Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Cổ Bi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Cổ Bi

- Được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm, BGH nhà trường và tổ chuyên môn đã đầu tư về cơ sở vật chất khang trang, rộng, thoáng mát, đủ đồ dùng đồ chơi.

- BGH tạo điều kiện cho giáo viên tập huấn về chuyên môn tại phòng GD và các trường MN trong huyện, tại cơ quan đơn vị giúp giáo viên nâng cao về chuyên môn.

 - BGH và giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức trẻ dựa trên đặc điểm tâm lí lứa tuổi

 .- Trường, lớp khang trang, có diện tích rộng tạo điều kiện thuận lợi cho cô và trò tham gia tổ chức các hoạt động.

 - Nhiều năm giảng dạy độ tuổi mẫu giáo bé nên tôi cũng hiểu tâm lý trẻ.

- Bản thân giáo viên nhiệt tình, mến trẻ, có kĩ năng nghiệp vụ sư phạm tốt, có trình độ chuyên môn, có trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.

- Học sinh trong lớp có cùng độ tuổi.

- Đa số phụ huynh có ý thức về công tác chăm sóc giáo dục và kết hợp với giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.

 

doc 29 trang thanh tú 22 07/10/2022 7365
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Cổ Bi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON CỔ BI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC CHO TRẺ 3-4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON CỔ BI”
 	Tác giả : Lê Minh Huệ
 	Lĩnh vực: Giáo dục mầm non
	 	Cấp học: Mầm non
NĂM HỌC: 2017 – 2018
MỤC LỤC
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ:....................................................
2
1
Lý do chọn đề tài................................................................
2 
PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:.....................................
4
1
CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................
4
2
CƠ SỞ THỰC TIỄN.........................................................
+ Thuận lợi.........................................................................
+ Khó khăn.........................................................................
4
4
5
3
CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN......................................
5
Biện pháp 1 
Nhớ tên trẻ - Hiểu hoàn cảnh của trẻ.................................
6
Biện pháp 2
Khen ngợi, động viên,khuyến khích thường xuyên........
7
Biện pháp 3
Kiên quyết và bình tĩnh, Tôn trọng lắng nghe trẻ.............
10
Biện pháp 4
Cô giáo, bố mẹ làm gương cho trẻ.......................................
12
Biện pháp 5
Hành động hợp lí.................................................................
13 
Biện pháp 6
Phối kết hợp phụ huynh, kích thích trẻ tự lập, sáng tạo.....
19
Biện pháp 7
Thi đua – Tạo bầu không khí thoải mái............................
22 
4
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.....................................................
24
5
BÀI HỌC KINH NGHIỆM..............................................
25
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................
27
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1: Lý do chọn đề tài:
 Đất nước ta đang chuyển sang thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế. Vì vậy, cùng với tăng trưởng kinh tế phải chăm lo phát triển nguồn lực con người, chuẩn bị lớp người có một hệ thống giá trị phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kì mới. Do đó giáo dục trong nhà trường hiện nay cần quan tâm tới mục đích đào tạo con người phát triển toàn diện: Có đức có tài, có khả năng thích ứng cao, biết đưa tri thức phục vụ cuộc sống.Vậy trẻ ở độ tuổi mầm non có những khả năng gì và cần phải được dạy như thế nào? Trẻ em mầm non không đứng một mình đối diện với thế giới xung quanh nó. Những quan hệ của nó với thế giới xung quanh bao giờ cũng thông qua người lớn. Ngay từ những năm đầu của cuộc sống đã tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa đứa trẻ với những người chăm sóc chúng.Người lớn là trung tâm của mọi tình huống mà đứa trẻ ở trong đó. Càng về sau mối liên hệ càng sâu sắc và trở nên tinh tế hơn, đa dạng hơn và dưới những hình thức phức tạp hơn. Nếu một đứa trẻ ngay từ lứa tuổi mẫu giáo đã được dạy cách phát hiện các tình huống, so sánh phân loại sự vật hiện tượng, suy luận nhân quảcác phương pháp tư duy sáng tạo thì cơ hội thành công học đường là rất lớn.
