SKKN Khơi gợi niềm say mê đọc sách cho học sinh qua hoạt động dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông

SKKN Khơi gợi niềm say mê đọc sách cho học sinh qua hoạt động dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông

Thời đại công nghệ thông tin với sự bùng nổ của các sản phẩm văn hóa như phim ảnh, băng đĩa, internet, trò chơi điện tử. đã tác động không nhỏ tới mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Tác động này tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Nhưng một vấn đề đáng lo ngại hiện nay là văn hóa đọc đang có nguy cơ bị mai một đi. Khiến cho giới trẻ mà điển hình là học sinh trung học phổ thông ngày càng không thích đọc sách, hoặc đọc sách rồi quên ngay. Thậm chí có em không muốn đọc cả sách giáo khoa và tài liêụ tham khảo phục vụ cho học tập.

 Đặc biệt với bộ môn Ngữ văn ở THPT hiện nay, nhiều học sinh dường như không có hứng thú tìm hiểu về tác giả, không muốn đọc tác phẩm văn xuôi và ngại học thuộc các tác phẩm thơ trong chương trình. Các em thường tỏ ra hờ hững, xa lạ với những tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam cũng như thế giới. Nếu bắt buộc phải đọc thì các em cũng chỉ đọc qua loa, đọc cho xong mà không tư duy, nghiền ngẫm hay rút ra ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Chính vì vậy mà học sinh không cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Điều đó càng khiến học sinh ngại học văn, ghét đọc sách hơn.

 

doc 26 trang thuychi01 14504
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khơi gợi niềm say mê đọc sách cho học sinh qua hoạt động dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
	Thời đại công nghệ thông tin với sự bùng nổ của các sản phẩm văn hóa như phim ảnh, băng đĩa, internet, trò chơi điện tử... đã tác động không nhỏ tới mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Tác động này tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Nhưng một vấn đề đáng lo ngại hiện nay là văn hóa đọc đang có nguy cơ bị mai một đi. Khiến cho giới trẻ mà điển hình là học sinh trung học phổ thông ngày càng không thích đọc sách, hoặc đọc sách rồi quên ngay. Thậm chí có em không muốn đọc cả sách giáo khoa và tài liêụ tham khảo phục vụ cho học tập.
	Đặc biệt với bộ môn Ngữ văn ở THPT hiện nay, nhiều học sinh dường như không có hứng thú tìm hiểu về tác giả, không muốn đọc tác phẩm văn xuôi và ngại học thuộc các tác phẩm thơ trong chương trình. Các em thường tỏ ra hờ hững, xa lạ với những tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam cũng như thế giới. Nếu bắt buộc phải đọc thì các em cũng chỉ đọc qua loa, đọc cho xong mà không tư duy, nghiền ngẫm hay rút ra ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Chính vì vậy mà học sinh không cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Điều đó càng khiến học sinh ngại học văn, ghét đọc sách hơn.
	Đâu rồi cái thời trẻ con vừa đọc sách vừa thổi cơm để rồi lửa cháy lan vào đống rơm làm cháy rụi cả gian bếp của mẹ? Đâu rồi cái thời xếp hàng chờ cả tiếng đồng hồ để mượn sách thư viện mà vẫn không nản lòng?!... Nhìn lũ học trò hồn nhiên trong sáng cứ mỗi khi ra chơi hay trống tiết lại chúi đầu vào điện thoại di động để chơi game, lướt web là lòng tôi lại quặn thắt mà tiếc cho thời học sinh của các em đang trôi đi một cách lãng phí, nghèo nàn cả về tri thức, nhận thức lẫn tình cảm, tâm tư.
 	Trăn trở trước thực tế ấy, qua hai năm nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm, tôi đã tìm được một số phương pháp để ''Khơi gợi niềm say mê đọc sách cho học sinh qua hoạt động dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông".
II. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện đề tài trên, tôi hướng tới mục đích sau:
- Giúp học sinh thấy được giá trị, tác dụng của việc đọc sách.
