SKKN Kinh nghiệm dạy học sinh lớp 12 giải bài tập di truyền phả hệ

SKKN Kinh nghiệm dạy học sinh lớp 12 giải bài tập di truyền phả hệ

Sinh học là một trong những ngành khoa học mũi nhọn ở thế kỉ XXI và cũng là môn khoa học tự nhiên trong các nhà trường vì thế đang được sự quan tâm của học sinh và của toàn xã hội. Kiến thức Sinh học đang bùng nổ ở tất cả các cấp độ vì thế để hiểu sâu sắc phải biết kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và làm các dạng bài tập. Vậy làm thế nào để học sinh có thể làm bài tập một cách nhanh chóng, chính xác và đạt được điểm cao trong các kì thi, đặc biệt là kì thi THPT Quốc Gia? Để góp phần giải quyết vấn đề này mỗi thầy, cô giáo chúng ta phải xác định được rằng nhất thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp nhằm trang bị tốt cho học sinh kĩ năng làm bài tạo nên niềm say mê, hứng thú từ đó học sinh chủ động học tập, học tập suốt đời và sẽ tự đi tới kiến thức của loài người.

doc 16 trang thuychi01 11350
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy học sinh lớp 12 giải bài tập di truyền phả hệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM DẠY HỌC SINH LỚP 12
GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN PHẢ HỆ
	 Người thực hiện: Mai Thị Trinh
	 Chức vụ: Giáo viên
	 SKKN thuộc môn: Sinh học
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. Mở đầu
3
1. Lí do chọ đề tài
3
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu.
3
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
4
1. Cơ sở lí luận.
4
2. Thực trạng.
4
3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết.
4
3.1. Dạng 1: Đề bài cho sẵn sơ đồ phả hệ và cho biết quy luật di truyền của tính trạng.
4
3.2. Dạng 2: Đề bài cho sẵn sơ đồ phả hệ nhưng chưa cho biết quy luật di truyền của tính trạng.
7
3.3. Dạng 3: Đề bài không cho sẵn sơ đồ phả hệ mà cho ở dạng lời văn .
9
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
13
III. Kết luận, kiến nghị
13
1. Kết luận
13
2. Kiến nghị
15
Tài liệu tham khảo
15
Danh mục các đề tài SKKN đã được hội đồng đánh giá xếp loại cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn xếp loại từ C trở lên.
16
I. MỞ ĐẦU
	Sinh học là một trong những ngành khoa học mũi nhọn ở thế kỉ XXI và cũng là môn khoa học tự nhiên trong các nhà trường vì thế đang được sự quan tâm của học sinh và của toàn xã hội. Kiến thức Sinh học đang bùng nổ ở tất cả các cấp độ vì thế để hiểu sâu sắc phải biết kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và làm các dạng bài tập. Vậy làm thế nào để học sinh có thể làm bài tập một cách nhanh chóng, chính xác và đạt được điểm cao trong các kì thi, đặc biệt là kì thi THPT Quốc Gia? Để góp phần giải quyết vấn đề này mỗi thầy, cô giáo chúng ta phải xác định được rằng nhất thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp nhằm trang bị tốt cho học sinh kĩ năng làm bài tạo nên niềm say mê, hứng thú từ đó học sinh chủ động học tập, học tập suốt đời và sẽ tự đi tới kiến thức của loài người.
1.Lí do chọn đề tài.
	Trong chương trình Sinh học lớp12 và trong kì thi THPT Quốc Gia, kì thi chọn học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay, kì thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh thường gặp các bài tập di truyền phả hệ. Đây là một trong các dạng bài tập khó và có tính phân loại thí sinh cao nên khi gặp dạng bài tập này hầu như các em đều rất lúng túng, vướng mắc, sai sót. Điểm khó của bài tập di truyền phả hệ chính là dễ gây nhầm lẫn và là đối tượng trên người nên phải căn cứ vào kiểu hình và mối quan hệ giữa các thành viên trong phả hệ để giải quyết bài toán. Qua nhiều năm giảng dạy học sinh khối 12, ôn thi kì thi THPT Quốc Gia, ôn thi học sinh giỏi cấp Tỉnh tôi đã tích lũy được kinh nghiệm trong việc dạy học sinh giải loại bài tập này vì vậy tôi chọn đề tài là: “ Kinh nghiệm dạy học sinh lớp 12 giải bài tập di truyền phả hệ ”. Với mong muốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy cho bản thân và đồng thời cung cấp cho học sinh phương pháp cụ thể về cách giải bài tập di truyền phả hệ để học sinh áp dụng giải được bài tập một cách chính xác, giải nhanh, thuần thục tránh được các sai sót, nhầm lẫn và đạt được điểm cao trong các kì thi. 
