SKKN Khai thác vai trò của không gian nghệ thuật trong dạy và học truyện ngắn ở chương trình Ngữ Văn THPT
Lâu nay, khi bàn về truyện ngắn, chúng ta thường chỉ dành phần lớn sự quan tâm đến nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ kể.mà chưa đánh giá cao vai trò của không gian nghệ thuật. Sự thật mỗi tác phẩm văn học ra đời đều gắn chặt với một không gian nghệ thuật cụ thể. Mỗi hình tượng nghệ thuật đều tồn tại trong một không gian nghệ thuật nhất định. Và không gian nghệ thuật trở thành một trong những đối tượng phản ánh phổ biến của tác phẩm văn học, một phạm trù mang tính thẩm mỹ sâu sắc. Không gian nghệ thuật không những tạo bối cảnh cho nhân vật xuất hiện, hành động, biểu hiện phẩm chất, tính cách mà còn giúp nhà văn gửi gắm những quan điểm, tư tưởng có ý nghĩa quan trọng về cuộc sống, về con người, về nghệ thuật. Bên cạnh đó, việc xây dựng không gian nghệ thuật trong mỗi tác phẩm cũng góp phần không nhỏ trong việc bộc lộ tài năng, phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. Đúng như M. B. Khrapchencô từng cho rằng: “Một trong các dấu hiệu biểu hiện phong cách nghệ thuật nhà văn là cách tổ chức, xây dựng không gian nghệ thuật trong tác phẩm”. Điều đó cho ta thấy trong tác phẩm văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng, không gian nghệ thuật có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trong chương trình Ngữ Văn THPT, so với các thể loại khác, truyện ngắn giữ vị trí không nhỏ, chiếm thời lượng tương lớn đối bởi nó phản ánh đúng tương quan của thành tựu truyện ngắn so với các thể loại văn xuôi khác. Không những vậy, với nghệ thuật kể truyện ngắn gọn mà hàm súc như Nguyễn Quang Sáng viết “Về truyện ngắn, tôi hiểu tuy ngắn nhưng nó có sức chứa đựng một thực tế vừa lớn lao vừa bén nhọn. Những gì mà nó chứa đựng phải được nén chặt, gọn mà nặng” thì dạy học một văn bản truyện ngắn như thế nào để chiếm lĩnh được cái mà nhà văn nén chặt, gọn mà nặng? Đó là yêu cầu không phải dễ thực hiện với cả giáo viên và học sinh.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Lâu nay, khi bàn về truyện ngắn, chúng ta thường chỉ dành phần lớn sự quan tâm đến nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ kể...mà chưa đánh giá cao vai trò của không gian nghệ thuật. Sự thật mỗi tác phẩm văn học ra đời đều gắn chặt với một không gian nghệ thuật cụ thể. Mỗi hình tượng nghệ thuật đều tồn tại trong một không gian nghệ thuật nhất định. Và không gian nghệ thuật trở thành một trong những đối tượng phản ánh phổ biến của tác phẩm văn học, một phạm trù mang tính thẩm mỹ sâu sắc. Không gian nghệ thuật không những tạo bối cảnh cho nhân vật xuất hiện, hành động, biểu hiện phẩm chất, tính cách mà còn giúp nhà văn gửi gắm những quan điểm, tư tưởng có ý nghĩa quan trọng về cuộc sống, về con người, về nghệ thuật... Bên cạnh đó, việc xây dựng không gian nghệ thuật trong mỗi tác phẩm cũng góp phần không nhỏ trong việc bộc lộ tài năng, phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. Đúng như M. B. Khrapchencô từng cho rằng: “Một trong các dấu hiệu biểu hiện phong cách nghệ thuật nhà văn là cách tổ chức, xây dựng không gian nghệ thuật trong tác phẩm”. Điều đó cho ta thấy trong tác phẩm văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng, không gian nghệ thuật có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong chương trình Ngữ Văn THPT, so với các thể loại khác, truyện ngắn giữ vị trí không nhỏ, chiếm thời lượng tương lớn đối bởi nó phản ánh đúng tương quan của thành tựu truyện ngắn so với các thể loại văn xuôi khác. Không những vậy, với nghệ thuật kể truyện ngắn gọn mà hàm súc như