Trẻ em lứa tuổi mầm non nói chung và đặc biệt trẻ 3 - 4 tuổi rất tình cảm dễ xúc động, tình cảm của trẻ chi phối mọi hoạt động. Đặc biệt trẻ 3-4 tuổi đã biết sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thục trong sinh hoạt hàng ngày là thời kỳ bộc lộ tính nhạy cảm cao nên trẻ thích sống tình cảm và cũng đòi hỏi sự âu yếm tình cảm từ người khác. Chính vì vậy, việc giáo dục trẻ dựa trên yếu tố tình cảm là đặc biệt quan trọng. Chúng ta giáo dục trẻ dựa trên cá tính của trẻ, nhưng trước hết, giáo dục trẻ phải là người có tâm bởi vì tâm đó là giá trị tinh thần của đời sống con người. Giáo dục trẻ tình yêu thương con người có thái độ quan tâm tới mọi người xung quanh, làng xóm, tình yêu thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá, thật thà chăm chỉ, không lười biếng dối tráTừ đó, tạo cho trẻ tính tự giác trong mọi hoạt động, trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, trong học tập, lao động, trực nhậtgiúp trẻ có được kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Mô hình gia đình hiện đại tác động mạnh mẽ tới sự phát triển nhân cách của mỗi người, có gia đình cha mẹ bận rộn công việc xã hội, ít thời gian quan tâm, chia sẻ, uốn nắn, hướng dẫn các kĩ năng sống cho con. Quy mô gia đình nhỏ nên các con được nuông chiều, ít có điều kiện giao tiếp, xử lí các tình huống trong cuộc sống gia đình xã hội. Làm thế nào để dạy trẻ cách hành động phù hợp với từng tình huống, bước đầu có phong cách giao tiếp lịch sự, đúng với văn hóa của người ViệtTất cả đòi hỏi người giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm tâm lí trẻ, hoàn cảnh của trẻ để đưa ra lời khen ngợi hay phê bình kịp thời đối với trẻ.
 Chính vì lẽ đó, tôi đã cố gắng tìm tòi, đưa ra những biện pháp, những hình thức cho trẻ trải nghiệm đơn giản dễ hiểu nhằm nâng cao sự hiểu biết của trẻ nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục ý thức cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường MN Cổ Bi”. 
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/CƠ SỞ LÝ LUẬN:
	Trường mầm non Cổ Bi là một trong số những trường mầm non thuộc huyện Gia Lâm – Hà Nội. Trường gồm có 900 trẻ trên 18 nhóm lớp với tổng số là 90 cán bộ giáo viên - công nhân viên. Tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo Bé C1 cùng 3 cô, tổng số có 63 cháu/ lớp. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao bản thân tôi gặp một số thuận lợi, khó khăn sau:
2/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
a/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm, BGH nhà trường và tổ chuyên môn đã đầu tư về cơ sở vật chất khang trang, rộng, thoáng mát, đủ đồ dùng đồ chơi.
- BGH tạo điều kiện cho giáo viên tập huấn về chuyên môn tại phòng GD và các trường MN trong huyện, tại cơ quan đơn vị giúp giáo viên nâng cao về chuyên môn.
 - BGH và giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức trẻ dựa trên đặc điểm tâm lí lứa tuổi
 .- Trường, lớp khang trang, có diện tích rộng tạo điều kiện thuận lợi cho cô và trò tham gia tổ chức các hoạt động.
 - Nhiều năm giảng dạy độ tuổi mẫu giáo bé nên tôi cũng hiểu tâm lý trẻ.
