SKKN Khai thác thông tin tư liệu trong dạy học bài 6 và bài 23 chương trình Lịch sử lớp 12 THPT nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh

SKKN Khai thác thông tin tư liệu trong dạy học bài 6 và bài 23 chương trình Lịch sử lớp 12 THPT nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh

Những năm gần đây, đổi mới giáo dục đã được thực hiện một cách toàn diện Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng đã được nhiều người quan tâm và được xem là đóng vai trò chủ yếu trong việc phát huy tính tích cực chủ động trong nhận thức của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình thường xuyên, lâu dài và có nhiều yếu tố liên hệ chặt chẽ với nhau.

Điều quan trọng nhất là phải đổi mới phương pháp dạy học như thế nào để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, hứng thú, thực sự yêu thích môn học, chứ không chỉ mang tính hình thức

Đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiện ở tất cả các bộ môn, trong đó có bộ môn lịch sử. Đây là môn học đóng vai trò quan trọng giúp trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản giá trị lịch sử nhân loại, về quá khứ của dân tộc. Từ đó, góp phần nâng cao tinh thần yêu nước cho các em. Tuy nhiên, hiện nay vai trò của môn lịch sử chưa được coi trọng, hầu hết học sinh ngại và chán học môn sử. Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học môn sử càng trở nên cấp thiết. Trong thực tế, đã có nhiều biện pháp đề ra để đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn như: sử dụng đồ dùng trực quan, sơ đồ hóa kiến thức, lập bảng hệ thống kiến thức để học sinh ghi nhớ các sự kiện, nhưng khai thác tư liệu trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao, đóng vai trò quan trọng cần thiết giúp học sinh hiểu sâu các sự kiện hiện tượng nhân vật lịch sử và phát huy được tư duy sáng tạo của học sinh .Từ đó bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và hình thành nhân cách sống cho các em.

 

doc 18 trang thuychi01 8234
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Khai thác thông tin tư liệu trong dạy học bài 6 và bài 23 chương trình Lịch sử lớp 12 THPT nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
KHAI THÁC THÔNG TIN TƯ LIỆU TRONG DẠY HỌC BÀI 6 VÀ BÀI 23 CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 12 THPT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH.
 Người thực hiện: Phạm Thị Hồng
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
THANH HOÁ NĂM 2019
 MỤC LỤC:
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Những năm gần đây, đổi mới giáo dục đã được thực hiện một cách toàn diện Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng đã được nhiều người quan tâm và được xem là đóng vai trò chủ yếu trong việc phát huy tính tích cực chủ động trong nhận thức của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình thường xuyên, lâu dài và có nhiều yếu tố liên hệ chặt chẽ với nhau.
Điều quan trọng nhất là phải đổi mới phương pháp dạy học như thế nào để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, hứng thú, thực sự yêu thích môn học, chứ không chỉ mang tính hình thức
Đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiện ở tất cả các bộ môn, trong đó có bộ môn lịch sử. Đây là môn học đóng vai trò quan trọng giúp trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản giá trị lịch sử nhân loại, về quá khứ của dân tộc. Từ đó, góp phần nâng cao tinh thần yêu nước cho các em. Tuy nhiên, hiện nay vai trò của môn lịch sử chưa được coi trọng, hầu hết học sinh ngại và chán học môn sử. Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học môn sử càng trở nên cấp thiết. Trong thực tế, đã có nhiều biện pháp đề ra để đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn như: sử dụng đồ dùng trực quan, sơ đồ hóa kiến thức, lập bảng hệ thống kiến thức để học sinh ghi nhớ các sự kiện, nhưng khai thác tư liệu trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao, đóng vai trò quan trọng cần thiết giúp học sinh hiểu sâu các sự kiện hiện tượng nhân vật lịch sử và phát huy được tư duy sáng tạo của học sinh .Từ đó bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và hình thành nhân cách sống cho các em.