	2. Mục đích nghiên cứu.
	Đề tài này nhằm phân dạng bài tập phả hệ đồng thời tạo và định hướng về phương pháp giải các dạng bài tập di truyền phả hệ một cách rõ ràng nhất không gây áp lực khó với học sinh. 
	3. Đối tượng nghiên cứu.
 	Là học sinh lớp 12 theo học chương trình THPT.
	4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Đề tài được thực hiện nội dung kiến thức ở chương V – Di truyền học người trong chương trình chuẩn, chương trình nâng cao của Sinh học 12 và các dạng bài tập phả hệ trong đề thi THPT quốc gia các năm.
	- Đưa ra phương pháp cụ thể giải các dạng bài tập di truyền phả hệ.
	- Làm các bài tập rèn luyện kĩ năng.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	1. Cơ sở lí luận.
	Học sinh cần nắm vững các kiến thức sau: 
	- Khái niệm phả hệ và các kí hiệu thường dùng trong phả hệ.
	- Quy luật phân li: Viết được và nhớ được tỉ lệ của 6 phép lai một tính ( phải thuộc lòng như thuộc bản cửu chương) đó là AA x AA, AA x Aa, 
AA x aa, Aa x Aa, Aa x aa, aa x aa.
	- Quy luật phân li độc lập: “ Khi các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng sẽ phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử”[7].
	- Di truyền liên kết gen và hoán vị gen: Viết được các giao tử liên kết, các giao tử hoán vị và tỉ lệ mỗi loại giao tử đó.
	- Di truyền giới tính: Tỉ lệ sinh con trai: con gái = 1/2 :1/2 
	- Di truyền liên kết với giới tính: Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X di truyền chéo, gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y di truyền thẳng.
	- Toán học xác suất: Phương pháp nhân xác suất, phương pháp cộng xác suất.
	2. Thực trạng.
	Bài tập di truyền phả hệ là dạng bài tập khó, liên quan đến nhiều kiến thức như quy luật di truyền, cách tính xác suất về kiểu gen hoặc kiểu hình, sơ đồ phả hệđòi hỏi học sinh phải liên hệ kiến thức giữa các chương với nhau đề tìm phương pháp giải quyết. Tuy nhiên thực tế giảng dạy tôi thấy khi gặp dạng bài tập này thì học sinh khá, giỏi chủ yếu biết cách làm bài nhưng dễ bị nhầm lẫn trong khi làm nên dẫn đến kết quả bị sai, còn học sinh trung bình và yếu, kém thì không biết cách giải nên không làm được bài.Vì vậy tôi thiết nghĩ phải đưa ra phương pháp giải cụ thể để học sinh yếu, trung bình biết cách làm bài và làm được bài còn học sinh khá, giỏi thì làm chính xác và hạn chế được sự nhầm lẫn đáng tiếc.
	3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết.
	Tôi đưa ra các giải pháp sau:
	3.1. Dạng 1: Đề bài cho sẵn sơ đồ phả hệ và cho biết quy luật di truyền của tính trạng.
	a. Hướng dẫn làm bài:
	- Bước 1: Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn. 
	Có các cách xác định sau: (Ưu tiên chọn theo thứ tự các cách để xác định nhanh chóng)
 	+ Cách 1:Tìm cặp bố, mẹ có cùng kiểu hình mà sinh ra con có kiểu hình khác với bố, mẹ.Từ đó suy ra con có kiểu hình lặn, Bố mẹ có kiểu hình trội.
 	+ Cách 2:Tính trạng đang xét xuất hiện liên tục ở các thế hệ và chiếm số lượng lớn trong phả hệ thì tính trạng đó là trội, tính trạng còn lại là lặn. Hoặc nếu tính trạng đang xét xuất hiện cách hệ hay ngắt quãng (Tức là tính trạng bệnh xuất hiện ở thế hệ I, không xuất hiện ở thế hệ II, rồi lại xuất hiện ở thế hệ III ) thì tính trạng đó là lặn, tính trạng còn lại là trội [6]. 
