SKKN Kinh nghiệm dạy học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Vân Du đọc diễn cảm

SKKN Kinh nghiệm dạy học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Vân Du đọc diễn cảm

Từ bao đời nay, những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, những tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại.

 Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin, đọc càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin. Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa và văn học của Việt Nam và của nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 Ở lớp 5 mục tiêu nói trên được cụ thể hóa thành những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đối với học sinh như. Nghe: Nhận biết được thái độ tình cảm, chủ đích của người nói trong giao tiếp. Nghe và nắm được nội dung chủ đích của các bài viết về khoa học thường thức, về đạo đức, thẩm mĩ, về tình bạn,.phù hợp với lứa tuổi; bước đầu nhận xét, đánh giá được một số thông tin đã nghe. Nghe và nắm được đại ý, đề tài của các tác phẩm (hoặc các trích đoạn) văn xuôi, thơ, kịch; bước đầu biết nhận xét về nhân vật và những chi tiết có giá trị nghệ thuật trong tác phẩm; nhớ và kể lại được nội dung tác phẩm. Biết dùng lời nói phù hợp với các quy tắc giao tiếp trong gia đình, trong nhà trường và nơi công cộng. Biết giải thích thêm vấn đề đang trao đổi, tán thành, hay bác bỏ một ý kiến. Biết phát triển một chủ đề đơn giản trước lớp, biết cách giới thiệu về lịch sử, văn hóa, về các nhân vật tiêu biểu,. của địa phương với khách, thuật lại được câu chuyện đã học hoặc một sự kiện đã biết, bước đầu có kĩ năng thay đổi ngôi kể.

 

docx 17 trang thuychi01 12631
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Vân Du đọc diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Từ bao đời nay, những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, những tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại.
	Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin, đọc càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin. Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa và văn học của Việt Nam và của nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Ở lớp 5 mục tiêu nói trên được cụ thể hóa thành những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đối với học sinh như. Nghe: Nhận biết được thái độ tình cảm, chủ đích của người nói trong giao tiếp. Nghe và nắm được nội dung chủ đích của các bài viết về khoa học thường thức, về đạo đức, thẩm mĩ, về tình bạn,...phù hợp với lứa tuổi; bước đầu nhận xét, đánh giá được một số thông tin đã nghe. Nghe và nắm được đại ý, đề tài của các tác phẩm (hoặc các trích đoạn) văn xuôi, thơ, kịch; bước đầu biết nhận xét về nhân vật và những chi tiết có giá trị nghệ thuật trong tác phẩm; nhớ và kể lại được nội dung tác phẩm. Biết dùng lời nói phù hợp với các quy tắc giao tiếp trong gia đình, trong nhà trường và nơi công cộng. Biết giải thích thêm vấn đề đang trao đổi, tán thành, hay bác bỏ một ý kiến. Biết phát triển một chủ đề đơn giản trước lớp, biết cách giới thiệu về lịch sử, văn hóa, về các nhân vật tiêu biểu,... của địa phương với khách, thuật lại được câu chuyện đã học hoặc một sự kiện đã biết, bước đầu có kĩ năng thay đổi ngôi kể. 
 Đối với lớp 5 tốc độ đọc tối thiểu khoảng 120 tiếng/ phút, biết đọc phù hợp với các loại văn bản khác nhau (nghệ thuật,hành chính, khoa hoc, báo chí,...) biết đọc một màn kịch hoặc một vở kịch ngắn có giọng đọc phù hợp với nhân vật và tình huông kịch, biết đọc diễn cảm một bài thơ đã thuộc hoặc một bài văn đã học. Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng. 
