Sáng kiến kinh nghiệm Hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Ngữ văn bậc Trung học Phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Ngữ văn bậc Trung học Phổ thông

Cơ sở lí luận chung

Bác Hồ đã từng căn dặn các thế hệ học sinh : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quanh để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Và như Jacques Delors đã nói : “Giáo dục là một trong những công cụ mạnh nhất mà chúng ta có trong tay để đào tạo nên tương lai”. Đảng và Nhà nước ta đã luôn xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Chúng ta đang trên đà đổi mới, hội nhập cùng xu thế chung của thời đại. Cùng với sự đổi mới đó, đòi hỏi nền giáo dục nước ta có sự đổi mới, đổi mới toàn diện để bắt kịp thời đại.

Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” (Nghị quyết TW II – Khóa VIII).

Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội”.

Luật Giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Như vậy, vai trò của giáo dục là cực kì quan trọng, liên quan đến sự phát triển bền vững của một quốc gia. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn nhận thức rất rõ điều đó. Trong xu thế mới, điều kiện phát triển mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giáo dục càng được ưu tiên hàng đầu. Để đáp ứng nhu cầu mới, nhất thiết phải đẩy mạnh đổi mới, đổi mới toàn diện giáo dục. Trong đó, việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là với môn Ngữ văn là điều rất cần thiết. Trong đó nhiệm vụ đầu tiên là làm cách nào để người học luôn sẵn tâm thế và yêu thích môn học, từ đó say mê, chủ động tích cực coi học tập là nhiệm vụ hàng đầu.

 

docx 28 trang hoathepmc36 28/02/2022 6123
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Ngữ văn bậc Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới căn bản, toàn diện là yêu cầu của giáo dục hiện nay. Việc xây dựng, áp dụng những hướng tiếp cận, phương pháp mới trong dạy học bộ môn để nâng cao hiệu quả dạy và học là yêu cầu phải được giải quyết. Đặc biệt, với xu hướng học lệch, học theo ban, chọn ngành nghề theo khối hiện nay tạo ra rất nhiều bất cập trong việc lựa chọn môn học. Các môn xã hội có xu hướng bị coi nhẹ. Môn Ngữ văn cũng không nằm ngoài xu hướng ấy.
Thời gian qua, Ngành giáo dục đã  thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học trong đó có môn Ngữ văn. Tuy nhiên, điều khiến cho những giáo viên dạy văn băn khoăn, trăn trở hơn hết đó là học sinh thường lựa chọn các môn học tự nhiên với mục tiêu chọn trường, ngành, nghề sau này dễ dàng và thuận lợi hơn. Nhiều học sinh cho rằng Ngữ văn là môn khoa học xã hội, tính ứng dụng không cao, không thiết thực với cuộc sống, công việc. Từ đó, dẫn đến tình trạng chán học văn, hoặc học mang tính đối phó. Học sinh thích học văn ngày càng ít đi.
Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới phương pháp, tìm hướng tiếp cận mới trong dạy học môn Ngữ văn, tạo hứng thú, nâng cao năng lực học tập cho học sinh, giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, biết cảm thông, yêu thương chia sẻ với những số phận, cuộc đời thông qua mỗi trang sách, thông qua từng tác phẩm là điều rất cần thiết. “Văn học là nhân học” học văn là để hình thành nhân cách con người. Và Ngữ văn là môn học quan trọng giúp học sinh có kỹ năng giao tiếp ứng xử trong cuộc sống. Tìm hướng tiếp cận, đổi mới phương pháp, từ đó tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, khơi gợi, đánh thức niềm đam mê với văn học, tìm về với giá trị đời sống tâm hồn của con người là vấn đề được đặt ra và cần phải giải quyết.
Luận ngữ có câu: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học”. Yếu tố cảm xúc, say mê chính là động lực lớn thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi chúng ta.
Với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết giáo viên phải tìm, xây dựng hướng tiếp cận mới, phương pháp mới để phát tính tích cực sáng tạo của người học, tạo hứng thú, hưng phấn, khơi dậy đam mê học tập ở học sinh.
