,nếu ở đây chuyển được tốt thì câu thứ tư cứ như thuyền thuận trôi theo dòng vậy ”. 
 Nếu là bài thơ bát cú có thể chia làm 4 phần: Đề, thực, luận, kết 
 Cần lưu ý : Nếu nói bố cục thơ Đường chặt chẽ nhưng không có nghĩa bất cứ bài bát cú nào cũng chia làm bốn phần (Đề, thực, luận, kết hoặc khai, thừa ,chuyển ,hợp ). Ở đời Đường chưa hề có quan niệm chia bài bát cú ra làm bốn phần như thế mà sự phân chia như vậy của các đời sau cho nên phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để chọn phương án thích hợp .
2.3.4.. Tứ thơ : Tứ thơ Đường rất phong phú , có thể kể như đăng cao ức hữu (lên cao nhớ bạn ), vọng nguyệt hoài hương (nhìn trăng nhớ quê)..
2.3.5. Mạch thơ, sự vận động tứ thơ trong thơ Đường là ở các mối quan hệ như còn - mất, quá khứ - hiện tại nhưng tiêu biểu nhất là mối quan hệ tình - ý - cảnh .Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” được viết nên từ mối quan hệ này .
2.3.6. Ngôn ngữ thơ Đường : nhìn chung đó là thứ ngôn ngữ trong sáng, tinh luyện, hàm súc. Các tác giả thơ Đường thường ít khi nói hết, nói trực tiếp ý của mình mà chỉ dựng lên hàng loạt mối quan hệ để cho độc giả tự luận ra dụng ý của tác giả từ những mối quan hệ đó. Cái gọi là “vẽ mây nẩy trăng ”, ý ở ngoài lời, ý đến mà bút không đến, lời hết mà ý không hết .trong thơ Đường chủ yếu là xuất phát từ đó. 
 Vì tính hàm súc của thơ Đường cho nên khi tìm hiểu tác phẩm chúng ta phải coi trọng việc khai thác từng tiếng, từng từ (nhãn tự bài thơ). Nhãn tự của các bài thơ Đường thường là các động từ. Bởi vậy khi tìm hiểu phải bám vào hệ thống từ và hình ảnh mà khai thác thì mới thấy hết vẻ đẹp của thi phẩm. Qua từng từ, từng câu tác giả ký thác tâm sự sâu kín của mình. Vì vậy giáo viên và học sinh phải làm sao phát hiện cho được những điều tác giả gửi gắm trong đó.
 Ngoài ra một yếu tố nữa trong ngôn ngữ được những nhà thơ xưa coi trọng, đó là yếu tố hoạ, nhạc "Thi trung hữu hoạ" hoặc "Thi trung hữu nhạc".Để làm nổi bật được"bức tranh" trong bài thơ người ta sử dụng lối văn hình ảnh, 
 dùng từ ngữ gợi tả màu sắc, đường nét cho nổi hình trước mắt người xem. Bài thơ"Xa ngắm thác núi lư ” (Vọng Lư Sơn bộc bố) là một minh chứng sống động.
 Chính vì vậy trước khi tìm hiểu một bài thơ Đường tôi thường yêu cầu học sinh tự tra những chú thích từ ở nhà, để khi đến lớp các em dễ dàng tiếp nhận tác phẩm hơn cũng như vận dụng tìm hiểu chi tiết văn bản .
 2.3.7. Các biện pháp nghệ thuật : trong số các biện pháp nghệ thuật nổi bật trong thơ Đường phải kể đến nghệ thuật đối và tỉnh lược.
 + Nghệ thuật đối: Trong thơ Đường có rất nhiều loại đối nhưng chúng ta cần chú ý đến tiểu đối nghĩa là cả hai vế đối cùng nằm trong một dòng thơ.
 Chẳng hạn như trong bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: “Thiếu tiểu li gia /lão đại hồi –Hương âm vô cải /mấn mao tồi –Nhi đồng tương kiến /bất tương thức ”. Khi tìm hiểu chú ý phép đối trong thơ sẽ chỉ ra được các mối quan hệ cũng như cái hay của bài thơ 
 Ví dụ khi phân tích câu thứ hai của bài thơ : Hương âm vô cải mấn mao tồi 
 HS chỉ ra được phép đối trong đó và tác dụng ?
 Nghệ thuật : tiểu đối Hương âm vô cải > <mấn mao tồi
 tuổi tác thay đổi theo thời gian nhưng tình quê không thay đổi. Nổi bật tình cảm gắn bó quê hương. 
 + Tỉnh lược: là một biện pháp thường gặp trong thơ Đường, đặc biệt tỉnh lược thành phần chủ ngữ .Hai câu “Cử đầu vọng minh nguyệt / Đê đầu tư cố huơng ” hay “ Thiếu tiểu li gia lão đại hồi / Hương âm vô cải mấn mao tồi ” đều không có chủ ngữ, hay chủ ngữ ẩn .Với hiện tượng tỉnh lược chủ ngữ tạo nên sự đồng cảm mặt cảm súc rất sâu rộng cho thơ ca. 
 2.3.8. Để cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài thơ thì cách đọc đúng ,diễn cảm cũng là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt trong các bài thơ Đường có tính nhạc nên việc đọc thơ ,ngâm thơ Đường đã trở nên một yêu cầu nghiêm ngặt. Vì vậy giảng dạy thơ Đường là phải biết coi trọng đúng mức khâu đọc. Đọc diễn cảm, đọc âm vang bài thơ, lên bổng, xuống trầm phải được chú ý ngay từ đầu giờ, trong khi tìm hiểu tác phẩm và cả khi kết thúc. Giọng đọc của giáo viên, của học sinh phải để lại ấn tượng khó phai mờ trong lòng người học.