	Tuy nhiên trong thực tế, ở trường Tiểu học, việc dạy đọc bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn. Kết quả học đọc của các em cơ bản mới dừng lại ở đọc to, rõ ràng mà chưa diễn cảm. Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Giáo viên tiểu học cũng còn một số lúng túng khi dạy tập đọc như: cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào? Làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh? Làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn? Làm thế nào để các em hiểu văn bản được đọc? Làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu ? Làm sao để những gì được đọc tác động vào chính cuộc sống của các em ?  Đó là những trăn trở của tôi trong mỗi giờ tập đọc nói riêng và trong dạy học nói chung. Tôi đã tìm tòi, học hỏi đưa ra một số biện pháp áp dụng vào thực tế và đã mang lại kết quả vì thế tôi mạnh dạn chia sẻ với bạn bè, đồng “Kinh nghiệm dạy học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Vân Du đọc diễn cảm”.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
	Đưa ra các biện pháp góp phần giúp học sinh lớp 5 đọc diễn cảm.
III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
-Tìm hiểu thực trạng đọc diễn cảm của học sinh.
-Nguyên nhân cơ bản khiến cho học sinh chưa đọc được diễn cảm.
- Đề ra những biện pháp giúp học sinh đọc diễn cảm 
- Rút ra những kinh nghiệm trong dạy học tập đọc đối với học sinh lớp 5 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
-Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận.
- Phương pháp quan sát điều tra thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích kết quả, so sánh tổng hợp.
B. NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
	Dạy học Tập đọc được dựa trên những cơ sở khoa học. Nó phải dựa vào những kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học, văn học, sư phạm học, tâm lí ngữ học để xây dựng, xác lập nội dung và phương pháp dạy học. Để tổ chức dạy đọc cho học sinh, cần hiểu rõ quá trình đọc đã diễn ra như thế nào. Đọc là biến hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh để người đọc, người nghe hiểu được những điều mà tác giả nói qua chữ viết. Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. Đọc gồm có đọc thành tiếng và đọc hiểu. Mục đích của đọc thành tiếng là chuyển đổi chính xác và ngày càng nhanh các kí hiệu văn tự thành kí hiệu âm thanh. Khi đọc hiểu, mục đích của người đọc là làm rõ nghĩa các kí tự, làm rõ nội dung và mục đích thông báo của văn bản. Lúc này quá trình đọc không chỉ là sự vận động của cơ quan thị giác và cơ quan phát âm mà còn là sự vận động của trí tuệ. Vì vậy , đọc có ý thức là một yêu cầu quan trọng của đọc, trở thành một kĩ năng của đọc.
	Đọc hiểu là tiếp nhận, đọc cho mình. Đọc thành tiếng khác đọc hiểu ở chỗ nó không chỉ là hoạt động tiếp nhận nhằm cho mình mà còn là hoạt động nhằm làm cho người khác cũng tiếp nhận được văn bản giống mình. Vì vậy, khi đọc thành tiếng, người đọc đã tham gia vào quá trình tái sản sinh văn bản. Lúc này người đọc còn có nhiệm vụ truyền cảm xúc của văn bản mà mình đã tiếp nhận được đến người nghe. Chính vì vậy, diễn cảm ( có người gọi là truyền cảm ) là một phẩm chất cần có của đọc thành tiếng và trở thành một yêu cầu của kĩ năng đọc. Vì thế việc rèn cho học sinh đọc diễn cảm nhất là đọc diễn cảm một bài văn, bài thơ là việc làm cần thiết trong mỗi giờ Tập đọc. 
II: THỰC TRẠNG
1.Nghiên cứu tình hình thực trạng: 
 Thực trạng hiện nay của học sinh trường tiểu học Vân Du, học sinh các lớp 5 nói chung và lớp 5A nói riêng là khi đọc các bài văn, bài thơ, hoặc các văn bản chưa thực sự thể hiện đúng sắc thái của bài mặc dù đây là lớp được đánh giá là một lớp học xuất sắc của năm học 2014-2015, hầu hết các em học sinh của lớp có ý thức học tập tốt, chăm chỉ. Tuy nhiên với một thời gian nhận lớp và trực tiếp giảng dạy học sinh của lớp bản thân tôi nhận thấy giọng đọc của các em chưa thể hiện được diễn cảm.
