SKKN Kinh nghiệm giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước thông qua dạy - Học ngoại khóa Lịch sử địa phương - Trường THCS Lê Hữu Lập

SKKN Kinh nghiệm giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước thông qua dạy - Học ngoại khóa Lịch sử địa phương - Trường THCS Lê Hữu Lập

 Lòng yêu quê hương là một biểu hiện quan trọng nhất của lòng yêu nước chân chính. Từ thủa bé thơ, mỗi chúng ta đều biết về con người, cảnh vật, quá khứ nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những câu hát ru, những những câu chuyện cổ tích của bà, mẹ, chị mà một phần không nhỏ nói về quê hương, đã sớm in sâu vào tâm trí trẻ em, làm tăng thêm lòng yêu quê hương da diết, và là tri thức ban đầu về quê hương. Các môn học về địa phương ở trường phổ thông, trong đó có những tiết học Lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung cấp, bổ sung những kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội của quê hương trên mọi lĩnh vực, đặc biệt thông qua đó giáo viên có điều kiện thuận lợi nhất trong việc giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh của mình.

 Lịch sử địa phương là bức tranh thu nhỏ của Lịch sử dân tộc và minh họa, cụ thể hóa, làm phong phú lịch sử toàn quốc. Lịch sử địa phương mặc dù chiếm thời lượng rất ít (chỉ 1 tiết đối với khối 6, 8 và 2 tiết ở khối 7, 9 ) trong toàn bộ khóa trình Lịch sử ở trường THCS, song lại có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh đặc biệt là giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh thông qua tiết dạy đó. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua những tiết học về Lịch sử địa phương chưa thực sự được chú trọng, thậm chí có trường còn xem là giờ phụ có thể dạy hoặc bỏ qua (có nhiều nguyên nhân).

 Mặt khác, thực trạng xã hội hiện nay, ảnh hưởng tư tưởng, lối sống cho riêng mình, lấy lợi ích cá nhân làm lẽ sống hoặc khi cuộc sống vật chất có chút dư giả thì những cám dỗ đời thường đã khiến cho học sinh sao nhãng việc học, bỏ quên quá khứ, đánh mất tương lai. Gần đây, chuyện về một số không nhỏ thanh niên Việt Nam khi đi qua những con đường, ngách phố hoặc những ngôi trường mang tên các nhân vật lịch sử có công đối với quê hương, đất nước nhưng không hề biết các nhân vật ấy là ai, đã có công lao gì. Đó là một thực tế.

 

doc 23 trang thuychi01 11821
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước thông qua dạy - Học ngoại khóa Lịch sử địa phương - Trường THCS Lê Hữu Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẬU LỘC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM GIÁO DỤC LÒNG YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC THÔNG QUA DẠY – HỌC TIẾT NGOẠI KHÓA LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG - TRƯỜNG THCS LÊ HỮU LẬP
 Người thực hiện: Vũ Ngọc Ba
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Hữu Lập
 SKKN thuộc lĩnh vực : Lịch sử
THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU ..	1
1.1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................2
2. NỘI DUNG ..........................................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề...............................................................................................3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..................................................4	 
2.3.1. Một số yêu cầu................................................................................................4
2.3.2. Lựa chọn nội dung cần giảng dạy...................................................................4
2.3.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện.....................................................................5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm................................................................16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...................................................................................18
3.1. Kết luận............................................................................................................ 18
3.2. Kiến nghị .........................................................................................................18
 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................19
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Lòng yêu quê hương là một biểu hiện quan trọng nhất của lòng yêu nước chân chính. Từ thủa bé thơ, mỗi chúng ta đều biết về con người, cảnh vật, quá khứ nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những câu hát ru, những những câu chuyện cổ tích của bà, mẹ, chị mà một phần không nhỏ nói về quê hương, đã sớm in sâu vào tâm trí trẻ em, làm tăng thêm lòng yêu quê hương da diết, và là tri thức ban đầu về quê hương. Các môn học về địa phương ở trường phổ thông, trong đó có những tiết học Lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung cấp, bổ sung những kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội của quê hương trên mọi lĩnh vực, đặc biệt thông qua đó giáo viên có điều kiện thuận lợi nhất trong việc giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh của mình.