- Bản thân giáo viên nhiệt tình, mến trẻ, có kĩ năng nghiệp vụ sư phạm tốt, có trình độ chuyên môn, có trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
- Học sinh trong lớp có cùng độ tuổi.
- Đa số phụ huynh có ý thức về công tác chăm sóc giáo dục và kết hợp với giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.
b/ Khó khăn:
- Học sinh tuy cùng một độ tuổi nhưng còn có một số trẻ mới đến MGB mới ra trường lớp.
 - Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể trông chờ vào cô và bạn.
- Học sinh đông, nhiều trẻ hiếu động.
- Kinh phí đầu tư mua sắm văn phòng phẩm và các đồ dùng còn hạn chế.
- Phụ huynh học sinh làm nhiều ngành nghề khác nhau thu nhập thấp, đầu tư cho con cái còn ít, nuông chiều trẻ, thời gian chăm sóc trẻ còn hạn chế.
 - Kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ của các bậc phụ huynh không đồng đều, phương pháp giáo dục còn hạn chế nên việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh về việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả chưa cao.
 - Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia các hoạt động nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi hoạt động nếu trẻ không còn hứng thú.
 Trước những thuận lợi và khó khăn trên, bước vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh trong lớp. Cụ thể như sau:
+ Số trẻ kháo sát là 63/63 trẻ.
Néi dung
TS
trÎ
§Çu n¨m trưíc khi ¸p dông biÖn ph¸p
§
C§
Sè trÎ
TØ lÖ%
Sè trÎ
TØ lÖ%
BiÕt l¾ng nghe
 63
45
71%
18
29%
Hµnh ®éng hîp lÝ
63
43
68%
20
32%
TÝnh tù lËp
63
41
65%
22
35%
Kh¶ n¨ng thi ®ua
63
44
70%
19
30%
 Sau khi khảo sát tôi thấy các lĩnh vực phát triển của trẻ còn thấp vậy mình phải làm gì, bắt đầu từ đâu để trẻ được phát triển tốt hơn. Tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
3/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Như chúng ta đã biết trẻ mầm non tìm hiểu sự vật xung quanh theo cách riêng của mình. Sự phát triển tâm lý của trẻ mỗi ngày một khác. Trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì sẽ có bấy nhiêu cá tính. Chính vì thế, vấn đề đặt ra trong việc giáo dục trẻ mẫu giáo be là phải tìm cho được những biện pháp thích hợp đối với từng trẻ bởi vì mỗi trẻ có một thế giới tâm lý riêng. Do đó, trong quá trình giáo dục trẻ mầm non giáo viên phải nắm bắt được đặc tính của từng trẻ với những phản ứng không giống nhau trước mỗi tác động bên ngoài. Việc bồi dưỡng kinh nghiệm sống, rèn luyện thói quen tốt giúp trẻ hình thành kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập kích thích óc tò mò khả năng sáng tạo, biết yêu thương chia sẻ biết lắng nghe người khác nói đồng thời biết diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn ngoài ra còn xây dựng ở trẻ lòng tự tin khi tiếp nhận thử thách mới. Mặc dù vậy, tình hình thực tiễn của việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ của giáo viên còn nhiều vướng mắc nên ngay từ đầu năm học tôi đã đề ra một số biện pháp nhằm hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động đạt kết quả cao.
* Biện pháp 1: Nhớ tên trẻ- hiểu hoàn cảnh của trẻ:
Điều này có tác dụng rất tốt bởi tạo ngay ấn tượng ban đầu cho trẻ về giáo viên và hơn hết là yêu cầu của giáo viên sẽ được thực hiện nhanh chóng khi tên của trẻ được nêu cụ thể. Bạn sẽ đọc được sự ngưỡng mộ trong đôi mắt trẻ thơ và tạo được không khí tin cậy ngay từ đầu năm học.