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn có những mâu thuẫn trong thực tiễn giáo dục là đổi mới phương pháp lấy học sinh làm trung tâm nhưng học sinh không chịu nghiên cứu bài học, không khai thác được các thông tin tư liệu gây trở ngại rất lớn cho giáo viên và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của học sinh. Hiện nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu sâu về vấn đề này. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, tôi đã trình bày một số vấn đề về: “Khai thác thông tin tư liệu trong dạy học bài 6 và bài 23 chương trình lịch sử lớp 12 THPT nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh”. Sở dĩ tôi chọn bài 6 và bài 23 vì đây là hai bài tiêu biểu cho phần lịch sử thế giới và phần lịch sử Việt nam .Ở bài 6 nói về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước Mĩ từ sau chiến tranh thế giớ thứ hai cho đến năm 2000. Đây là bài học hấp dẫn, có nhiều kiến thức phong phú giúp các em hệ thống kiến thức cơ bản về tình hình nước Mĩ qua các giai đoạn, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai để lí giải tại sao Mĩ là nước giàu mạnh nhất thế giới và chi phối đến tình hình kinh tế, chính trị và mối quan hệ quốc tế, từ đó các em có thể hiểu được tình hình phức tạp của thế giới hiện nay. Bài 23 là bài nói về quá trình khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975), đặc biệt là cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa mùa xuân năm 1975. Đây là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử trọng đại, là mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc, chiến thắng này có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, tình cảm lớn đối với học sinh. Năm nay nhân dịp kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, tôi nghiên cứu bài học này mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi viết kinh nghiệm này với mục đích 
- Ghi chép lại những phương pháp dạy học mà tôi đã thực hiện trong nhiều năm qua.
- Được chia sẻ với đồng nghiệp về những việc mình đã làm trong công tác giảng dạy. 
- Rèn luyện tính năng động, say mê trong sáng tạo, cố gắng học tập để nâng cao hơn nữa về chuyên môn bắt kịp sự phát triển của xã hội.
- Qua đây tôi cũng muốn thay đổi phương pháp học của học sinh trong bộ môn lịch sử, phát triển các năng lực mở rộng hiểu biết cho các em và thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy và học mà Bộ giáo dục đề ra.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài của tôi là các em học sinh và giáo viên ở trường THPT Chu Văn An - thành phố Sầm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp kiểm tra đánh giá
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm lần này cho hai bài học cụ thể ở lớp 12 là bài 6 và bài 23. Mỗi bài có thông tin tư liệu khác nhau nên các khai thác khác nhau. Trong bài học ngoài việc khai thác nhiều hơn về tranh ảnh tôi còn dụng biện pháp tích hợp văn học và âm nhạc làm cho giờ học phong phú sinh động và tạo xúc cảm lịch sử cho các em.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Trong trường phổ thông môn học lịch sử có vai trò quan trọng hướng tới mục tiêu giáo dục để phát triển học sinh. Nhưng để làm được điều đó cần phát huy vai trò chủ thể của các em trong học tập, nắm bắt được đặc điểm nhận thức của học sinh thì mới định hướng cho các em suy nghĩ và hiểu sâu những kiến thức.
Cũng như các môn học khác, học lịch sử là một quá trình tiếp thu thông tin, sử dụng thông tin. Mỗi học sinh phải tự thực hiện bởi sự giúp đỡ của các thầy cô với tài liệu và phương tiện bổ trợ.
Quá trình nhận thức lịch sử của học sinh diễn ra theo trình tự và tuân thủ các nguyên tắc của con đường biện chứng mà Lê Nin đã nêu: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Trước hết học sinh phải nhận thức những sự kiện lịch sử cụ thể. Nhưng quá khứ đã xảy ra thì không trở lại nên các em không thể quan sát được các sự kiện vì vậy nhận thức lịch sử không thể bắt đầu từ cảm giác, tri giác mà chỉ thông qua những tài liệu gián tiếp để tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, đây là giai đoạn nhận thức cảm tính.