- Giúp giờ dạy-học văn trở nên sinh động, phong phú hơn, học sinh thêm yêu môn ngữ văn.
- Giúp tạo cho học sinh thói quen đọc sách, lòng say mê không chỉ với sách văn học mà còn với các loại sách khác.
- Hướng dẫn học sinh một số phương pháp đọc sách nhanh mà vẫn thu lượm đầy đủ thông tin, nắm bắt được ý nghĩa, giá trị của sách mà không mất quá nhiều thời gian.
III. Đối tượng nghiên cứu: 
Về vấn đề đọc sách và học Ngữ văn của:
- Học sinh ở cấp trung học phổ thông 
- Đặc biệt là học sinh trường THPT Lê Hoàn 
IV. Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp (PP) nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; PP thống kê, xử lý số liệu, PP so sánh.
 B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại được lưu truyền hàng ngàn năm. Là nơi ghi lại, lưu trữ những hiểu biết của con người và cũng là nơi chia sẻ những thông tin, tình cảm, nghĩ suy giữa con người với con người. Đọc sách là cách tốt nhất để ta tiếp thu văn hóa trên Thế giới, làm giàu thêm vốn hiểu biết, giúp ta hiểu hơn về những gì đang diễn ra xung quanh mình, hoàn thiện bản thân, phát triển tâm hồn mình...Dr.Guerin từng nói:"Đọc sách không những để nâng cao tri thức mà còn nâng cao nhân cách". Gần đây các trang mạng xã hội đã chia sẻ rất nhiều về lợi ích, tác dụng của việc đọc sách như: Giúp kích thích thần kinh, giảm căng thẳng, mở rộng vốn từ, cải thiện trí nhớ, tăng cường kĩ năng tư duy, phân tích; cải thiện sự tập trung, kĩ năng viết tốt hơn, nâng cao năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo, được giải trí ví chi phí thấp, thậm chí miễn phí, giúp sống tốt hơn trong xã hội và có thể mang lại sự bình yên trong tâm hồn... M. Gorki từng nói: ''Mỗi cuốn sách đều là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người..". Hay Henziut cũng đã nói: '' Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng cùng tất cả thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rồi nghề và cảnh sầu tư gây ra...''. Như vậy đọc sách cho ta nhiều lợi ích. Đặc biệt đọc sách có ảnh hưởng lớn đến trí tuệ và học lực của trẻ em. Nhà giáo dục Vasyl Olexandrovych Sukhomlynsky đã từng bày tỏ quan điểm rõ ràng về mối quan hệ giữa việc đọc sách và lực học:
"Kinh nghiệm 30 năm khiến tôi tin rằng, sự phát triển về mặt trí tuệ của học sinh được quyết định bởi khả năng đọc sách tốt". Và với bộ môn văn trong nhà trường thì đọc sách chính là một quá trình học kĩ xảo làm văn. 
2. Chương trình trung học phổ thông nhiều năm nay cũng đã đổi mới quan niệm về vị trí của bộ môn ngữ văn. Ngoài tính chất là bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, bộ môn thuộc lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ: '' Môn ngữ văn là một môn học công cụ. Năng lực sử dụng tiếng Việt và tiếp nhận tác phẩm văn học mà môn học này trang bị cho học sinh là công cụ để học sinh học tập và sinh hoạt, nhận thức về xã hội và con người, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, đặc biệt là tư tưởng nhân văn, tình cảm thẩm mĩ ''. 