Nguyễn Quang Sáng viết “Về truyện ngắn, tôi hiểu tuy ngắn nhưng nó có sức chứa đựng một thực tế vừa lớn lao vừa bén nhọn. Những gì mà nó chứa đựng phải được nén chặt, gọn mà nặng” thì dạy học một văn bản truyện ngắn như thế nào để chiếm lĩnh được cái mà nhà văn nén chặt, gọn mà nặng? Đó là yêu cầu không phải dễ thực hiện với cả giáo viên và học sinh. Trong dạy học một tác phẩm văn học, chúng ta có thể đi theo nhiều cách thức, phương pháp khác nhau, người thầy cũng nên thử nghiệm những phương pháp dạy học mới để khơi dậy hứng thú học tập của học sinh. Với việc dạy học truyện ngắn, bên cạnh việc lâu nay chúng ta tìm hiểu văn bản theo hướng nắm bắt cốt truyện, tình huống, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ trần thuật...thì tìm hiểu tác phẩm từ khai thác vai trò, giá trị của không gian nghệ thuật theo tôi nghĩ là cách làm hay, có nhiều điểm mới lạ, độc đáo, tạo được cảm hứng và thu hút sự chú ý của học sinh. Tìm hiểu không gian nghệ thuật của một tác phẩm văn học chính là tìm hiếu cách cảm nhận cuộc sống qua lăng kính thấm mĩ chủ quan của người nghệ sĩ. Do vậy, dạy và học truyện ngắn từ khai thác vai trò của không gian nghệ thuật là một cách thức hữu hiệu để hiểu giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm, hiểu được phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, không gian nghệ thuật của truyện ngắn thường ít được khai thác, ít được quan tâm và có phần xem nhẹ, trong khi “ không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống” [4](Trần Đình Sử). Đó là những lí do vì sao trong đề tài này tôi chọn không gian nghệ thuật là điểm tiếp cận để dạy học văn bản truyện ngắn trong chương trình Ngữ Văn THPT. 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Nâng cao hiệu quả dạy và học tác phẩm truyện ngắn trong chương trình THPT. - Với bản thân: Thực nghiệm, đánh giá hiệu quả một phương pháp dạy học mới. - Với đồng nghiệp: Trao đổi về phương pháp dạy học văn bản truyện ngắn theo hướng khai thác ý nghĩa của không gian nghệ thuật, nhằm đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy văn bản truyện có hiệu quả với hi vọng làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho những năm sau để từ đó nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy ở trường Trung học phổ thông Vĩnh Lộc nói riêng và giáo dục nói chung hiện nay. - Với học sinh: Cho học sinh thấy được vai trò của không gian nghệ thuật trong việc biểu đạt giá trị của tác phẩm và tài năng nghệ thuật của tác giả qua tác phẩm truyện ngắn. Đồng thời bồi dưỡng kiến thức phần truyện cho học sinh tham gia kì thi THPT Quốc gia. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Ý nghĩa, vai trò của không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học và phương pháp dạy học văn bản truyện ngắn theo hướng khai thác vai trò của không gian nghệ thuật. - Tác phẩm truyện ngắn trong chương trình Ngữ Văn THPT. - Lớp học thực nghiệm 11A2, lớp học đối sánh 11A3. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: + Về lí thuyết: - Nắm vững đặc trưng của thể loại truyện ngắn, không gian nghệ thuật. - Nắm vững mục tiêu, phương pháp, nội dung bài dạy thực nghiệm + Về thực tiễn: - Soạn bài giảng thực nghiệm theo hướng tiếp cận tác phẩm từ góc độ không gian nghệ thuật. - Trao đổi cùng với đồng nghiệp trong tổ bộ môn. - Chọn hai lớp có trình độ học tập tương đương, lớp 11A2 ứng dụng đề tài nghiên cứu và lớp 11A3 không ứng dụng đề tài nghiên cứu này. + Các phương pháp khác: Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu, so sánh, tổng hợp, phân loại... Vì vậy, sau quá trình thực nghiệm, tôi xin được trình bày ý kiến riêng của mình về vấn đề Khai thác vai trò của không gian nghệ thuật trong dạy và học truyện ngắn ở chương trình Ngữ Văn THPT. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật và vai trò của không gian nghệ thuật: - Khái niệm không gian nghệ thuật: Trong đời sống thường ngày, không gian chính là môi trường tồn tại của con người: ngôi nhà, làng quê, dòng sông, cánh đồng, ngọn núi, biển cả... Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về không gian: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con người, là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất có độ dài và độ lớn khác nhau, cái nọ ở cạnh cái kia”[3.t633] . Nhưng không gian trong văn học lại là một phạm trù khác hẳn, nó thuộc về hình thức nghệ thuật, “là phương thức tồn tại và phát triển của thế giới nghệ thuật”(Trần Đình Sử). Không gian trong văn học là không gian nghệ thuật. Không gian đó không phải ngẫu nhiên như trong đời sống mà do người nghệ sĩ lựa chọn nhằm thể hiện ý đồ tư tưởng. Giáo sư Hà Minh Đức quan niệm rằng: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật”, tức là để khắc họa hình tượng nhân vật bao giờ người nghệ sĩ cũng đặt nó vào một không gian nhất định nhờ vậy mà không gian nghệ thuật không chỉ là môi trường tồn tại của hình tượng mà nó còn thâm nhập vào bản thân hình tượng và bộc lộ tính tư tưởng của hình tượng. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học – (Lê Bá Hán chủ biên), các tác giả khẳng định: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó” . Giáo sư Trần Đình Sử cũng lí giải: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống”. Tác giả còn khẳng định: “không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó”. Và nếu hội họa và điêu khắc miêu tả các sự vật một cách tĩnh tại, nêu ra hàng đầu các nét và tỉ lệ của chúng thì trong việc chiếm lĩnh không gian nghệ thuật, văn học lại có những ưu thế riêng so với điêu khắc và hội họa. Vận dụng từ ngữ để chỉ ra các sự vật, nhà văn có khả năng dịch chuyển từ bức tranh này sang bức tranh khác một cách nhanh chóng lạ thường, dễ dàng đưa người đọc vào những miền không gian khác nhau[1.t134,135] . Điều đó đã khẳng định ưu thế to lớn của không gian nghệ thuật trong việc khắc họa đời sống. Như vậy, không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật. Nó là một yếu tố không thể tách rời trong việc nhà văn nhận thức và phản ánh đời sống. - Vai trò của không gian nghệ thuật: Nắm bắt được ý nghĩa của không gian nghệ thuật là mở được cánh cửa sổ để bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương, hiểu được cách nhà văn miêu tả cuộc sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm, tâm hồn con người. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học – (Lê Bá Hán chủ biên), các tác giả khẳng định vai trò của không gian nghệ thuật: “không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, mà còn bộc lộ những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học”[1.t134].. Điều đó cho thấy không gian nghệ thuật giữ vai trò quan trọng. Trước hết không gian nghệ thuật là nơi để nhà văn triển khai sự kiện, biến cố, là chỗ cho nhân vật hoạt động. Không thể sáng tạo được tác phẩm nếu thiếu yếu tố không gian. Bên cạnh đó không gian nghệ thuật góp phần to lớn trong việc thể hiện giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, nó chính là nơi nhà văn gửi gắm tư tưởng, ước mơ, hoài bão. Bàn về vấn đề này, nhà nghiên cứu văn học Trần Đăng Suyền khẳng định: “không gian nghệ thuật gắn chặt với cảm quan về con người và cuộc đời, gắn bó với mơ ước và lý tưởng của nhà văn”[2.t155] . Và lựa chọn không gian nghệ thuật như thế nào cũng