SKKN Kinh nghiệm đặt câu hỏi trong giờ dạy văn bản “sơn tinh, thủy tinh” để nâng cao hiệu quả cho học sinh lớp 6 trường THCS

SKKN Kinh nghiệm đặt câu hỏi trong giờ dạy văn bản “sơn tinh, thủy tinh” để nâng cao hiệu quả cho học sinh lớp 6 trường THCS

Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói chung có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn cấp học, ngành học là đào tạo con người mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc CNH-HĐH đất nước trong thời kỳ đổi mới. Phân môn Văn là một phân môn rất quan trong ba phân môn của môn học.Với nhiệm vụ hướng dẫn cho học sinh tiếp cận với các tác phẩm văn học ở các thời đại khác nhau của Việt Nam và thế giới nhằm cung cấp cho HS những hiểu biết về văn học, về cuộc sống; rèn luyện và nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, nhân cách cho HS, làm cho các em qua mỗi giờ học thấy “thêm yêu đời, yêu cuộc sống và lớn khôn thêm một chút.’’ (Tố Hữu).

Xuất phát từ đặc trưng của văn chương và muc tiêu của việc dạy và học Văn, chương trình, SGK cấp THCS đã dành lượng thời gian rất lớn trong khoảng thời lượng dành cho bộ môn cũng là nhiều nhất trong tất cả các môn học ở cấp THCS để học sinh được tiếp cận với các tác phẩm. Ở lớp 6, đối tượng HS mới rời mái trường Tiểu học, các em được tiếp cận với các tác phẩm tự sự dân gian là chủ yếu. Điều đáng quan tâm là làm thế nào để giờ Ngữ Văn thực sự có hiệu quả, để HS không còn ngại học văn, chán học văn và trở nên ham thích học văn ? Những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đâ có sự đổi mới nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu, đối tượng tránh quá tải với HS đồng thời chủ trương tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Để đổi mới phương pháp dạy học môn Văn theo yêu cầu trên đã có rất nhiều phương pháp được ứng dụng nhưng tôi nhận thấy phương pháp đặt câu hỏi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, trong mối tương quan với việc đổi mới phương pháp dạy học, đặt câu hỏi có ý nghĩa tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh, chống lại thói quen thụ động trong giờ học. Câu hỏi chính là phương tiện, để giáo viên dẫn dắt học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giúp cho học sinh tự học. Mặt khác, hiện nay chưa có một lý thuyết thật hệ thống và “bài bản” về đặt câu hỏi. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề đặt câu hỏi trong dạy học thật sự cần thiết và có tính ứng dụng cao. Nó có ý nghĩa như một sự chỉ dẫn trong công việc giảng dạy trên lớp cho GV.

 

doc 20 trang thuychi01 11621
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm đặt câu hỏi trong giờ dạy văn bản “sơn tinh, thủy tinh” để nâng cao hiệu quả cho học sinh lớp 6 trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM ĐẶT CÂU HỎI TRONG GIỜ DẠY VĂN BẢN “ SƠN TINH, THỦY TINH” ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Dân Quyền
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2018
	PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC 
TRƯỜNG THCS CẦU LỘC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KỸ NĂNG GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN 
“TÌM X TRONG ĐẲNG THỨC CHỨA DẤU GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI” 
CHO HỌC SINH LỚP 7
 Người thực hiện: Hoàng Ngọc Hiếu
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Cầu Lộc
 SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Toán
HẬU LỘC NĂM 2015
 MỤC LỤC
MỤC LỤC
 TIÊU ĐỀ
Trang 
1
 1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lí do chọn đề tài.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
3
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.1.1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.1.2. Những vấn đề về tác phẩm tự sự.
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
5
2.3. Các kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 - Kinh nghiệm 1.
 - Kinh nghiệm 2.
 - Kinh nghiệm 3.
 - Bài giảng minh họa : Kinh nghiệm đặt câu hỏi trong giờ dạy văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” để nâng cao hiệu quả cho học sinh lớp 6 trường THCS
5 -15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động của giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
15 -16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói chung có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn cấp học, ngành học là đào tạo con người mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc CNH-HĐH đất nước trong thời kỳ đổi mới. Phân môn Văn là một phân môn rất quan trong ba phân môn của môn học.Với nhiệm vụ hướng dẫn cho học sinh tiếp cận với các tác phẩm văn học ở các thời đại khác nhau của Việt Nam và thế giới nhằm cung cấp cho HS những hiểu biết về văn học, về cuộc sống; rèn luyện và nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, nhân cách cho HS, làm cho các em qua mỗi giờ học thấy “thêm yêu đời, yêu cuộc sống và lớn khôn thêm một chút.’’ (Tố Hữu). 	