Ngày nay, với xu thế, tác động của cơ chế thị trường, nhiều giá trị nhân văn, nhiều yếu tố văn hóa đang trở nên bị coi nhẹ, bị lai tạp, giao thoa, mai một. Từ thực tế ấy, đòi hỏi giáo viên nói chung và đặc biệt là các thầy cô – giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng phải nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình – những người nghệ sĩ tâm hồn là vô cùng quan trọng và nhiều thử thách. Thực tế ấy cũng khiến cho việc tổ chức, dẫn dắt học sinh tiếp cận tác phẩm văn chương, tìm hiểu các giá trị nhân văn, đạo lí truyền thống càng trở nên nhọc nhằn hơn. Nó đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn ngoài chuyên môn vững vàng cần có tâm thế tốt, luôn nhiệt huyết, yêu nghề, luôn trau dồi đổi mới phương pháp để tạo được hứng thú học tập, nâng cao chất lượng giáo dục.
Có thể nói, cốt lõi của việc tạo hứng thú, tạo tâm thế hưng phấn, tích cực cho học sinh trong học tập bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng là đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo hướng lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, học trò là người chủ động khám phá, lĩnh hội kiến thức, người thầy đóng vai trò là người tổ chức, chỉ đạo. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm những hướng tiếp cận bài học linh hoạt, khoa học, hợp lí nhằm tạo hứng thú học tập của học sinh trong dạy học Ngữ văn là rất cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, kết hợp kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn của bản thân, với mong muốn, trong từng bài dạy, trong từng giờ học văn, học sinh luôn hứng thú, chủ động, yêu thích môn học, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học tôi chọn đề tài: “Hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Ngữ văn bậc THPT ”.
2. Mục đích nghiên cứu
          Mục đích của tôi khi nghiên cứu vấn đề này là tìm được những hướng tiếp cận, phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo được hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh khi học môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn THPT nói riêng. Đồng thời, qua thực trạng, tìm hiểu được nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng tới việc học văn của học sinh, từ đó đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Ngữ văn, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng học tập môn Văn cho học sinh THPT.
Hơn nữa, qua đề tài này tôi mong rằng có thể góp phần nào đó trong việc  bồi dưỡng tâm hồn người học, như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: “Học văn là làm cho tâm hồn mỗi con người phong phú thanh cao và yêu đời hơn, người học văn sẽ có ý thức được và không bao giờ là người thô lỗ, cục cằn”.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp dạy học, hướng tiếp cận bài học nhằm tạo sự hứng thú học tập cho học sinh.
– Đề xuất biện pháp, hướng tiếp cận bài học tạo được hứng thú trong học tập từ đó nâng cao hiệu quả dạy và học.
4.Đối tượng và khách thể nghiên cứu
          Tìm hiểu phương pháp, hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú trong việc dạy và học môn Ngữ văn  ở THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi kiến thức: Chương trình Ngữ v
ăn bậc THPT.
– Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Học sinh các lớp được phân công giảng dạy tại nhà trường đang công tác.
– Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09 năm 2015 đến tháng 03 năm 2016.
6. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp điều tra (Phỏng vấn, phiếu điều tra).
– Phương pháp đối chứng.
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
– Phương pháp kiểm tra.
7. Lịch sử đề tài
Vấn đề nghiên cứu Hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Ngữ văn bậc THPT đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu  như :
“Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên trung học cơ sở”. Hà Nội tháng 9/2003.
“Các phương pháp dạy học hiệu quả”. NXB trẻ, 2001.
M. Iacoplep. “Phương pháp và kỹ thuật lên lớp ở trường phổ thông”. NXB Giáo dục, 1975 – 1978.
Tuy nhiên các tác giả chỉ chỉ đề cập ở mức độ khái quát, có tính chất lí luận, chứ chưa đi sâu tìm hiểu Hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Ngữ văn bậc THPT một cách cụ thể.
8. Cấu trúc của SKKN
          Gồm : 3 phần
                   Phần I : Đặt vấn đề
                    Phần II : Nội dung
                   Phần III : Kết luận, kiến nghị
PHẦN II : NỘI DUNG
Chương 1
 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
 1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.  Cơ sở lí luận chung
Bác Hồ đã từng căn dặn các thế hệ học sinh : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quanh để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Và như Jacques Delors đã nói : “Giáo dục là một trong những công cụ mạnh nhất mà chúng ta có trong tay để đào tạo nên tương lai”. Đảng và Nhà nước ta đã luôn xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Chúng ta đang trên đà đổi mới, hội nhập cùng xu thế chung của thời đại. Cùng với sự đổi mới đó, đòi hỏi nền giáo dục nước ta có sự đổi mới, đổi mới toàn diện để bắt kịp thời đại.
Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” (Nghị quyết TW II –  Khóa VIII).
Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội”.
Luật Giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Như vậy, vai trò của giáo dục là cực kì quan trọng, liên quan đến sự phát triển bền vững của một quốc gia. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn nhận thức rất rõ điều đó. Trong xu thế mới, điều kiện phát triển mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giáo dục càng được ưu tiên hàng đầu. Để đáp ứng nhu cầu mới, nhất thiết phải đẩy mạnh đổi mới, đổi mới toàn diện giáo dục. Trong đó, việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là với môn Ngữ văn là điều rất cần thiết. Trong đó nhiệm vụ đầu tiên là làm cách nào để người học luôn sẵn tâm thế và yêu thích môn học, từ đó say mê, chủ động tích cực coi học tập là nhiệm vụ hàng đầu.
1.1.2. Các khái niệm cơ bản
Với đề tài đã lựa chọn “Hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Ngữ văn lớp 11 THPT” trước hết tôi muốn làm rõ một số vấn đề: Hướng tiếp cận, hứng thú, hứng thú học tập là gì?
– Theo Từ điển tiếng Việt (nhà xuất bản trẻ, 2002), hướng được hiểu là phía, mặt, ngoảnh  về. Ở đây chúng ta có thể hiểuhướng là phương thức, phương hướng, góc độ, chiều hướng tiếp cận vấn đề.
– Theo Từ điển tiếng Việt (nhà xuất bản trẻ, 2002, tiếp cận là gần kề, sát cạnh.
–  Từ những năm 90 của thế kỉ trước, khi so sánh quốc tế về thiết kế chương trình giáo dục, người ta thường nêu lên hai cách tiếp cận chính:
+ Thứ nhất  là tiếp cận dựa vào nội dung hoặc chủ đề và thứ hai là tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra. Để ngắn gọn xin gọi cách 1 là tiếp cận nội dung và cách 2 là tiếp cận kết quả đầu ra.
+ Tiếp cận nội dung là cách nêu ra một danh mục đề tài, chủ đề của một lĩnh vực/môn học nào đó. Tức là tập trung xác định và trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn học sinh  cần biết cái gì? Cách tiếp cận này chủ yếu dựa vào yêu cầu nội dung học vấn của một khoa học bộ môn nên thường mang tính “hàn lâm”, nặng về lý thuyết và tính hệ thống, nhất là khi người thiết kế ít chú đến tiềm năng, các giai đoạn phát triển, nhu cầu, hứng thú và điều kiện của người học.
+ Thứ hai là tiếp cận kết quả đầu ra, là cách tiếp cận nêu rõ kết quả  những khả năng hoặc kĩ năng mà học sinh mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể. Nói cách khác, cách tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi : chúng ta muốn học sinh biết và có thể làm được những gì?
Như vậy, có thể hiểu hướng tiếp cận là phương pháp, cách thức, góc độ tìm hiểu làm rõ một vấn đề, nội dung nào đó và hướng đến đạt được mục đích đề ra. Ở đây chúng ta có thể hiểu đó là hướng tiếp cận bài học, hướng tìm hiểu nội dung nhằm tạo hứng thú, say mê kích thích khả năng học tập của học sinh.
– Theo Đại từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin năm 1998, hứng thú có hai nghĩa, đó là “Biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm, thích thú và huy động sinh lực để cố gắng thực hiện” và “hứng thú là sự ham thích”.
Qua khái niệm trên ta thấy rằng: hứng thú có nghĩa là tâm trạng vui vẻ, thích thú, hào hứng của con người đối với một hoạt động nào đó. Ở đây là hứng thú, chủ động tích cực học tập nói chung và với môn Ngữ văn nói riêng.
Khi có được sự say mê, thích thú con người sẽ làm việc có hiệu quả hơn, dễ thành công và thành công nhanh hơn, bởi lẽ hứng thú còn chính là động lực thúc đẩy hoạt động của con người đi sâu vào bản chất của đối tượng nhận thức mà không dừng lại ở bề ngoài của hiện tượng, nó đòi hỏi con người phải hoạt động tích cực, chịu khó tìm tòi hoặc sáng tạo. Hứng thú có nhiều tác dụng trong cuộc sống nói chung và trong dạy học nói riêng.
1.1.3. Các góc độ tác động của sự hứng thú
1.1.3.1. Tác động của hứng thú trong cuộc sống
– Hứng thú có tác dụng chống lại sự mệt nhọc và những cảm xúc tiêu cực, duy trì trạng thái tỉnh táo ở con người.
