SKKN Kinh nghiệm dạy giờ luyện tập toán nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 6 trường THCS

SKKN Kinh nghiệm dạy giờ luyện tập toán nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 6 trường THCS

Trong chương trình THCS, toán học chiếm một vai trò rất quan trọng. Với đặc thù là môn khoa học tự nhiên toán học gây nhiều hứng thú cho học sinh, toán không chỉ giúp học sinh phát triển tư duy, óc sáng tạo, khả năng tìm tòi và khám phá tri thức, vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tế cuộc sống. Mà toán học còn là công cụ giúp các em học tốt các môn học khác và góp phần giúp các em phát triển một cách toàn diện. Một nhà toán học và nhà sư phạm đã nói “ Toán học được xem là môn khoa học chứng minh.” Muốn vậy người học phải nắm vững kiến thức toán học từ thấp đến cao, phải học toán thường xuyên, liên tục, phải tự tiếp thu kiến thức qua hoạt động học tập tích cực của bản thân.

Từ vai trò quan trọng đó mà việc giúp các em yêu thích, say mê học toán, giúp các em học sinh khá giỏi có điều kiện mở rộng, nâng cao kiến thức cũng như kèm cặp, phụ đạo cho học sinh yếu kém môn toán là yêu cầu tất yếu đối với giáo viên dạy toán nói chung. Nhất là đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, rất cần những con người năng động, sáng tạo có hiểu biết sâu và rộng Chính vì vậy mà việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho học sinh trong mọi tiết dạy học toán, nhất là những tiết luyện tập, củng cố kiến thức là rất cần thiết. Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi bản thân người giáo viên dạy toán phải tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới “Phương pháp dạy tiết luyện tập toán” góp phần vào việc “Dạy cho trí thông minh của các em hoạt động và phát triển” (Phạm Văn Đồng )

 

doc 20 trang thuychi01 15616
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy giờ luyện tập toán nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 6 trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
I- Cơ sở chọn đề tài. 2
II- Thực trạng của vấn đề. 3
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- Các giải pháp thực hiện. 4 
II- Các phương án thực hiện. 4
III- Tổ chức thực hiện. 5
KẾT LUẬN
I- Kết quả nghiên cứu. 14
II- Một số đề xuất và kiến nghị. 14
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I-CƠ SỞ CHỌN ĐỀTÀI:
1.Cơ sở lí luận : 
Trong chương trình THCS, toán học chiếm một vai trò rất quan trọng. Với đặc thù là môn khoa học tự nhiên toán học gây nhiều hứng thú cho học sinh, toán không chỉ giúp học sinh phát triển tư duy, óc sáng tạo, khả năng tìm tòi và khám phá tri thức, vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tế cuộc sống. Mà toán học còn là công cụ giúp các em học tốt các môn học khác và góp phần giúp các em phát triển một cách toàn diện. Một nhà toán học và nhà sư phạm đã nói “ Toán học được xem là môn khoa học chứng minh.” Muốn vậy người học phải nắm vững kiến thức toán học từ thấp đến cao, phải học toán thường xuyên, liên tục, phải tự tiếp thu kiến thức qua hoạt động học tập tích cực của bản thân.
Từ vai trò quan trọng đó mà việc giúp các em yêu thích, say mê học toán, giúp các em học sinh khá giỏi có điều kiện mở rộng, nâng cao kiến thức cũng như kèm cặp, phụ đạo cho học sinh yếu kém môn toán là yêu cầu tất yếu đối với giáo viên dạy toán nói chung. Nhất là đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, rất cần những con người năng động, sáng tạo có hiểu biết sâu và rộngChính vì vậy mà việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho học sinh trong mọi tiết dạy học toán, nhất là những tiết luyện tập, củng cố kiến thức là rất cần thiết. Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi bản thân người giáo viên dạy toán phải tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới “Phương pháp dạy tiết luyện tập toán” góp phần vào việc “Dạy cho trí thông minh của các em hoạt động và phát triển” (Phạm Văn Đồng )
2. Cơ sở thực tiễn:	
Hướng đổi mới phương pháp dạy học toán học hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành ở học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Sách giáo khoa toán mới không quá coi trọng tính cấu trúc, tính chính xác của hệ thống kiến thức toán học trong chương trình. Hạn chế đưa vào chương trình những kết quả có tính lý thuyết thuần tuý và các phép chứng minh dài dòng, phức tạp không phù hợp với đại đa số học sinh. Tăng tính thực tiễn và tính sư phạm, tạo điều kiện để học sinh được tăng cường luyện tập thực hành, rèn luyện kỹ năng tính toán và vận dụng các kiến thức toán học vào đời sống và các môn học khác Do đó, số tiết dành cho luyện tập khá nhiều. Nhưng tiết luyện tập không đơn thuần là tiết để chữa bài tập ra về cho học sinh, làm như vậy tiết luyện tập đem lại sự buồn tẻ, học sinh không có hứng thú học bài, đem lại sự nhàm chán cho bản thân giáo viên và học sinh. Để tiết luyện tập có hiệu quả: Học sinh giỏi được củng cố, nâng cao kiến thức, học sinh yếu, trung bình được khắc sâu kiến thức và có thể tự mình làm được những bài tập trong sách giáo khoa và những bài với yêu cầu cao hơn. Sau tiết luyện tập kiến thức cũ được cô đọng, khắc sâu cho học sinh để các em vững vàng học những tiết học sau, tiếp thu những kiến thức mới đó là điều mà không phải giáo viên nào cũng làm được. 