3. Từ vị trí của bộ môn, việc dạy học Ngữ văn cho học sinh không có nghĩa là chỉ khám phá những bài học ngữ văn trong sách giáo khoa mà còn hình thành cho các em thói quen và kĩ năng tiếp xúc với những nguồn văn bản thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Bởi thời đại ngày nay, trình độ văn hóa được đánh giá bằng năng lực nắm bắt, tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin từ các văn bản khác nhau. Nói như giáo sư tiến sĩ Trần Đình Sử: "Người lao động và người công nhân hiện đại là người biết nắm bắt thông tin nhanh nhạy. Mà muốn thế trước hết họ phải biết đọc, không phải chỉ đọc hiểu, đọc diễn cảm, mà trước hết phải biết đọc hiểu... Quốc gia nào có nhiều người biết nắm bắt thông tin, biết xử lí thông tin, thì đó sẽ là một quốc gia mạnh. Muốn cho quốc gia mạnh thì phải biến xã hội của quốc gia đó thành một xã hội đọc. Mà muốn hình thành xã hội đọc thì ngay từ trên ghế nhà trường, phải đào tạo mỗi học sinh thành một người đọc đích thực, đọc chủ động, sáng tạo, chứ không phải đào tạo một xã hội những người đọc a dua, quen ăn theo nói leo một số người nào đó''. Điều này càng quan trọng hơn nữa, khi ngày nay các phương tiện nghe nhìn đã cạnh tranh quyết liệt với thời gian đọc, thu hẹp thời gian đọc của mọi người.
	Như vậy, việc ''Khơi gợi niềm say mê đọc sách cho học sinh qua hoạt động dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông" là một việc làm cần thiết, giúp học sinh không chỉ đáp ứng được yêu cầu môn học mà còn thích ứng với sự phát triển của thời đại mới - thời đại giao lưu văn hóa quốc tế.
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1.Thực trạng văn hóa đọc của học sinh THPT hiện nay:
a. Thực trạng chung:
 Đọc sách là sống một cuộc đời. Cuộc đời chúng ta không đủ dài để ''thu gom'' trí tuệ nhân loại bằng cách tự mình sống để lấy kinh nghiệm. Vậy cách hay nhất là sống qua cuộc đời nhiều người trên từng trang sách. Để có thể phát triển bản thân, có thêm tư tưởng mới, để kích thích bộ não tư duy, sáng tạo, để có thể thanh lọc tâm hồn, bồi đắp tình cảm, hoàn thiện nhân cách...Ý nghĩa của việc đọc sách thật to lớn nhưng giới trẻ ngày nay, đặc biệt là học sinh phổ thông gần như thờ ơ, lãnh cảm với sách. Các hiệu sách, thư viện sách gần như vắng bóng người. Học sinh hiện nay chỉ vào hiệu sách một lần duy nhất là mua sách giáo khoa ở đầu mỗi năm học hoặc thêm vài lần nhưng chỉ để mua đồ dùng học tập, bút vở, tư trang...Chị T - nhân viên bán hàng tại hiệu sách Thọ Xuân cho biết : "Hiệu sách chỉ bận vào khoảng cuối tháng 7 đầu 8 khi phụ huynh và học sinh đến mua sách chuẩn bị cho năm học mới. Còn lại lúc nào cũng vắng người. Nên chúng tôi phải bán thêm một số mặt hàng khác như giấy dán tường, tranh ảnh, hoa giả, đồ lưu niệm... Kệ để các loại sách văn hóa như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ ca,... và sách thuộc lĩnh vực khác bụi phủ đầy, ít người hỏi đến". 
	Tôi cũng đã từng đến thư viện huyện Thọ Xuân nhiều lần. Nhưng điều đáng buồn là lần nào đến cũng chỉ thấy hai cô nhân viên ngồi trước máy tính chơi game hoặc lướt web. Sách nằm im lìm trên giá, nhiều cuốn còn mới tinh chưa một lần lật giở, mặc dù được xuất bản cách đây khá lâu.
	Tôi có đọc được trên báo nói về khảo sát của một đại biểu tham gia hội thảo ''Người Việt có mê đọc sách'' với kết quả là, có: 70% cho biết chỉ học chứ không đọc tham khảo thêm, 80% không đọc sách một năm qua, 98% không đọc sách một tuần qua, 100% nói gần như chẳng để ý đến thơ...Một số đọc mà thiếu tư duy, đúc kết. Đọc chỉ để theo dõi nội dung, diễn biến, kết thúc. Một số đọc sách theo phong trào, theo mốt để khỏi lạc hậu.