Ở giai đoạn tiếp theo, bằng sức mạnh của tư duy trừu tượng học sinh khái quát, phân tích, đánh giá những kiến thức cụ thể để hình thành khái niệm và rút ra ý nghĩa bài học. Từ đó để các em vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Trong tư duy lịch sử bao giờ cũng có mối liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, cần phải sử dụng kiến thức trong quá khứ để hiểu biết hiện tại và tương lai, làm sao cho hành động trong thực tiễn phù hợp với yêu cầu trình độ của học sinh. 
Như vậy quá trình học lịch sử không được trực tiếp quan sát, thực hành thí nghiệm như các môn tự nhiên. Vì thế giáo viên cần phải có phương pháp tái hiện lại những sự kiện lịch sử một cách sinh động để các em xích lại gần với quá khứ, chủ động tiếp thu kiến thức phát triển tư duy.
Ngoài việc đi sâu tìm hiểu nhận thức lịch sử của học sinh, chúng ta cần phải quan tâm tới các yếu tố khác như: vai trò của giáo viên, cơ sở vật chất, môi trường học tập, đặc biệt là tâm lí lứa tuổi học sinh.
 Ở học sinh THPT nhất là học sinh lớp 12, đây là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giới quan - hệ thống quan điểm về xã hội, tự nhiên, các nguyên tắc, quy tắc ứng xử giao tiếp. Trong đó quá trình tự ý thức diễn ra sôi nổi mạnh mẽ. Các em luôn luôn muốn học hỏi, tiếp thu những điều mới lạ để khẳng định mình. Tuy nhiên, các em chưa thực sự trưởng thành để hoàn toàn chủ động tiếp thu kiến thức như người lớn. Giáo viên phải ý thức được rằng mình đang giảng dạy một lứa tuổi đầy biến động, giai đoạn mang tính bước ngoặt quyết định cuộc đời một con người. Vì vậy những bài giảng lịch sử vừa phải mang tính giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh, vừa gây được sự hấp dẫn, hứng thú cho các em trong môn học.
Trên cơ sở những vấn đề nêu ra, cùng với những kinh nghiệm trong quá trình dạy học, tôi đã mạnh dạn đưa ra phương pháp khai thác thông tin tư liệu trong dạy học lịch sử để phát huy tính tích cực chủ động cho học sinh. Điều đó không quá khó cũng không mất nhiều thời gian mà lại phù hợp với đặc trưng tâm lí lứa tuổi. Thực hiện tốt phương pháp trên, làm cho giờ học trên lớp bớt áp lực, căng thẳng tạo sự thoải mái phấn khích trong học tập, phát huy tư duy độc lập sáng tạo cho các em.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm gần đây thực hiện chương trình cải cách giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều phương pháp dạy học mới được triển khai ở trương phổ thông như: dạy học vấn đáp, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhómNhiều thiết bị máy móc hiện đại cũng được đưa vào phục vụ cho giảng dạy như máy vi tính, màn hình chiếu, băng đĩa, giáo án điện tử
Với các phương pháp trên học sinh có điều kiện quan sát được nhiều hình ảnh, tiếp cận với đồ dùng trực quan sinh động giúp các em phát triển được tư duy, có sự kết hợp giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và đã tạo nên sự chuyển biến tích cực trong dạy và học ở trường phổ thông.
Tuy nhiên quá trình đổi mới trên chưa thực hiện một cách triệt để, toàn diện và sâu sắc nên vẫn còn một số hạn chế nhất định.
- Đối với giáo viên: Qua tìm hiểu giáo án và dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy khi giảng bài giáo viên mới chỉ lồng ghép hình ảnh, coi đó như một phương tiện minh họa và đi sâu vào miêu tả giải thích, học sinh ngồi dưới quan sát nhiều em chỉ ngồi nhìn các hình ảnh đẹp và bình luận, chưa chủ động tiếp thu và khai thác kiến thức của bài học nên kết quả đạt được không cao. Tuy hình ảnh đưa ra nhiều nhưng những thông tin mà giáo viên đưa đến phần lớn là thông tin một chiều, giáo viên vẫn là người chủ động truyền tải kiến thức còn học sinh chỉ tiếp thu một cách bị động không khắc sâu được kiến thức cho các em.