Bản thân tôi là giáo viên toán đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề tôi quan niệm quá trình học tập không chỉ là quá trình lĩnh hội các kiến thức có sẵn, mà còn là quá trình học sinh tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm tòi đến với kiến thức mới nhờ sự học hỏi hướng dẫn giúp đỡ và tổ chức của giáo viên. Tôi thấy mình cần phải tìm ra một phương pháp dạy tiết luyện tập toán để giúp các em học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. 
Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi bản thân người giáo viên dạy toán phải tìm tòi nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học nhằm đưa chất lượng giờ học toán của học sinh được nâng lên. Năm học 2015- 2016 tôi được nhà trường phân công dạy toán hai lớp 6C và 6D của trường THCS Minh Khai với trăn trở trên và với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học toán ở trường THCS và qua thực tế giảng dạy tôi đã tìm tòi và áp dụng một số giải pháp thành công đối với giờ luyện tập toán. Qua kinh nghiệm của bản thân tôi đã đúc kết được một đề tài, đó là “ Kinh nghiệm dạy giờ luyện tập toán nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 6 trường THCS” đưa vào dạy ở lớp 6C.
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 Trong thực tế quá trình dạy tiết luyện tập giáo viên thường máy móc, cứng nhắc không quan tâm đến tính chất và yêu cầu cụ thể của từng tiết luyện tập. Tiết luyện tập thường diễn ra theo trình tự giáo viên kiểm tra lý thuyết rồi chữa 
các bài tập đã được giao về nhà cho học sinh. Cứ rập khuôn như vậy nên đến tiết luyện tập học sinh đã nắm được trình tự của tiết học gây nhàm chán, giờ học buồn tẻ, không thu hút, học sinh mất dần hứng thú đối với giờ luyện tập toán, máy móc trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong bài tập. Học sinh hạn chế khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, các phẩm chất của tư duy linh hoạt, độc lập sáng tạo không được phát triển. Dẫn đến học sinh có thói quen ỷ lại, không mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình, không nhanh nhẹn, sáng tạo trong các tình huống nảy sinh khi giải quyết các bài tập. Mặt khác sách giáo khoa rất quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính bỏ túi để làm các phép tính một cách nhanh chóng và thuận tiện. Nếu trong các tiết luyện tập giáo viên không quan tâm đến việc này thì học sinh sẽ không biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi để tính. Chính vì vậy, rất cần một quá trình lao động sư phạm tích cực và sáng tạo của giáo viên, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng các tiết luyện tập toán theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 I- Các giải pháp: 
Để học sinh yêu thích học tiết luyện tập toán, không cảm thấy nhàm chán, rập khuôn giáo viên cần phải:
 - Chuẩn bị dạy một tiết luyện tập toán cần bám sát tư tưởng chủ đạo là hoàn thiện ở mức độ cho phép học sinh hệ thống kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thuật toán, rèn luyện nề nếp học. 
 - Tích cực hoá hoạt động tự luyện tập của học sinh từ khâu chuẩn bị ở nhà .
 - Hoàn thiện, nâng cao (ở mức độ cho phép của chương trình ) lý thuyết qua hệ thống bài tập.