	+ Cách 3: Giả sử tính trạng đó là trội hoặc lặn rồi căn cứ vào phả hệ để chấp nhận hoặc loại bỏ giả sử đó.
	- Bước 2: Quy ước gen.
	- Bước 3: “Xác định kiểu gen và tỉ lệ mang gen tính trạng đó ở bố mẹ của thế hệ cần tính xác suất” [6].
	- Bước 4: Tính xác suất xuất hiện kiểu gen hoặc kiểu hình nào đó mà đề bài yêu cầu .
	b. Bài tập rèn luyện kĩ năng:
Bài tập 1:
Sơ đồ dưới đây cho thấy phả hệ 3 đời ghi lại sự di truyền của hai tính trạng đơn gen là đường chân tóc nhọn trên trán (gọi là chõm tóc quả phụ) và dái tai phẳng, các tính trạng tương ứng là không có chõm tóc quả phụ và dái tai chúc.
	a) Xác định kiểu gen của các thành viên trong phả hệ mà em có thể xác định được. 
	b, Nếu cặp vợ chồng 8 và 9 quyết định sinh thêm con thì xác suất để đứa con này là con trai có tóc quả phụ và dái tai chúc là bao nhiêu?
Biết rằng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau và không xảy ra đột biến mới[1].
	Hướng dẫn làm bài:
	- Bước 1: Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn.
+ Xét tính trạng về tóc: 
Mẹ (8) và bố (9) đều có tóc quả phụ nhưng sinh con (12) không có tóc quả phụ → Không có tóc quả phụ là tính trạng lặn, còn có tóc quả phụ là tính trạng trội.
+ Xét tính trạng về tai: 
Mẹ (8) và bố (9) đều có dái tai chúc nhưng sinh con (11) có dái tai phẳng → Dái tai phẳng là tính trạng lặn, còn dái tai chúc là tính trạng trội.
	- Bước 2: Quy ước gen.
+ Gen A quy định có tóc quả phụ, gen a quy định không có tóc quả phụ.
+ Gen B quy định dái tai chúc, gen b quy định dái tai phẳng.
	- Bước 3: Xác định kiểu gen ở cặp vợ chồng 8 và 9 và các thành viên trong phả hệ mà có thể xác định được. 
+ Xét tính trạng về tóc: 
Con (12) không có tóc quả phụ có kiểu gen aa, nên mẹ (8) và bố (9) đều có tóc quả phụ có kiểu gen Aa.
+ Xét tính trạng về tai:
Con (11) có dái tai phẳng có kiểu gen bb, nên mẹ (8) và bố (9) đều có dái tai chúc có kiểu gen Bb
+ Kết hợp cả hai tính trạng suy ra mẹ (8) và bố (9) đều có kiểu gen AaBb.
+ Những người (3), (6), (7), (10) mang cả 2 tính trạng lặn nên có kiểu gen aabb.
+ Người con (6) kiểu gen aabb nên người bố (1) phải có kiểu gen AaBb và người mẹ (2) phải có kiểu gen aaBb.
+ Người con (10) kiểu gen aabb nên người mẹ (4) phải có kiểu gen AaBb.
	a, Vậy xác định chắc chắn kiểu gen của 9 thành viên sau:
Người (1), (4), (8), (9) kiểu gen AaBb.
Người (2) kiểu gen aaBb.
Người (3), (6), (7), (10) Kiểu gen aabb.
	- Bước 4: Tính xác suất sinh đứa con trai có tóc quả phụ và dái tai chúc của cặp vợ chồng 8 và 9.
+ Xét tính trạng về tóc:
Cặp vợ chồng 8 và 9: Aa x Aa 
 G: (1/2A : 1/2a ) (1/2A : 1/2a )
 F: 1/4AA : 2/4Aa: 1/4aa
Xác suất sinh con có tóc quả phụ là: 1/4 + 2/4 = 3/4
+ Xét tính trạng về tai: 
Cặp vợ chồng 8 và 9: Bb x Bb 
 G: (1/2B : 1/2b ) (1/2B : 1/2b )
 F: 1/4BB : 1/4Bb : 1/4bb
Xác suất sinh con có dái tai chúc là: 1/2+ 2/4 = 3/4
	b. Kết hợp cả hai tính trạng suy ra xác suất sinh con trai có tóc quả phụ và dái tai chúc của cặp vợ chồng 8 và 9 là:
 3/4 x 3/4 x 1/2 = 9/32
Bài tập 2:
	Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. 
