SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ dân cư thế giới để học tốt chương V – Địa lí dân cư (sgk lớp 10) ở trường trung học phổ thông Quảng Xương 4

SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ dân cư thế giới để học tốt chương V – Địa lí dân cư (sgk lớp 10) ở trường trung học phổ thông Quảng Xương 4

Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học nhất định nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí tự nhiên kinh tế xã hội và mối quan hệ giữa chúng thông qua khái quát hóa nội dung và được trình bày bằng hệ thống các kí hiệu bản đồ. [3]

 Bản đồ là một phương tiện không thể thiếu được trong việc khảo sát, nghiên cứu địa lý thì trong việc giảng dạy, học tập địa lý ở trường phổ thông, nó cũng có một vai trò không kém phần quan trọng.

Rèn luyện kỹ năng bản đồ còn là phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển tư duy nói chung và tư duy địa lý nói riêng. Trong khi học tập sử dụng bản đồ, học sinh luôn phải quan sát, tưởng tượng, phân tích đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, xác lập các mối quan hệ địa lý, vì thế tư duy của các em luôn luôn hoạt động và phát triển.

Trong những năm gần đây, phương pháp dạy học đang được toàn nghành giáo dục cải tiến theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, học sinh tự tìm tòi kiến thức, tự khám phá tri thức. Việc sử dụng và khai thác kênh hình trong quá trình dạy học là một lợi thế của môn học địa lí và là một việc làm không thể thiếu nhất là việc sử dụng bản đồ trong dạy và học địa lý, sử dung Atlat trong qua trình tự học của học sinh hiên nay. Atlat là nguồn kiến thức địa lí khổng lồ, trong điều kiên nền kinh tế xã hội thế giới phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá như hiên nay, thời lượng cho môn địa lý có hạn. Hơn nữa việc đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ của học sinh nói chung và học sinh lớp 10 nói riêng còn rất hạn chế. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC BẢN ĐỒ DÂN CƯ THẾ GIỚI ĐỂ HỌC TỐT CHƯƠNG V – ĐỊA LÍ DÂN CƯ (SGK LỚP 10) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẢNG XƯƠNG 4” làm đề tài nghiên cứu của mình.

 

doc 17 trang thuychi01 8004
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ dân cư thế giới để học tốt chương V – Địa lí dân cư (sgk lớp 10) ở trường trung học phổ thông Quảng Xương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC BẢN ĐỒ DÂN CƯ THẾ GIỚI ĐỂ HỌC TỐT CHƯƠNG V – ĐỊA LÍ DÂN CƯ (SGK LỚP 10) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
 PHỔ THÔNG QUẢNG XƯƠNG 4
Người thực hiện: Nguyễn Thế Vinh
 Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Địa lí
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
1
3. Đối tượng nghiên cứu
1
4. Phương pháp nghiên cứu
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
1. Cơ sở lí luận
2
1.1. Cơ sở lý luận chung
3
1.2 Các biện pháp giải quyết
3
2. Thực trạng của vấn đề sử dụng và khai thác kiến thức từ bản đồ nói chung và bản đồ dân cư thế giới nói riêng
4
3. Những sáng kiến kinh nghiệm và các giải pháp đã sử dụng trong đề tài này
5
3.1. Những kiến thức cơ bản trong chương V - Địa lí dân cư lớp 10
5
3.2 Những sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng trong đề tài
5
3.3 Một số giáo án cụ thể trong chương v–Địa lí dân cư lớp 10
7
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
12
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
13
1. Kết luận
13
2. Kiến nghị
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 	Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học nhất định nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí tự nhiên kinh tế xã hội và mối quan hệ giữa chúng thông qua khái quát hóa nội dung và được trình bày bằng hệ thống các kí hiệu bản đồ. [3]
 	Bản đồ là một phương tiện không thể thiếu được trong việc khảo sát, nghiên cứu địa lý thì trong việc giảng dạy, học tập địa lý ở trường phổ thông, nó cũng có một vai trò không kém phần quan trọng. 
Rèn luyện kỹ năng bản đồ còn là phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển tư duy nói chung và tư duy địa lý nói riêng. Trong khi học tập sử dụng bản đồ, học sinh luôn phải quan sát, tưởng tượng, phân tích đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, xác lập các mối quan hệ địa lý, vì thế tư duy của các em luôn luôn hoạt động và phát triển. 
