SKKN Kinh nghiệm dạy học tiết ngoại khóa về chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh là người dân tộc thiểu số ở trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước
Đổi mới phương pháp dạy học GDCD nói riêng và các môn học khác nói chung đã và đang diễn ra một cách toàn diện và đồng bộ từ nội dung chương trình, nội dung sách giáo khoa, cách kiểm tra đánh giá học sinh cũng như đổi mới các phương pháp, kĩ thuật dạy học. nhằm phát huy tính tích cực, tự giác chủ động của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Dạy hoạt động ngoại khóa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách học sinh. Đây là một trong những phương pháp dạy học rất hiệu quả và là nguồn bổ sung, làm phong phú cho hệ thống phương pháp dạy học đặc biệt đối với chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội.
Chủ đề “ phòng chống tệ nạn xã hội”. là nội dung quan trọng trong chương trình GDCD lớp 8 học kì II. Chủ đề này được dạy với thời lượng ít mà nội dung kiến thức quá khó. Các ngữ liệu được đưa ra phân tích trong thời lượng của các tiết học ngắn và khó. Giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh xem xét một vài ngữ liệu tiêu biểu, còn lại hướng dẫn học sinh tự làm ở nhà.
Mặt khác trong quá trình giảng dạy cho thấy một bộ phận giáo viên còn khá lúng túng, vướng mắc, trong cách thức tổ chức tiết dạy “Ngoại khóa”. Từ đó sự hiểu biết của học sinh cũng chưa thực sự hiệu quả. Vấn đề ở đây là giáo viên phải xác định được tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch với chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC NGOẠI KHÓA VỀ CHỦ ĐỀ PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ BÁ THƯỚC Người thực hiện : Lê Thị Giang Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Dân tộc Nội trú SKKN thuộc lĩnh vực ( môn): GDCD THANH HÓA NĂM 2017 I. Mở đầu 1.1.Lí do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học GDCD nói riêng và các môn học khác nói chung đã và đang diễn ra một cách toàn diện và đồng bộ từ nội dung chương trình, nội dung sách giáo khoa, cách kiểm tra đánh giá học sinh cũng như đổi mới các phương pháp, kĩ thuật dạy học... nhằm phát huy tính tích cực, tự giác chủ động của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức. Dạy hoạt động ngoại khóa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách học sinh. Đây là một trong những phương pháp dạy học rất hiệu quả và là nguồn bổ sung, làm phong phú cho hệ thống phương pháp dạy học đặc biệt đối với chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội. Chủ đề “ phòng chống tệ nạn xã hội”. là nội dung quan trọng trong chương trình GDCD lớp 8 học kì II. Chủ đề này được dạy với thời lượng ít mà nội dung kiến thức quá khó. Các ngữ liệu được đưa ra phân tích trong thời lượng của các tiết học ngắn và khó. Giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh xem xét một vài ngữ liệu tiêu biểu, còn lại hướng dẫn học sinh tự làm ở nhà. Mặt khác trong quá trình giảng dạy cho thấy một bộ phận giáo viên còn khá lúng túng, vướng mắc, trong cách thức tổ chức tiết dạy “Ngoại khóa”. Từ đó sự hiểu biết của học sinh cũng chưa thực sự hiệu quả. Vấn đề ở đây là giáo viên phải xác định được tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch với chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Tệ nạn xã hội ngày nay đã trở thành mối lo ngại của toàn xã hội, đe dọa sự bình yên của mỗi người, mỗi nhà, hủy hoại những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gây cản trở đến sự phát triển của đất nước. Đáng lo ngại hơn tệ nạn xã hội đã thâm nhập vào thế giới học đường, đặc biệt là cả những trường chuyên biệt như trường THCS Dân tộc nội trú