Đây là một thực tế rất đáng buồn ở hầu khắp cả nước, từ thành thị đến nông thôn.
b.Thực trạng văn hóa đọc và sự ngán ngẩm đối với môn Văn của học sinh trường THPT Lê Hoàn.
 Không nằm ngoài quy luật của xã hội nói chung, học sinh trường tôi hiện nay cũng không còn đam mê đọc sách. Giờ ra chơi một số học sinh nô đùa với nhau, còn lại các em đáng bài, dùng điện thoại di động lướt web, lướt facebook, chụp ảnh tự sướng, chơi game...Tịnh không hề thấy cảnh các em giành nhau một cuốn sách hay hoặc chụm đầu vào một tờ báo giống như trước kia. Đầu năm học 2014-2015, tôi có khảo sát sơ bộ học sinh ở hai lớp 10A1 và 10A6 về vấn đề ''ngoài sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ học tập, hàng ngày các em đọc sách gì?" thì thông tin thu được như sau:
	- Lớp 10A6, có 12/42 em thỉnh thoảng đọc truyện tranh. Ngoài ra không đọc bất cứ loại sách báo nào. 
 - Lớp 10A1, có 29/49 em thỉnh thoảng đọc truyện tranh, 3/49 em thích đọc tiểu thuyết ngôn tình, 7/49 em thích đọc sách văn học và các loại báo "Hoa học trò", "Mực tím"... nhưng không có điều kiện để đọc. 
Hàng năm vào dịp 21/4 nhà trường cũng phát động phong trào đọc sách tặng sách nhưng đọc thì không thấy mà sách tặng cũng nghèo nàn - chỉ là mấy cuốn sách giáo khoa sách tham khảo phục vụ cho các môn học...
c.Thực trạng trên là tất yếu khi mà môn Ngữ văn (vốn xưa nay vẫn được xem là môn học chính) bị học sinh coi nhẹ. Các em không chỉ thờ ơ với sách báo nói chung mà còn thực sự không muốn đọc cả những tác phẩm văn chương trong chương trình Ngữ văn THPT. Tiến sĩ Nguyễn Minh Thái từng khẳng định: ''Sự thờ ơ với sách văn học của người trẻ tuổi hiện nay hóa ra không hoàn toàn như người ta tưởng là do các thầy cô giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc THPT... không biết cách giảng dạy cho học sinh thấy cái hay các đẹp của văn chương mà phần lớn là do chính bản thân những người đọc trẻ tuổi đã lạnh lòng, đã cứng lòng trước tác phẩm văn chương nên đã vô cảm, thậm chí ''dị ứng''với văn chương". Hoặc nếu có đọc thì chỉ là để phục vụ mục tiêu trước mắt để đối phó với các kì thi. Chẳng thế mà nhà văn Vũ Đảm đã nói : "Họ học, họ đọc những tác phẩm văn học không phải với sự đam mê, kiếm tìm cái hay cái đẹp trong đó mà chủ yếu là học thuộc lòng, học theo đề cương để thi,... Họ tìm đến sách báo để giải trí nhiều hơn sách văn học. Nếu nói họ mù văn học thì nặng nề quá nhưng sự thật, giới trẻ đã và đang vơi dần sự ham mê văn chương''.
	Trong quá trình dạy, tôi nhận thấy học sinh trường tôi hiện nay rất lười đọc văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn. Đến một đoạn trích văn trong sách giáo khoa các em cũng không chịu đọc trước ở nhà. Thành thử đến giờ học, giáo viên hỏi thì ngơ ngác không biết trả lời như thế nào hoặc dựa vào sách trả lời bừa. Nên dù biết là cháy giáo án, chậm so với phân phối chương trình, giáo viên vẫn phải dành thời gian đọc văn bản trước lớp. Nếu không thì không thể nào áp dụng phương pháp mới đối với việc dạy văn. Còn nếu cố dạy cho xong thì cũng chỉ là ''nước đổ lá khoai'' vậy. 