Trẻ đón nhận lớp mới, cô giáo mới còn nhiều bỡ ngỡ nên cô trò chuyện trực tiếp và thường xuyên gần gũi trẻ vỗ về yêu thương trẻ tạo cho trẻ cảm giác cô là mẹ để trẻ thích được đến trường lớp. Cô hỏi tên trẻ, tên bố mẹ và gia đình trẻ, trò chuyện về công việc trong gia đình trẻ.
Ví dụ: Con tên là gì? mẹ con tên là gì?ai hay đưa con đi học?,sáng nay con ăn gì?ở nhà con ai hay nấu cơm? con biết làm gì giúp bố mẹ? ai mua quần áo cho con ?... Giáo viên thực hiện nghiêm túc việc điểm danh trẻ, trò chuyện với trẻ tên cô giáo trong lớp, tên lớp mình, lớp bên cạnh,tên cô giáo lớp bên cạnh và các lớp khác, những lớp nào mà con hay đi qua. Nhận xét, khen ngợi trẻ có tên hay, ngộ nghĩnh, hoặc khen trẻ xinh, cao, tóc đen mượt trông ấn tượng, có cái váy màu đẹpVừa để nhớ tên trẻ vừa giúp các trẻ nhận biết mình và các bạn nhanh hơn, đoàn kết hơn, tôi đã triển khai việc chụp ảnh thẻ cho trẻ để làm kí hiệu chơi góc, kí hiệu vở, ca cốc, tủ cá nhân trẻ
Việc này tôi tham mưu với BGH mời nhà nhiếp ảnh về chụp cho toàn trường, kêu gọi phụ huynh ủng hộ kinh phí cùng nhà trường. Sau đó tôi cho trẻ tự giới thiệu về mình, họ tên sở thích và giới thiệu ảnh đẹp cho cả lớp cùng chiêm ngưỡng.
Ví dụ: bạn Phương Lan giới thiệu về ảnh của mình: Tôi tên là Nguyễn Phương Lan tôi học lớp Bé C1, tôi rất thích màu hồng nên tôi mặc áo màu hồng để chụp ảnh đấy, các bạn thấy ảnh của tôi có đẹp không ?...
Mỗi đứa trẻ là một nhân cách khác nhau, để cho nhân cách đó phát triển một cách hoàn thiện thì giáo viên càng cần phải hiểu trẻ. Trẻ thường gặp phải những rắc rối ở trường, những rắc rối thường thấy là mâu thuẫn với bạn bè, nhiều trẻ nhút nhát thì bị bạn bắt nạt, không cho chơi cùng, trẻ tinh nghịch thì lại có xu hướng bắt nạt các bạn. Nếu trẻ bị bạn bè bỏ rơi hoặc khó hòa nhập với bạn bè, bị bạn trêuthì giáo viên cần kết hợp với nhà trường với phụ huynh để giải quyết vấn đề một cách khéo léo. Có trẻ khó hòa nhập được với giáo viên, nguyên nhân do giáo viên chưa nắm bắt được hoàn cảnh của trẻ hoặc do giáo viên khiển trách vì tiếp thu chậm, nghịch ngợm, vi phạm nhiều lỗi Chính nhờ có sự tìm hiểu kĩ càng, hiểu hoàn cảnh sống của trẻ mà giáo viên có thể hiểu trẻ hơn để có những biện pháp giáo dục cụ thể. Biện pháp này không mới, nhưng đôi khi chúng ta chưa khai thác triệt để. Giáo viên gặp gỡ trao đổi trực tiếp với phụ huynh để nắm bắt về sức khỏe, tình trạng trẻ để có biện pháp giáo dục trẻ phù hợp.
Giáo viên trao đổi trực tiếp với phụ huynh.