lấy đi tuổi thơ trong sáng của các em học sinh. Đã không ít học sinh vì ham chơi, thiếu hiểu biết mà đã bị lôi kéo, dụ dỗ rơi vào vòng xoáy của tệ nạn xã hội lúc nào không biết. Thực hiện xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh, nhiệm vụ đặt ra cho mọi cấp mọi ngành là đẩy lùi tệ nạn xã hội, đặc biệt là phải ngăn ngừa sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào thế giới học đường. Để thực hiện điều đó Bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội vào chương trình GDCD lớp 8, nhằm hướng các em đến những thái độ và hành vi đúng đắn trong việc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. Là giáo viên dạy môn GDCD tại trường THCS Dân tộc nội trú hơn 20 năm khi học sinh của mình là các em học sinh dân tộc sống ở các địa bàn vùng sâu vùng cao trong huyện được chọn về trường để đào tạo với mục đích là đào tạo ra nguồn nhân tài cho các địa phương vì vậy mà tôi luôn luôn trăn trở, tìm tòi, làm thế nào để giáo dục học sinh lối sống lành mạnh, có hiểu biết để tránh xa các tệ nạn xã hội. Ngoài một tiết học chính khóa với thời lượng 45 phút cần tiến hành dạy tiết ngoại khóa về chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội bằng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tương tác của học sinh. Qua tiết ngoại khóa các em được giao lưu học hỏi, được bộc lộ những hiểu biết và khả năng của bản thân, được hợp tác với bạn bè để từ đó các em có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội trên chính quê hương mình. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Kinh nghiệm dạy học tiết ngoại khóa về chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh là người dân tộc thiểu số ở trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước” 1.2. Mục đích nghiên cứu. Thực hiện đề tài này nhằm mục đích nâng cao chất lượng việc dạy và học môn GDCD nói chung, đối với các tiết dạy ngoại khóa nói riêng. Từ đó có những cách thức và phương pháp phù hợp để giúp các em có hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng toàn diện hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng là các em học sinh ở lớp 8 trường THCS Dân tộc nội trú Bá Thước, ở độ tuổi 13- 14. Nhưng khó khăn nhất là vốn hiểu biết về tệ nạn xã hội đối với học sinh dân tộc. Trên cơ sở đó tôi đã lựa chọn dạy học tiết ngoại khóa về chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội trong chương trình GDCD lớp 8 để vận dụng vào chương trình dạy học của mình mà đặc biệt là đối với học sinh là người dân tộc thiểu số. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Năm học 2015 – 2016 và năm học 2016 – 2017 tôi và một số đồng chí cùng trong bộ môn trao đổi, thống nhất áp dụng một số phương pháp, kinh nghiệm vào giảng dạy ở 2 lớp 8 của nhà trường có so sánh đối chiếu với cách học lâu nay vẫn áp dụng. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. Trong các năm học gần đây theo yêu cầu của chuyên môn, chúng tôi đã nắm bắt sự triển khai theo tinh thần chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo, Phòng giáo dục và Đào tạo về môn GDCD, chúng tôi đã tổ chức các chuyên đề về cách soạn và dạy môn GDCD. Từ đó tôi mạnh dạn đề xuất, thảo luận một số ứng dụng trong khi dạy môn GDCD ở khối lớp 8 về cách dạy những bài ngoại khóa dành riêng cho học sinh là người dân tộc thiểu số. Riêng những phần nêu dưới đây chúng tôi đã dạy thử nghiệm ở một số đồng chí giáo viên trên lớp và sinh hoạt tổ, nhóm cặn kẽ, trao đổi cụ thể từng bước soạn và lên lớp áp dụng cho 2 lớp 8A, 8B năm học 2015 – 2016 và năm học 2016 - 2017. Chính kết quả thu được đại trà ở 2 lớp 8 của trường chúng tôi đã khích lệ tôi trình bày đề tài