 Với yêu cầu cần đạt về kiến thức và kĩ năng của học sinh lớp 5, nhiệm vụ quan trọng của tập đọc là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “ đọc ” : đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc hay. Tôi luôn ý thức được rằng, việc rèn đọc cho học sinh không những giúp các em thông hiểu được nội dung của bài văn, bài thơ đó mà còn giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Thông qua việc dạy đọc làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có lợi cho các em trong cả cuộc đời. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng các em không chỉ biết đọc một cách đơn thuần mà cần phải biết đọc hay, đọc làm sao để biến tâm trạng của các nhân vật thành tâm trạng của mình. Có hóa thân như vậy thì tác phẩm mà các em đang đọc mới đi vào lòng người một cách sâu sắc. Và khi các em đã biết đọc diễn cảm cũng là lúc các em hiểu được tác phẩm một cách thấu đáo. Tôi nghĩ rằng, việc giúp phần lớn các em học sinh lớp 5 đọc diễn cảm được một bài văn, bài thơ đó chính là một thành công lớn của giáo viên khi dạy phân môn Tập đọc.Nhưng để đạt được yêu cầu đó đối với thực trạng lớp thì có cả những thuận lợi và khó khăn cụ thể:
 * Thuận lợi:
 - Về địa phương: địa phương rất quan tâm đến cơ ở vật chất của trường,tạo điều kiện để giáo viên và học sinh có một điều kiện thuận lợi nhất để giảng dạy và học tập.
 -Về nhà trường: Trường Tiểu học Vân Du là trường chuẩn quốc gia, là một trong những trường điểm của huyện Thạch Thành,cơ sở vật chất tương đối tốt và đầy đủ so với phần lớn các trường trong huyện.Ban giám hiệu nhà trường là những người có năng lực quản lí tốt.lại là trường học buổi 2/ngày nên có nhiều thời gian để rèn các em.
 -Về học sinh: Học sinh đa số ham học, chịu khó đọc bài ở nhà trước khi đến lớp.Tất cả học sinh trong lớp đều đã đọc thông thạo.Các em được trang bị cho đầy đủ sách giáo khoa Tiếng Việt tập1,tập2 và một số sách tham khảo.
 Học sinh rất hứng thú khi học những điều mới lạ trong từng bài văn, bài thơ.Các em rất chăm chú khi nghe giáo viên đọc mẫu bài tập đọc.
 -Về giáo viên: Đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn,nhiệt tình với nghề nghiệp đều có trình độ đào tạo chuẩn trở lên,có kinh nghiệm dày dặn trong giảng dạy.Bản thân tôi vốn có niềm say mê đọc sách, ham tìm tòi những bí ẩn trong các tác phẩm nên đứng trước những đôi mắt thơ ngây của các em tôi luôn tâm niệm là phải học hỏi đồng nghiệp từ phương pháp lên lớp, cách truyền thụ cùng với vốn hiểu biết rất nhỏ của mình để gieo vào lòng các em niềm say mê học tập. Vì thế tôi luôn tập phát âm giọng nói, giọng đọc của mình thật chuẩn để các em được nghe bài đọc mẫu thật hay tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng và hứng thú đối với mỗi bài tập đọc.
 -Về phụ huynh: Đa số các phụ huynh là các gia đình công chức và buôn bán nên rất quan tâm đến việc học của các em, bên cạnh đó chủ yếu là gần trường nên các em được tạo điều kiện để có nhiều thời gian trong việc học hơn.
	* Khó khăn: 
 Bên cạnh những thuận lợi trên còn có những khó khăn không phải dễ khắc phục.
 - Học sinh Vân Du là con em của nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hoá nên giọng nói không đồng đều, có những lỗi phổ biến về phương ngữ.