 Lịch sử địa phương là bức tranh thu nhỏ của Lịch sử dân tộc và minh họa, cụ thể hóa, làm phong phú lịch sử toàn quốc. Lịch sử địa phương mặc dù chiếm thời lượng rất ít (chỉ 1 tiết đối với khối 6, 8 và 2 tiết ở khối 7, 9 ) trong toàn bộ khóa trình Lịch sử ở trường THCS, song lại có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh đặc biệt là giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh thông qua tiết dạy đó. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua những tiết học về Lịch sử địa phương chưa thực sự được chú trọng, thậm chí có trường còn xem là giờ phụ có thể dạy hoặc bỏ qua (có nhiều nguyên nhân). 
 Mặt khác, thực trạng xã hội hiện nay, ảnh hưởng tư tưởng, lối sống cho riêng mình, lấy lợi ích cá nhân làm lẽ sống hoặc khi cuộc sống vật chất có chút dư giả thì những cám dỗ đời thường đã khiến cho học sinh sao nhãng việc học, bỏ quên quá khứ, đánh mất tương lai. Gần đây, chuyện về một số không nhỏ thanh niên Việt Nam khi đi qua những con đường, ngách phố hoặc những ngôi trường mang tên các nhân vật lịch sử có công đối với quê hương, đất nước nhưng không hề biết các nhân vật ấy là ai, đã có công lao gì. Đó là một thực tế. 
 Vì thế, để khắc phục tình trạng trên và để góp phần giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh trong trường, bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử tại trường THCS Lê Hữu Lập – một ngôi trường mang tên người chiến sĩ cộng sản đầu tiên của quê hương Hậu Lộc, tôi luôn nhận thấy trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục nhân cách đặc biệt là giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh của mình, giúp các em hiểu được phần nào đó về Lịch sử quê hương, những đóng góp của quê hương mình đối với sự nghiệp chung của đất nước, qua đó các em cảm thấy thêm yêu quê hương của mình hơn, các em thấy được trách nhiệm của bản thân đối với quê hương của mình. 
 Từ thực tế đó, trong những năm học gần đây, tôi đã “dày công” cho các tiết dạy Lịch sử địa phương ở các khối lớp, và năm học này tôi quyết định chọn đề tài “Kinh nghiệm giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước thông qua dạy - học ngoại khóa Lịch sử địa phương - Trường THCS Lê Hữu Lập”.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Thông qua nghiên cứu lý luận và thực trạng dạy học lịch sử ở trường THCS Lê Hữu Lập, chúng tôi khẳng định vai trò, ý nghĩa của giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh thông qua tiết học ngoại khóa Lịch sử địa phương. Từ đó xác định những nhân vật lịch sử quan trọng, những di tích lịch sử, sử dụng những tài liệu tham khảo phù hợp trong dạy học lịch sử ở trường để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh.
 Với việc nghiên cứu đề tài “Kinh nghiệm giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước thông qua tiết dạy - học ngoại khóa Lịch sử địa phương - Trường THCS Lê Hữu Lập” tôi mong muốn sẽ góp phần vào việc giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học Lịch sử địa phương hiệu quả hơn, học sinh yêu thích, hứng thú với tiết học hơn và đặc biệt các em biết gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông, trân trọng sự hi sinh của những thế hệ đi trước, qua đó, giúp các em biết phát huy lòng yêu quê hương, đất nước của mình thông qua những hành động cụ thể, phù hợp trong hoàn cảnh đất nước hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là những biện pháp giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh trên địa bàn huyện Hậu Lộc qua việc tạo biểu tượng về nhân vật Lịch sử địa phương Hậu Lộc, một số di tích lịch sử trên địa bàn huyện Hậu Lộc. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Trong đề tài này tôi lựa chọn phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, thống kê tài liệu.