Xuất phát từ đặc trưng của văn chương và muc tiêu của việc dạy và học Văn, chương trình, SGK cấp THCS đã dành lượng thời gian rất lớn trong khoảng thời lượng dành cho bộ môn cũng là nhiều nhất trong tất cả các môn học ở cấp THCS để học sinh được tiếp cận với các tác phẩm. Ở lớp 6, đối tượng HS mới rời mái trường Tiểu học, các em được tiếp cận với các tác phẩm tự sự dân gian là chủ yếu. Điều đáng quan tâm là làm thế nào để giờ Ngữ Văn thực sự có hiệu quả, để HS không còn ngại học văn, chán học văn và trở nên ham thích học văn ? Những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đâ có sự đổi mới nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu, đối tượng tránh quá tải với HS đồng thời chủ trương tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Để đổi mới phương pháp dạy học môn Văn theo yêu cầu trên đã có rất nhiều phương pháp được ứng dụng nhưng tôi nhận thấy phương pháp đặt câu hỏi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, trong mối tương quan với việc đổi mới phương pháp dạy học, đặt câu hỏi có ý nghĩa tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh, chống lại thói quen thụ động trong giờ học. Câu hỏi chính là phương tiện, để giáo viên dẫn dắt học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giúp cho học sinh tự học. Mặt khác, hiện nay chưa có một lý thuyết thật hệ thống và “bài bản” về đặt câu hỏi. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề đặt câu hỏi trong dạy học thật sự cần thiết và có tính ứng dụng cao. Nó có ý nghĩa như một sự chỉ dẫn trong công việc giảng dạy trên lớp cho GV. 
1.2.Mục đích nghiên cứu.
 Đề tài nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về đặt câu hỏi và ứng dụng lý thuyết trong dạy học văn bản Sơn Tinh,Thủy Tinh trong chương trình 
Ngữ Văn lớp 6.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đối tượng của đề tài: Đặt câu hỏi để dạy học tự sự dân gian.
 Đối tượng học sinh lớp 6 - Trường THCS Dân Quyền -Triệu sơn.
 Phạm vi đề tài là tiết dạy văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” thuộc phần văn học dân gian trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 6.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, phân loại những tài liệu đã có về đặt câu hỏi trong dạy học, các thể loại tự sự của văn học dân gian.
Đề tài trình bày các vấn đề lý luận chung của việc đặt câu hỏi trong dạy học và đề xuất việc ứng dụng cụ thể quy trình đặt câu hỏi trong dạy học văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh trong chương trình Ngữ văn 6. Giáo viên có thể sử dụng quy trình mẫu này để triển khai trong những phần khác của chương trình Ngữ văn đặc biệt là khi hướng dẫn HS học các văn bản tự sự dân gian.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 2.1.1. Các vấn đề về câu hỏi trong dạy học
 - Khái niệm câu hỏi trong dạy học	
 Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, đòi hỏi, một mệnh lệnh mà người học cần giải quyết. Câu hỏi có cấu trúc: cái đã biết cái chưa biết. Mục đích của việc đặt câu hỏi trong dạy học: giúp giáo viên thực hiện việc giảng bài, nhằm luyện tập, thực hành, nhằm hướng dẫn tổ chức học sinh học, nhằm khích lệ và kích thích suy nghĩ và đánh giá học sinh chính xác, khách quan nhất.
 - Vai trò cuả việc đặt câu hỏi trong dạy học
 + Đối với học sinh: Đặt câu hỏi được sử dụng như một phương tiện để tổ chức, hướng dẫn quá trình nhận thức; câu hỏi giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách chủ động, có hệ thống, tránh tình trạng ghi nhớ máy móc và tạo không khí học tập sôi nổi.