này. II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Môn GDCD có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh, nó có vai trò giáo dục tư tưởng tình cảm, lối sống đạo đức mà nhờ đó là nền tảng, động lực cho sự phát triển đúng đắn của thế hệ trẻ, giúp các em có đủ bản lĩnh để đương đầu với những thách thức của cuộc sống, hoàn thiện bản thân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, nội dung phương pháp dạy học của môn học phải không ngừng đổi mới cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển của xã hội và đáp ứng nhu cầu phát triển nhân cách của học sinh. Một trong những yêu cầu lớn nhất của đổi mới phương pháp dạy học là dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh . Phương pháp dạy học tích cực là luôn phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Người học không chỉ tiếp nhận kiến thức một cách bị động mà chủ động lĩnh hội thông tin, suy nghĩ tìm tòi, khám phá các khía cạnh khác nhau của thông tin, biết hợp tác để cùng nhau học tập. Nắm bắt được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học khi thiết kế giáo án của buổi ngoại khóa về chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội dành riêng cho học sinh là người dân tộc thiểu số tôi đã cố gắng vận dụng những phương pháp dạy học tích cực để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. a. Thực trạng dạy các tiết ngoại khóa môn GDCD ở trường THCS Dân tộc nội trú. Trong thời gian qua việc tiến hành các tiết ngoại khóa của môn GDCD ở trường Dân tộc nội trú còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Có nhiều tiết ngoại khóa được tiến hành cũng không khác gì so với các tiết học bình thường nên không lôi cuốn đựơc học sinh. Thậm chí có nhiều giáo viên vào tiết ngoại khóa thì chỉ cho học sinh vài câu hỏi rồi tự ngồi làm hết giờ thì đánh giá năm câu ba điều là xong vì chẳng biết làm gì. Nguyên nhân: - Các tiết ngoại khóa có trong phân phối chương trình nhưng không có trong sách giáo khoa, không có nội dung và các hướng dẫn cụ thể. - Nhiều giáo viên dạy môn giáo dục công dân chưa định hình được cách tiến hành một buổi ngoại khóa như thế nào là hợp lý, chưa có tính sáng tạo khi thiết kế bài soạn các tiết ngoại khóa. - Có nhiều giáo viên vẫn cho đây là môn phụ, không cần đầu tư nhiều, ai dạy cũng được, vì vậy đối với những giáo viên không chuyên yêu cầu họ dạỵ tiết ngoại khóa cho tốt là rất khó. Bản thân tôi khi mới tiến hành tổ chức ngoại khóa cũng rất lúng túng, chưa biết phải làm như thế nào cho hợp lí. Qua quá trình giảng dạy rất nhiều năm ở trường này bản thân tôi đã học hỏi và rút ra được một số kinh nghiệm: để “Tổ chức dạy học ngoại khóa về chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội” cho học sinh là người dân tộc thiểu số, sao cho có hiệu quả hơn. Vì vậy trong khuôn khổ đề tài tôi xin được trình bày những giải pháp cá nhân của tôi trong việc tổ chức dạy học tiết ngoại khóa về chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh dân tộc thiểu số ở ( tiết 32; 33 chương trình GDCD lớp 8) bằng các phương pháp dạy học tích cực. b. Thực trạng học sinh trường THCS Dân tộc Nội trú Trường THCS Nội trú huyện Bá Thước nằm trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá, thuộc 62 huyện nghèo của cả nước, kinh tế còn thấp kém, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Bá Thước có 23 đơn vị hành chính, bao gồm 22 xã và 01 thị trấn, dân số toàn huyện có trên 22.000 hộ với hơn 103.000 nhân khẩu, bao gồm 3 dân tộc chủ yếu sinh sống trên địa bàn như: Thái chiếm 37%; Kinh chiếm 16%; Mường chiếm 47%. Mật độ dân số trung bình là 134 người/Km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0.69%. Nhìn chung, cuộc sống của người