Trước khi thực hiện tiết dạy khoảng hai tuần, tôi nhóm học sinh ở một số xã gần nhau thành 2 hoặc 3 nhóm (khoảng 12 đến 15 học sinh, trong đó có một nhóm trưởng và 1 nhóm phó), nơi có di tích hoặc nhân vật Lịch sử của địa phương về đơn vị thôn, xã để khảo sát thực tế rồi trên cơ sở đó, các em sưu tầm, thu thập những thông tin cần thiết, thống kê các tài liệu (theo các nội dung do giáo viên định hướng) để hoàn chỉnh phần kiến thức thuyết trình của nhóm mình chuẩn bị cho tiết học.
2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Một trong những truyền thống tốt đẹp của người Việt từ xưa đến nay chính là truyền thống yêu quê hương, đất nước: “Cá quen sông, chim luyến tổ, con người sao không yêu quê hương”. Yêu quê hương, đất nước là tình cảm tự nhiên của con người ở bất cứ dân tộc nào chứ không riêng gì ở Việt Nam. Đối với người dân nước ta, tình cảm đối với quê hương là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp, trở thành máu thịt, lẽ sống của con người. “Quê hương mỗi người chỉ một .... quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người”. Lịch sử của mỗi địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Ở đó, nó vừa thể hiện cái chung mang tính quy luật lại vừa thể hiện cái riêng, đặc thù làm phong phú lịch sử dân tộc. Vì thế, trong dạy học lịch sử, nếu chỉ nhấn mạnh lịch sử dân tộc mà quên đi, thờ ơ lịch sử địa phương thì sẽ không thấy được tác động, dấu ấn của Lịch sử địa phương đối với Lịch sử dân tộc trong quá trình giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương đều có đối tượng nghiên cứu là tiến trình phát triển lịch sử dân tộc do con người của dân tộc ấy sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Nếu lịch sử dân tộc tập trung nghiên cứu lịch sử phát triển của dân tộc, những quy định chung thì lịch sử địa phương lại là cái cụ thể để chứng minh cho quy luật phát triển của lịch sử dân tộc, nó vừa là nét đặc thù cho lịch sử của từng địa phương trong sự phát triển chung của lịch sử dân tộc. Vì vậy, trách nhiệm của mỗi giáo viên lịch sử là phải truyền đạt cho học sinh của mình những kiến thức lịch sử dân tộc, đồng thời cần phải định hướng cho các em nắm bắt những kiến thức về lịch sử địa phương để qua đó giáo dục cho các em tình cảm yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn của mình và có cơ sở lí luận khoa học để giải quyết những vấn đề phức tạp, thời sự đã và đang diễn ra trong địa phương và trong nước
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.2.1. Về phía giáo viên.
 Qua quá trình giảng dạy lịch sử ở trường THCS hiện nay, tôi nhận thấy phần lớn các giáo viên rất có trách nhiệm với nghề nghiệp, với mục đích giáo dục của mình. Họ thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức, kĩ năng dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Song với lịch sử địa phương, trên thực tế theo tôi được biết (qua việc trao đổi với nhiều đồng nghiệp ở các trường trong địa bàn huyện và tỉnh) tiết lịch sử địa phương ở nhiều trường THCS chưa thực sự được quan tâm. Có nhiều nguyên nhân: 
 - Còn nhiều giáo viên chưa thực sự bỏ thời gian, công sức để xây dựng tiết dạy có chất lượng.
 - Thiếu tài liệu giảng dạy, thiếu đồ dùng trực quan.
 - Tiết Lịch sử địa phương thường ở gần cuối khóa trình Lịch sử (Khối 6, 8) nên không được coi trọng.
 - Điều kiện vật chất của nhà trường còn thiếu thốn nên chưa tổ chức được một số tiết học ngoại khóa về lịch sử địa phương.
 Tuy nhiên, đối với trường THCS Lê Hữu Lập, mặc dù chưa có điều kiện tổ chức cho các em những tiết học ngoại khóa về lịch sử thường xuyên nhưng Chi bộ và Nhà trường cũng có những hoạt động như cùng với nhân dân và học sinh trên địa địa bàn huyện quyên góp tiền xây dựng tượng đài Lê Hữu Lập, hằng tháng, chi Đoàn trường THCS Lê Hữu Lập tổ chức cho học sinh lao động dọn vệ sinh khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập, Đoàn trường THCS Lê Hữu Lập đã cùng với Tỉnh đoàn, huyện đoàn tham gia hoạt động tết trồng cây tại khu tượng đài Lê Hữu Lập, tổ chức Lễ dâng hương trước khi xuất quân đi thi HSG cấp tỉnh và Lễ báo công sau khi đi thi về... Những hoạt động đó đã phần nào hỗ trợ cho những tiết dạy Lịch sử địa phương tại trường, hỗ trợ cho việc giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh.