 - Khi luyện tập cho học sinh áp dụng thành thạo một quy tắc, công thức nào đó cần lựa chọn một số bài tập có cách giải quyết riêng, đơn giản hơn là áp dụng quy tắc tổng quát đã học.	
 - Rèn luyện kỹ năng, thuật toán, nguyên tắc giải toán (tuỳ từng bài cụ thể).
 - Quan tâm rèn luyện cho học sinh khả năng chuyển dễ dàng nhanh chóng từ tư duy thuận sang tư duy nghịch để học sinh nắm vững hơn nội dung kiến thức đã học.
 - Khuyến khích học sinh tìm nhiều lời giải khác nhau của một bài toán.
 - Tổ chức trò chơi giữa các tổ, nhóm học tập bằng nhiều hình thức phong phú, góp phần tăng hứng thú học toán.
 - Rèn luyện nề nếp học tập có tính khoa học, rèn luyện các thao tác tư duy, phương pháp học tập chủ động tích cực, sáng tạo.
 - Tham gia học chuyên đề môn toán do sở và phòng giáo dục tổ chức. 
 - Thường xuyên tham gia dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm. 
 - Tham khảo các tài liệu, tạp chí viết về đổi mới phương pháp dạy học để học hỏi như: “thiết kế bài giảng ”, “sách giáo viên” , “sách bài tập”, “tạp chí giáo dục ” 
II- Các phương án thực hiện:	
Phương án 1:
 Bước 1: Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học, sau đó có thể mở rộng phần lý thuyết ở mức độ phổ thông cho phép, thông qua phần kiểm tra miệng ở đầu tiết.
 Bước 2: Cho học sinh trình bày lời giải một số bài tập đã làm ở nhà mà giáo viên quy định, nhằm kiểm tra sự vận dụng lý thuyết trong việc giải toán của học sinh, kiểm tra kỹ năng tính toán, cách diễn đạt bằng lời và cách trình bày lời giải bài toán của học sinh. Giáo viên chốt lại những vấn đề có tính chất giáo dục (phân tích một cách đúng, sai ở từng bài, nêu ra cách giải thông minh, ngắn gọn  ).
 Bước 3: Cho học sinh làm một số bài tập mới theo chủ định của giáo viên, nhằm kiểm tra ngay sự hiểu biết của học sinh hoặc rèn luyện một kỹ năng, một thuật toán nào đó.
Phương án 2 
 Bước 1: Cho học sinh trình bày lời giải một số bài tập cũ mà học sinh đã được chuẩn bị ở nhà để kiểm tra học sinh hiểu lý thuyết đến đâu? Kỹ năng vận dụng lý thuyết trong việc giải các bài toán như thế nào? Học sinh thường mắc sai sót ở đâu?.
 Bước 2: Sau khi nắm được các thông tin qua bước 1 giáo viên cần phải chốt lại các vấn đề có tính chất trọng tâm:
 - Nhắc lại một số vấn đề lý thuyết mà học sinh chưa hiểu hoặc chưa hiểu sâu, không vận dụng tốt vào việc giải toán.
 - Chỉ ra các sai sót của học sinh thường mắc phải và phương hướng khắc phục các sai sót.
 - Hướng dẫn học sinh cách trình bày, diễn đạt lời nói bằng ngôn ngữ toán học.
 Bước 3: Cho học sinh làm một số bài tập mới, nhằm kiểm tra ngay sự hiểu biết của học sinh về lý thuyết hoặc rèn luyện một số kỹ năng, thuật toán nào đó mà giáo viên vừa bổ sung ở phần trên.
	Việc lựa chọn phương án nào, tuỳ thuộc vào tính chất và yêu cầu cụ thể của tiết luyện tập, giáo viên không nên cứng nhắc. 
III- Tổ chức thực hiện:	
 1) Việc chuẩn bị dạy tiết luyện tập, điều quan trọng là phải bám sát tư tưởng chủ đạo là hoàn thiện hệ thống kiến thức (ở mức độ cho phép ), rèn luyện kỹ năng, thuật toán, rèn luyện nền nếp học tập.
	Để đảm bảo phát huy tối đa hoạt động của giáo viên và học sinh, tránh sự đơn điệu thụ động như các tiết luyện tập toán trước đây. Giáo viên cần tìm tòi, thiết kế hệ thống các câu hỏi, kèm theo bài tập để kiểm tra nhận thức của học sinh, tạo tình huống mới về kiến thức đã học, kích thích hứng thú học tập của học sinh. Hệ thống các câu hỏi, bài tập đó gắn với các biện pháp kỹ thuật của người giáo viên làm cho tiết học sinh động hơn, làm cho học sinh nắm kiến thức sâu sắc hơn.