dân còn quá vất vả, tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hiện nay là 29,2 %. Trình độ dân trí vì thế cũng còn nhiều hạn chế. Tuy nhà trường đóng trên địa bàn Thị Trấn - trung tâm của huyện nhưng phần đa các em học sinh lại được tuyển từ các vùng đặc biệt khó khăn vùng sâu vùng cao về học tập vì thế mà vốn kiến thức về phòng chống các tệ nạn xã hội còn rất nhiều hạn chế. Đặc biệt các em hiểu chưa đầy đủ về tệ nạn xã hội, cũng như cách phòng chống nó như thế nào. Trường THCS Nội trú là trường đặc thù trong huyện, được tuyển chọn học sinh có học lực khá giỏi của các trường trong toàn huyện, hàng năm có 60 em được tuyển chia làm hai lớp, mỗi lớp có 30 em. Năm học 2014 - 2015 học sinh khối 8 của trường có 60 em, năm 2015 – 2016 học sinh khối 8 của trường có 60 em, đa số ở lứa tuổi từ 13 đến 14 được tiếp thu những kiến thức GDCD như Tệ nạn xã hội cũng còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là học sinh khi tiếp cận với bộ môn GDCD các em rất ngại học phần Pháp luật hơn nữa đối với chủ đề tệ nạn xã hội các em vừa rộng vừa khó các em lại càng ngại học hơn nữa đặc biệt là những tiết dạy học ngoại khóa trong chương trình không có sách hướng dẫn và sách tham khảo nên việc dạy các tiết học này rất khó khăn đối với giáo viên, không có gì làm chuẩn chính vì vậy mà giáo viên cứ phải mày mò mỗi người tự tìm tòi một cách dạy riêng cho mình nên rất khó cho học sinh vì vậy mà học sinh học phần này cảm thấy rất nhàm chán, buồi tẻ, đơn điệu, không nắm vững kiến thức, qua khảo nghiệm một số năm ở một số tiết dạy về hoạt động ngoại khóa về “ Phòng chống tệ nạn xã hội” ở lớp 8 số học sinh không nắm được bài còn rất nhiều . Kết quả điểm khảo sát kiến thức về Phòng chống tệ nạn xã hội năm học 2013 – 2014 và năm học 2014 – 2015 ở 2 lớp 8 môn GDCD như sau: Năm học 2013 - 2014 Lớp Sĩ số Điểm 9 - 10 7 - 8,5 5 - 6,5 3 - 4,5 0 - 2,5 SL % SL % SL % SL % SL % 8A 30 0 0 2 6,7 23 76,6 5 16,7 0 0 8B 30 0 0 1 3,4 23 76,6 6 20 0 0 Năm học 2014 - 2015 Lớp Sĩ số Điểm 9 - 10 7 - 8,5 5 - 6,5 3 - 4,5 0 - 2,5 SL % SL % SL % SL % SL % 8A 30 0 0 3 10 22 73,3 5 16,7 0 0 8B 30 0 0 2 6,7 21 70 7 23,3 0 0 Bên cạnh những mặt yếu cùng với nhiều khó khăn, song các em ở trường THCS Nội trú Bá Thước cũng có nhiều ưu điểm đáng khích lệ, các em đang ở độ tuổi hiếu động, thích tìm tòi tranh luận, trường lại có bề dày về thành tích học tập, đó là cơ sở để thúc đẩy các em học tập tốt. Tóm lại: căn cứ vào hai cơ sở trên tôi đã đi sâu vào tìm tòi nghiên cứu để thay đổi các hình thức tổ chức học tập cho học sinh của nhà trường làm sao cho phù hợp với đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số và thực tế tình hình địa phương nhằm giúp các em tiếp thu bài tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng môn học. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Giải pháp 1: Công tác chuẩn bị: Để tiến hành dạy tiết ngoại khóa cho học sinh dân tộc thiểu số thành công nhất thiết phải có sự chuẩn bị chu đáo của cả giáo viên và học sinh. Giáo viên: Cần nắm chắc các qui định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội, các tư liệu có liên quan đến tệ nạn xã hội. Thiết kế bài dạy thật chu đáo.Chuẩn bị các thông tin, số liệu, hình ảnh về tệ nạn xã hội, các văn bản pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội, các phương tiện dạy học như máy chiếu, trang phục, các dụng cụ để sắm vai và phần thưởng cho học sinh Chia lớp thành 4 tổ nhóm giao nhiệm vụ cho các tổ nhóm ở nhà. Học sinh: Ôn tập, tìm hiểu thêm về kiến thức phòng chống tệ nạn xã hội, Tìm hiểu tình hình tệ nạn xã hội và công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội trong nước và ở địa phương Thanh