+ Đối với giáo viên: Đặt câu hỏi giúp giáo viên đánh giá được năng lực của học sinh, giúp người dạy có thông tin phản hồi từ phía người học để có những điều chỉnh phù hợp. Việc đặt câu hỏi còn nâng cao tầm hiểu biết của giáo viên bởi vì hỏi cũng là một cách bổ ích cho việc giáo viên đi sâu vào việc hiểu bài học một cách sâu sắc, toàn diện hơn.
- Phân loại câu hỏi trong dạy học: 
 Dựa vào tiêu chí phân loại theo mục đích của câu hỏi, hệ thống câu hỏi trong dạy học Văn sẽ gồm ba nhóm sau:
 - Nhóm 1: Hệ thống câu hỏi cảm xúc
 - Nhóm 2: Hệ thống câu hỏi phát triển tưởng tượng, sáng tạo
 - Nhóm 3: Hệ thống câu hỏi tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Việc phân loại dựa vào mục đích của câu hỏi. Trong trường hợp này, mục đích của câu hỏi là làm nổi bật đặc trưng bộ môn Ngữ Văn nói chung và thể loại tự sự dân gian nói riêng, cụ thể sử dụng trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh .
- Thiết kế câu hỏi trong dạy học
 + Nguyên tắc thiết kế
- Quán triệt mục tiêu dạy học
- Đảm bảo tính chính xác của nội dung
- Đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh
- Đảm bảo nguyên tắc hệ thống
- Đảm bảo tính thực tiễn
 + Quy trình thiết kế
- Xác định mục tiêu dạy học.
- Phân tích logic nội dung dạy học.
- Xác định tri thức đã có của học sinh liên quan đến câu hỏi.
- Xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi tương ứng với các khâu của quá trình dạy học.
- Diễn đạt các khả năng mã hóa nội dung kiến thức đó thành câu hỏi.
- Soạn đáp án cho câu hỏi.
- Lựa chọn, sắp xếp câu hỏi thành hệ thống theo mục đích lý luận dạy học.
2.1.2. Những vấn đề về tác phẩm tự sự
 a, Định nghĩa, phân loại tự sự
- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. (Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục, 2006, tr28)
- Văn bản tự sự có thể chia thành 2 loại lớn với những điểm khác nhau. Đó là tự sự dân gian và Tự sự của văn học viết.Tự sự dân gian bao gồm các loại: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. Tự sự văn học viết gồm các các tác phẩm tự sự trung đại và hiện đại. 
b, Những khái niệm, nội dung cơ bản liên quan đến tự sự
 * Chủ đề
Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà nhà văn nhận thức từ đề tài trong cuộc sống theo cách nhìn nhận riêng của mình. Chủ đề là xương sống, là linh hồn của tác phẩm. Nó thống nhất các yếu tố, các sáng tạo trong tác phẩm. Tất cả các yếu tố kết cấu, nội dung và hình thức nghệ thuật đều tập trung làm nổi bật chủ đề. Chủ đề hay là chủ đề khám phá cái mới sâu sắc đặt ra vấn đề bức xúc, có giá trị thời sự và lâu dài. 
* Cốt truyện
Cốt truyện là hệ thống các sự kiện được kể trong trong tác phẩm văn học có tác dụng bộc lộ tính cách nhân vật hay phản ánh thực trạng của đời sống. Nói cách khác, cốt truyện chính là toàn bộ diễn biến những biến cố hành động, sự việc mà các nhân vật trong truyện đã làm hoặc đã trải qua dẫn đến những vấn đề và cách giải quyết của nhân vật. Phân tích cốt truyện vừa giúp người nắm được lôgic của mạch truyện vừa thấy được nghệ thuật kể chuyện của tác giả. Cốt truyện giúp cho người đọc tóm tắt tác phẩm dễ dàng, một khâu rất cần thiết để tìm hiểu tác phẩm.
* Nhân vật
Nhân vật văn học là hình tượng con người (dù dưới hình thức loài vật hay cây cối..) được miêu tả trong tác phẩm văn học. Đó là sản phẩm của trí tưởng tượng, sáng tạo của nhà văn, mặc dù nhà văn có thể sử dụng nguyên mẫu trong đời sống.
Nhân vật văn học thường có tên, ngoại hình, lai lịch, hành động, suy nghĩ và ngôn ngữ. Nhân vật không tồn tại độc lập mà có nhiều quan hệ với các nhân vật khác. Nhân vật thường phải có tính cách và số phận. Tuy vậy, cần thấy rằng nhân vật truyện dân gian thường chỉ là nhân vật chức năng, không phải là nhân vật tính cách và phát triển như nhân vật văn học viết.
