SKKN Khai thác biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 12

SKKN Khai thác biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 12

Trong những năm gần đây, cùng với những đổi mới trong cách thi, kiểm tra, đánh giá đối với học sinh, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đang được phát động và thực hiện ở tất cả mọi cấp học trên cả nước, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đồng thời, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vào vận dụng thực tiễn, đem lại hứng thú học tập cho học sinh.

 Đối với môn Địa lí, để tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong quá trình giảng dạy các giáo viên cần có phương pháp hợp lí nhằm giúp học sinh tiếp thu một cách tốt nhất các kiến thức địa lí. Một trong những phương pháp đó là khai thác kết hợp nhuần nhuyễn giữa kênh chữ và hệ thống các biểu đồ, bởi vì biểu đồ chính là nguồn tri thức giúp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh vừa là phương tiện trực quan minh họa cho kênh chữ .

Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Cẩm Thủy 2, tôi nhận thấy rằng hướng dẫn học sinh khai thác tốt hệ thống các biểu đồ trong sách giáo khoa sẽ giúp cho học sinh có kĩ năng trong việc ghi nhớ, phân tích và từ đó hình thành những kiến thức mới một cách dễ dàng và bền vững hơn. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Khai thác biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 12” để giúp học sinh học tập trên lớp cũng như trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia.

 

doc 24 trang thuychi01 13461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khai thác biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, cùng với những đổi mới trong cách thi, kiểm tra, đánh giá đối với học sinh, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đang được phát động và thực hiện ở tất cả mọi cấp học trên cả nước, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đồng thời, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vào vận dụng thực tiễn, đem lại hứng thú học tập cho học sinh.
	Đối với môn Địa lí, để tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong quá trình giảng dạy các giáo viên cần có phương pháp hợp lí nhằm giúp học sinh tiếp thu một cách tốt nhất các kiến thức địa lí. Một trong những phương pháp đó là khai thác kết hợp nhuần nhuyễn giữa kênh chữ và hệ thống các biểu đồ, bởi vì biểu đồ chính là nguồn tri thức giúp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh vừa là phương tiện trực quan minh họa cho kênh chữ .
Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Cẩm Thủy 2, tôi nhận thấy rằng hướng dẫn học sinh khai thác tốt hệ thống các biểu đồ trong sách giáo khoa sẽ giúp cho học sinh có kĩ năng trong việc ghi nhớ, phân tích và từ đó hình thành những kiến thức mới một cách dễ dàng và bền vững hơn. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Khai thác biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 12” để giúp học sinh học tập trên lớp cũng như trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích chủ chốt của việc nghiên cứu đề tài là:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng biểu đồ vào quá trình dạy học địa lí lớp 12 - THPT.
- Thiết kế, xây dựng một số bài học trong chương trình Địa lí lớp 12 THPT có sử dụng biểu đồ.
	III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp quan sát
	Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, việc trực tiếp quan sát các điều kiện về cơ sở vật chất của trường phổ thông như: hệ thống máy tính, các trang thiết bị phục vụ học tập,...; khả năng nhận thức của HS lớp 12 ở trường THPT, giúp tôi đưa ra được những kết luận và điều chỉnh phù hợp với thực tế giảng dạy của nhà trường.
2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
 	Để tiến hành nghiên cứu đề tài của mình, tôi thu thập các tài liệu liên quan đến việc sử dụng biểu đồ trong dạy học từ nhiều nguồn khác nhau như: sách giáo trình, tạp chí chuyên ngành, thông tin trên internet, tạp chí .... Với các tài liệu đã thu thập được tôi phân tích, tổng hợp và đưa ra những giả thuyết kết luận cho những vấn đề đang quan tâm.
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ LỚP 12
1. Cơ sở lí luận
1.1. Biểu đồ trong dạy học địa lí
1.1.1. Quan niệm về biểu đồ
Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng tiến trình của một hiện tượng, mối tương quan của một tổng thể. Biểu đồ là trực quan hóa các số liệu thống kê theo các dạng hình học. Cùng với những đồ dùng trực quan nói chung, biểu đồ là phương tiện trực quan cung cấp cho học sinh những kiến thức quan trọng. Đồng thời, tạo nên hình ảnh giúp cho học sinh nhận thức kiến thức dễ dàng và bền vững.
1.1.2. Vai trò của biểu đồ trong dạy học Địa lí
Trong quá trình dạy học địa lí biểu đồ có vai trò hết sức quan trọng, nó chính là phương tiện trực quan,giúp cho quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh trở nên dễ dàng, sinh động và thú vị hơn.
Đối với giáo viên:
Giáo viên có thể sử dụng biểu đồ trong quá trình dạy học để điều khiển, hướng dẫn các hoạt động trình nhận thức của học sinh, hợp lí hoá các thao tác hành động của mình trong quá trình giáo dục. Bên cạnh đó biểu đồ cũng là phương tiện để nâng cao nhiệm vụ sư phạm trong thực tiễn bản thân người giáo viên.