	Cho sơ đồ phả hệ sau:?
Nam tóc quăn và không bị mù màu
Nữ tóc quăn và không bị mù màu
Nam tóc thẳng và bị mù màu
	Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa còn đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là
4/9 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/3 [2].
	Hướng dẫn làm bài:
	- Bước 1: Đề bài đã cho biết tính trạng trội, lặn.
	- Bước 2: Đề bài đã quy ước gen.
	- Bước 3: Xác định kiểu gen và tỉ lệ mang gen tính trạng đó của cặp vợ chồng 10 – 11.
+ Xét tính trạng về tóc:
Người (9), (12) có kiểu gen aa 
Người (5), (6), (7), (8) đều có kiểu gen Aa 
→ Người (10) có kiểu gen với tỉ lệ: (1/3AA : 2/3Aa) 
 Người (11) có kiểu gen với tỉ lệ: (1/3AA : 2/3Aa) 
+ Xét tính trạng về mắt:
Người đàn ông (10) có kiểu gen XBY.
Người đàn ông (8) có kiểu gen XBY.
Người phụ nữ (7) có kiểu gen XBXb (vì cô ta sinh ra con trai (12) có kiểu gen XbY).
Cặp vợ chồng 7, 8: XBXb x XBY
 G: (1/2XB : 1/2Xb ) (1/2XB : 1/2Y)
 F: 1/4XBXB : 1/4XBXb : 1/4XBY : 1/4XbY 
→ Người phụ nữ (11) có kiểu gen với tỉ lệ là (1/2XBXB : 1/2XBXb)
	- Bước 4: Tính xác suất suất sinh đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng 
10 – 11 không mang alen lặn về hai gen trên.
+ Xét tính trạng về tóc:
Cặp vợ chồng 10, 11: (1/3AA : 2/3Aa) x (1/3AA : 2/3Aa) 
 G: (2/3A : 1/3a) (2/3A : 1/3a) 
Xác suất đứa con đầu lòng không mang alen lặn là : AA = 2/3 x 2/3 = 4/9
+ Xét tính trạng về mắt:
Cặp chồng vợ 10, 11: (XBY) x ( 1/2XBXB : 1/2XBXb)
 G: (1/2XB : 1/2Y) (3/4XB : 1/4Xb)
Xác suất đứa con đầu lòng không mang alen lặn là:
 (1/2XB x 3/4XB) + (3/4XB x 1/2Y) = 6/8 = 3/4
+ Kết hợp cả hai tính trạng suy ra xác suất sinh đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng 10 – 11 không mang alen lặn về hai gen trên là: 
 4/9 x 3/4 = 1/3 
	Đáp án đúng là D.
	3.2. Dạng 2: Đề bài cho sẵn sơ đồ phả hệ nhưng chưa cho biết quy luật di truyền của tính trạng. 
	 a. Hướng dẫn làm bài:
	- Bước 1: Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn( như bước 1 của dạng 1)
	- Bước 2: Quy ước gen.
	- Bước 3: Xác định quy luật di truyền của tính trạng.
Có các cách xác định sau:
	+ Những tính trạng : “ Bệnh mù màu đỏ và màu lục, máu khó đông do những gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định “[8]. Còn những tính trạng: Bạch tạng, bệnh phêninkêtô niệu, tóc thẳngdo gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. 
	+ Nếu tính trạng xuất hiện ở cả 2 giới → loại bỏ trường hợp gen nằm trên nhiễm sắc thể Y.
	+ Nếu Bố có tính trạng trội mà sinh con gái có tính trạng lặn hoặc mẹ có tính trạng lặn mà sinh con trai có tính trạng trội → loại bỏ trường hợp gen nằm trên nhiễm sắc thể X.
+ Giả sử gen nằm trên nhiễm sắc thể X hoặc nằm trên nhiễm sắc thể thường rồi căn cứ vào phả hệ để loại bỏ hoặc chấp nhận (Lưu ý: nếu gen nằm trên nhiễm sắc thể X phải viết được kiểu gen của tất cả người đàn ông trong phả hệ).
	- Bước 4: “Xác định kiểu gen và tỉ lệ mang gen tính trạng đó ở bố mẹ của thế hệ cần tính xác suất” [6].