* Truyện Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Thực ra không chỉ truyền thuyết mà tất cả các thể loại, tác phẩm đều có cơ sở lịch sử. Nhưng so với các thể loại văn học dân gian khác, truyền thuyết có mối quan hệ với lịch sử đậm hơn, rõ hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
- Về giáo viên: Từ trước tới nay, trong quá trình giảng dạy các tiết dạy văn bản của môn Ngữ văn trên các lớp, việc sử dụng các câu hỏi để phát huy tính tích cực sáng tạo của HS là một phương pháp cơ bản, bắt buộc, không thể không sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng câu hỏi của GV chưa được chú ý xây dựng có hệ thống và sử dụng theo mục tiêu và yêu cầu mà đề tài đặt ra. 
- Về học sinh: Từ hạn chế của GV dẫn đến HS tỏ ra thụ động, không tích cực, chủ động để tìm hiểu bài học như yêu cầu của phương pháp dạy học mới. Không khí giờ học chưa thật sôi nổi, không có sự tranh luận vì các câu hỏi đặt ra chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo; chưa khuyến khích học sinh sự tìm tòi, bày tỏ quan điểm,sự hiểu biết của mình. HS không có nhiều mong muốn tìm hiểu thêm về tác phẩm đã học và những vấn đề có liên quan. Chính vì vậy mà khả năng nắm vững kiến thức của học sinh còn hạn chế. 
2.3. Các kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Kinh nghiệm 1: Lựa chọn các tiếp cận nội dung và nghệ thuật của văn bản tự sự để thiết kế câu hỏi
 Có 3 cách tiếp cận:
- Cách thứ nhất là theo kết cấu: theo cách này GV có thể thiết kế bài dạy dựa theo cốt truyện được xếp theo 3 phần: Phần một - mở bài: giới thiệu nhân vật và sự việc; phần 2 - thân bài: sự phát triển của sự việc từ sự việc thắt nút đến cao trào; phần 3- kết bài: kết thúc sự việc hoặc tuyến nhân vật. Qua việc phân tích nhân vật đại diện cho hai tuyến tốt - xấu, thiện - ác, chủ đề tư tưởng và ý nghĩa của tác phẩm được khẳng định. 
- Cách thứ hai là theo nhân vật.
- Cách thứ ba là nêu các vấn đề mà tác phẩm đặt ra.
Tùy theo trình độ của HS và năng lực của người GV để lựa chọn cách tiếp cận phù hợp. Tuy nhiên, người dạy nên thay đổi cách tiếp cận để bài học sinh động và không rơi vào tình trạng đơn điệu. Riêng đối với văn bản Sơn Tinh, thủy Tinh tiến trình hướng dẫn HS tiếp cận tác phẩm chúng tôi đã thực hiện theo cách thứ nhất. 
Kinh nghiệm 2: Thiết kế và sử dụng câu hỏi phải tuân thủ tính nguyên tắc, quy trình đặc biệt là đảm báo tính hệ thống
 a, Nguyên tắc thết kế câu hỏi:
 - Câu hỏi cần đảm bảo khai thác những đặc trưng chung của thể loại tự sự dân gian.
 - Hệ thống câu hỏi cần làm nổi bật được nét độc đáo, riêng biệt của từng thể loại.
 - Câu hỏi cần hấp dẫn, gợi mở kích thích sự khám phá của học sinh và đặc biệt chú trọng vào các câu hỏi hình dung, tưởng tượng, đánh giá. 
 b, Quy trình thiết kế câu hỏi trong dạy học tự sự dân gian
* Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học
	* Bước 2: Phân tích logic nội dung dạy học
Logic nội dung được thể hiện ở vị trí của nội dung được hỏi với các nội dung chủ đề khác; ở chính diễn biến của nội dung, sự kiện trong tác phẩm.
Khi tiến hành dạy học, giáo viên cần phân tích nội dung dạy học. Cụ thể đối với các tác phẩm tự sự dân gian cần:
 - Đối chiếu mục tiêu cụ thể của từng bài với mục tiêu chung khi dạy tự sự dân gian.
	- Đặt chúng trong mối quan hệ với hệ thống các bài cùng thể loại, tích hợp với các tri thức đã có.