Với phương pháp thảo luận nhóm, nhiều học sinh thụ động ỷ lại vào bạn, trả lời câu hỏi sơ sài mang tính đối phó. Về cơ bản vẫn là giáo viên phát vấn học sinh trả lời, không khuyến khích được sự tò mò, hứng thú của các em làm cho môn học nhàm chán.
- Đối với học sinh: Hoạt động nhận thức của các em chưa trở thành trung tâm của quá trình dạy học, về cơ bản vẫn học sinh nghe giảng và ghi chép, do đó không hiểu sâu được kiến thức cơ bản, kỹ năng học tập lịch sử không cao.
Nguyên nhân của tình trạng trên là học sinh ít được giao nhiệm vụ và tạo điều kiện thuận lợi để tự mình tìm hiểu về quá khứ, sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử không sinh động đối với học sinh. Vì vậy không phát huy được tính tích cực, chủ động của các em, làm cho tác dụng giáo dục của bộ môn bị hạn chế.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Định hướng cho học sinh tìm hiểu các tài liệu tham khảo
Sau mỗi bài học, ngoài việc nhấn mạnh kiến thức trọng tâm cho học sinh giáo viên phải hướng dẫn cho các em về nhà chuẩn bị bài mới, đây là một việc làm quan trọng đối với học sinh. Nhưng để các em làm tốt được việc này thì cần phải có sự định hướng của giáo viên. Trước hết là giáo viên hướng dẫn cho các em đọc nội bài mới trong sách giáo khoa và sau đó yêu cầu các em sưu tầm tài liệu tham khảo trong một phạm vi nhất định.Tùy vào từng bài học mà giáo viên hướng cho các em tìm hiểu tài liệu khác nhau, có bài cần tìm hiểu về trận đánh, có bài thì cần tìm hiểu về nhân vật lịch sử...
Ví dụ: Bài khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975), giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu tài liệu có liên quan đến trận đánh ở Phước long, chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế-Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh, các nhân vật lịch sử....
Về tài liệu tham khảo:
Thứ nhất: Sách tham khảo viết về những sự kiện lịch sử trong nước và thế giới như: Đại thắng mùa xuân năm 1975 - TS Hoàng Phong Hà, Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 do NXB Quân đội, đọc truyện Đại thắng mùa xuân của Văn Tiến Dũng, sách viết về Hồ Chí Minh, các tổ chức Quốc tế
Thứ hai: Báo chí, tạp chí, tập san như: Nhân chứng và sự kiện, Những bí ẩn lịch sử, Nhìn lại lịch sử
Thứ ba: Các cuốn hồi kí, tiểu thuyết....
Đây là một biện pháp có tác dụng tích cực trong việc nâng cao hiệu quả dạy học, tăng cường hứng thú học tập của học sinh, phát trển được năng lực nhận thức cho các em.Việc sưu tầm tài liệu còn có tác dụng rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành bộ môn, mở rộng hiểu biết kiến thức lịch sử
2.3.2. Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học
Ví dụ: 
- Ảnh Bác Hồ trong thời gian hoạt động ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc. Trong các giai đoạn lịch sử từ 1930 – 1945, 1945 – 1954, 1954 -1969
- Chân dung các Tổng Bí Thư qua các thời kỳ lịch sử
- Tranh ảnh về các Hội nghị quan trọng của Trung ương Đảng, tranh ảnh về các trận đánh lịch sử như: Chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh
- Tranh ảnh về các Hội nghị Quốc tế
Tranh ảnh phản ánh các sự kiện, nhân vật lịch sử, hoạt động xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Việc học sinh tự khai thác và tìm hiểu tranh ảnh lịch sử là một biện pháp để tái hiện lại phần nào quá khứ, làm phong phú kiến thức. Trên cơ sở quan sát sẽ gây xúc cảm mạnh mẽ đối với các em và khắc sâu kiến thức về sự kiện, nhân vật lịch sử.
2.3.3. Sưu tầm các câu chuyện kể về nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử phù hợp với giai đoạn, thời kỳ lịch sử.