	Ví dụ dạy tiết 89 “Lyện tập ” Toán 6
 (Sau tiết 88 “Tính chất cơ bản của phép nhân phân số ”)
	Mục tiêu của tiết này là: 
 Kiến thức: Củng cố và khắc sâu phép nhân phân số, các tính chất cơ bản của phép nhân phân số.
 Kỹ năng: Vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học về phép nhân phân số và các tính chất cơ bản của phép nhân phân số để giải toán. 
 Thái độ: Giáo dục sự yêu thích môn toán, học tập gương nhà toán học Việt Nam. Vì vậy, giáo viên có thể tiến hành theo trình tự sau:
 Bước 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập giao về nhà để kiểm tra sự vận dụng lý thuyết vào làm bài tập của học sinh (bài 75 SGK/39)
	Bài 75 (Đề bài ghi trên bảng phụ) và cho học sinh lên điền vào ô trống 
x
- HS lên bảng điền vào 3 ô ở hàng ngang thứ 1
	Giáo viên từ kết quả của 3 ô ở hàng ngang thứ nhất ta điền được ngay ô nào ? Vì sao?
	Từ đó rút ra được tính chất gì của phép nhân phân số?
	Giáo viên: nêu tính chất giao hoán
 Bước 2: Nắm được sự tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua bước 1, giáo viên chốt lại các vấn đề sau: Với mỗi bài tập, có thể có nhiều cách giải khác nhau, vì vậy cần quan sát kỹ các phân số (trong bảng hay biểu thức có quan hệ với nhau như thế nào ) rồi suy nghĩ, tính nhẩm sẽ tìm được cách giải hợp lý nhất. Do đó, trong học tập cũng như trong cuộc sống, ta luôn tìm cách giải quyết công việc một cách hợp lý.
 Bước 3: Giáo viên tiến hành cho học sinh làm một số bài tập mới để rèn luyện tính thông minh.
	Bài tập: Tính giá trị của biểu thức sau (bằng hai cách )
	 A = 24 . (
	Giáo viên : Bài tập có mấy cách làm ? Em chọn cách nào? Vì sao?
	Học sinh : Có hai cách làm 
 Cách 1: Thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. 
 Cách 2: Sử dụng tính chấp phân phối của phép nhân đối với phép cộng. 
	Giáo viên : Ta thấy 24 là bội chung của 6 và 8, khi đó nếu sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để tính thì bài toán trở nên đơn giản hơn.
 Trong sách bài tập toán 6, còn có rất nhiều bài tập để phát hiện học sinh khá giỏi, ở tiết luyện tập này nếu có thời gian giáo viên có thể giao bài 94 trang 19 SBT 
 2) Tích cực hoá hoạt động tự luyện tập của học sinh từ khâu chuẩn bị ở nhà:
 Khối lượng kiến thức, kỹ năng sau một tiết lý thuyết không phải là nhiều song nếu học sinh không coi trọng việc học và làm bài tập về nhà sẽ dẫn đến lúng túng khi lên bảng chữa bài, không hiểu bài, không nhận xét được bài làm của bạn. Do đó, giáo viên mất nhiều thời gian khi tiến hành bước 1, bài giảng đã được chuẩn bị sẽ tiến hành không như ý định đặt ra.
Ví dụ: Tiết 22 “Luyện tập ”
 (Sau tiết 21 “Tia phân giác của góc” Toán 6)
 Với mục tiêu:
	- Khắc sâu kiến thức về tia phân giác của một góc. 
	- Rèn kỹ năng giải bài tập về tính góc, áp dụng tính chất về tia phân giác của một góc để làm bài tập.
	- Vẽ hình cẩn thận, chính xác.
* Đối với lớp 6D giáo viên tiến hành bước 1 như sau:
- Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tia phân giác của một góc ? Vẽ tia phân giác của góc xOy ? 
Học sinh lên bảng phát biểu thuộc lòng định nghĩa tia phân giác của một góc, nhưng việc vẽ tia phân giác của góc xOy là khó khăn, vì học sinh không hiểu sâu bản chất của kiến thức, học sinh lúng túng trong việc vận dụng kiến thức vào làm các bài tập có liên quan.