	- Học sinh phát âm tiếng phổ thông không chuẩn, mang bản sắc địa phương quá nhiều. Ví dụ: các em phát âm những tiếng có âm a, i thì thường đai giọng hoặc các tiếng có nguyên âm đôi iê,uô,uơ Thường khuyết âm. Phát âm sai các tiếng có phụ âm đầu ch - tr, x - s, r - d, đọc chưa đúng ( chưa phân biệt ) các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã. Việc phát âm sai này của học sinh đã gây không ít khó khăn trong các tiết dạy của tôi. Làm thế nào đây ? Đó là điều trăn trở lớn nhất của tôi trong mỗi tiết dạy phân môn Tập đọc.
	- 100% học sinh đọc thông thạo nhưng số em đọc đúng ngữ điệu, trọng âm dẫn đến đọc diễn cảm bài văn, bài thơ quá ít không đáp ứng được yêu cầu về kĩ năng đọc của học sinh lớp 5.
	- Khi đọc những bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu dài có cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Ví dụ như những câu “ Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi ” ( Quang cảnh làng mạc ngày mùa -Tiếng Việt 5 tập 1) Học sinh có thể mắc lỗi ngay ở câu ngắn do các em chưa nắm được quan hệ ngữ pháp của các từ. Lúc này, các em thường ngắt giọng để lấy hơi một cách tùy tiện mà không tính đến nghĩa tạo ra, ví dụ như: “Mấy học trò/ cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý” ( Nghĩa thầy trò -Tiếng Việt 5 tập 2 ).
	- Khi đọc thơ, học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ. Ví dụ:
 Em yêu / màu xanh
 Đồng bằng, rừng núi
 Biển đầy / cá tôm
 Bầu trời / cao vợi.
 ( Sắc màu em yêu -Tiếng Việt 5 tập 1 )
 - Khi đọc, giọng đọc của nhiều học sinh chưa đảm bảo trường độ và cao độ. 
 - Lớp tôi phụ trách là lớp 5A, gồm 26 học sinh, đọc thông thạo 100%.
Đọc diễn cảm trong tổng số 26 em:
Số lượng
Tỉ lệ
Đọc diễn cảm 
6
23%
Chưa đọc được diễn cảm
20
77%
2.Nguyên nhân và kết quả của thực trạng: 
Khi tiếp xúc với lớp, tôi đã phát hiện những khó khăn nêu trên, tôi rất băn khoăn: Nguyên nhân nào dẫn đến học sinh mắc những lỗi ấy ? Qua quá trình tìm hiểu tôi đã tìm ra được một số nguyên nhân:
	- Trước hết phải nói đến giáo viên:
	+ Giáo viên mới chỉ quan tâm đến việc dạy cho học sinh đọc một cách thông thạo chứ không cần biết đến việc học sinh có đọc diễn cảm hay không. Đôi khi giáo viên chỉ đơn thuần nghĩ rằng ở tiểu học việc đọc diễn cảm một bài văn, bài thơ là không cần thiết mà không biết rằng chính những bài văn, bài thơ bậc tiểu học mới là những bài nhớ nhất, đáng yêu nhất tác động đến tâm hồn thơ ngây của các em học sinh một cách sâu sắc nhất bằng việc được nghe hay được đọc bài văn, bài thơ đó với tất cả cảm xúc của mình.
	+ Mặt khác, giáo viên có thể còn lúng túng khi hướng dẫn đọc cho học sinh. Đôi khi chỉ thụ động hướng dẫn học sinh đọc như sách giáo khoa đã hướng dẫn mà không tính đến những yêu cầu khác cao hơn.
	+ Giáo viên chưa chú trọng việc đọc diễn cảm ở trường tiểu học mà lại đi quá sâu vào việc tìm hiểu bài tập đọc, biến giờ tập đọc thành giờ giảng văn tạo cảm giác nhàm chán cho học sinh. Trong giờ học, số học sinh được đọc bài ít, chính vì thế giáo viên không chữa được những lỗi mà học sinh thường mắc phải.
	- Về phía học sinh : Phần lớn các em đọc chưa đúng và chưa diễn cảm. Các em đọc tác phẩm một cách định tính, ngắt dấu câu, ngắt câu theo thói quen chứ không để ý đến ý nghĩa. Hoặc các em đọc to, rõ ràng nhưng lại đọc với giọng đều đều không có trọng âm.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Giải pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh
Giải pháp 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh đọc không hay, không diễn cảm.