Ví dụ: cháu Nhật Nam ở với ông bà sức khỏe yếu hay nôn chớ, cháu Minh Đức ít nói, cháu Quang Nghĩa tự do hay chạy nhảy, không chịu nghe lời người lớnGiáo viên trò chuyện với trẻ về nghề nghiệp của bố mẹ, bố mẹ bán hàng hay làm công nhân, thời gian bận nhiều hay ítđể biết được điều kiện của phụ huynh trong việc chăm sóc con. Từ việc trò chuyện gần gũi trẻ nắm bắt được khả năng giao tiếp của trẻ, hoàn cảnh cá nhân trẻ để có phương pháp giáo dục trẻ.
Ví dụ: cháu Tuấn Kiệt có mẹ thường đi chợ sớm từ 3h sáng, bố đi làm ca đêm sáng ra ngủ dậy muộn nên Tuấn Kiệt khó khăn để ăn sáng, vệ sinh cá nhân và đi học đúng giờ, cháu Bảo Châm đi học hay khóc nhè thấy mẹ nghỉ ở nhà chưa đi làm, đòi mẹ mua quà vặt khi đến lớp, cháu Ngọc Hân lười ăn sáng trước khi đi học
* Biện pháp 2 : Khen ngợi, động viên khuyến khích trẻ thường xuyên.
Giáo viên chỉ ra cho trẻ thấy hành động của trẻ là chưa đúng, không nên phê bình thẳng thắn trước lớp. Nếu trẻ làm sai thì cô nhắc nhở nhẹ nhàng con làm như vậy là chưa ngoan mọi người sẽ không yêu đâu, lần sau con đừng làm thế nhé. Sau đó theo dõi nếu thấy trẻ tiến bộ thì phải khen ngay để động viên kịp thời. 
Ví dụ: Con không biết xếp hàng chạy lung tung ra khỏi hàng thì sẽ bị phê bình. Trẻ phải hiểu rằng người lớn không thích những hành vi sai đó.
Khen ngợi trẻ kịp thời.
 Khuyến khích là biện pháp quan trọng nhất của quá trình giáo dục. Trẻ em không thể phát triển nếu thiếu sự khuyến khích. Trước đây trong chương trình giảng dạy theo hướng cải cách, vai trò của giáo viên là người chủ đạo, là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ. Nhưng với phương pháp học tập khám phá, vai trò giáo viên ở vị trí người bố trí môi trường, tạo tình huống, kích thích trẻ tự suy nghĩ, khám phá một cách độc lập theo cách riêng của mình. Giáo viên đưa ra những câu hỏi kích thích trẻ tò mò, thắc mắc và suy nghĩ tìm câu trả lời: “ Tại sao cá sống được dưới nước ?”“ Cá dễ dàng bơi dưới nước nhờ cái gì?” Trẻ có thể hỏi nhau, hỏi ông bà cha mẹ, anh chị, và tự đưa ra ý kiến nhận xét riêng. Cách nêu câu hỏi của giáo viên không chỉ có tác động phát triển về nhận thức, ngôn ngữ cho trẻ mà còn hình thành cho trẻ xây dựng câu hỏi, ý tưởng, nội dung câu chuyện khi trao đổi với mọi người xung quanh. Những kinh nghiệm trẻ thu nhận luôn được làm mới, luôn được gắn với những sự việc gần gũi với trẻ. Giáo viên cần biết cách dẫn dắt trẻ tìm hiểu một vấn đề nào đó một cách tự nhiên nhẹ nhàng và khơi gợi sự tò mò của trẻ.