cho người đọc thấy được sở trường, phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả. 2.1.2. Thể loại truyện ngắn: - Truyện ngắn là một trong những thể loại phổ biến của văn học. Nó thường là các câu truyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán chủ biên): truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống, đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không ngừng nghỉ. Khác với tiểu thuyết, cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời về tình người. Nhân vật trong truyện ngắn cũng ít và thường là hiện thân cho một quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Kết cấu của truyện ngắn thường không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp tường thuật của truyện ngắn thường là chấm phá [1.t314]. Cũng vì những đặc trưng cơ bản trên mà trong quá trình xây dựng truyện ngắn, các nhà văn thường chú ý xây dựng tình huống truyện độc đáo, xây dựng những chi tiết nghệ thuật đắt giá, cô đúc, lựa chọn bối cảnh, lối hành văn mang nhiều ẩn ý và đặc biệt là không gian nghệ thuật ẩn ý để tạo cho câu chuyện “kêu gọi được sự liên tưởng của người đọc” ( Nguyễn Minh Châu). Vì vậy, trong truyện ngắn, bên cạnh nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện, nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu...thì không gian nghệ thuật là yếu tố hoàn chỉnh thi pháp nghệ thuật của loại truyện này. 2.2. Thực trạng vấn đề 2.2.1. Thuận lợi: Thứ nhất: Trong chương trình Ngữ Văn THPT, so với các thể loại thơ, kịch, truyện ngắn giữ vị trí không nhỏ, chiếm ¾ số lượng tác phẩm văn xuôi, và đều nằm trong chương trình thi THPT Quốc gia năm 2017. Môn Ngữ Văn cũng là môn học bắt buộc trong kỳ thi này nên nắm chắc được nội dung phần truyện ngắn, học sinh sẽ có một lượng kiến thức cần thiết rất tốt cho việc thi cử. Thứ hai: Ban giám hiệu trường THPT Vĩnh Lộc luôn quan tâm, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động dạy và học của thầy trò trong nhà trường. Thứ ba: Bản thân tôi nhận thấy mình rất yêu nghề, tâm huyết, trăn trở với việc dạy học, luôn tìm tòi đổi mới các phương pháp dạy và học. 2.2.1. Khó khăn: Thứ nhất: Các tài liệu về phương pháp dạy học Văn theo hướng khai thác vai trò của không gian nghệ thuật còn rất khan hiếm. Thứ hai: Dạy học Văn ở trường THPT đang gặp nhiều khó khăn + Về phía học sinh: Rất nhiều học sinh lười học, không có hứng thú học tập môn Ngữ Văn. + Về phía giáo viên: Một bộ phận giáo viên ngại đổi mới phương pháp, sự sáng tạo tìm tòi, nâng cao trình độ chuyên môn còn hạn chế. Thứ ba: Từ thực tế dạy học của bản thân và qua việc dự giờ thăm lớp đồng nghiệp, chúng tôi thấy: việc dạy và học các truyện ngắn trong chương trình chưa thực sự chú ý tới vai trò của không gian nghệ thuật, giáo viên thường chú trọng đến các yếu tố về nội dung tư tưởng hơn là các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm. 2.3. Các giải pháp thực hiện: 2.3.1. Nghiên cứu kĩ tác phẩm truyện ngắn: Trong chương trình Ngữ văn THPT, các bài học thuộc thể loại truyện ngắn gồm có 8 bài đọc hiểu: Hai đứa trẻ - Thạch Lam, Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân, Chí Phèo - Nam Cao, Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Vợ nhặt - Kim Lân, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi, Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu và 5 bài học đọc thêm cùng một số văn bản truyện ngắn văn học nước ngoài. Mỗi truyện ngắn đều được nhà văn viết trong khoảng thời gian, không gian khác nhau và giá trị nội dung, tư tưởng, nghệ thuật vì vậy cũng không giống nhau. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài dạy để tổ chức việc hướng dẫn cho học sinh nắm được mục tiêu, yêu cầu của bài học. Có thể nói đây là giải pháp chung cho tất cả các bài dạy. Chỉ khi nào người giáo viên nghiên cứu kĩ bài giảng thì mới tìm ra được phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất. 2.3.2. Xác định không gian nghệ thuật và vai trò của không gian nghệ thuật trong mỗi tác phẩm: Mỗi truyện ngắn đều gắn liền với một không gian nghệ thuật cụ thể. Xác định rõ không gian nghệ thuật và triển khai bài dạy theo hướng đi sâu vào phân tích ý nghĩa của không gian nghệ thuật trong việc biểu đạt cuộc sống, con người, tài năng của nhà văn đối với tôi là một bước đi rất quan trọng. Trong cách làm này, tôi tập trung nghiên cứu vào các bài học đọc hiểu sau: STT Tác phẩm, tác giả Không gian nghệ thuật Vai trò của không gian nghệ thuật 1. Hai đứa trẻ- Thạch Lam Phố huyện nghèo nàn, chật chội, tràn đầy bóng tối + Nơi diễn ra hoạt động buôn bán kiếm sống hàng ngày của những người dân phố huyện, nơi làm nền cảnh cho diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên + Biểu hiện vẻ đẹp bình yên, thơ mộng của làng quê Việt Nam, một bức họa đồng quê đậm chất thơ, chất nhạc. + Thể hiện ngụ ý của nhà văn về hình ảnh thu nhỏ của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: cuộc sống người dân lay lắt, đáng thương, cơ cực, tù túng, ngột ngạt chứa đầy bóng tối. + Thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà văn: Nổi bật ánh sáng của niềm tin hi vọng, mơ ước đổi đời của người dân nơi đây. + Không gian quen thuộc trong văn phong của Thạch Lam 2. Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân Nhà tù ẩm thấp, hôi hám, bẩn thỉu, chứa đầy bóng tối - Nơi giam giữ Huấn Cao và các bạn của ông trong những ngày đợi ra pháp trường tử hình. - Biểu hiện tư tưởng của nhà văn: Nổi bật vẻ đẹp của một Huấn Cao chọc trời khuấy nước, tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng và cả viên quản ngục, một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ. Nguyễn Tuân ngợi ca Huấn Cao, ngợi ca viên quản ngục, ngợi ca cái tài, cái đẹp. Đồng thời thể hiện thái độ bất hòa sâu sắc với xã hội đương thời. - Biểu hiện quan điểm của nhà văn về cái ĐẸP: Cái đẹp luôn chiến thắng, xua tan bóng tối, cái xấu xa, nhơ bẩn; cái đẹp có khả năng cảm hóa mạnh mẽ tâm hồn con người; trong mọi hoàn cảnh, cái đẹp đều giữ vững vị trí, sức mạnh của mình. - Biểu hiện bút pháp nghệ thuật cổ kính, trang trọng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám, tìm về quá khứ, đề cao vẻ đẹp một thời, nay chỉ còn vang bóng cùng phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác, tiêu biểu của nhà văn khi luôn nhìn đối tượng ở cái tài, cái đẹp. 3. Chí Phèo - Nam Cao Thể hiện trong thiết kế bài dạy thực nghiệm 4. Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài Mảnh đất rừng núi Hồng Ngài, ngôi nhà bố mẹ Mị, nhà thống lí PáTra, căn buồng của Mị và không gian tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa - Biểu hiện vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, vẻ đẹp tràn đầy sức sống của Mị và A Phủ khi còn tự do. - Là không gian tù ngục: + Hiện thân cho tội ác của giai cấp thống trị. + Biểu hiện số phận cơ cực, tối tăm của những người dân lao động miền núi xưa - Biểu hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn: Tỏa sáng vẻ đẹp tiềm tàng, sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trong hoàn cảnh tối tăm biết đấu tranh thoát khỏi tù ngục để tìm đến cuộc sống mới tự do hạnh phúc( Phiềng Sa) - Tài năng của nhà văn Tô Hoài khi xây dựng không gian nghệ thuật đậm sắc màu Tây Bắc. 5. Vợ nhặt – Kim Lân Xóm ngụ cư (con đường về xóm , căn nhà rúm