Học tập lịch sử là nhận thức những điều đã xảy ra trong quá khứ để hiểu hiện tại và tương lại. Nhiệm vụ của học sinh là phải tiếp xúc với những dấu vết của quá khứ qua các câu chuyện lịch sử mà các em đã biết qua sách báo hoặc nghe kể. Sau đó kể lại vào bài học để cung cấp những thông tin có giá trị hữu ích. Việc sưu tầm các câu chuyện lịch sử tạo cho học sinh tính tự giác, thói quen suy nghĩ độc lập, mạnh dạn trình bày ý kiến riêng của mình. Trong nhiều trường hợp học sinh còn phân tích, đánh giá được các sự kiện, nêu ra ý kiến khác nhau xuất phát từ cơ sở khác nhau.
Ví dụ:
- Sưu tầm các câu chuyện kể về nhân vật lịch sử: Bác Hồ, Tổng bí thư Trần Phú, Bế Văn Đàn, La Văn Cầu, Phan Đình Giót, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Hoàng Minh Thảo, Đại tướng Văn tiến Dũng, trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Tô Vĩnh Diện, Lê Mã Lương
- Sưu tầm câu chuyện có liên quan đến trận đánh lịch sử: Chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh
- Các câu chuyện có liên quan mối quan hệ quốc tế.
2.3.4. Sưu tầm các thông tin mới nhất mang tính chất thời sự
Thế giới luôn luôn có sự vận động và phát triển, mỗi một ngày qua đi có rất nhiều các thông tin được cập nhật từ các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội. Trong mỗi bài học, học sinh nên dùng hiểu biết của mình trong quá khứ để hiểu được bản chất phát triển của thế giới ngày nay. Ngược lại những thông tin mà các em thu thập được sẽ là những bằng chứng để học sinh hiểu sâu hơn các sự kiện lịch sử trong bài học, biết liên hệ kiến thức lịch sử với thực tế góp phần mở rộng hiểu biết của các em.
Ví dụ:
- Tin tức thế giới được cập nhật nhiều nhất hiện nay là mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và U-crai-na, đặc biệt là khi U-crai-na tăng thêm danh sách các mặt hàng cấm nhập khẩu từ Nga vào nước này cuộc khủng hoảng chính trị ở Ucraina, mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và Mĩ làm cho mối quan hệ trở nên căng thẳng Sự kiện này dường như đang khơi lại mâu thuẫn Đông – Tây trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
- Các vụ thử tên lửa hạt nhân của Triều Tiên, cuộc đàm phán giữa Mĩ và Triều Tiên để giải quyết vấn đề hạt nhân qua cuộc gặp cấp cao lần thứ nhất tại Xin-ga-po và lần thứ hai vào ngày 27 tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội, đây sự kiện chính trị được cả dư luận quốc tế quan tâm. Việc phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vẫn nằm trong chính sách diễn biến hòa bình của Mỹ, trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng mà Mỹ đã đề ra sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Ngoài ra còn có nhiều tin tức mang tính thời sự khác như: vấn đề ở Syri, Ai Cập, chính sách cấm vận của Mĩ đối với Iran, lực lượng nhà nước Hồi giáo tự xưng IS bị tiêu diệt cũng nằm trong chiến lược trên cái mà Mỹ gọi là “Cách mạng sắc màu”, vấn đề chống khủng bố của thế giới.
2.3.5. Khai thác các thước phim tư liệu
Việc khuyến khích học sinh tìm hiểu phim tư liệu lịch sử có tác dụng lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học, giúp các em tái hiện được quá khứ lịch sử chân thực, sinh động về các trận đánh, hội nghị, nhân vật lịch sử, làm phong phú nội dung bài học gây xúc cảm mạnh mẽ đối với các em.
