SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường mầm non An Hoạch
Trước yêu cầu đổi mới của giáo dục ngày càng được nâng cao, nhất là đối với chương trình giáo dục mầm non mới, đòi hỏi cán bộ quản lý, giáo viên phải nắm bắt kịp thời những quan điểm, xu hướng phát triển của giáo dục đào tạo, nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ và đổi mới phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương.
Giáo dục là đòn bẩy, là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của xã hội. (Điều 22 luật giáo dục 2005) đã nhấn mạnh đến mục tiêu“ Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, ngôn ngữ, những yếu tố đầu tiên của nhân cách để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một”. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu trên trường mầm non An Hoạch thành phố Thanh Hóa đã nghiêm túc thực hiện chương trình giáo dục theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức đa dạng các hoat động khác nhau nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Trong các hoạt động đó thì việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ trong năm học: 2016 – 2017 được nhà trường đặc biệt quan tâm. Mục đích giúp trẻ được khám phá môi trường xung quanh, tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm với thực tế sống động của tự nhiên và xã hội, qua đó trẻ tìm hiểu về đặc điểm, thuộc tính của mọi sự vật hiện tượng, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng.
Đây là hoạt động thiết thực làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở cho trẻ cánh cửa vào thế giới rộng lớn hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể lực và lao động.
MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Trước yêu cầu đổi mới của giáo dục ngày càng được nâng cao, nhất là đối với chương trình giáo dục mầm non mới, đòi hỏi cán bộ quản lý, giáo viên phải nắm bắt kịp thời những quan điểm, xu hướng phát triển của giáo dục đào tạo, nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ và đổi mới phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương. Giáo dục là đòn bẩy, là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của xã hội. (Điều 22 luật giáo dục 2005) đã nhấn mạnh đến mục tiêu“ Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, ngôn ngữ, những yếu tố đầu tiên của nhân cách để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một”. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu trên trường mầm non An Hoạch thành phố Thanh Hóa đã nghiêm túc thực hiện chương trình giáo dục theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức đa dạng các hoat động khác nhau nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Trong các hoạt động đó thì việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ trong năm học: 2016 – 2017 được nhà trường đặc biệt quan tâm. Mục đích giúp trẻ được khám phá môi trường xung quanh, tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm với thực tế sống động của tự nhiên và xã hội, qua đó trẻ tìm hiểu về đặc điểm, thuộc tính của mọi sự vật hiện tượng, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng. Đây là hoạt động thiết thực làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở cho trẻ cánh cửa vào thế giới rộng lớn hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể lực và lao động. Có thể nói, trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, khi trẻ đùa nghịch, cười nói, chạy nhảy thực chất là trẻ đang khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình. Bên cạnh đó, các hoạt động này giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, vận động, giúp tiêu hao năng lượng, giúp trẻ ăn, ngủ ngon hơn. Việc chạy nhảy, vui