	Hơn thế nữa, nhiều khi đọc văn bản ở trên lớp rồi nhưng các em vẫn không tư duy, không nhớ được dẫn chứng trong truyện, không tóm tắt được cốt truyện, không thuộc được thơ. Nhiều em cho là "giáo viên hành" khi yêu cầu học sinh thuộc thơ. Vì các em lập luận rằng "thơ được in sẵn trong đề thi, cần gì phải thuộc". Vậy nên càng ngày, học sinh càng thấy môn Ngữ văn thật ''khó nhằn". Nhiều em còn ghét môn văn đến mức không soạn bài, không học thuộc bài cũ, thậm chí không mang sách giáo khoa Ngữ văn đến lớp. Mới gần đây, khi dạy thay cho một đồng nghiệp, tôi đã hết sức ngỡ ngàng khi phát hiện ở lớp 12A1 có 11/45 học sinh có mặt trong lớp mang sách giáo khoa, lớp 12A3 có 8/45 em và lớp 12A8 có 7/28 em. Sự thật đau lòng này cho thấy học sinh ngày nay không hề ý thức được ý nghĩa của việc học văn, đọc văn. Các em học chỉ là để có điểm tổng kết "trả nợ" cho đủ môn để được lên lớp, được đi thi, được tốt nghiệp.
2. Hậu quả của thực trạng:
Thực trạng trên cho ta hiểu tại sao học sinh ngày nay hay mắc các lỗi sơ đẳng về cách dùng từ, cách đặt câu, lỗi chính tả, ngữ pháp. Đặc biệt do sử dụng mạng xã hội nhiều quá nên nhiều em viết tắt không thể đọc được. Trầm trọng hơn cả là sự lúng túng, lủng củng, rời rạc trong cách hành văn diễn đạt. Các em thường mắc thói quen cố hữu: quen nghe, quen chép, quen ghi nhớ và tái hiện một cách máy móc, rập khuôn những gì thầy cô giảng và chỉ biết diễn đạt bằng những ý vay mượn ở trong các sách tham khảo các bài văn mẫu mà không hiều gì, không biết là đúng hay sai. Vì vậy xảy ra các trường hợp đáng buồn là học sinh làm bài có nhiều đoạn giống nhau. Thậm chí giống y nguyên cả bài. Mới đây, bài kiểm tra học kì trường tôi yêu cầu học sinh viết về vẻ đẹp của Hồ Chí Minh qua bài: "Chiều tối". Khi chấm, chúng tôi phát hiện ra có rất nhiều bài giống nhau, thậm chí giống đến cả lỗi mắc phải, chẳng hạn:"Hình ảnh chim và mây trong hai câu thơ dầu cho ta thấy bản lĩnh lớn lao của người tù Hồ Chí Minh, đã vượt lên trên gông cuồng của thể xác...". Hoặc khi viết về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu, có HS đã viết:" Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu thật bất hạnh. Trên đường đi thi thì được tin mẹ mất. Ông đã bỏ thi về chịu tang mẹ. Trên đường đi vì khóc thương mẹ cộng với những khó khăn vất vả, ông đã bị mù cả hai mắt. Về đến nhà thì bị gia đình người yêu bội ước và ông đã trở thành cu đen"...Do thiếu kiến thức Ngữ văn nên khi làm văn các em thường suy luận chủ quan, thô tục hóa văn chương hoặc lấy ''râu ông nọ cắm cằm bà kia", viết sai từ, tác giả, tác phẩm... Đó là sự thực đáng buồn của môn Ngữ văn hiện nay.
4. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng trên?
a. Về nguyên nhân dẫn đến văn hóa đọc trong xã hội ta hiện nay ngày càng sa sút, đã được báo chí, các ngành, các cấp, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu nêu lên khá nhiều. Ở phạm vi đề tài này tôi chỉ xin đề cập đến những nguyên nhân khiến cho văn hóa đọc trở nên sa sút ở học sinh THPT hiện nay, đặc biệt là trường THPT Lê Hoàn.