Trẻ xem băng hình
Nếu thấy trẻ có tiến bộ thì giáo viên có thể nói “Cứ thế mà tiến lên con. Cô thật vui khi thấy con tiến bộ. Điều đó thật tuyệt”. Một trong những cách tốt nhất để động viên trẻ học là chỉ cho trẻ thấy được sự ứng dụng của việc học vào thực tế hàng ngày. Chẳng hạn, cho trẻ thấy được việc đọc truyện có làm giầu cuộc sống tình cảm của con người hay không. Nhờ biết tính toán, con người mới thường xuyên đi mua sắm được, biết chăm sóc sức khỏe phòng bệnh tật, biết lên kế hoạch đi nghỉ hè qua tham những chi tiết này làm người lớn tốn nhiều công sức để giúp trẻ thấy được điều mà chúng đang học ở trường sẽ mang lại kết quả tốt đẹp trong cuộc sống. Một em bé nói, cậu mơ ước trở thành cầu thủ nổi tiếng như Bùi Tiến Dũng. Thật tốt cho cậu bé nếu người lớn đừng tỏ ra chê cậu chậm chạp yếu ớt mà nâng đỡ cậu “Nếu con muốn trở thành cầu thủ nổi tiếng thì phải ăn nhiều cho khỏe, phải tập thể thao, chạy nhanh và đá bóng tốt”.
 Động viên có nghĩa là tập trung vào mục tiêu và đặt ra các bước rõ ràng để đạt mục tiêu đó, điều quan trọng là luôn giúp trẻ đi những bước đầu tiên dẫn chúng đến mục tiêu to lớn hơn. Khi đó người lớn sẽ phải ngạc nhiên vì trẻ đã hăng say thế nào ở trường học. Để thành công trong học tập ngày hôm nay và trong cuộc sống mai sau rất cần sự động viên đúng mức cuả người lớn. Sự động viên của người lớn sẽ giúp đứa trẻ học và phát triển mọi mặt xã hội, tình cảm thể chất và trí tuệ. Chúng ta cân ghi nhớ một điều “Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai”. Hãy động viên trẻ một cách thỏa đáng.
* Biện pháp 3: Kiên quyết và bình tĩnh- tôn trọng lắng nghe trẻ
Nhiều khi quát tháo trẻ không có tác dụng với đứa trẻ và không đạt được mục đích. Hãy kiên nhẫn và giúp trẻ cho đến khi yêu cầu trẻ thực hiện được. Giáo viên cần nhớ rằng kinh nghiệm, kiến thức kĩ năng trẻ tiếp nhận không thể trôi chảy như ý muốn chủ quan của người lớn. Trẻ phải trải qua hoạt động thử-sai phải có thời gian trải nghiệm. Do vậy giáo viên phải kiên nhẫn.
Ví dụ: giáo viên cho trẻ làm thí nghiệm 2 quả trứng cho vào 2 cốc nước như nhau, sẽ có một quả nổi 1 quả chìm.
So sánh trứng chìm,nổi.
Trẻ sẽ suy nghĩ tại sao như vậy và tìm cách trả lời. Giáo viên gợi ý hướng dẫn trẻ nhìn màu sắc, độ nặng nhẹ có gì khác nhau ở 2 quả trứng. Cuối cùng đưa ra kết luận là một quả trứng sống và một quả trứng đã luộc chín. Nếu trẻ phát hiện ra thì giáo viên hãy tích cực khen trẻ, nếu chưa được thì tiếp tục gợi ý hỏi trẻ con đã được ăn những món trứng gì cho đến khi trẻ phát hiện ra. Những lời động viên khen ngợi, cử chỉ khuyến khích trẻ là những biện pháp đòn bẩy giúp trẻ vượt lên khó khăn để đứng cao hơn trên nấc thang mới trong hoạt động tư duy. Đối với trẻ, vai trò giúp đỡ của giáo viên, bạn bè cha mẹ, đều có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của trẻ. Những biểu hiện tiêu cực của giáo viên như cử chỉ thể hiện sự sốt ruột tiếng thở dài, giọng gắt gỏng chê bai, sốt ruột trả lời hộ hoặc làm hộ trẻ đều ảnh hưởng không tốt tới phương pháp học tập khám phá của trẻ. 