Trong những năm gần đây, phương pháp dạy học đang được toàn nghành giáo dục cải tiến theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, học sinh tự tìm tòi kiến thức, tự khám phá tri thức. Việc sử dụng và khai thác kênh hình trong quá trình dạy học là một lợi thế của môn học địa lí và là một việc làm không thể thiếu nhất là việc sử dụng bản đồ trong dạy và học địa lý, sử dung Atlat trong qua trình tự học của học sinh hiên nay. Atlat là nguồn kiến thức địa lí khổng lồ, trong điều kiên nền kinh tế xã hội thế giới phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá như hiên nay, thời lượng cho môn địa lý có hạn. Hơn nữa việc đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ của học sinh nói chung và học sinh lớp 10 nói riêng còn rất hạn chế. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC BẢN ĐỒ DÂN CƯ THẾ GIỚI ĐỂ HỌC TỐT CHƯƠNG V – ĐỊA LÍ DÂN CƯ (SGK LỚP 10) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẢNG XƯƠNG 4” làm đề tài nghiên cứu của mình. 
2. Mục đích nghiên cứu:
 	Đề tài này chỉ đề cập đến việc sử dụng bản đồ dân cư thế giới được sử dụng trong chương V- Địa lý dân cư lớp 10 nhằm chia sẻ những kinh nghiệm mà tôi cho đã từng áp dụng khi lên lớp giảng dạy tại trường THPT Quảng Xương 4
 Giáo dục HS nhận thức được vai trò của bản đồ thông qua giảng dạy chương V-Địa lí lớp 10 một cách có hiệu quả. 
 Giáo dục hoc sinh nhận biết phân loại bản đồ và từng tiết học, bài học từng mục, từng ý trong bài học địa lí.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 	Là học sinh bậc THPT nói chung và học sinh lớp 10 nói riêng tại Trường THPT Quảng Xương 4.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thực nghiệm: Soạn giáo án và giảng dạy thực nghiệm ở một số lớp đồng thời kiểm tra học sinh lấy kết quả làm căn cứ. Trong quá trình giảng dạy phải tổ chức được cho học sinh tự khai thác kiến thức từ bản đồ. 
 	Phương pháp tổng hợp:Tổng hợp mọi vấn đề có liên quan để hình thành lí luận của đề tài rút ra những kết luận cần thiết.
 Phương pháp thu thập tài liệu: Tổng hợp thu thập tài liệu từ sách giáo khoa, sách giáo viên. . 
 PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Cơ sở lý luận chung:
 	Theo phương án tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu từ năm 2017 các bài thi Toán Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội thi theo hình thức trác nghiệm khác quan bà thi ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Đây là sự điều chỉnh lớn của Bộ Giáo dục và Đạo tạo về hình thức và nội dung ra đề thi trung học phổ thông quốc gia liên quan trực tiếp tới việc tổ chức dạy –học của giáo viên và học sinh.
Rèn luyện kỹ năng bản đồ giúp cho học sinh lĩnh hội được kiến thức địa lý một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ghi nhớ kiến thức lâu bền. Chẳng hạn như khi học về vị trí địa lý của các châu lục, nếu chỉ nghe một cách thụ động giáo viên mô tả bằng lời thì khó mà lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ được, nhưng nếu tự mình xác định trên bản đồ các điểm cực Bắc, cực Nam, cực đông, cực tây, tìm xem có những đại dương, biển nào, vịnh nào bao quanh, những châu lục nào tiếp cận thì học sinh sẽ hiểu được ngay và ghi nhớ lâu hơn vì các em đã được qua quá trình tìm tòi, khám phá, so sánh. Cách học tập có sư dung Atlat không những giúp các em nắm chắc kiến thức mà còn trau dồi cho các em phương pháp học tập nghiên cứu môn địa lý. Những kiến thức về địa lý đaị cương, địa lý các châu, các nước, về địa lý tổ quốc Việt Nam, học sinh được lĩnh hội gắn với bản đồ trong hệ thống Atlat sẽ dần dần hình thành nên trong ký ức các em một cái “ nền” vững chắc trên đó sẽ tiếp tục được bồi thêm những kiến thức mới mà các em sẽ tiếp thu trong học tập và trong suốt cả cuộc đời. 