Giải pháp 3: Phân loại giọng đọc của học sinh.
Giải pháp 4: Kích thích, gây hứng thú cho học sinh học tập.
Giải pháp 5: Đưa ra các biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
Giải pháp 6:Kịp thời khen thưởng, khích lệ học sinh.
Giải pháp 7: Phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục.
Giải pháp 8: Tham mưu cho nhà trường, tổng phụ trách tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có những nội dung để các em được thi đọc diễn cảm.
2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
 Biện pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh
Tổng số lớp có 26 em trong đó có 20 em chưa đọc được diễn cảm nên tôi đã phân loại các đối tượng ra, cụ thể:
 + 7 em không biết đọc ngắt ở các câu dài.Gồm: Quỳnh,Trâm, Giang, Huyền, Thảo, Nam, Phương. 
 + 6 em chưa biết đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.Gồm: Nguyên, Thành, Toàn, Trần Ly, Yến Ly, Kim Chi.
 + 7 em chưa biết đọc ngắt nhịp các bài thơ theo từng thể loại.Gồm: Dũng, Ngọc, Vân Ly, Kiên, Ánh, Dung, Hùng.
	Biện pháp 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh đọc không hay, không diễn cảm.
	Qua các giờ tập đọc, tôi thấy học sinh đọc không hay, không diễn cảm là do các nguyên nhân sau: 
- Trước hết do các em đọc chưa đúng, phát âm chưa chuẩn, còn đọc theo tiếng địa phương, ngắt nghỉ hơi tùy tiện, đọc chưa lưu loát. Ví dụ: Các em đọc còn chưa đúng các âm vần dễ lẫn: ch - tr, s - x, r - d, uôi - ui, ươi - ưi ..., thường sai các tiếng có thanh hỏi - thanh ngã, đọc còn ê a. 
- Các em chưa hiểu, chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong nội dung bài văn, bài thơ.
- Các em chưa có ý thức để tự rèn luyện, tự khắc phục cách đọc diễn cảm của bản thân. 
Tìm hiểu được những điểm yếu và nguyên nhân, trách nhiệm của người giáo viên tiểu học là phải ra sức học tập để có kiến thức chuẩn bị tốt cho các em hành trang để các em bước vào bậc học tiếp theo và cuộc sống sau này. Tôi đã lập ra hướng khắc phục nhằm nâng cao khả năng đọc diễn cảm cho học sinh.
	 Để giúp cho học sinh địa phương đọc đúng tiếng phổ thông, phát âm chuẩn những tiếng có âm, vần, dấu thanh mà địa phương các em phát âm sai, trước hết giáo viên phải nói tiếng phổ thông, phát âm chuẩn tất cả các tiếng. Sau đó qua từng bài tập đọc kiểm tra từng em, sửa chữa cho từng em, tập cho các em một thói quen tự sửa sai cho mình. Tôi luôn tự động viên mình hãy cố gắng và luôn nghĩ rằng không có việc gì khó, chỉ cần lòng kiên trì rồi sẽ dẫn đến thành công.
	Biện pháp 3: Phân loại giọng đọc của học sinh.
	 Trong giờ tập đọc tôi đã theo dõi sát việc đọc của học sinh nhất là lúc các em đọc thành tiếng để phân loại giọng đọc của từng học sinh: giọng khỏe, thì phân công các em đọc với những nhân vật mạnh mẽ hoặc các câu dài có cường độ cao. Giọng yếu thì cho các em đọc đọc lời những nhân vật nhẹ nhàng hoặc đọc những câu có cường độ thấp,như vậy cần lập ra kế hoạch hướng dẫn cách đọc cho từng loại giọng. Trong giờ học, giáo viên cần động viên, khuyến khích các em để các em thấy rằng việc đọc là nhiệm vụ của học sinh tiểu học. Luôn gần gũi, giúp đỡ để các em cảm thấy tự tin hơn khi được thầy cô gọi đọc bài.