 2.3.9. Cũng giống như các tác phẩm trung đại Việt Nam khi tiến hành đọc - hiểu các bài thơ cũng cần sử dụng có hiệu quả phần dịch nghĩa ,dịch thơ .Trên cơ sở phần dịch nghĩa từng chữ ,dịch nghĩa cả câu, chúng ta có thể tiến hành đối chiếu bản dịch thơ với nguyên bản. Mỗi bản dịch thơ đều thể hiện cách hiểu về bài thơ của người dịch. Với trình độ HS lớp 7, các em chưa thể dịch một bài thơ Đường nhưng việc so sánh, đối chiếu bản dịch thơ và phiên âm sẽ giúp các em hiểu rõ hơn, hiểu sâu hơn những ý nghĩa sâu sắc của bài thơ .
 Chẳng hạn khi tìm hiểu bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”, ở câu thứ ba cần chú ý đến hai chữ “kiến ” và “thức ”. Có bản dịch là “Gặp nhau mà chẳng biết nhau ”. Sự tinh tế trong câu này chỉ có thể làm sáng tỏ khi hiểu nghĩa của hai chữ “kiến ” và “ thức ” . Kiến chỉ đơn thuần là trông thấy còn thức là “nhận biết ”. Những đứa trẻ gặp ông mà không biết ông là ai .Ở đây có thể hiểu là những đứa trẻ sinh ra khi nhà thơ dời quê, nên chúng không biết ông khi ông trở về là một điều dễ hiểu .Nhưng có thể một nghĩa sâu xa hơn ,những đứa trẻ chỉ kiến - trông thấy cái thay đổi, cái dễ nhận thấy nhất - đó là râu bạc,tóc bạc mà không thức - nhận biết được cái không thay đổi, cái khó nhận thấy nhưng hết sức quan trọng, là cái phần quê hương sâu nặng nhất của mỗi con người - đó là giọng quê , là tiếng nói quê hương, điều mà nhà thơ đã có ý thức giữ gìn. Điều đó mới là thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ . Nhưng tiếc thay, ông đã trở nên xa lạ ngay trên chính quê hương mình bởi những thay đổi của chính mình và của con người trên quê hương mình. Bi kịch nảy sinh từ đó . Cái hay của thơ Đường là ở những chữ có thể rất giản dị nhưng lại vô cùng hàm súc. Không thể tìm hiểu thơ Đường mà bỏ qua việc tìm hiểu ý nghĩa của chữ .
 Và để có thể giúp HS tìm hiểu đặc trưng thơ Đường mà trong thời lượng tiết dạy không cho phép, tôi đã tiến hành tổ chức cuộc xê mi na tại lớp về việc học và tiếp cận thể thơ Đường luật sau khi học các tác phẩm thơ trung đại Việt Nam . Qua tiết xê mi na đó các em có thể trao đổi với nhau những hiểu biểt về thể thơ (Về cách ngắt nhịp, luật, cách hiệp vần, bố cục, phép đối ), góp phần tạo thuận lợi ban đầu để sau này khi các em lên lớp 8 học văn thuyết minh về một thể loại văn học. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm khi tìm hiểu một bài thơ Đường nhưng để vận dụng vào từng bài cụ thể còn cần phải có sự sáng tạo của từng giáo viên ở từng lớp
2.4. Giáo án minh họa
 Tiết 37 CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH 
 (Tĩnh dạ tứ )
 “Lí Bạch”
A.Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức
 - Các ĐTHS: Những nét sơ giản về tác giả Lí Bạch.
-HS khá: Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ.
- Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
- HS khá: Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu đối trong một bài thơ tứ tuyệt .
2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên.
B. Phương pháp
- Đọc.
- Chia nhóm thảo luận.
- Mảnh ghép, khăn phủ bàn.
C. Thiết bị dạy học:
- Tranh ảnh minh họa.
- Máy chiếu đa năng.
D.Tiến trình tổ chức giờ dạy:
 1.Kiểm tra bài cũ : 
 Câu hỏi: Đọc phần nguyên tác và phần dịch thơ bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư ” của nhà thơ Lí Bạch .Tâm hồn và tính cách của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua bài thơ ?
2. Giới thiệu bài mới :
 “Quê hương mỗi người chỉ một 
 Như là chỉ một mẹ thôi
 Quê hương nếu ai không nhớ 
 Sẽ không lớn nổi thành người ”
 (Quê hương -Đỗ Trung Quân)
 Quê hương : Hai tiếng thân thương ngọt ngào và sâu lắng làm sao ! Mỗi khi cất lên lòng ta dâng trào một niềm xúc động. Khi đi xa mỗi một người con luôn đau đáu hướng về và chỉ cần có một duyên cớ thôi đó có thể chỉ là ánh trăng ,khói lam chiều cũng đủ làm cho lòng ta xao xuyến . Với một con người yêu thiên nhiên tha thiết thì làm sao Lí Bạch không thể không chạnh lòng nhớ đến quê hương khi nhìn lên bầu trời thấy vầng trăng sáng vào một đêm khuya thanh tĩnh . Và nỗi sầu xa xứ đựơc tác giả thể hiệ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_khi_giang_day_tac_pham_tho_duong_trong_chuo.doc