- Lập dàn ý các kiến thức triển khai trong bài học theo cấu trúc nhất định.
* Bước 3: Xác định tri thức đã có của học sinh 
Đây là bước tạo ra sự phù hợp trình độ, kinh nghiệm của học sinh về điều cần khám phá trong câu hỏi vì mỗi câu hỏi chỉ trở thành đối tượng tìm tòi khi tạo ra một trị số nhất định giữa “biết” và “chưa biết”.
- Tích hợp ngang: Học sinh đã được cung cấp những tri thức cơ bản về đặc điểm của thể loại tự sự ở các bài học về các loại văn bản tự sự trong phân môn Tập làm văn sách giáo khoa Ngữ Văn 6 đã học.
- Tích hợp dọc: Các thể loại văn học dân gian như truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười đã được học ở hệ Tiểu học và các bài trước đó.
* Bước 4: Xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi tương ứng với các khâu của quá trình dạy học
Để đặt câu hỏi, giáo viên phải tiến hành xác định kiến thức theo nội dung hợp lý. Đối với phần tự sự dân gian mà cụ thể là dạy truyện cổ tích, theo các hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản, giáo viên phải làm rõ được các kiến thức trong các phần:
- Phần tiểu dẫn: 
+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đặc trưng các thể loại.
+ Tìm hiểu chung về tác phẩm (xuất xứ, dị bản, xác định bố cục)
- Phần đọc - hiểu văn bản.
- Phần tổng kết: khái quát các đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của bài học.
- Phần luyện tập - củng cố: củng cố, nâng cao kiến thức về thể loại của tác phẩm, về hình tượng nhân vật và triết lý nhân sinh mà người xưa gửi gắm.
* Bước 5: Mã hóa nội dung kiến thức thành câu hỏi
 Căn cứ vào 3 nhóm câu hỏi trong dạy học Văn là hệ thống câu hỏi cảm xúc; hệ thống câu hỏi phát triển tưởng tượng, sáng tạo; hệ thống câu hỏi tìm hiểu 
 nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, tôi mạnh dạn đề xuất một hệ thống câu hỏi phù hợp với đặc trưng của thể loại tự sự khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu tác phẩm với 5 loại câu hỏi:
- Câu hỏi tìm hiểu đặc trưng thể loại: Nằm trong hệ thống câu hỏi tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm giúp học sinh nhận diện các dấu hiệu về thể loại và thấy được vai trò của chúng trong việc chi phối nội dung, nghệ thuật của văn bản. 
	Đặc điểm của dạng câu hỏi này thể hiện qua bảng sau:
Mức độ nhận thức
Yêu cầu
Thời điểm sử dụng
Câu hỏi minh họa
Biết
Tái hiện kiến thức, khái quát đặc điểm nổi bật của một thể loại tự sự gắn với một bài học cụ thể.
Sử dụng ở phần hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn.
Em hãy trình bày khái quát đặc điểm của truyền thuyết ?
Hiểu, vận dụng
Nhận biết được các dấu hiệu của thể loại trong tác phẩm và nêu tác dụng của chúng. 
Sử dụng ở phần hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Việc Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh có ý nghĩa gì ?
Sáng tạo
- Đánh giá, cảm nhận của học sinh về thể loại.
- So sánh đặc trưng của các thể loại tự sự.
Sử dụng ở phần hướng dẫn củng cố - luyện tập.
Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích ?
- Câu hỏi đòi hỏi đối chiếu, so sánh các dị bản: Nằm trong hệ thống câu hỏi tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm và khai thác cảm nhận của học sinh. Đây là loại câu hỏi làm nổi bật đặc trưng riêng biệt của văn học dân gian so với các bộ phận văn học khác, nhằm giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm, làm nổi bật vẻ đẹp của đặc điểm thi pháp văn học dân gian. Đặc điểm của dạng câu hỏi này thể hiện qua bảng sau:
Mức độ nhận thức
Yêu cầu
Câu hỏi minh họa
Thời điểm sử dụng
Biết
Nêu các điểm khác biệt giữa các dị bản.
Em hãy tìm những điểm giống và khác nhau trong các dị bản truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh ? 
Sử dụng ở phần hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn.
 Hiểu, vận dụng
Nêu ý nghĩa của các điểm tương đồng và khác biệt đó và lý giải.