	- Bước 5: Tính xác suất xuất hiện kiểu gen hoặc kiểu hình nào đó mà đề bài yêu cầu.
	b. Bài tập rèn luyện kĩ năng:
Bài tập 1: 
	Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 - III.15 là 
A. 3/5 B. 7/15	 C. 4/9	 D. 29/30 [3].
	Hướng dẫn làm bài:
	- Bước 1: Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn.
Bố(1) và mẹ (2) đều không bị bệnh, sinh con gái (5) bị bệnh → Bị bệnh là tính trạng lặn, không bị bệnh là tính trạng trội.
	- Bước 2: Quy ước gen.
Gen A quy định không bị bệnh, gen a quy định bị bệnh.
	- Bước 3: Xác định quy luật di truyền của tính trạng.
+ Do tính trạng xuất hiện ở cả 2 giới → loại bỏ trường hợp gen nằm trên nhiễm sắc thể Y.
+ Bố (2) có tính trạng trội mà con gái (5) mang tính trạng lặn → loại bỏ trường hợp gen nằm trên nhiễm sắc thể X.
Vậy cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường.
	- Bước 4: Xác định kiểu gen và tỉ lệ mang gen tính trạng đó của cặp vợ chồng III.14 - III.15.
+ Người (4), (5), (16) có kiểu gen aa
+ Người (1), (2), (8), (9), (10), (11) có kiểu gen Aa
+ Người (7), (15) có kiểu gen với tỉ lệ: (1/3AA : 2/3Aa) 
+ Cặp vợ chồng 7, 8: (1/3AA : 2/3Aa) x Aa
 G: (2/3A : 1/3a) (1/2A : 1/2a)
 F: 2/6AA : 3/6Aa : 1/6Aa
Sinh ra con (14) không bị bệnh có kiểu gen với tỉ lệ: (2/5AA : 3/5Aa) 
	- Bước 5: Tính xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 - III.15:
Cặp vợ chồng 14, 15: (2/5AA : 3/5Aa) x (1/3AA : 2/3Aa) 
 G: (7/10A : 3/10a) (2/3A : 1/3a) 
 F: 14/30AA : 13/30Aa : 3/30Aa
	Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 - III.15 là: AA = 14/30 = 7/15
	Đáp án đúng là B.
	3.3. Dạng 3: Đề bài không cho sẵn sơ đồ phả hệ mà cho ở dạng lời văn.
	a. Hướng dẫn làm bài:
- Đầu tiên: Vẽ sơ đồ phả hệ một cách chính xác.
- Sau đó chú ý để phân dạng bài tập:
+ Nếu đề cho biết quy luật di truyền của tính trạng thì các bước còn lại làm tương tự như Dạng 1.
+ Nếu đề chưa cho biết quy luật di truyền của tính trạng thì các bước còn lại làm tương tự như Dạng 2.
	b. Bài tập rèn luyện kĩ năng: 
Bài tập 1:
	Ở người, alen A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh N, alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bị bệnh M. Hai gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20cM. Người phụ nữ (1) không bị bệnh N và M kết hôn với người đàn ông (2) chỉ bị bệnh M, sinh được con gái (5) không bị hai bệnh trên. Một cặp vợ chồng khác là (3) và (4) đều không bị bệnh N và M, sinh được con trai (6) chỉ bị bệnh M và con gái (7) không bị bệnh N và M. Người con gái (7) lấy chồng (8) không bị hai bệnh trên, sinh được con gái (10) không bị bệnh N và M. Người con gái (5) kết hôn với người con trai (6), sinh được con trai (9) chỉ bị bệnh N. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng? 
	(1) Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M.
	(2) Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.
	(3) Người phụ nữ (1) mang alen quy định bệnh N.
	(4) Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M.
	(5) Người con gái (7) có thể có kiểu gen
	(6) Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là 12,5%.
A. 3 B.1 C. 4 D. 2 [5].
	Hướng dẫn làm bài:
	- Vẽ sơ đồ phả hệ.
Nam bình thường
Nữ bình thường
Nam bị bệnh M
Nam bị bệnh N
	- Đề bài đã cho biết quy luật di truyền của tính trạng → làm các bước như bài tập dạng 1.
	- Bước 1: Đề bài đã cho biết tính trạng trội, lặn.
	- Bước 2: Đề bài đã quy ước gen.
	- Bước 3: Xác định kiểu gen và tỉ lệ mang gen các tính trạng đó của cặp vợ chồng (5) và (6).