1.2. Các biện pháp giải quyết: 
 	Các đối tượng địa lý trên bản đồ thuộc nhiều loại, tự nhiên, kinh tế, xã hội. Kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng đại lý trên bản đồ rất đơn giản nhưng là kỹ năng cơ bản. Do đó phải rèn luyện kỹ năng này trước tiên trong quá trình dạy học cho học sinh nhất là học sinh khối lớp 10. 
Cách tiến hành: trước hết giáo viên phải đọc to, rõ ràng địa danh đồng thời chỉ lên bản đồ. Học sinh theo dõi trên bản đồ treo tường, đối chiếu với lược đồ trong sách giáo khoa hoặc atlat để tìm ra đối tượng. Sau đó, giáo viên ghi lại tên địa danh lên bảng, sau đó học sinh ghi lại vào vở ghi của mình. Như vậy, học sinh vừa nghe, vừa ghi, vừa quan sát nên địa danh dễ đi vào trí nhớ. 
Khó khăn nhất là học sinh phải tìm ra các đối tượng trên bản đồ. Vì thế trong quá trình dạy học, giáo viên thường xuyên liên hệ về hình dạng đặc trưng của các đối tượng địa lý hoặc gắn nó với những đối tượng xung quanh để học sinh dễ nhận ra. 
- Hướng dẫn cách chỉ đối tượng trên bản đồ. 
Quy trình này được tiến hành thường xuyên trong các giờ học dần dần hình thành ở các em kỹ năng đọc, chỉ, nhận biết đối tượng địa lý trên bản đồ. 
Cụ thể trong các bài 22 giáo viên phải hướng dẫn học sinh dựa vào bản đồ tỉ lệ gia tăng dân số thế giới chỉ ra được tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, tỉ suất gia tăng tự nhiên của thế giới nói chung các nước phát triển và đang phát triển. 
 Bài 23 Dựa vào tập átlat học sinh chỉ ra được cơ cấu giới tính nam nữ, cơ cấu theo nhóm tuổi và tuổi thọ trung bình của các nhóm nước.
 Bài 24. Dựa và bản đồ phân bố dân cư thế giới học sinh phải xác định được các đối tượng cụ thể đó là phân bố dân cư then thế giới và các châu lục chỉ ra một số nước có dân số đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ. Chỉ ra các đô thị lớn trên thế giới như Tô ki ô, Luân Đôn, Niu I ooc Gia các ta 
2. Thực trạng vấn đề sử dụng và khai thác kiến thức từ bản đồ nói chung và bản đồ dân cư thế giới nói riêng
 	Thực tế niện nay ở các trường THCS và THPT nói chung hệ thống biểu đồ bản đồ tranh ảnh tư liệu phục vụ cho việc học tập của học sinh tương đối đầy đủ mặc dù chưa được đồng bộ hoàn thiện và hiện đại. Trường THPT Quảng Xương 4 củng không nằm ngoài thực trạng này. Tuy nhiên sử dụng và khai thác kiến thức từ bản đồ lại đang đặt ra cho các thầy cô giáo và các em học sinh những vấn cấp bách. 
 	Bắt đầu từ năm 2017 các bài thi Toán Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội thi theo hình thức trác nghiệm khác quan bà thi ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Đây là sự điều chỉnh lớn của Bộ Giáo dục và Đạo tạo về hình thức và nội dung ra đề thi trung học phổ thông quốc gia liên quan trực tiếp tới việc tổ chức dạy –học của giáo viên và học sinh.
 	Theo đó việc giảng dạy và học tập củng có sự thay đổi đáng kể so với hình thức thi tự luận trước đây không còn tình trạng học tủ học lệch môn chính môn phụ mà phải học đầy đủ tất cả các môn học và tăng tính tự chọn cho học sinh(Ban KHTN hay Ban KHXH). 
 	Việc môn địa lý được sử dụng tập álat vào trong phòng thi là một thuận lợi rất lớn mà học sinh cần khai thác triệt để. Tuy nhiên đây lại là một khó khăn hạn chế nhất của phần đa học sinh hiện nay. 