Bằng sự gần gũi yêu thương, các bậc phụ huynh, giáo viên sẽ dần dạy con sống có nề nếp biết ứng xử trong từng hoàn cảnh và khi trẻ đã vào khuôn khổ, thì mọi vệc trở nên dễ dàng. Trẻ sẽ đề xuất những sở thích và yêu cầu của mình, đây cũng là một điều rất bình thường trong sự phát triển tâm lý. Khi trẻ đang trình bày lí do hay nguyện vọng, cha mẹ không nên cắt ngang theo kiểu “im ngay,bố (mẹ) không muốn nghe”
 Như vậy, hình thành trong trẻ suy nghĩ phản kháng: “ Bố mẹ không nghe mình nói, mình cũng chẳng cần phải nghe bố mẹ nói”.Tránh dùng những câu nói kiểu: “Đồ đần độn!” “Sao ngu thế hả con?”khi phê bình hay giáo dục con cái. Những câu nói kiểu này xúc phạm trẻ, khiến trẻ nảy sinh tâm lí chống đối và bất mãn, đòng thời làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ. Ngay cả khi trẻ phạm sai lầm, cha mẹ cũng không nên dùng những lời mắng nhiếc như vậy. Hơn nữa, sẽ khiến trẻ dần mất đi khả năng mạnh dạn, khả năng trình bày ý kiến của mình trước một người hay một nhóm người.Tôn trọng quan điểm của trẻ ngay cả khi có khác so với quan điểm của bạn. Sẵn sàng cởi mở thảo luận về bất cứ chủ đề nào mà trẻ muốn nói. Cháu Ngọc Hân rất thích đóng vai bác sĩ, cứ đến giờ chơi góc là cháu thăm khám bệnh nhân một cách say mê, nhắc nhở bệnh nhân há miệng, vạch áo lên nghe tim mạch. Dặn dò bệnh nhân cách uống thuốc, ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinhđảm bảo sức khỏe, tránh bệnh tật. Trẻ được chơi các góc theo sự lựa chọn của trẻ, giáo viên gợi ý hướng dẫn những điểm hay, tác dụng của từng góc chơi để trẻ được tham gia các góc khác nhau.
Trẻ tự lựa chọn góc chơi.
 Yêu thương trẻ, lắng nghe trẻ em là một việc rất có ích bởi đề nghị của trẻ thường phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, thậm chí trẻ có thể nêu lên một ý kiến mới mẻ về nguyên tắc mà người lớn sử dụng có kết quả. Giáo viên phải thực sự nghe những gì trẻ nói và tin rằng những gì chúng nói là quan trọng. Lắng nghe cảm xúc của trẻ, chứ không chỉ những gì trẻ nói. Diễn giải chi tiết và đừng giải thích, ngắt lời hay tỏ ra sao lãng. Bằng việc chủ động lắng nghe, bạn sẽ làm tăng cảm giác của trẻ về lòng tự trọng và tự đề cao giá trị bản thân. Tập cho trẻ cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác bằng cách tôn trọng ý kiến, sở thích của chính trẻ. Là trẻ trai không cứ phải chơi góc xây dựng, trẻ gái thì chơi góc bán hàng nấu ăn. Thực tế cháu Bảo, Đức Anh, Tú, Thắng...thích làm đầu bếp và bán hàng. Cháu Phương Thảo ,Chi, Hương thích làm kỹ sư xây dựng ,vì cho một bữa ăn nhưng trước đó trẻ phải được học cách chọn rau ngon cũng như làm thế nào để chọn được thức ăn ngon hay trẻ tự ý chọn con thú nhồi bông mà trẻ yêu cầu, màu sắc cho cái áo gối của mình.
* Biện pháp 4: Cô giáo và bố mẹ là tấm gương trước trẻ.
Bố, mẹ là những người làm gương quan trọng nhất của con cái. Nhiều người đã vô tình bỏ qua những cơ hội đơn giản và thuận lợi hàng ngày để hướng dẫn con những thói quen tốt để rồi sau đó lại bắt trẻ mất thời gian học lại những điều này ở một nơi khác với những người xa lạ. Có ngư

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_cho_t.doc