– Hứng thú định hướng và duy trì tính tích cực của con người, làm con người chịu khó tìm tòi và sáng tạo.
– Hứng thú đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển và hình thành nhân cách con người, nó tạo nên khả năng cho hoạt động trí tuệ, thẩm mỹ và các dạng hoạt động khác.
–  Hứng thú làm cho con người xích lại gần nhau hơn.
1.1.3.2. Tác động của hứng thú trong dạy học
Dạy học là một nghệ thuật, người dạy – giáo viên là những “kỹ sư tâm hồn”, sản phẩm tạo ra của quá trình dạy học là sản phẩm đặc biệt – con người (nhân cách). Nó không hề giống với bất kỳ một ngành nghề nào. Điều đó đặt ra những  yêu cầu khắt khe đối với giáo viên. Theo William A. Ward thì:
“ Người thầy trung bình chỉ biết nói,
Người thầy giỏi biết giải thích,
Người thầy xuất chúng biết minh họa,
Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”
Từ đó ta thấy việc truyền cảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học sinh,  người học là điều cực kì quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ: “Chúng ta không thể dạy ai làm bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ khám phá điều đó” (Theo Galileo Galilei).
Cho nên, nếu khơi dậy được sự hứng thú, say mê cho học sinh thì sẽ tạo ra động cơ học tập tích cực, giúp các em hăng say, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt kết quả học tập tốt nhất, và từ đó người học sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủ động và tự giác, không bị ép buộc,
Khi hứng thú học tập, người học sẽ:
– Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề nêu ra.
– Hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa hiểu rõ ràng.
– Chủ động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, tập trung chú ý vào vấn đề đang học.
– Kiên trì hoàn thành bài tập, không nản chí trước những tình huống khó khăn
– Hứng thú còn giúp học sinh tích cực học tập qua những cấp độ từ thấp đến cao:
+ Bắt chước: gắng sức làm theo các mẫu hành động của thầy, của bạn
+ Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau về một vấn đề
+ Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.
Tóm lại, khi học sinh hứng thú với bài học, với môn học sẽ tạo không khí thi đua học tập sôi nổi, tích cực, say mê học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu đây chính là một trong những tiền đề dẫn đến sáng tạo và tài năng. Và tôi tin rằng quá trình dạy học nhất định sẽ đạt được kết quả cao.
          “Hứng thú, ham mê học tập là một trong những nguồn gốc chủ yếu nhất của việc học tập có kết quả cao, là con đường dẫn đến sáng tạo và tài năng.”(Viện KHGD – “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.)
1.2. Cơ sở thực tiễn đề tài
Việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ, yêu cầu bắt buộc đối với giáo dục nước ta hiện nay, đặc biệt đối với hệ thống giáo dục phổ thông, trong đó có việc dạy và học môn Ngữ văn. Những năm gần đây, việc tích cực đổi mới, đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục của chúng ta đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều khó khăn, bất cập và cần tích cực đổi mới hơn nữa. Dạy và học môn Ngữ văn ở các trường THPT chưa đạt được yêu cầu chất lượng và hiệu quả như mong muốn. Đặc biệt, sự mến mộ yếu thích của người học đối với môn học không còn nhiều mặn mà.
1.2.1. Về phía giáo viên
Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn hiện nay trong các trường THPT, từ việc thiết kế chương trình chưa hợp lý : nặng về lý thuyết thiếu thực hành đã gây nhàm chán và lãng phí thời gian mà lại không phát huy sự tìm tòi khám phá những điều mới mẻ của học sinh; việc thiếu thốn về trang thiết bị dạy học như tranh ảnh minh họa, đồ dùng trực quan, dụng cụ nghe nhìn, tài liệu tham khảo cho giáo viên cũng như học sinh khiến cho việc áp dụng dạy học theo phương pháp mới gặp nhiều khó khăn.
Một trong những nguyên nhân cơ bản nữa là việc vận dụng đổi mới phương pháp vào giảng dạy ở môn Ngữ văn chưa đáp ứng yêu cầu. Chính vì thế, dẫn đến việc dạy – học chay tràn lan, đơn điệu, nặng về thuyết giảng một chiều, để trò ghi chép rồi học thuộc ý của thầy. Cách học theo lối thụ động đó sẽ không gây được sự hào hứng tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ trong mỗi giờ học. Do đó, những kiến thức học sinh thu nhận được thiếu sâu sắc, không để lại những ấn tượng lâu dài.