Nguyên nhân của vấn đề này thì có nhiều nguyên nhân khác nhau do thay đổi về nhận thức lứa tuổi, trình độ học sinh mỗi vùng miền khác nhau. nhưng nguyên nhân quan trọng nhất quyết định đến việc khai thác kiến thức từ bản đồ là việc chưa thường xuyên liên tục được rèn luyện tiếp xúc với bản đồ. Thiếu các kỹ năng cần thiết để khai thác kiến thức từ bản đồ. 
 	Ví dụ: Khi làm việc và khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên của một nước, một châu lục hay toàn thế giới trước hết học sinh phải xác định được vị trí địa lí của nước đó châu lục đó tiếp giáp với đại dương nào nước nào xác định được hệ thống kinh vĩ tuyến hướng của địa hình xác định được các song chính chảy qua, các loại đất chính, nguồn tài nguyên khoáng sản.Khi làm việc và khai thác kiến thức từ bản đồ dân cư của một nước, một châu lục hay toàn thế giới trước hết học sinh phải xác định được quy mô dân số đông hay thưa thớt, phân bố có đồng đều không, nguyên nhân của phân bố dân cư không đều và tìm các biện pháp giải quyết. Khi làm việc và khai thác kiến thức từ bản đồ KT-XH của một nước, một châu lục hay toàn thế giới trước hết học sinh phải xác định được quy mô nền kinh tế, các ngành kinh tế chính, cơ cấu các ngành khinh tế, xác định được các đô thị và phân bố của chúng trên bản đồ.
3. Những sáng kiến kinh nghiệm và các giải pháp đã sử dụng trong đề tài này:
3.1. Những kiến thức cơ bản trong chương v –Địa lí dân cư lớp 10 
 Bài 22 : DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ
Đối với bài này giáo viên cho học sinh tìm hiểu quy mô dân số thế gới ở các nước phát triển và đang phát triển, một số khái niệm về tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, tỉ suất gia tăng dân số cơ học và ảnh hưởng của gia tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường bằng việc khai thác tập átlat.
 Bài 23 : CƠ CẤU DÂN SỐ
Đối với bài này giáo viên cho học sinh khai thác về cơ cấu sinh học theo giới và theo độ tuổi, tìm hiểu các kiểu tháp dân số ở các nhóm nước khác nhau. Tìm hiểu cơ cấu xã hội theo lao động và theo trình độ văn hóa.
 Bài 24 : PHÂN BỐ DÂN CƯ - CÁC LỌAI HÌNH QUẦN CƯ
VÀ ĐÔ THỊ HÓA
Đối với bài này giáo viên cho học sinh khai thác bản đồ phân bố dân cư thế giới và các châu lục để tìm hiểu được khái niệm và đặc điểm của phân bố dân cư trên thế giới các khu vực thưa dân, các khu vực tập trung dân cư đông đúc. và xu hướng chuyển dịch dân cư theo thời gian. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư. Tìm hiểu đặc điểm của đô thị hóa và ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường.
 Bài 25 : THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ THẾ GIỚI
Đối với bài này giáo viên cho học sinh khai thác bản đồ phân bố dân cư thế giới và các châu lục để xác định được các khu vực thưa dân, các khu vực tập trung dân cư đông đúc.
- Giải thích vì sao dân cư lại phân bố như vậy.
3.2. Những sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng trong đề tài. 
 	Khi làm việc và khai thác kiến thức từ bản đồ dân cư của một nước, một châu lục hay toàn thế giới trước hết học sinh phải xác định được quy mô dân số đông hay thưa thớt, phân bố có đồng đều không, nguyên nhân của phân bố dân cư không đều và tìm các biện pháp giải quyết.
 	Giáo viên đặt ra các vấn đề của dân số cần giải quyết củng như hệ thống câu hỏi yêu cầu học sinh dựa và các bản đồ giáo viên đã chuẩn bị sẵn để trình bày. Yêu cầu trả lời nhanh, ngắn gọn các câu hỏi. Không yêu cầu trả lời hết những vấn đề và câu hỏi giáo viên đưa ra. 