	Biện pháp 4: Kích thích, gây hứng thú cho học sinh trong học tập.
	Để gây hứng thú cho học sinh trong giờ tập đọc, trước hết là việc đọc mẫu của giáo viên. Giáo viên phải có khả năng đọc diễn cảm tốt, đọc hay vì qua việc giáo viên đọc mẫu sẽ gây hứng thú ban đầu cho học sinh đối với bài tập đọc và thôi thúc các em rèn luyện để có khả năng đọc hay, đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đó.
	 Bên cạnh đó, trong từng bài dạy tập đọc tôi rất quan tâm đến việc đọc của học sinh và công việc này là công việc chính được xuyên suốt toàn bộ tiết dạy. Hôm nào hầu hết các em cũng được đọc bài, sửa chữa một cách cẩn thận, nhưng tôi luôn cố gắng không gây cảm giác gò bó cho học sinh:
	- Tôi thường tổ chức các hình thức đọc thành tiếng như học sinh đọc trước lớp, trong nhóm, tổ (có trao đổi về cách đọc cá nhân), đọc theo cặp (1 học sinh đọc, 1 học sinh nghe và góp ý).
	- Kích thích hứng thú đọc của học sinh thông qua các trò chơi luyện đọc, thi đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc nhớ Mỗi hình thức đọc, trò chơi đều có quy định rõ ràng, nếu ai phát âm tiếng địa phương, đọc không diễn cảm bị trừ điểm. Nếu đọc một cách xuất sắc giáo viên sẽ có phần thưởng, thưởng ngay.
Biện pháp 5: Áp dụng một số biện pháp hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
	Để có được kết quả, điều quan trọng là người giáo viên phải nghiên cứu sách, đọc bài trước nhiều lần để tìm ra giọng đọc của bài văn, bài thơ. Ứng với từng khổ, từng đoạn phải đọc với giọng như thế nào thì mới có thể hướng dẫn cho học sinh của mình đọc đúng và đọc hay. Các bước hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm một bài văn, bài thơ:
	Bước 1: Hướng dẫn đọc đúng:
 Mỗi bài tập đọc, giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc đúng, phát âm chính xác tiếng phổ thông để có biện pháp sửa chữa thích hợp nếu các em đọc sai. Học sinh phải tìm được ở trong bài các tiếng, từ, cụm từ có các âm, vần hay dấu thanh mà các em hay đọc sai để sửa chữa.
Bước 2: Hướng dẫn đọc rõ ràng, mạch lạc: 
Đọc rõ từng từ, cụm từ, ngắt hơi đúng chỗ, đúng dấu câu, cường độ vừa phải ( không to quá hoặc nhỏ quá ), tốc độ đọc vừa phải. Ví dụ khổ thơ sau đây: 
“ Trên sông Đà
 	Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca
Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng ”.
 ( Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà - Tiếng Việt 5 tập1)
	Khi đọc không ngắt phách mạnh mà dùng trường độ : hơi kéo dài giọng để tạo đường ranh giới ngắt nhịp đồng thời phải đọc với giọng chậm rãi, ngân nga để thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng.
	Bước 3: Hướng dẫn đọc lưu loát: 
Giáo viên cần giúp học sinh đọc với tốc độ nhanh vừa phải, phát âm rõ ràng, mạch lạc, biết ngừng nghỉ đúng dấu câu : dấu chấm hỏi đọc cao; dấu chấm than đọc mạnh, gọn, ví dụ như các câu mang tính mệnh lệnh; dấu chấm lửng đọc chậm; dấu ngoặc đơn đọc nhanh nhẹ; dấu ngoặc kép đánh dấu những lời trích dẫn của lãnh tụ đọc trang trọng, đánh dấu những lời trích dẫn của kẻ thù đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_day_hoc_sinh_lop_5_truong_tieu_hoc_van_du_d.docx