 - Đối với lớp 6C giáo viên tiến hành bước 1 như sau:
Ra bài tập kiểm tra bài cũ : + Vẽ xOy = 1800
	 + Vẽ tia phân giác Ot của góc xOy
	 + Tính góc xOt, góc tOy
	 + Từ đó rút ra nhận xét ?
 Để làm được bài tập này, học sinh cần ôn tập kiến thức về vẽ góc khi biết số đo (để vẽ xOy = 1800), hoặc góc có số đo 1800 là góc bẹt thì không cần dùng thước đo góc cũng vẽ được góc xOy. Bên cạnh đó, học sinh cũng phải nắm được cách vẽ tia phân giác (đã làm quen ở phần lý thuyết ) thì mới vẽ được tia Ot 
Þ tính được góc xOt, góc tOy. 
( xOt = tOy = = 900 ) 
Học sinh (nhận xét ): Tia phân giác của góc bẹt hợp với mỗi cạnh của góc một góc 900	.
 Không nhất thiết giáo viên phải hỏi: “ Thế nào là tia phân giác của một góc ” hoặc “Nêu cách vẽ tia phân giác của một góc”. Mà thông qua bài tập trên học sinh vẫn tái hiện lại các kiến thức đó. Ngoài ra, còn rèn luyện kỹ năng tính toán từ đó rút ra nhận xét quan trọng về tia phân giác của góc bẹt. Với cách làm theo phương pháp này tôi thấy học sinh tập trung, chú ý học, làm việc tích cực hiểu bài sâu và kĩ, nên đa số các em đều vận dụng kiến thức làm tốt các bài tập theo yêu cầu.
 Để quá trình tự luyện giải bài tập ở nhà của học sinh được tốt hơn giáo viên cần chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi, bài tập giao về nhà hợp lý, để học sinh vận dụng ngay kiến thức vừa học vào giải quyết các yêu cầu đó mà không gặp nhiều khó khăn. Nếu giao những bài tập quá khó thì đối với những học sinh yếu, kém sẽ không làm được, dẫn đến tâm lý nặng nề, dần sẽ sợ học môn toán, không phát huy được năng lực của các em.
 3) Khi luyện tập cho học sinh áp dụng thành thạo một công thức, qui tắc nào đó, giáo viên cần lựa chọn một số bài tập có cách giải quyết đơn giản hơn là áp dụng quy tắc tổng quát đã học. 
	Ví dụ 1: So sánh hai phân số và 
- Đối với lớp 6D tôi cho học sinh vận dụng qui tắc đưa hai phân số đã cho về dạng hai phân số có cùng mẫu dương, sau đó so sánh tử của chúng, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.
 Ta có: Vì 4 > - 5 => 
Với cách làm này học sinh máy móc, rập khuôn áp dụng qui tắc. Dẫn đến học sinh không linh hoạt, năng động trong việc sử lí các bài toán khác, cũng như trong cuộc sống. 
- Đối với lớp 6C sau khi học xong bài “ So sánh phân số” tiết luyện tập giáo viên có thể cho học sinh làm một số bài tập so sánh phân số mà không nhất thiết phải áp dụng quy tắc đã học (đưa về cùng mẫu dương , rồi so sánh tử với nhau), mà có thể dùng : Phân số trung gian để so sánh hoặc tìm phân số bù của hai phân số để so sánh 
 Ví dụ 1: So sánh hai phân số và 
Giáo viên nên hướng dẫn học sinh so sánh với phân số trung gian là 0
	Vì : > 0 ; 
Hoặc : so sánh hai phân số và 
	Ta thấy phần bù của là : 
	 phần bù của là : 
	Mà > nên : < 
Đối với cách làm này học sinh sử lí bài toán nhanh gọn, không máy móc, rập khuôn.
Ví dụ 2: Tìm BCNN và ƯCLN của các số không nhất thiết phải đi đúng quy tắc , như:
	Tìm ƯCLN (13;78) = 13 (vì 78 M 13 ) 
	Tìm BCNN (12; 36; 72) = 72 (vì 72 M12 ; 72 M 36 )
Những bài tập như vậy rất tốt giúp học sinh khắc phục được tính ỳ (hành động một cách máy móc, không thay đổi phù hợp với điều kiện mới), làm trí tuệ trở nên linh hoạt. 