Ví dụ:
- Phim tư liệu trong nước: Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ khi Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2- 9 - 1945 đến khi Người ra đi ngày 2 - 9 -1969
- Phim tư liệu của nước ngoài nói về nhân vật lịch sử, chiến thắng lịch sử: “Cuộc chiến giữa hổ và voi” nói về chiến dịch Điện Biên Phủ của một nhà đạo diễn nước ngoài. Tác giả đã lí giải được vì sao Pháp lại thua Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ; “Mười nghìn ngày chiến tranh ở Việt Nam” nói về cuộc xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam; “Cuộc trò chuyện với Đại tướng Võ Nguyên Giáp”
2.3.6. Biện pháp tích hợp
Từ việc tìm hiểu các thông tin tư liệu lịch sử trên giáo viên cần giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho học sinh đó là: Tự hào về quê hương đất nước, về những chiến công, biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc, tinh thần quốc tế vô sản. Qua bài thơ, bài văn, bài hát, những địa danh lịch sử tạo cho học sinh có xúc cảm mãnh liệt về lịch sử dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho các em.
Ví dụ: Sau khi tìm hiểu chiến dịch Điện Biên Phủ
GVđặt câu hỏi: Em có thể cho biết vị trí địa lý của Điện Biên Phủ và đọc một bài thơ nói về trận đánh lịch sử này?
Qua sưu tầm những bài thơ đã học các em có thể đọc những câu thơ rất nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu: 
 Bài: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Hay khi dạy về cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở mục III Bài 22 giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu về vị trí của thành cổ Quảng Trị để hiểu được tại sao năm 1972 ta lại chọn Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu và sưu tầm bài thơ nói về sự hi sinh to lớn của các chiến sĩ của ta tại thành cổ Quảng Trị:
Ví dụ bài thơ của Lê Bá Dương.
Qua tấm gương của các anh hùng liệt sỹ đã giáo dục cho các em tinh thần dũng cảm, có bản lĩnh ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn, tinh thần tự lực tự cường để xây dựng quê hương và bảo vệ đất nước. Từ đó đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu đúng như lời dạy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Điều thiết thực nhất là chúng ta hãy phát huy tinh thần Điện Biên Phủ trong cuộc chiến đấu mới để chống lại nghèo nàn, lạc hậu xây dựng cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc”. Qua đây cũng giáo dục cho các em có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định theo con đường XHCN mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Những biện pháp trên đây cho thấy dạy học lịch sử chỉ đạt được kết quả cao khi học sinh trực tiếp, tiếp cận với các nguồn tư liệu, tự lập ra các giả thiết để suy nghĩ hình thành nhận thức về lịch sử. Điều cốt lõi là cần phải hướng dẫn cho học sinh khai thác các thông tin tư liệu một cách hứng thú, tích cực, tự lập. Giáo viên dạy lịch sử không chỉ là người cung cấp thông tin mà chủ yếu là người tổ chức hướng dẫn và giúp học sinh xử lý, tiếp nhận các thông tin đó. Khi học sinh tự tạo ra được những hình ảnh cụ thể thì sẽ tự khám phá ra bản chất quy luật chứ không phải ghi nhớ những gì giáo viên đã trình bày trong sách giáo khoa. 
Từ những biện pháp trên tôi đã áp dụng cụ thể ở bài dạy sau:
Chương IV: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)
Tiết 8 - Bài 6. Nước Mĩ
Ở bài học này cần cần đạt được các mục tiêu như sau:
-Kiến thức: Học sinh hiểu được quá trình phát triển chung của nước Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, nhận thức được vai trò cường quốc hàng đầu của Mĩ trong đời sống kinh tế và quan hệ quốc tế. Hiểu được thành tựu khoa học- kĩ thuật cảu Mĩ.
-Thái độ: Tự hào về những thắng lợi của nhân dân ta trước đế quốc Mĩ, ý thức hơn về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với công cuộc hiện đại hóa đất nước.
-Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp so sánh hiểu được thực chất cảu vấn đề.
- Định hướng phát triển năng lực + Năng lực chung: Hợp tác, giao tiếp giải quyết vấn đề, tự học.
+Năng lực chuyên biệt: 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_khai_thac_thong_tin_tu_lieu_trong_day_hoc_bai_6_va_bai.doc