Những điểm giống và khác giữa các dị bản có ý nghĩa gì ?
Sử dụng ở phần hướng dẫn đọc hiểu văn bản và củng cố, luyện tập.
Sáng tạo
Thể hiện quan điểm của cá nhân về các dị bản trong truyện.
 Tác giả dân gian tưởng tượng Sơn Tinh giành chiến thắng và trở thành con rể của Vua Hùng, điều đó có ý nghĩa gì ?
- Câu hỏi yêu cầu tìm hiểu tình tiết chính tạo nên cốt truyện và sơ đồ diễn biến cốt truyện: Nằm trong cả 3 hệ thống câu hỏi: cảm xúc, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, hình dung tưởng tượng, loại câu hỏi này nhằm giúp học sinh tìm hiểu những diễn biến chính của truyện.
Đặc điểm của dạng câu hỏi này thể hiện qua bảng sau:
Mức độ nhận thức
Yêu cầu
Câu hỏi minh họa
Thời điểm sử dụng
Biết
Kể lại các diễn biến chính của câu chuyện, tìm tình tiết.
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có những sự việc chính nào ?
Sử dụng ở phần hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản và phần củng cố - luyện tập
Hiểu, vận dụng
Phân tích và nêu ý nghĩa của các chi tiết, tình tiết trong vai trò thúc đẩy cốt truyện phát triển.
Tại sao Vua Hùng lại chọn Sơn Tinh làm con rể?
Sáng tạo
Đánh giá chi tiết, tình tiết.
Sáng tạo thêm các chi tiết cho câu chuyện.
- Việc Vua Hùng chọn Sơn Tinh làm con rể có ý nghĩa như thế nào ?
- Ý nghĩa giải thích nguyên nhân hiện tượng lũ lụt hàng năm. Việc giải thích ấy có đúng không?
 - Câu hỏi yêu cầu phân tích để rút ra ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật: thuộc cả ba hệ thống: cảm xúc, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật, hình dung tưởng tượng. Loại câu hỏi này nhằm giúp học sinh phát huy năng lực khái quát, từ những chi tiết, tình tiết cụ thể tìm ra ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm: trong việc phản ánh các sự kiện cộng đồng, sự kiện lịch sử, mối quan hệ xã hội...
 Đặc điểm của dạng câu hỏi này là: từ việc phân tích hình tượng nghệ thuật, học sinh phải tìm ra ý nghĩa nhân sinh, bài học mà người xưa gửi gắm đằng sau hình tượng đó. Nếu dạng câu hỏi tìm hiểu tình tiết chính tạo nên cốt truyện và sơ đồ diễn biến cốt truyện, yêu cầu phân tích các tình tiết, chi tiết thì dạng câu hỏi này yêu cầu ở mức độ khái quát cao hơn. Thông qua tìm hiểu các chi tiết, học sinh khái quát đặc điểm của hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, cùng ý nghĩa của chúng. Để trả lời được loại câu hỏi này, nhận thức của học sinh về bài học không dừng lại ở mức độ biết mà là mức độ hiểu, vận dụng tới sáng tạo.
- Câu hỏi để tổ chức đánh giá tác phẩm về nội dung và nghệ thuật: thuộc cả 3 hệ thống câu hỏi: cảm xúc, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật, hình dung tưởng tượng, giúp học sinh khái quát toàn bộ giá trị, tư tưởng của tác phẩm, phát huy sức sáng tạo và cảm nhận của người học. Đặc điểm của dạng câu hỏi này thể hiện qua bảng sau:
Mức độ nhận thức
Yêu cầu
Câu hỏi minh họa
Thời điểm sử dụng
Biết
Nhắc lại những giá trị cơ bản của tác phẩm
Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện?
Sử dụng ở phần tiểu kết, tổng kết, luyện tập - củng cố.
Hiểu, vận dụng
Đánh giá, cảm nhận của bản thân về chi tiết, nhân vật truyện; so sánh trong hệ thống các tác phẩm cùng thể loại và khác thể loại.
Cảm nhận và đánh giá của em về những chi tiết và hình ảnh mà Sơn Tinh chống lại và chiến thắng Thủy Tinh? Điều đó có ý nghĩa gì ?
Cách Vua Hùng chọn con rể có gì giống và khác trong các

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_dat_cau_hoi_trong_gio_day_van_ban_son_tinh.doc