2.2.2. Về phía học sinh.
 Trong quá trình trực tiếp giảng dạy tại trường THCS Lê Hữu Lập, qua khảo sát học sinh khối 6 thì đa số học sinh khi bước chân vào trường đều chưa biết về các nhân vật lịch sử địa phương trên địa bàn huyện mình, thậm chí học tại trường THCS Lê Hữu Lập nhưng không biết gì về nhân vật lịch mà trường mang tên là ai...Tuy nhiên, đa số các em đều có ý thức tìm hiểu lịch sử quê hương mình vì trước khi dạy tiết lịch sử địa phương, tôi yêu cầu các em về sưu tầm tài liệu chuẩn bị nội dung thì các em rất hào hứng. Vì thế, đây là một điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể triển khai tiết dạy có chất lượng nhất.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
 2.3.1. Một số yêu cầu:
 Trong quá trình thực hiện tiết dạy lịch sử địa phương, giáo viên cần phải xác định rõ nội dung kiến thức cần truyền tải đến học sinh, đồng thời cần phải sử dụng các phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn. Đặc biệt trong quá trình triển khai kế hoạch tiết học, giáo viên đặc biệt chú trọng việc phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên cần lập kế hoạch cụ thể cho các em trước khi tiến hành tiết dạy từ 1 đến 2 tuần để các em có thời gian sưu tầm tài liệu, thu thập thông tin, khảo sát thực tế...Có như vậy mới mang lại hiệu quả giáo dục cao bởi các em có những sản phẩm của mình sau thời gian làm việc thực sự và qua quá trình tìm hiểu, sưu tầm tài liệu các em mới hiểu rõ hơn những đóng góp của các nhân vật lịch sử địa phương từ đó phát huy được lòng yêu quê hương, đất nước cao độ cho các em.
2.3.2. Lựa chọn nội dung cần giảng dạy:
 Trong chương trình lịch sử cấp THCS hiện hành có 6 tiết dạy lịch sử địa phương ở 4 khối lớp (Khối 6 – 1 tiết, khối 7 – 2 tiết, khối 8 – 1 tiết, khối lớp 9 – 2 tiết). Trong quá trình giảnh dạy, nhóm chuyên môn cần thống nhất những nội dung dạy cụ thể cho từng khối lớp. Trên cơ sở đó, mỗi giáo viên trong nhóm tự xây dựng cho mình kế hoạch triển khai tiết dạy đầy đủ để xây dựng được những tiết học hiệu quả nhất.
 Với chủ đề giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh thông qua tiết dạy lịch sử địa phương, có nhiều nội dung có thể đưa vào giảng dạy: kể chuyện về những nhân vật lịch sử, giới thiệu về khu di tích lịch sử, về địa danh lịch sử...Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải lựa chọn nội dung giảng dạy phù hợp, đảm bảo truyền tải trong 1 tiết học một cách nhẹ nhàng, không quá nặng nề, ôm đồm kiến thức, lại gây hứng thú cho học sinh, đặc biệt mang lại hiệu quả giáo dục cao.
 Đối với tiết lịch sử địa phương lớp 8 tại trường THCS Lê Hữu Lập, tôi lựa chọn vấn đề: Cho học sinh tìm hiểu và nắm được những nét cơ bản về tiểu sử và sự nghiệp của 2 nhân sĩ yêu nước của quê hương Hậu Lộc là Nhân sĩ yêu nước Phạm Bành và đồng chí Lê Hữu Lập. (Chú ý: Phạm Bành được nêu tên trong bài 26 của chương trình Lịch sử lớp 8 nhưng thuộc nội dung giảm tải và chủ yếu phần học đó trọng tâm là tìm hiểu cuộc khời nghĩa Ba Đình. Còn ở tiết học này chủ yếu tìm hiểu về những nét cơ bản về tiểu sử và sự nghiệp của Phạm Bành). 