Sử dụng biểu đồ trong quá trình dạy học cũng tạo điều kiện giáo viên áp dụng các phương pháp tích cực vào trong giảng dạy. Biểu đồ còn giúp cho giáo viên đào sâu thêm kiến thức, từ đó truyền đạt cho các em học sinh những kiến thức phù hợp với thời đại, xu hướng phát triển. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho giáo viên trình bày bài giảng một cách đầy đủ, sâu sắc.
Đối với học sinh:
Biểu đồ giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng khai thác, khám phá, lĩnh hội kiến thức cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững kiến thức và ghi nhớ bền lâu.
	Việc sử dụng biểu đồ giúp học sinh giảm ghi chép và ghi nhớ một cách máy móc mà kiến thức sẽ được tái hiện thông qua hình ảnh giúp các em khắc sâu hơn. 
Biểu đồ còn góp phần kích thích hứng thú học tập cho học sinh, tạo ra động cơ học tập, rèn luyện, cho các em thái độ tích cực đối với tài liệu học tập mới. Bên cạnh đó nó còn góp phần rèn luyện cho các em tư duy phân tích, tổng hợp phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng ẩn sau các hình thức biểu hiện bên ngoài, kích thích tính tò mò và lòng ham hiểu biết của các em.
Sử dụng biểu đồ rèn luyện cho HS những kĩ năng địa lí cơ bản: kĩ năng làm việc với các loại lược đồ, bản đồ, kĩ năng vẽ các loại lược đồ, phân tích biểu đồ, bảng số liệu...
1.2. Đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12
Đặc điểm nổi bật ở học sinh lớp 12 là sự thay đổi cả về thể chất, tâm lí lứa tuổi và khả năng nhận thức do đó có tác động lớn đến sự tiếp thu kiến thức cũng như áp dụng các phương pháp dạy học cho các em.
Ở lứa tuổi này,các em phát triển thể chất như người lớn, sức khoẻ dồi dào có thể học tập với cường độ cao và trong thời gian tương đối dài.
Về mặt trí lực: HS lớp 12 có năng lực quan sát tốt hơn và có tư duy nhạy bén hơn, có khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá tốt hơn nhiều so với HS lớp 10, 11. Nhờ khả năng khái quát này mà các em có khả năng và thích tự tìm ra kiến thức mới, có hứng thú hơn với các thầy, cô có phương pháp giảng dạy tích cực, tôn trọng suy nghĩ độc lập của học sinh. Không thích bị gò ép, ghi chép một cách máy móc.
Từ những đặc điểm tâm lí trên đòi hỏi trong quá trình dạy học phải có những cải tiến sao cho phù hợp. Lúc này giáo viên có vai trò quan trọng trong việc kích thích hứng thú học tập của học sinh, thay vì những tiết giảng chỉ sử dụng phương pháp truyền thụ theo lối thuyết trình, giảng giải giáo viên nên sử dụng các phương pháp dạy tích cực kết hợp với biểu đồ. Khi đó quá trình dạy học không còn là quá trình nhồi nhét kiến thức mà HS có cơ hội được tự lực khám phá tri thức, được quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân.
Chính vì vậy sử dụng biểu đồ vào chương trình dạy học địa lí lớp 12 – THPT là một điều kiện tốt để các em tự mình lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo .
2. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm gần đây,cơ sở vật chất và phương tiện dạy học Địa lí ở các trường phổ thông đã được đầu tư. Ngoài hệ thống tranh ảnh, biểu đồ trong sách giáo khoa còn rất nhiều các mô hình, giáo án soạn theo phương pháp mới có hệ thống hình ảnh minh họa khá phong phú.
Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện trong quá trình giảng bài còn nhiều hạn chế, các phương tiện thường chỉ được giáo viên dùng trong các tiết thao giảng,dự giờ thăm lớp hoặc thi giáo viên giỏi.Còn các tiết học khác chủ yếu dùng các biểu đồ có sẵn trong sách giáo khoa và phần lớn các giáo viên chỉ sử dụng biểu đồ với chức năng minh hoạ kiến thức chứ chưa khai thác nội dung .
Đối với học sinh, khi được hướng dẫn sử dụng biểu đồ để khai thác và lĩnh hội tri thức phần lớn các em đều rất hứng thú. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực và hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn coi địa lí là môn phụ, không có động cơ học tập nên không nghiêm túc, mang tính chống đối và ít khi duy trì được hứng thú lâu dài với môn học. Đặc biệt đối với một số trường THPT ở khu vực miền núi, nhiều em vẫn coi môn Địa lí là môn học thuộc vì vậy không chú ý trong việc khai thác biểu đồ nói riêng và kênh hình nói chung.