Hóa và cụ thể là ở trên địa bàn Huyện Bá Thước. Chuẩn bị các đạo cụ đơn giản phục vụ cho các trò chơi. Trang trí phòng học, sắp xếp bàn ghế gọn sang 2 bên , có hoa tươi và khăn trải bàn. Giải pháp 2 : Kinh nghiệm sử dụng thiết bị dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là đổi mới phương tiện dạy học và cũng không có nghĩa là dùng nhiều phương tiện dạy học mà điều quan trọng là sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lí và có hiệu quả. Khi sử dụng phương tiện dạy học cần gắn bó hữu cơ với phương pháp dạy học, hỗ trợ cho các hoạt động dạy học.Vì vậy khi đưa ra phương tiện dạy học cần phải đúng lúc, đúng chỗ, tránh tùy tiện. Để đáp ứng yêu cầu đó khi dạy tiết ngoai khóa về chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường chúng tôi bản thân tôi đã cố gắng sử dụng thiết bị dạy học sao cho có hiệu quả nhất. Sau khi giới thiệu bài tôi đã trình chiếu các hình ảnh tệ nạn xã hội cùng với tiếng nhạc rùng rợn điều đó đã thực sự gây cảm xúc mạnh cho học sinh. Cho học sinh xem xong một lượt tất cả những hình ảnh trên tôi quay trở lại khai thác nội dung từng hình ảnh một bằng cách đặt câu hỏi. Biện pháp 1: Đặt câu hỏi: Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến những vấn đề gì trong xã hội? Cứ mỗi hình ảnh hiện lên tôi lại mời một học sinh đứng dậy trả lời. Học sinh 1: Cờ bạc làm tan cửa nát nhà, lấy đi hạnh phúc của bao gia đình. Học sinh 2: Tử thần ập đến với những kẻ tiêm chích ma túy. Học sinh 3: Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến HIV-AIDS HÌNH 4 Học sinh 4: Cái chết rùng rợn bởi bàn tay của kẻ sát nhân máu lạnh. Học sinh 5: Kết cục tất yếu của những kẻ coi thường pháp luật. Học sinh 6: Sự ân hận muộn màng của những kẻ lầm đường lạc lối và giọt nước mắt khổ đau trên khuôn mặt héo hon của người mẹ già và những đứa con thơ. Biện pháp 2: Sau khi cho học sinh tìm hiẻu nội dung của các hình ảnh trên tôi đặt câu hỏi . Em có suy nghĩ gì sau khi xem những hình ảnh trên? HS: Em thấy tệ nạn xã hội đáng sợ vô cùng, nó đã làm tan nát hạnh phúc bao gia đình, gây ra bao cái chết thương tâm, làm rối loạn trật tự xã hội, làm suy thoái đạo đức, suy thoái nòi giống dân tộc... Với những hình ảnh trên trên đã thực sự để lại trong lòng học sinh những cảm xúc mạnh. Các em hiểu được tính chất nguy hiểm của tệ nạn xã hội và hậu quả khôn lường của nó. Tệ nạn xã hội khiến bao gia đình tan nát, kéo theo cả xã hội rối ren. Cờ bạc, ma túy, mại dâm đã lấy đi tuổi trẻ, ước mơ của bao thanh niên, họ chìm đắm trong mê muội. Những cuộc vui thâu đêm, những phút hoan lạc bệnh hoạn, những cuộc đua xe trái phép, những tên giết người máu lạnh...để rồi đằng sau đó là thảm cảnh của những cái chết thương tâm, căn bệnh thế kỉ HIV-AIDS, sự trừng phạt của pháp luật. Họ phải trả giá cho những sai lầm của mình. Những giọt nước mắt muộn màng của kẻ gây ra tội ác, bên cạnh những giọt nước mắt xót xa trên gương mặt tiều tụy, khổ đau của người mẹ già. Qua những hình ảnh trên tôi muốn gửi đến học sinh một bức tranh toàn cảnh về tệ nạn xã hội hiện nay và hậu quả của nó, để từ đó giúp các em có những suy nghĩ sâu sắc và hình thành ở các em thái độ lên án, đấu tranh để phòng chống tệ nạn xã hội mà đặc biệt là đối với các em là người dân tộc thiểu số mà hiện nay ở một số vùng các em ở đang còn trồng cây thuốc phiện. Như vậy những hình ảnh tôi đưa ra không phải chỉ như là một phương tiện minh họa cho bài học mà chính là để cung cấp cho học sinh những chất liệu cần thiết để các em tự hình thành nên kiến thức. Đây chính là sự đổi mới trong phương pháp dạy học mà tôi đã làm được. Giải pháp 3: Sưu tầm, khai thác và xử lí thông tin. Việc cập nhật thông tin hàng ngày là