1.2.2. Về phía người học:
Phải thừa nhận một thực tế là đa số học sinh hiện nay không thích học môn Ngữ văn, không có hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức văn chương.
Do tính đặc thù môn học,  là một môn học mang tính cảm xúc, tư duy trừu tượng, chịu chi phối rất nhiều bởi yếu tố văn hóa, tâm lí, cảm xúc, đòi hỏi người học phải có trí tưởng tượng phong phú. Đây cũng là môn học mà nội dung không chỉ hiện ra trên dạng câu từ mà nó còn bao hàm, ẩn chứa nhiều tầng nghĩa sâu xa (đặc biệt phần văn học), vì thế việc tiếp nhận môn học này đối với học sinh là rất khó khăn. Mà học sinh nhiều em rất thiếu lòng quyết tâm học tập, cứ khó khăn là nản, bỏkhông học, dẫn đến yếu kém rồi chán môn học đó.
1.3. Tiểu kết chương 1
Như vậy, dạy học theo hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Ngữ văn bậc THPT có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học môn Ngữ văn ở bậc THPT.
Điều quan trọng là dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực,và sáng tạo làm cho học sinh say mê học tập. Dạy học theo hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Ngữ văn bậc THPT, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. tăng cường khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức bài học một cách máy móc. Qua nghiên cứu cơ sở thực tiễn, nghiên cứu đội ngũ GV, HS và cơ sở thiết bị dạy học Ngữ văn, cùng với yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Ngữ văn tôi nhận thấy đề tài hoàn toàn có khả năng thực thi ở trường THPT.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BÀI HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ
CHO HỌC SINH KHI HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở BẬC THPT
Trước đây, phương pháp dạy học thường thiên về truyền thụ, học ghi nhớ nhiều, gây áp lực đối với người học. Từ đó tạo ra tâm lí sợ học, sợ học thuộc.                    
Với phương pháp dạy học thường áp dụng trước đây, học sinh luôn thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ rồi sẽ tái hiện một cách máy móc những gì giáo viên truyền đạt. Điều này phần nào đã thủ tiêu khả năng sáng tạo, tư duy của người học, biến người học thành những người quen suy nghĩ và diễn đạt bằng những ý thuộc lòng, bằng những lời có sẵn của thầy cô, sách vở. Do đó, học sinh luôn lệ thuộc vào sách vở, học sinh không hào hứng chủ động, thiếu sáng tạo và thiếu tự tin.
Những trăn trở làm sao học sinh của mình luôn yêu thích môn Ngữ văn; làm thế nào để chất lượng học tập môn Ngữ văn được nâng cao và điều quan trọng là làm sao để người học luôn chủ động tích cực, say mê, tự tin trong học tập; biết vận dụng kiến thức vào thực tế; chủ động khám phá, phát hiện những cái hay, cái đẹp, các giá trị tác phẩm văn chương; bồi dưỡng tình yêu đối với văn học, bồi dưỡng tâm hồn, giá trị nhân văn luôn là điều trăn trở mà tôi tin rằng không chỉ bản thân tôi mà có lẽ là của tất cả những thầy cô, đồng nghiệp của tôi luôn đau đáu.
Xuất phát từ thực trạng ấy, từ thực tế giảng dạy của bản thân, qua trao đổi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, mong góp phần nào sẽ cải thiện được thực trạng dạy và học Ngữ văn hiện nay, cải thiện được quan điểm tình cảm, ý thức học tâp của học sinh đối với môn Ngữ văn, đặc biệt đối với học sinh ở bậc THPT.
2.1. Tạo tâm thế học tập
2.1.1. Tác động bằng tình cảm
          Đồng chí Lê Duẩn từng nói: “Thầy giáo không chỉ dạy cho học trò bằng những công thức, bằng những câu, những từ có sẵn mà phải dạy bằng tất cả tâm hồn mình”.
Để học sinh luôn chủ động, tích cực, tự giác đặc biệt có hứng thú với môn học, trước hết, giáo viên phải truyền dạy tri thức bằng tất cả trái tim và lòng tâm huyết của mình, phải để người học cảm nhận được tâm hồn mình trong mỗi bài giảng.
Thực sự quan tâm đến học trò, biết lắng nghe, chia sẻ với những suy ngh

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_tiep_can_bai_hoc_nham_tao_hung_t.docx