đùa, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cho đầu óc thoải mái, sảng khoái hơn, trẻ sẽ tiếp thu các bài học trong lớp một cách dễ dàng hơn. Một lợi ích quan trọng của hoạt động ngoài trời là tăng cường kĩ năng giao tiếp của trẻ. Trẻ sẽ tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với các bạn trong lớp, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra trẻ sẽ dễ dàng thích nghi, hòa nhập khi đến các môi trường khác. Do đó, có thể khẳng định rằng, hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên kết quả của việc tổ chức hoạt động ngoài trời mang lại còn phụ thuốc rất nhiều vào hình thức, khả năng, phương pháp cách thức tổ chức của từng giáo viên. Thực tiễn hiện nay cho thấy hoạt động ngoài trời còn chưa được giáo viên quan tâm đầu tư, các giờ hoạt động ngoài trời còn đơn giản, sơ sài, áp đặt, một số cô hướng dẫn còn chung chung, cứng nhắc, làm đối phó, trẻ hoạt động tự do, hoạt động do cô tổ chức chưa có sức lôi cuốn, trẻ, hoạt động rời rạc, cô chưa lấy trẻ làm trung tâm, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ, chưa tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, phát triển tư duy. Bởi thế cần có sự đổi mới trong tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mầm non. Đặc biệt với trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. Đây là lứa tuổi đã và đang phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất và trí tuệ. Từ những lợi ích to lớn của hoạt động ngoài trời mang lại và qua thực tế việc tổ chức hoạt động ngoài trời của giáo viên. Năm học: 2016 – 2017 tôi đã mạnh dạn đầu tư nghiên cứu và áp dụng thực hiện. “Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường mầm non An Hoạch”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục hiện nay. Giúp giáo viên nhận thức được tầm quan trọng, ích lợi to lớn của hoạt động ngoài trời đối với sự phát triển của trẻ. Mặt khác tổ chức thường xuyên hoạt động ngoài trời giúp cho giáo viên biết căn chỉnh thời gian trong việc thực hiện chế độ một ngày của trẻ ở trường, đồng thời tạo thói quen giờ nào việc ấy để giáo viên nghiêm túc thực hiện. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường mầm non An Hoạch. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp quan sát - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thống kê toán học- đánh giá phân tích kết quả - Phương pháp tổng hợp phân tích các tài liệu có liên quan 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1.Cơ sở lý luận Việc giáo dục trẻ nhỏ về những giá trị của môi trường sống, giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu và học cách hòa nhập với môi trường xung quanh là vô cùng cần thiết. Quá trình giáo dục này có thể tiến hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau nhưng hoạt động ngoài trời vẫn được coi là một hoạt động có nhiều ưu thế. Rất nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng: “Sau các hoạt động giáo dục có chủ đích, giáo viên cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời, có khi chỉ cần đi dạo quanh sân trường cũng đủ giúp trẻ vận động thân thể và hít thở không khí trong lành, giúp đầu óc trẻ thoải mái, sảng khoái hơn. Ngoài ra, khi luyện tập và tham gia các trò chơi vận động ngoài trời thường xuyên với thời gian thích hợp sẽ giúp cho cơ thể trẻ tự tổng hợp (Vitamin D được tổng hợp từ chất Dehydrocholesterol ở dưới da dưới tác dụng bức xạ của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời thành cholecalciferol – Vitamin D3) góp phần giúp cho hệ xương phát triển. Đặc biệt, ở lứa tuổi đang lớn này, xương hấp thụ nhiều canxi hơn nên tham gia các hoạt động ngoài trời giúp cho các tế bào tạo xương xây đắp cho xương đặc hơn, rắn chắc hơn, dẻo dai hơn. Trẻ sẽ phát triển tối đa về chiều cao, về trọng lượng, về sự rắn chắc của thể hình”. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh: “Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình”. Môi trường bên ngoài lớp học rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập, vui chơi của trẻ. Chơi ngoài trời tạo cho trẻ vận động toàn thân, phát triển các kỹ năng vận động như : đi, đứng, chạy, nhảy, leo trèo, thăng bằng, sức mạnh và cả sự kết hợp các giác quan và tiếp nhận cảm giác... Nội dung quan sát có chủ định dựa vào nội dung của chủ đề, chủ điểm đang thực hiện trong thời gian đó. ngoài ra còn có những quan sát do sự phát hiện của trẻ, giáo viên phải khéo léo lôi cuốn cả những trẻ khác cùng quan sát. Cũng có thể tổ chức làm thí nghiệm ngoài trời trong điều kiện cho phép, cho trẻ quan sát những thay đổi của cuộc sống hàng ngày, trong môi trường thiên nhiên, xã hội xung quanh. 2.2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động ngoài trời tại trường mầm non An Hoạch * Thuận lợi Trường Mầm Non An Hoạch có đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời an toàn, phong phú mang tính thẩm mỹ cao. Có sân chơi rộng rãi, thoáng mát, có nhiều cây xanh bóng mát...Cảnh quan nhà trường đẹp, có khu vườn cổ tích rất thuận lợi cho sự trải nghiệm khám phá tìm hiểu môi trường xung quanh của trẻ. Nhà trường đã xây dựng được trường lớp xanh sạch đẹp, an toàn và thân thiện. Địa phương, lãnh đạo nhà trường, các bậc phụ huynh quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động của trẻ tương đối tốt. Là phó hiệu trưởng được phân công phụ trách chuyên môn bản thân thường xuyên quan sát, dự tất cả các hoạt động giáo dục của giáo viên. Tích cực học hỏi đồng nghiệp qua sinh hoạt chuyên đề và tự tìm hiểu qua các loại sách báo. Thăm quan dự giờ các trường bạn. đồng thời trong quá trình duyệt kế hoạch từng chủ điểm tôi đặc biệt quan tâm chỉ đạo giáo viên sắp xếp hoạt động ngoài trời theo từng chủ đề với các nội dung phong phú, hấp dẫn với trẻ ở từng độ tuổi và phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp. Cùng với giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh giúp họ hiểu được tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời đối với sự phát triển toàn diện của con em họ. Từ đó thu hút được sự quan tâm ủng hộ các nguyên vật liệu để cô và trẻ làm đồ dung, đồ chơi, tạo cảnh quan môi trường thuận lợi phục vụ cho các hoạt động học tập, vui chơi và đặc biệt là hoạt động ngoài trời. * Khó khăn Đồ dùng trang thiết bị phục vụ hoạt động ngoaì trời còn hạn chế, chưa đa dạng, màu sắc chưa bắt mắt... Một số giáo viên ngại tổ chức hoạt động ngoài trời vì thiếu kỹ năng thu hút, chưa có nhiều thủ thuật gây hứng thú đối với trẻ, chưa biết khai thác triệt để những kiến thức trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời, chưa bám sát mục đích tổ chức hoạt động, còn tham nhiều nội dung tích hợp, nội dung lồng ghép chưa hợp lý, trang phục, tác phong của cô và trẻ chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện các trò chơi vận động, bất tiện cho việc quan sát, tri giác các sự vật hiện tượng. Cùng là trẻ 3 -4 tuổi nhưng nhận thức không đồng đều nên khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp phù hợp để cung cấp kiến thức cho trẻ. Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng bị cuốn hút vào các hoạt động khác và cũng nhanh chóng mất hứng thú. Còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. Tài liệu tham khảo về hướng dẫn tổ chức các hoạt động ngoài trời chưa phong phú. Một số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về hoạt động ngoài trời cho trẻ. Như sợ trẻ ra sân chơi sẽ bị nắng, gió dẫn đến ốm đau, sợ con bị ngã chầy xước nên hạn chế cho con chạy nhảy, nô đùa... Từ những thuận lợi và khó khăn trên, để tìm ra cho mình những giải pháp hợp lý, có hiệu quả việc đầu tiên là tôi tiến hành khảo sát chất lượng của giáo viên và trẻ lớp mẫu giáo bé C1. Đối với giáo viên: Sau khi dự giờ, theo dõi, góp ý, xây dựng và thống nhất ý tưởng trước và sau khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Bản thân đã cùng với giáo viên rút kinh nghiệm về cách thức tổ chức, phương pháp và tiến trình của một giờ hoạt động ngoài trời. Trong đó đặc biệt chú trọng đến phương pháp quan sát, đàm thoại có chủ đích được sử dụng nhiều nhất, mà linh hồn của nó chính là kỹ năng đặt câu hỏi, tạo môi trường có những tình huống cụ thể để trẻ được trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết các tình huống đó. Bảng khảo sát chất lượng trên giáo viên tại lớp mẫu giáo bé C1 TT Nội dung khảo sát Điểm tối đa Mức độ Điểm đạt được 1 Kỹ năng chuẩn bị môi trường, không gian, thời gian, đồ dùng, đồ chơi trước khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 20đ 13 đ 2 Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn, có ý thức tốt trọng việc ghi chép, rút kinh nghiệm sau góp ý. Có tác phong sư phạm, đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 20 15đ 3 Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hình thể trong việc bao quát và phát huy tính chủ động sang tạo của trẻ theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” 20 16đ 4 Kỹ năng đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ, 20 13đ 5 Kỹ năng sử lý tình huống trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 20 16đ 6 Kỹ năng sáng tác và sử dụng thơ ca hò vè trong tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 20 11đ 7 . Thực hiện tốt những yêu cầu về chuyên môn, có sự đầu tư nghiên cứu kỹ nội dung, có sáng tạo trong sử dụng các biện pháp, đổi mới trong hình thức tổ chức HĐNT 20 15đ 8 Yêu thương trẻ, gần gũi chăm sóc giáo dục trẻ. khiêm tốn học hỏi, có thái độ chan hòa, thân thiện với giáo viên, phụ huynh và trẻ 20 17đ Đối với trẻ: Cụ thể: Tổng số trẻ lớp mẫu giáo bé C1: 30 cháu (19 nam; 11 nữ ) Bảng khảo sát chất lượng các nội dung trên trẻ đầu năm học: TT Nội dung khảo sát T. số trẻ Mức độ đạt được Tốt % Khá % TB % CĐ % 1 Trẻ có kỹ năng hoạt động có chủ định, kỹ năng quan sát., kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp. 30 8 26 13 43 6 21 3 10 2 Kỹ năng chơi vận động. Vận động thô., Vận động tinh. 30 9 30 14 46 5 17 2 7 3 Kỹ năng chơi tự do. Chơi với đồ chơi ngoài trời. (đu quay, cầu trượt...). Đồ chơi sáng tạo (do cô và trẻ chuẩn bị). 30 10 33 13 43 5 17 2 7 4 Trẻ thích thú, tò mò ham hiểu biết khi tham gia hoạt động 30 14 46 9 30 4 14 3 10 5 Trẻ tự tin thể hiện hiểu biết về thế giới xung quanh 30 9 30 15 50 5 17 1 3 Qua việc khảo sát trên tôi thấy chất lượng giáo viên và trẻ lớp mẫu giáo bé C1 chưa cao. Tôi suy nghĩ tìm ra biện pháp để chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho khối mẫu giáo bé, áp dụng cụ thể vào lớp mẫu giáo bé C1 và yêu cầu giáo viên cùng phối hợp thực hiện. 2.3. Các giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi. ( Lớp MG bé C1) 2.3.