 	Để thực hiện sáng kiến này tôi đã thực hiện áp dụng rất nhiều các biện pháp khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình giảng dạy tránh sự ghi chép nhiều kiến thức máy móc hạn chế sự hàm chán khô khan của môn học. Sau đây là các biện pháp thực hiện trong đề tài này: 
 	Bước 1: Trước hết giáo viên cần chuẩn bị một số bản đồ tranh ảnh tư liệu dạy học sau
- Bản đồ dân số thế giới
- Bản đồ tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên hằng năm 
- Bản đồ tỉ lệ dân thành thị trên thế giới thời kì 2000-2005(%)
- Bản đồ phân bố dân cư thế giới
- Bản đồ tự nhiên thế giới
- Lược đồ tỉ suất sinh của thế giới nhóm nước phát triển và đang phát triển
- Sơ đồ sức ép của dân số đối với sự phát triển kinh tế xã họi và môi trường
 	Bước 2: Khi làm việc và khai thác kiến thức từ bản đồ dân cư thế giới giáo viên đặt ra các vấn đề cần giải quyết củng như hệ thống câu hỏi sau đây. 
*Quy mô dân số thế giới?
*Quy mô dân số ở hai nhóm nước phát triển và đang phát triển?
*Tỉ suất sinh của thế giới nhóm nước phát triển và đang phát triển?
*Ảnh hưởng của gia tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường?
*Xu hướng biến động dân cư theo thời gian?
*Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên?
*Cơ cấu sinh học bao gồm các loại cơ cấu nào?
*Tháp dân số là gì?Có mấy kiểu tháp dân số?
*Tìm hiểu cơ cấu xã hội của dân số?
*Chứng minh phân bố dân cư không đều trong không gian và biến động theo thời gian?
*Nguyên nhân ảnh hưởng đến phân bố dân cư? 
*Đặc điểm của phân bố đân cư?
*Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường?
*Xác định các khu vực đông dân và các khu vực thưa dân trên thế giới?
*Tại sao lại có sự phân bố dân cư không đều như vậy?
*Tìm các biện pháp giải quyết?
Bước 3: Học sinh cả lớp lần lượt trả lời cho những vấn đề và các câu hỏi giáo viên nêu ra trước đó. Không yêu câu trả lời hết các câu hỏi mà dựa vào các bản đồ không trả lời được. Với cách làm này cùng với các bước tiến hành thường xuyên trong quá trình dạy và học sẽ dần hình thành cho học sinh kỹ năng quan trọng nhất của môn học, giúp học sinh có thể tự học môn địa lí bằng cách kết hợp giữa atlat và các kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng. 
 3.3. Một số giáo án cụ thể trong chương v –Địa lí dân cư lớp 10 
Bài 24 : PHÂN BỐ DÂN CƯ - CÁC LỌAI HÌNH QUẦN CƯ
VÀ ĐÔ THỊ HÓA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1. Kiến thức
- Xác định được khái niệm và đặc điểm của phân bố dân cư trên thế giới các khu vực thưa dân, các khu vực tập trung dân cư đông đúc
-Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư 
- Tìm hiểu đặc điểm của đô thị hóa và ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường
2. Kỹ năng
- Sử dụng bảng kiến thức, qua bảng kiến thức nắm vững các thông tin nhằm làm rõ trọng tâm nội dung bài học. 
- Khai thác kiến thức địa lí từ lược đồ dân cư thế giới
- Kết hợp bảng kiến thức với lược đồ, số liệu và kiến thức lí thuyết để làm rõ các vấn đề trọng tâm bài học. 
3. Thái độ
Nhận thức đúng đắn về chính sách dân số của đảng và nhà nước ta
 Có những suy nghĩ, mong muốn góp phần tham gia vào hoạt động tích cực của địa phương về vấn đề dân số
 4. Năng lực hình thành
 Năng lực giải quyêt vấn đề
 Năng lực giao tiếp, hợp tác
 Năng lực sử dụng bản đồ, tranh ảnh
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
Giáo viên:
	- Bản đồ phân bố dân cư thế giới. 
	- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam
	- Các hình ảnh minh họa về dân cư trên thế giới và Việt Nam (hoặc một đoạn phim)