Trong thực tế giảng dạy Địa lí hiện nay có thể thấy việc sử dụng biểu đồ ngày càng phổ biến và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Đây là một phương tiện dạy học tích cực, nó không chỉ có chức năng là minh hoạ cho bài giảng mà còn góp phần là nguồn cung cấp kiến thức mới lạ, hiệu quả sinh động, hấp dẫn. Biểu đồ còn giúp cho giáo viên thuận lợi và tiết kiệm thời gian trong quá trình giảng dạy địa lí.
Vấn đề đặt ra là phải có những phương pháp khai thác biểu đồ cụ thể, đảm bảo đúng vai trò và chức năng của biểu đồ trong dạy học địa lí.
II. PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC BIỂU ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 THPT
1. Các loại biểu đồ
 Sách giáo khoa Địa lí 12 được biên soạn công phu, có số lượng các biểu đồ, bản đồ và các bảng số liệu phong phú và tiêu biểu. trong đó có 15 biểu đồ được thể hiện bằng các màu sắc trực quan, tính thẩm mỹ cao và thể hiện nội dung kiến thức phong phú, cụ thể, chính xác, phù hợp với nội dung bài học.
Các loại biểu đồ cơ bản được sử dụng là:
- Biểu đồ hình tròn
- Biểu đồ hình cột
- Biểu đồ đường
- Biểu đồ miền
- Biểu đồ kết hợp.
2. Mục đích của khai thác biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 12
2.1. Giúp học sinh hình thành khái niệm địa lí
Đối với môn Địa lí, các khái niệm, đặc biệt là khái niệm địa lí kinh tế xã hội thường khá trừu tượng, được khái quát hóa sau khi đã tiến hành các thao tác tư duy. do đó, để học sinh có thể nắm được các khái niệm này một cách chính xác và đầy đủ thì việc sử dụng biểu đồ là cần thiết 
Ví dụ: Trong bài 15 “ Đặc điểm dân số và phân bố dân cư Việt Nam” khi đề cập đến cơ cấu dân số trẻ, và cơ cấu dân số già (hoặc cơ cấu dân số vàng của nước ta trong giai đoạn hiện nay) . giáo viên sử dụng biểu đồ tháp dân số trong át lát địa lí Việt Nam
Học sinh quan sát, phân tích và rút ra được năm 1999 dân số nước ta là dân số trẻ thì mang các đặc điểm là:
 - Tỉ lệ trẻ em cao
- Tỉ lệ người già thấp.
- Tuổi thọ trung bình thấp
năm 2007 cơ cấu dân số có sự thay đổi khi tỉ lệ trẻ em dưới 14 tuổi giảm,đáy tháp thu hẹp. Tỉ lệ người già tăng, nhóm trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao.
Việc phân tích hình ảnh sẽ làm cho học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn so với việc học thuộc lòng các khái niệm địa lí.
2.2. Giúp học sinh phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí kinh tế xã hội
Địa lí là một môn học có tính thống nhất chặt chẽ giữa các nội dung, sự thống nhất này thể hiện rõ trong mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế và giữa các hiện tượng địa lí kinh tế xã hội với nhau. Vì vậy, khi biểu hiện lên biểu đồ cũng thể hiện mối quan hệ này, do đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm rõ các mối quan hệ này khi khai thác biểu đồ địa lí trong sách giáo khoa. 
Ví dụ: Trong bài 31: “ Vấn đề phát triển thương mại, du lịch” Biểu đồ số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta thể hiện rõ mối quan hệ giữa số lượt khách và doanh thu từ du lịch.
Giáo viên cho học sinh quan sát và phân tích để thấy được doanh thu từ du lịch tăng khi số lượt khách tăng, đặc biệt là khách nội địa tăng mạnh. 
2.3. Giúp học sinh thấy được sự phân bố của các đối tượng địa lí kinh tế
xã hội.
Sự phân bố các đối tượng Địa lí thường được thể hiện rõ nhất trong phương pháp bản đồ - biểu đồ. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong át lát địa lí Việt Nam với các ưu điểm là biểu hiện được nhiều nội dung trong một giới hạn nhất định. Sách giáo khoa địa lí 12, phương pháp này được sử dụng trong một số bài.
Ví dụ: bài 43 các vùng kinh tế trọng điểm, bản đồ các vùng kinh tế trọng điểm có tích hợp thêm các biểu đồ về tỉ trọng GDP của từng cùng so với cả nước cũng như cơ cấu GDP của các vùng. Điều này cho phép học sinh thấy được một cách tổng quát sự phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm.