 2.3.1. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
 Để minh họa cho những vấn đề nhận thức nói trên, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm trong việc giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh qua tiết học ngoại khóa Lịch sử địa phương ở khối lớp 8 trường THCS Lê Hữu Lập (Hậu Lộc, Thanh Hóa).
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Qua tiết học, học sinh nhận thức được:
- Những nét cơ bản về các nhân vật lịch sử tiêu biểu ở địa phương huyện Hậu Lộc – Thanh Hóa: nhân sĩ yêu nước Phạm Bành, đồng chí Lê Hữu Lập – người chiến sĩ cộng sản đầu tiên của quê hương Hậu Lộc.
- Hiểu được những đóng góp quan trọng của các nhân vật lịch sử ấy đối với quê hương, đất nước.
2. Thái độ:
 Giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, lòng biết ơn đối với những người đã có công với cách mạng, phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Qua đó, định hướng cho học sinh lòng quyết tâm trong học tập, lao động để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. 
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, thuyết trình một vấn đề lịch sử.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Xây dựng kế hoạch bài dạy: Chia lớp thành 2 nhóm (mỗi nhóm từ 15 đến 20 học sinh) chuẩn bị nội dung bài học: sưu tầm các tài liệu lịch sử, thu thập những hình ảnh quá khứ và hiện tại có liên quan đến các nhân vật lịch sử: Phạm Bành, đồng chí Lê Hữu Lập
- Trước khi triển khai tiết học, giáo viên kiểm tra việc đã giao cho học sinh theo các nhóm phân công.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
 Theo sự phân công của giáo viên, các nhóm học sinh về các địa phương thu thập thông tin, sưu tầm tài liệu, cử thư kí của nhóm viết bài thuyết trình theo yêu cầu của giáo viên chuẩn bị cho tiết học:
- Nhóm 1: Tìm hiểu về nhân sĩ yêu nước Phạm Bành.
- Nhóm 2: Tìm hiểu về người chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Hậu Lộc – đồng chí Lê Hữu Lập.
C. Tổ chức các hoạt động học tập: 
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Giới thiệu nội dung và cách thức tiến hành bài học.
 Sau khi ổn định lớp, tôi giới thiệu bài học bằng cách cách khái quát cho các em một vài nét về quê hương Hậu Lộc – một vùng quê tuy nghèo nhưng giàu lòng yêu nước, được thể hiện qua nhiều nhân vật lịch sử, nhiều hành động thực tế Sau đó, tôi nêu cách thức tiến hành bài học: Chúng ta đã chuẩn bị cho tiết học theo những yêu cầu của thầy giao cho 2 nhóm ở tiết học tuần trước. Trong tiết học này, cô trò ta sẽ hoàn thành yêu cầu tiết học bằng cách: Trên cơ sở kết quả sản phẩm của mình, yêu cầu nhóm trưởng mỗi nhóm lên thuyết trình sản phẩm của nhóm mình rồi chúng ta đi đến chốt những nội dung cơ bản nhất. 
3.3. Tiến trình bài học.
* HOẠT ĐỘNG 1: 
1. Phạm Bành (1825 – 1877).
- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, phân tích.
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV yêu cầu trưởng nhóm 1 trình bày bài thuyết trình về tiểu sử và những hoạt động yêu nước của nhà đốc học Phạm Bành cho cả lớp nghe. Bài thuyết trình được trình bày trong 5 phút như sau: (Đây là sản phẩm của học sinh) 
 “Phạm Bành quê ở làng Trương Xá (nay thuộc xã Hoà Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá), đậu cử nhân khoa Giáp Tý (1864). Ông làm quan đến chức Án sát tỉnh Nghệ An, là người nổi tiếng thanh liêm và biết quan tâm đến đời sống nhân dân.
 Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông bỏ quan về quê cùng với Hoàng Bật Đạt mộ quân khởi nghĩa. Giữa năm 1886 ông được cử cùng với  một số tướng lĩnh khác xây dựng căn cứ Ba Đình nhằm bảo vệ cửa ngõ miền Trung Việt Nam và làm bàn đạp đánh địch ở đồng bằng. Lập căn cứ Ba Đình (Nga Sơn, Thanh Hoá) nghĩa quân có thể kiểm soát và khống chế đường số 1(là con đường đi yết hầu của địch từ Bắc vào Nam), hơn nữa địa thế nơi đây rất thuận lợi cho việc xây dựng một căn cứ phòng ngự kiên cố và từ đó nghĩa quân có thể toả ra ngăn chặn những hoạt động của địch ở khu vực giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, chặn đánh các đoàn quân vận tải trên đường. Những hoạt động của nghĩa quân đã gây cho địch nhiều thiệt hại, các tuyến đường giao thông của địch bị tê liệt.
 Sau những thất bại nặng nề ở Ba Đình, thực dân Pháp chủ trương tập trung đủ mọi binh chủng, có pháo binh yểm trợ đã tiến hành bao vây và mở nhiều đợt tấn công căn cứ Ba Đình. Mặc dù tuổi già sức yếu (lúc này ông đã 60 tuổi) nhưng Phạm Bành luôn có mặt ở trận địa, nơi nguy hiểm nhất để động viên và khích lệ các nghĩa binh chiến đấu. "Hình ảnh một ông già tóc bạc phơ, mình mặc áo tứ thân lưng thắt nhiễu đỏ vai đeo kiếm vác loa đi thăm từng công sự dưới làn mưa bom của quân thù” đó có tác dụng nâng cao tinh thần chiến đấu, đoàn kết của nghĩa quân.
Sau khi Ba Đình thất thủ, ông đưa nghĩa quân rút về căn cứ dự phòng ở Mã Cao (huyện Yên Định) ngay đêm 20 tháng 2 năm 1887, rồi lánh về quê. Ông bị địch truy lùng, treo giải thưởng cho những ai bắt được ông. Chúng bắt mẹ và con ông đem ra đánh đập, ép phải gọi ông ra đầu thú. Vì thương mẹ già và con nhỏ ông đã vờ ra hàng để cứu mẹ và con. Sau khi mẹ và con được tha. Ông đã uống thuốc độc tự tử để tỏ lòng "Trung quân ái quốc”. Ông mất đi để lại cho nhân dân trong vùng, các chiến hữu, bạn bè, các danh sĩ bấy giờ những tình cảm đau thương mến phục. Nhiều người đã làm thơ ca ngợi và tưởng nhớ ông:
"Quân tử trọn đời lòng vẫn trắng
Tướng quân dù chết mặt còn hăng".
 Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên yêu cầu những học sinh khác trong nhóm nêu những nội dung cơ bản bằng một số câu hỏi:
Câu hỏi 1: Nêu rõ một số nét tiêu biểu về tiểu sử của Phạm Bành? 
Câu hỏi 2: Nêu những hoạt động tiêu biểu của Phạm Bành?
Câu hỏi 3: Hãy rút ra những đóng góp tiêu biểu của Phạm Bành đối với sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước?
Câu hỏi 4: Qua việc tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Phạm Bành em hãy đánh giá về nhân vật lịch sử này của quê hương Hậu Lộc? Em đã học tập được những gì từ Phạm Bành? Em nên có những suy nghĩ và hành động gì trước sự hi sinh của ông? 
Ở mỗi câu hỏi, giáo viên yêu cầu 1 đến 2 em trả lời, nhận xét rồi trên cơ sở đó giáo viên chốt những nội dung cơ bản nhất. 
* Vài nét tiểu sử:
- Phạm Bành (1825 – 1877) quê ở làng Trương Xá (nay là xã Hoà Lộc) huyện Hậu Lộc - Thanh Hoá. Ông sinh ra trong một gia đình quan chức có truyền thống hiếu học, yêu nước thương nòi. 
- Năm 1867 ông đỗ cử nhân, sau đó ra làm Đốc học rồi Án Sát ở Nghệ 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_giao_duc_long_yeu_que_huong_dat_nuoc_thong.doc