 2. Học sinh : Atlat địa lý VN, SSK, đồ dùng học tập. 
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
	A. Tình huống xuất phát:
1. Mục tiêu:Nhằm giúp cho học sinh dựa vào những kiến thức đã học ở bậc THCS để tìm hiểu về những vấn đề dân cư trên thế giới
2. Phương thức: cá nhân/nhóm/lớp
3:Hoạt động:B1:GV giao nhiệm vụ các em hãy ghi ra giấy nháp các đô thị có số dân đông ở nước ta
 B2:HS Thực hiện nhiệm vụ trong 2 phút:
 B3:GV Gọi đại diện hs đứng lên trả lời các hs khác đối chiếu bổ sung
 B4:GV Đánh giá hoạt động của hs trên cơ sở đó dẫn dắt vào bài học
B. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của giáo viên và
 học sinh
Nội dung chính
HĐ1 :Tìm hiểu phân bố dân cư
1. Mục tiêu: Tìm hiểu phân bố dân cư
2. Hình thức (Cả lớp)	
3. Các bước tiến hành
Bước 1 :GV yêu cầu HS trình bày khái niệm phân bố dân cư và yêu cầu HS nêu cách tính mật độ dân số, cho biết đặc điểm của phân bố dân cư và các nhân tố ảnh hưởng 
Bước 2: HS trình bày 
GV chuẩn kiến thức và đưa công thức tính cụ thể
Những nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ?
Những nhân tố xã hội ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ?
Giáo viên nhấn mạnh :quyết định là nhân tố thuộc về xã hội ( trình độ của LLSX, tính chất nền kinh tế )
HĐ2 : Tìm hiểu đô thị hóa
1. Mục tiêu: Tìm hiểu đô thị hóa
2. Hình thức (Cả lớp)	
3. Các bước tiến hành
Bước 1: GV yêu cầu HS trình bày khái niệm đô thị hóa là gì
Bước 2: HS trình bày 
GV chuẩn kiến thức và chia lớp thành các cặp:
- Cặp dãy trái tìm hiểu đặc điểm đô thị hóa
- Cặp dãy phải tìm hiểu ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế -xã hội và môi trường. 
Bước 3: HS trình bày đặc điểm và ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế-xã hội và môi trường, 
GV chuẩn kiến thức 
Tích hợp GDMT, GDDS:Phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới cũng như ở Việt Nam ảnh hưởng cho tổ chức đời sống xã hội và việc sử dụng tài nguyên. 
 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến ô nhiễm môi trường vì dân cư quá đông, ngay ở địa phương chúng ta ở thì ta thấy: trước đây ít dân như thế nào, còn bây giờ đông dân thì vấn đề rác thải ra sao?
I. Phân bố dân cư 
1. Khái niệm
Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội. 
Mật độ dân số = 
2. Đặc điểm 
a. Phân bố dân cư không đều trong không gian Năm 2005 mật độ dân cư trung bình : 48người/ km2
+Tập trung đông: Tây Âu(169), Nam Âu(115), 
Ca ri bê(166), Đông Á(131), ĐNÁ(124),. .. 
+Thưa dân : Châu Đại Dương(4), Bắc Mĩ(17), Nam Mĩ(21), Trung Phi(17), Bắc Phi(23)
b. Phân bố dân cư biến động theo thời gian
Từ năm 1650-2005 có sự biến động về tỉ trọng:
+ Châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương tăng
+Châu Âu, châu Phi giảm
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư 
+Điều kiện tự nhiên : Khí hậu, nước, địa hình, đất, khoáng sản,. . thuận lợi thu hút cư trú. 
+Điều kiện kinh tế - xã hội : Phương thức sản xuất(tính chất nền kinh tế), trình độ phát triển kinh tế,. . quyết định đến cư trú. 
+Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, cư trú đông, chuyển cư,. . 
II. Đô thị hoá :
1. Khái niệm:
Là quá trình kinh tế-xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. 
2. Đặc điểm : 3 đặc điểm
a. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh
b. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
+ Số lượng thành phố có số dân trên 1 tr người ngày càng nhiều
c. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị: 
3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế-xã hội và môi trường. 
-Tích cực: Thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi sự phân bố dân cư, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị. 
-Tiêu cực: Nếu không xuất phát từ CNH(tự phát) 
+Nông thôn:mất đi một phần nhân lực(đất không ai sản xuất)
+Thành phố:thất nghiệp, thiếu việc làm, nghèo nàn, ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều tiêu cực khác
C: Luyện tập
1. Mục tiêu: Nhằm giúp cho học sinh nắm vững những kiến thức đã học về phân bố dân cư và đặc điểm, ảnh hưởng của đô thị hóa
2. Phương thức:Cả lớp:
3: Hoạt động:Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường
D. Vận dụng:
1. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_ban_do_dan_cu.doc