 Tuy nhiên, giáo viên ra số lượng bài tập loại này vừa phải và chọn thời điểm phù hợp (nói chung là sau khi học sinh nắm được và vận dụng tương đối thành thạo quy tắc tổng quát ), nếu không học sinh không còn tin vào quy tắc nữa. Vấn đề là giáo viên phải tư duy, linh hoạt vừa làm cho học sinh nắm vững quy tắc tổng quát để có thể áp dụng có hiệu quả cho mọi bài toán cùng loại, đồng thời biết phân biệt có thể giải bằng phương pháp đơn giản hơn. 
 4) Khuyến khích học sinh tìm nhiều lời giải khác nhau của một bài toán 
	Ví dụ: Tiết 48 “Luyện tập” (sau bài “ Tính chất của phép cộng số nguyên” Toán 6) 
	Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 39a, trang 79 SGK
	Tính tổng : 1 + (-3) + 5 + (-7) + 9 +(-11)
- Đối với lớp 6D nếu giáo viên không nói gì thêm thì học sinh chỉ dừng lại ở việc tính ra kết qủa của phép tính bằng cách tính từ trái sang phải, do đó không phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh.
- Đối với lớp 6C tôi yêu cầu học sinh tìm các cách tính khác nhau :
 Cách 1: 1 + (-3) + 5 + (-7) + 9 +(-11)
	= [1+(-3)] +[5 + (-7) ] + [9 + (-11)]
	= (-2) +(-2) +(-2) = - 6
 Cách 2: 1 + (-3) + 5 + (-7) + 9 +(-11)
	= ( 1 + 5 + 9 ) + [(-3) + (-7) + (-11)]
	= 15 + ( -21) = -6
 Cách 3: 1 + (-3) + 5 + (-7) + 9 +(-11) 
	= (1 + 9) + [(-3) + (-7)] +[5 + (-11)] 
	= 10 + (-10) + (-6) = - 6
Học sinh nhận xét về các cách làm 
Giáo viên (kết luận) để cộng các số nguyên, ta có thể :
	+ Cộng từ trái sang phải.
	+ Cộng các số nguên dương với nhau, cộng các số nguyên âm với nhau, rồi cộng các kết quả lại.
	+Nhóm các số nguyên tròn chục, tròn trăm ...vào một ngoặc rồi tính.
 Mỗi cách giải là một phương hướng khác nhau, giáo viên có thể gợi ý để học sinh tìm ra nhiều cách giải. Việc tìm ra nhiều cách giải của một bài toán tất nhiên phải đưa đến đòi hỏi học sinh phải so sánh các kết quả đó, để tìm ra lời giải hay nhất, ngắn gọn nhất, mở đường cho sự sáng tạo phong phú, nên học sinh rất hứng thú học, giờ học rất sôi nổi.
5) Trong tiết luyện tập, giáo viên cần quan tâm đến việc rèn luyện cho học sinh khả năng chuyển dễ dàng, nhanh chóng từ tư duy thuận sang tư duy nghịch để học sinh nắm vững hơn nội dung kiến thức đã được học ở tiết trước.
Ví dụ : Tiết 23 “Luyện tập ” 
(Sau bài “Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9” Toán 6 )
 Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 
	Bài 104 (trang 42 SGK): Điền chữ số vào dấu * để :
	a, chia hết cho 3
	b, chia hết cho 9
	Mục đích: Biết một số chia hết cho 3, cho 9 thì tổng các chữ số của nó phải chia hết cho 3, cho 9.
	Nếu nắm được điều này thì học sinh sẽ dễ dàng tìm được 
	a, * 
	b, * 
	Bài 105 (trang 42 SGK): Dùng ba trong bốn chữ số 4; 5; 3; 0 ghép thành các số có ba chữ số sao cho các số đó.
	a. Chia hết cho 9 
	b. Chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9
	Bài tập này đòi hỏi học sinh phải cộng tổng ba chữ số trong bốn số 4; 5; 3; 0 nếu tổng nào chia hết cho 9 thì lập được số chia hết cho 9 Học sinh tìm được đáp số : 
	a. 450; 540; 405; 504
	b. 453; 435; 345; 354; 543; 534
	Ví dụ 2: Tiết 64 – “Luyện tập ”
(Sau tiết 63 : “Tính chất của phép nhân ”- Toán 6)
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 99 (trang 96 SGK): áp dụng tính chất: a(b – c) = ab – ac điền số thích hợp vào ô trống :
	a. 	. (-13)

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_day_gio_luyen_tap_toan_nham_nang_cao_chat_l.doc