điều vô cùng quan trọng đối với việc giảng dạy môn GDCD, đặc biệt là đối với vấn đề tệ nạn xã hội. Những thông tin có tính chất thời sự nóng bỏng mới gây sự chú ý, muốn tìm hiểu của học sinh. - Để có được những thông tin trên tôi đã thường xuyên đọc báo pháp luật, báo công an, xem truyền hình, truy cập Internet.... và ghi vào sổ tay cá nhân những tin tức quan trọng có tính thời sự, dễ vận dụng vào thực tiễn dạy học. Hiện nay những thông tin về tệ nạn xã hội là rất đa dạng, không phải bất cứ thông tin nào cũng có thể đưa vào bài dạy.Việc sử dụng thông tin cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Thông tin phải bám sát bài dạy và có tính cập nhật. - Thông tin phải được chọn lọc kĩ lưỡng, có tính giáo dục, không nên sử dụng tràn lan nếu không sẽ phản tác dụng. Ngoài ra tôi còn hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu tình hình tệ nạn xã hội qua các phương tiện thông tin đại chúng, ở địa phương mình để các em có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về tình trạng tệ nạn xã hội hiện nay. Để làm được điều đó tôi chia lớp thành bốn nhóm.Yêu cầu các nhóm tìm hiểu tình hình tệ nạn xã hội và công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương em trong thời gian gần đây. Sau đây là những thông tin tôi đã vận dụng vào tiết ngoại khóa. Biện pháp 1:Giáo viên đưa những Thông tin do giáo viên cung cấp Tại phiên họp chiều ngày 23/12/2016 do thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng chống ma túy và cai nghiện ma túy theo thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Nguyễn Trọng Đàm thì: - Cả nước có 210.751 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 10, 617 người so với năm 2015. -Tình hình mua bán vận chuyển ma túy tổng hợp dạng “đá” tiếp tục tăng. Tại Hà Nội số ma túy tổng hợp bị bắt giữ chiếm 55,8% tổng số vụ, tình trạng mua bán các chất hướng thần có mức độ nguy cơ cao với các tên gọi như cỏ Mỹ, nước vui, tem giấy, bùa lưỡi gia tăng ở nhiều địa phương. - Lực lượng công an bắt giữ 13000 vụ đánh bạc, 66000 đối tượng tham gia đánh bạc.Tăng 10% so với năm 2015. - Theo báo cáo của Bộ LĐ TBXH 8 tháng đầu năm 2016 có thêm 28.677 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, có 711 tụ điểm, địa bàn phức tạp về tệ nạn mại dâm trong cả nước. Biện pháp 2: Thông tin do giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm: Tôi xin tóm lược lại những thông tin do các nhóm tìm hiểu được như sau: Trên địa bàn trong thời gian qua tình hình tệ nạn xã hội diễn biến rất phức tạp. Các tệ nạn như trộm cắp, tiêm chích ma túy các hoạt động mại dâm trá hình dưới dạng kinh doanh khách sạn, nhà hàng, quán Ka ra ô kê diễn ra thường xuyên. Riêng ở trung tâm thị trấn Cành Nàng – Huyện Bá Thước vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tệ nạn đánh bạc, chơi đề làm bao gia đình phải tan nát nhà cửa. Mặc dù các cơ quan chức năng đã tích cực vào cuộc song vẫn chưa chấm dứt được tình trạng trên. Theo số liệu thống kê của công an các xã thuộc huyện ba Thước năm 2016 - Bắt quả tang 18 vụ đánh bạc và 59 đối tượng tham gia. - Có 12 vụ trộm cắp tài sản và 18 đối tượng tham gia. - Có 10 vụ đánh người gây thương tích và 20 đối tượng tham gia. Sau khi cho học sinh trình bày những thông tin mà các em sưu tầm được tôi đặt câu hỏi. Em có nhận xét gì về tình hình tệ nạn xã hội hiện nay trên cả nước nói chung và ở địa phương em nói riêng? Học sinh:Tệ nạn xã hội đang ngày càng phức tạp và gia tăng ở trong cả nước và đang hoành hành, phá vỡ cuộc sống yên bình của người dân địa phương em... Qua việc tìm hiểu và khai thác thôn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_day_hoc_tiet_ngoai_khoa_ve_chu_de_phong_cho.doc