	Thứ nhất, học sinh ngày nay từ thành thị cho tới nông thôn đều chịu ảnh hưởng của văn hóa nghe nhìn. Các em thích nghe, nhìn, xem hơn là thích đọc.
	Thứ hai, học sinh ngày nay phải học quá nhiều. Nào là học chính khóa, học bồi dưỡng, tăng ca, tăng buổi...Lịch học kín đã khiến các em không có thời gian đọc sách dẫn đến không hình thành được thói quen đọc sách.
	Thứ ba, do nhận thức sai lầm của một số phụ huynh về vấn đề đọc sách của con em mình. Nhiều phụ huynh thấy con cầm những cuốn sách không phải là sách giáo khoa thì cấm đoán thậm chí mắng mỏ, đốt sách của các em. Có học sinh đã từng khóc mếu tâm sự với tôi: "Mẹ em không cho em đọc sách văn học. Mẹ em còn cấm em viết nhật kí. Mẹ em đốt hết sách vở của em rồi".
	Thứ tư, do học sinh ở nông thôn còn phải phụ giúp bố mẹ làm việc nhà, việc đồng áng nên lại càng ít thời gian đọc sách. Nếu có cũng không có tiền để mua sách đọc. Mượn sách thư viện huyện thì phải cược tiền bằng giá trị quyển sách, rất gây khó khăn cho các em.
	Thứ năm, do bản thân các nhà trường cũng chưa tổ chức tốt được phòng trào đọc sách. Nhiều khi hưởng ứng ngày 21/4, kêu gọi học sinh tặng sách rồi bỏ đó. Thư viện sách phủ bụi thời gian, nghèo đầu sách.
b. Về nguyên nhân khiến học sinh lười đọc sách văn, ngại học môn Văn:
Thứ nhất, có thể là do chương trính sách giáo khoa ít bài hay, lại hạn chế về thời gian, bị cắt xén về dung lượng. Có những tác phẩm hay nhưng các em chỉ được học một đoạn trích dẫn đến không có được cái nhìn toàn diện, bao quát nên không thấy hết cái hay, cái giá trị của tác phẩm. Có nhiều bài không phù hợp với cuộc sống hiện đại, xa lạ với học sinh hoặc cao siêu khó hiểu.
	Thứ hai, quan niệm "thi gì học nấy" khiến cho nhiều học sinh (có khi bị thụ động bởi quan điểm của phụ huynh) có thiên hướng học các môn tự nhiên để dễ chọn trường, chọn nghề, dễ xin việc.
	Thứ ba, sách tham khảo quá nhiều và tràn lan nhưng chất lượng kém. Nhiều sách chỉ là "bình mới rượu cũ", không có tác dụng định hướng cho học sinh mà chỉ nghiêng về viết văn mẫu, khiến cho học sinh có tâm lí thụ động, ỉ lại, không tư duy, sáng tạo. Nên luôn cảm thấy môn văn thật nhàm chán.
	Thứ tư, việc thay đổi hình thức thi cử, cách thức ra đề, cách thức tính điểm để xét tốt nghiệp cũng khiến học sinh hiện nay coi nhẹ môn văn. Nhất là việc cộng điểm trong các môn vào điểm thi quốc gia để xét tốt nghiệp khiến học sinh yên tâm chỉ cần không bị điểm liệt là đỗ. Còn chuyện điểm trung bình các môn thì đã có thầy cô, nhà trường lo. Nhiều trường còn đẩy điểm học sinh lên cao chót vót để cạnh tranh tỉ lệ và lấy điểm thành tích. Nguyên nhân này khiến cho học sinh lười học tất cả các môn nhưng hệ lụy nhiều nhất phải gánh là môn văn. Vì chỉ cần không liệt các em vẫn đậu tốt nghiệp, đại học vì đã có điểm các môn tự nhiên kéo lại. Bởi vậy các em không cần đọc truyện ngắn, chẳng cần thuộc thơ, chỉ cần khua khoắng vài câu đọc - hiểu viết vài dòng nghị luận xã hội là đã có thể được 2 - 3 điểm. Cần gì phải thuộc thơ, đọc truyện, thông hiểu văn bản?
III. GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	Đối với hoạt động dạy học Ngữ văn trong Nhà trường thì điều cốt yếu nhất là đạt được mục tiêu môn học, giúp học sinh có được kiến thức như mục tiêu mỗi bài học đặt ra. Vậy nên tôi xác định việc khơi gợi niềm đam mê đọc sách cho học sinh chỉ là hoạt động thứ yếu để không lạm dụng, không lãng phí thời gian và không phải bất kì bài học nào cũng áp dụng. Tuy nhiên vấn đề trên vẫn là một hoạt động hữu ích nên xuất phát từ thực trạng và những nguyên nhân như đã phân tích, trong quá trình giảng dạy tôi đã tiến hành như sau:
1. Hướng dẫn học sinh đọc sách có hiệu quả.
a. Hướng dẫn học sinh phương pháp đọc nhanh, giúp tăng khả năng tập trung và tiếp thu thông tin.
	Ai cũng biết đọc sách là tốt nhưng không phải ai cũng nắm giữ phương pháp đọc hiệu quả. Nhiều người có kinh nghiệm đã chỉ ra rằng: Trước khi đọc sách cần xác định mục đích đọc, xem mục lục, đọc lời tựa...Khi bắt đầu đọc nội dung cần phải tích cực tư duy, tập trung cao độ, rèn luyện kĩ thuật đọc, ghi chú khi đọc...
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì đôi mắt và não bộ của con người có khả năng tiếp thu 20 nghìn từ/phút. Nhưng hầu hết mọi người chỉ đọc ở tốc độ 200 từ/ phút, ít hơn 10% tiềm năng thật sự của con người.Trong khi đó rất nhiều học sinh hiện nay thiếu kĩ năng đọc. Có em đọc vẫn còn ngắc ngứ, hoặc đọc sai, đọc nhầm với tốc độ quá chậm. Điều đó càng khiến các em ngại đọc, chán đọc. Nên tôi đã chỉ ra cho các em thấy, càng đọc từng chữ càng mất khả năng tập trung. Vì với những người đọc từng chữ, mắt của họ phải dừng lại ở mỗi chữ một lần. Mắt dừng lại càng nhiều lần thì thời gian dừng càng lâu và tốc độ đọc càng chậm. Vậy nên bí quyết đọc nhanh và có hiệu quả là giảm thời gian và số lần dừng lại của mắt. Cách đọc cụ thể như sau: Thứ nhât, mở rộng tầm mắt để đọc nhiều từ một lúc. Mới đầu có thể đọc 2 đến 3 từ (tốc độ đọc sẽ là 240 - 360 từ/ phút). Sau đó tăng dần lên 5- 7 từ (tốc độ đọc sẽ là 600- 840 từ/ phút). Cứ như thế dần dần các em có thể tăng tốc độ đọc lên đến hơn 1 nghìn từ, 2000 từ...Tôi thường kể cho các em nghe những tấm gương có kĩ năng đọc sách siêu đẳng để kích thích khả năng của các em như: M. Gorki (1500 từ/ phút), Banzac (4000 từ/phút), Lênin đọc sách mà chỉ như xem sách. Thứ hai, để mắt khỏi nhảy nhót khắp trang giấy, hãy dùng một cây bút làm vật dẫn mắt qua từng dòng văn. Việc này giúp học sinh tập trung hơn vào việc đọc sách, có thể điều khiển được tốc độ đọc của mắt. Thứ ba, hướng dẫn học sinh tìm kiếm các ý c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_khoi_goi_niem_say_me_doc_sach_cho_hoc_sinh_qua_hoat_don.doc