+ Do các gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X nên phải viết được kiểu gen của tất cả người đàn ông trong phả hệ.
Người (2) và người (6) bị bệnh M có kiểu gen 
Người (4) và người (8) không bị bệnh N và M có kiểu gen 
Người (9) bị bệnh N có kiểu gen 
Còn người con gái (5) nhận giao tử từ người bố (2) và phải cho giao tử cho đứa con trai (9) của cô ta, nên người con gái (5) có kiểu gen
→ Xác định được tối đa kiểu gen của 6 người trong các gia đình trên. Vậy kết luận (2) sai.
+ Người con trai (6) mang alen b quy định bệnh M nên người mẹ (3) phải có alen b. Người mẹ (3) có thể cho con gái (7) alen b rồi có thể cho cháu gái (10) alen b quy định bệnh M. Vậy kết luận (1) đúng.
+ Người con gái (5) có kiểu gen nhận giao tử từ người bố (2) và nhận giao tử từ người mẹ (1) → người mẹ (1) mang alen a quy định bệnh N.Vậy kết luận (3) đúng.
+ Người con gái (7) nhận 1 giao tử từ người bố (4) nên người con gái (7) không thể có kiểu gen . Vậy kết luận (5) sai.
+ Trường hợp 1: Nếu không xảy ra hoán vị gen( liên kết hoàn toàn ):
Cặp vợ chồng 5, 6: x 
 G: (0,5 : 0,5 ) (0,5: 0,5Y )
→ Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai hoặc bị bệnh N(có kiểu gen) hoặc bị bệnh M(có kiểu gen ).	 
+ Trường hợp 2: Nếu xảy ra hoán vị gen thì có tần số hoán vị là f = 20%( vì khoảng cách giữa gen A và B là 20cM)
Cặp vợ chồng 5, 6: x 
 G: ( 0,4: 0,4 : 0,1 : 0,1Xab ) (0,5: 0,5Y ) 
→ Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M(con trai đó có kiểu gen ).
+ Kết hợp cả hai trường hợp Vậy kết luận (4) đúng.
	- Bước 4: Tính xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6).
+ Trường hợp 1: Nếu không xảy ra hoán vị gen( liên kết hoàn toàn ):
Cặp vợ chồng 5, 6: x 
 G: (0,5 : 0,5 ) (0,5: 0,5Y )
	Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là:
 	0,5 x 0,5 = 0.25 = 25% 
+ Trường hợp 2: Nếu xảy ra hoán vị gen thì có tần số hoán vị là f = 20%( vì khoảng cách giữa gen A và B là 20cM)
Cặp vợ chồng 5, 6: x 
 G: ( 0,4: 0,4 : 0,1 : 0,1Xab ) (0,5: 0,5Y ) 
	Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là:
 	 (0,4 x 0,5 ) + (0,1 x 0,5 ) = 0.25 = 25%
+ Kết hợp cả hai trường hợp Vậy kết luận (6) sai.
→ Có 3 dự đoán đúng là (1), (3), (4). Đáp án đúng là A.
Bài tập 2: 
	Ở một quần thể người, bệnh M do một trong hai alen của một gen quy định. Một cặp vợ chồng: Hùng bị bệnh M còn Hương không bị bệnh M, sinh được con gái là Hoa không bị bệnh M. Hoa kết hôn với Hà, Hà không bị bệnh M và đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh M là 1/10, sinh được con gái là Hiền không bị bệnh M. Một cặp vợ chồng khác là Thành và Thủy đều không bị bệnh M, sinh được con gái là Thương bị bệnh M và con trai là Thắng không bị bệnh M. Thắng và Hiền kết hôn với nhau, sinh con gái đầu lòng là Huyền không bị bệnh M. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng? 
	(1) Xác suất để Huyền mang alen gây bệnh M là 53/115.
	(2) Xác suất sinh con thứ hai là trai không bị bệnh M của Thắng và Hiền là 115/252
	(3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.
	(4) Xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 5/11.
A. 1 B. 3 C.2 D. 4 [4].
	Hướng dẫn làm bài:
	- Vẽ sơ đồ phả hệ[6].
Nữ không bị bệnh M
Nam không bị bệnh M
Nam bị bệnh M
Nữ bị bệnh M
II
I
III
IV
	- Đề bài chưa cho

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_day_hoc_sinh_lop_12_giai_bai_tap_di_truyen.doc