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời đối với sự phát triển của trẻ. Những năm qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non chưa được quan tâm chú trọng. Nhiều giáo viên thường xuyên cắt xén hoặc tổ chức qua loa, chưa bài bản, chưa chú trọng đến nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện, dẫn đến các hoạt động rời rạc, hiệu quả không cao. Qua nghiên cứu tôi nhận thấy sự cần thiết phải chú trọng đến hoạt động ngoài trời để giúp cho trẻ được tìm hiểu nhiều điều thú vị qua việc trải nghiệm những kiến thức thực tiễn ở môi trường ngoài lớp học, giúp cho giáo viên có kỹ năng trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ tại trường mầm non An Hoạch. Ngay từ đầu năm học, khi triển khai nhiệm vụ chuyên môn đến từng nhóm lớp. Tôi đã yêu cầu giáo viên nghiêm túc thực hiện đúng, đủ chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ, không cắt xén chương trình, không xem nhẹ bất kỳ một hoạt động nào, thực hiện đúng thời điểm và đặc biệt chú trọng hơn đến hoạt động ngoài trời. Công bố trước tập thể cán bộ giáo viên về sự lựa chọn của mình trong việc lấy lớp mẫu giáo Bé C1 để tiến hành áp dụng thực nghiệm, đồng thời báo cáo với hiệu trưởng về mục đích của bản thân nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ và yêu cầu giáo viên của lớp C1 cùng phối hợp thực hiện. Tôi đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của hiệu trưởng nhà trường, sự chấp hành của giáo viên. Để thực hiện hiệu quả tôi đã tiến hành từng bước như sau: - Khi duyệt kế hoạch chuyên môn của giáo viên theo chủ đề, chủ điểm tôi đã chú trọng nhiều hơn đến nội dung kiến thức của hoạt động ngoài trời, nội dụng phải gắn với chủ đề mà trẻ đang học, phải phù hợp với đặc điểm nhận thức, tâm lý cũng như điều kiện thực tế của trường lớp - Kế hoạch phải có độ mở cao. - Yêu cầu giáo viên thực hiện thường xuyên và trở thành nguyên tắc cho việc chấp hành đúng, đủ chế độ “Giờ nào việc nấy”. làm tốt yêu cầu này cũng tạo cho giáo viên một thói quen khi căn chính thời gian để đảm bảo chất lượng cho các hoạt động, mặt khác giúp cho trẻ được thường xuyên thay đối trạng thái hoạt động trong ngày, cả cô và trẻ sẽ năng động hơn, gần gũi hơn và giúp giáo viên nắm bắt được rõ nét hơn về tính cách, năng lực của từng trẻ, có các nội dung, biện pháp phù hợp để hướng dẫn trẻ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách cụ thể xát thực hơn. Trong quá trình dự hoạt động ngoài trời, tôi quan tâm nhiều đến việc giáo viên sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi đàm thoại đối với trẻ, đây chính là một kỹ năng không thể thiếu khi tổ chức bất kỳ một hoạt động nào. Bởi hệ thống câu hỏi đàm thoại chính là linh hồn của việc truyền đạt kiến thức 2.3.2. Phát huy nhu cầu hứng thú của trẻ bằng cách khuyến khích giáo viên thường xuyên sử dụng ngôn ngữ hình thể và áp dụng hiệu quả phương pháp dạy học “lấy trẻ làm trung tâm” trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời. Trẻ luôn thích tìm hiểu khám phá những điều mới lạ, vì vậy một giáo viên mầm non cần phải sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, luôn mang đến cho trẻ những điều mới lạ mối ngày và luôn là động lực để trẻ đén trường. một trong những phương pháp dạy học hiệu quả nhất đó là phương pháp “ Lấy trẻ làm trung tâm” như chúng ta đã biết mỗi đưa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất và tâm lý, do đó chúng có hứng thú, tốc độ và cách học tập, vui chơi khác nhau, trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có ngừoi lớn hỗ trợ và mở rộng những gì mà chúng đang hứng thú, đang thực hiện, vì vậy với trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 3 – 4 tuổi các giờ hoạt động cô giáo nên chú ý sử dụng đa dạng các loại ngôn ngữ giúp trẻ lĩnh hội tri thức mới, củng cố, hệ thống hóa các tri thức đã có, đồng thời hình thành và rèn luyện các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội. Hiện nay hầu hết giáo viên thường dạy cho trẻ những gì mà cô biết và cứ thế áp đặt trẻ chứ không phát huy nhu cầu hứng thú của trẻ. Chính vì vậy phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm khác với dạy học truyền thống là không truyền đạt kiên thức cho trẻ mà tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực, tự chiếm lĩnh kiến thức, kinh nghiệm, - Sử dụng những biểu hiện phi ngôn ngữ mang lại cho trẻ sự tò mò, sự thích thú trong quá trình khám phá. Đối với một giáo viên mầm non ngoài những yêu cầu phải giỏi về chuyên môn còn phải có một số năng lực khác như phải có năng khiếu múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, có một chút hài hước trong tính cách. có tính kiềm chế cao và đặc biệt phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ hình thể một cách khéo léo như cười nói, minh họa qua cử chỉ, điệu bộ, qua ánh mắt, động tác. Những biểu hiện trên cô giáo biết sử dụng linh hoạt vào các tình huống cụ thể sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong việc tổ chức các hoạt động, đặc biệt là hoạt động ngoài trời. vì hoạt động ngoài trời có một không gian rộng mà cả cô và trẻ đều được thỏa sức trải nghiệm. ngôn ngữ hình thể giúp cô thay lời nói nhắc nhở trẻ hướng sự chú ý vào cô khi cần thiết. Ví dụ: Cô rất vui khi nhìn trẻ bằng ánh mắt trìu mến, những cái xoa đầu trẻ thân thiện, những lượt vỗ tay tán dương khi trẻ làm tốt những yêu cầu. và những cái ôm thể hiện sự hài lòng, hoặc dung hình thể để bắt chiếc tạo dáng những con vật, những động tác và ngược lại cũng bằng những cử chỉ của cơ thể nói với trẻ rằng cô rất không hài lòng, không đồng ý bằng cách thể hiện qua ánh mắt buồn, giận dữ, thái độ không đồng tình như xua tay, vẫy tay, lắc đầu. v v đây là một loại ngôn ngữ tế nhị nếu giáo viên thường xuyên sử dụng và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽ tạo cho trẻ một thói quen tốt khi rèn luyện các nề nếp học tập, vui chơi cho trẻ, mặt khác nó còn có tác dụng giúp cho giáo viên giảm bớt căng thẳng, tăng tính hài hước và giải phóng sức lao động. 2.3.3. Chọn môi trường hoạt động phù hợp và luôn đổi mới hình thức tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Môi trường hoạt động ngoài trời rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nhưng môi trường hoạt động của trẻ mầm non cần phải phù hợp với 9 chủ đề - chủ điểm lớn xuyên suốt một năm học.. Ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã nghiên cứu trước 9 chủ điểm lớn dành cho trẻ 3 -4 tuổi và nghiên cứu kế hoạch năm học để hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài trời, quan tâm nhiều đến các nội dung hoạt động ngoài trời khi duyệt kế hoạch cho giáo viên, cùng với giáo viên ngiên cứu các nội dung quan sát cho phù hợp, tìm hiểu một số trò chơi vận động, trò chơi dân gian, đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ điểm, kết hợp với phương pháp, hình thức tổ chức luôn luôn thay đổi để trẻ hoạt động tích cực và đạt hiệu quả cao. Ví dụ: Chủ điểm bản thân Tuần Hoạt động Tuần 1 Chủ đề nhánh: Tôi là ai Tuần 2 Chủ đề nhánh: Cơ thể tôi Tuần 3 Chủ đề nhánh: Tôi cần gì để lớn và khỏe mạnh Hoạt động có chủ đích ( quan sát) - Quan sát thời tiết. dạo chơi sân trường, lắng nghe âm thanh khác nhau ở sân chơi. - Vẽ phấn trên sân hình bạn trai, bạn gái. Nghe kể chuyện đọc thơ, hát “mừng sinh nhật” - Dạo chơi phát hiện âm thanh khác nhau ở sân trường. - Quan sát sự thay đổi của thời tiết, trò chuyện những vấn đề liên quan đến thời tiết và sức khỏe - Quan sát thời tiết. Đố về các loại quả: đu đủ, thanh long... Hát “ Mời bạn ăn, thật đáng chê...” Trò chơi vận động; Trò chơi dân gian. - Chuyền bóng bằng 2 chân - Trời mưa - Giúp cô tìm bạn - Chó sói xấu tính - Trò chơi dân gian - Mèo đuổi chuột - Chó sói xấu tính - Bịt mắt bắt dê - Giúp cô tìm bạn - Rồng rắn lên mây - Bịt mắt bắt dê - Trò chơi dân gian Chơi tự chọn - Chơi vớ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_chi_dao_giao_vien_nang_cao_chat_luong_hoat.doc