ró của mẹ con Tràng). - Biểu hiện không khí ảm đạm, thê lương của nạn đói năm 1945. - Cuộc sống tiêu điều, xơ xác, đáng thương, quay quắt, tội nghiệp của người dân lao động nghèo. - Biểu hiện tư tưởng của nhà văn: Không gian nghệ thuật trong truyện chuyển biến từ bóng tối ra ánh sáng, từ bẩn thỉu, bừa bộn sang quang quẻ, sạch sẽ biểu đạt sự thay đổi tốt đẹp của con người khi có tình yêu thương, mái ấm gia đình. Qua đó, nhà văn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của những người dân lao động nghèo “ trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái ảm đạm để mà vui, mà hi vọng”( Kim Lân) 6. Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành Rừng xà nu, ngôi nhà cụ Mết – không gian núi rừng Tây Nguyên. - Biểu hiện vẻ đẹp bạt ngàn, man dại, kiên cường, bất khuất của thiên nhiên và con người Tây Nguyên (dân làng Xô Man) - Nơi chứng kiến cuộc đời đau thương và phẩm chất cao cả của người anh hùng Tnú – người con của dân làng Xô Man, tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước. - Tạo sắc màu đậm chất Tây Nguyên hùng vĩ cho ngòi bút của nhà văn được mệnh danh là nhà văn của vùng đất Tây Nguyên. 7. Những đứa con trong gia đình- Nguyễn Thi Chiến trường giữa ta và giặc Mĩ - nơi Việt bị thương nặng sau một trận đánh. - Biểu hiện cho sự khốc liệt của chiến tranh, cuộc kháng chiến chống Mĩ cam go, dữ dội. - Vẻ đẹp của người chiến sĩ trẻ tên Việt: Lòng yêu nước, dũng cảm, kiên cường; yêu gia đình, người thân, tự hào về dòng sông gia đình giàu truyền thống; yêu đồng đội, căm thù giặc và luôn khoa khát lập chiến công để trả thù cho gia đình, cho quê hương... 8. Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu - Không gian bãi biển xa và gần - Không gian tòa án huyện. - Biểu hiện hiện thực cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả, phong ba bão táp của người dân lao động sau chiến tranh. - Triết lí của nhà văn về vẻ đẹp của nghệ thuật và mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, thiên chức của người nghệ sĩ: Nghệ thuật đẹp toàn bích còn cuộc sống xấu xí, cơ cực; nghệ thuật còn cách xa cuộc sống, chưa phản ánh hết sự thật cuộc sống; người nghệ sĩ khi sáng tạo nghệ thuật phải trung thực, không tô hồng cuộc sống vốn dĩ còn nhiều khoảng tối. - Triết lí của nhà văn về cách nhìn đời, nhìn người: Cuộc sống bộn bề phức tạp, cần có cái nhìn đa chiều, tránh lối áp đặt, tránh cái nhìn phiến diện. Mỗi người đều có trong mình chất ngọc ẩn dấu sau vẻ bên ngoài lấm láp. - In đậm phong cách nghệ thuật triết lí, thế sự của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 2.3.3. Soạn giáo án thực nghiệm: Trong khuôn khổ đề tài này, tôi xin được trình bày giáo án thực nghiệm của mình theo hướng dạy và học truyện ngắn từ khai thác vai trò của không gian nghệ thuật như sau : Tiết 52,53,54 - Ngữ Văn 11 - chương trình chuẩn Đọc văn : CHÍ PHÈO (NAM CAO) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: 1/. Kiến thức: - Hiểu và phân tích được các nhân vật, đặc biệt là hình tượng nhân vật Chí Phèo ( những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ra tù; tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở đến khi tự sát...) - Giá trị nhân đạo, hiện thực sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua diễn biến tâm lí; nghệ thuật trần thuật; ngôn ngữ giản dị, gần gũi, 2/. Kĩ năng: - Tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích văn bản tác phẩm theo thể loại. - KNS: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo. 3/. Thái độ: - Bồi dưỡng cho HS ý thức tự đấu tranh và
Tài liệu đính kèm:
- skkn_khai_thac_vai_tro_cua_khong_gian_nghe_thuat_trong_day_v.doc