Khi tiến hành hướng dẫn HS khai thác kiến thức địa lí từ biểu đồ GV có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau để có thể phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của HS
3. Các loại biểu đồ cụ thể trong dạy học địa lí 12.
Sách giáo khoa Địa lí còn bao gồm hệ thống các bảng số liệu được lựa chọn và trình bày một cách khoa học, giáo viên có thể xây dựng các biểu đồ từ những bảng số liệu này phục vụ cho việc giảng dạy cũng như kiểm tra đánh giá học sinh.
Ngoài ra còn hệ thống các biểu đồ trong Át lát Địa lí Việt Nam với số liệu được cập nhật mới hơn có thể sử dụng trong quá trình giảng dạy môn Địa lí trên lớp cũng như trong quá trình ôn tập cho học sinh.
Bên cạnh hệ thống biểu đồ thiết kế sẵn trong sách giáo khoa thì trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể kết hợp sử dụng thêm một số biểu đồ nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học. Cụ thể trong từng bài có thể sử dụng các biểu đồ sau:
TT
Tên bài
Tên biểu đồ
11
Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
- Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng các năm 1986 - 2005
- GDP theo giá so sánh 1994, phân theo thành phần kinh tế
22
Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh
33
Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
- Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm qua các giai đoạn.
54
Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế giai đoạn 1990 - 2005.
5
Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
- Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
66
Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Biểu đồ số lượng trang trại phân theo năm thành lập trang trại và phân theo vùng
77
Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
- Biểu đồ sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.
88
Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
- Biểu đồ sản lượng than, dầu mỏ, điện của nước ta
1
9
Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại và du lịch
- Biểu đồ cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế (%)
- Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005
- Biểu đồ giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005
- Biểu đồ số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta
110
Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐB sông Hồng
- Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
1
11
Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở dồng bằng sông Cửu Long
- Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của ĐBSH và ĐBSCL
4. Sử dụng biểu đồ trong các khâu của quá trình dạy học địa lí
4.1. Sử dụng biểu đồ trong thiết kế bài giảng
Thiết kế bài giảng là khâu rất quan trọng và cần thiết, đây chính là bản kế hoạch được chuẩn bị trước của giáo viên về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học cũng như các hoạt động của giáo viên và học sinh sẽ diễn ra trong tiết học nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể về kiến thức và kĩ năng.
Trong khâu thiết kế bài giảng giáo viên cần đảm bảo các vấn đề sau:
- Giáo viên cần xem xét nội dung bài học, những nội dung nào cần truyền đạt trên lớp, nội dung nào có thể tự tìm hiểu. Và lựa chọn những phương pháp phù hợp với các nội dung đó.
- Cần lựa chọn các biểu đồ phù hợp với nội dung từng mục lớn, mục nhỏ sẽ sử dụng trong quá trình giảng bài mới.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi liên quan đến biểu đồ có thể khai thác giúp học sinh hình thành kiến thức,kĩ năng.
Trong quá trình thiết kế bài giảng, tùy thuộc vào nội dung bài học giáo viên có thể bổ sung các biểu đồ có liên quan ngoài những biểu đồ đã có trong sách giáo khoa. Như các biểu đồ trong át lát địa lí Việt Nam số liệu thường cập nhật mới hơn so với biểu đồ trong sách giáo khoa.
4.2. Sử dụng biểu đồ trong quá trình giảng bài mới
Việc truyền đạt một khối lượng kiến thức phù hợp trong thời gian 45 phút là một việc đòi hỏi giáo viên rất nhiều những kĩ năng quan trọng, ngoài việc lựa chọn phương pháp phù hợp còn phải hướng tới mục tiêu kích thích học sinh tự học, tự khám phá. 
Để có thể sử dụng biểu đồ trong quá trình giảng bài đạt hiệu quả cao giáo viên cần chú ý những vấn đề sau:
- Giáo viên cần hiểu rõ về các loại biểu đồ, cách dùng của từng loại và nội dung mà các biểu đồ này thể hiện.
- Giáo viên có sự chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi có liên quan đến biểu đồ mà mình định sử dụng trong tiết học.
- Giáo viên khích lệ, động viên các em cũng như linh hoạt trong các tình huống giúp các em có hứng thú tham gia xây dựng bài.
- Lựa chọn các phương pháp phù hợp để giảng bài khi có sử dụng biểu đồ.
4.3. Sử dụng biểu đồ trong khâu đánh giá, kiểm tra
Để kiểm tra mức độ lĩnh hội tri thức của học sinh,đồng thời giúp tái hiện và khắc sâu hơn những kiến thức đã được học thì việc sử dụng biểu đồ là một trong những cách hiệu quả và có tác dụng lớn.
Trong quá trình kiểm tra, đánh giá đối với học sinh lớp 12, biểu đồ có thể được sử dụng trong rất nhiều hoạt động, như là:
-Khi kiểm tra bài cũ.
- Trong các đề thi, đề kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kì.
- Trong quá trình ôn thi THPT quốc gia.
Tuy nhiên,để đạt hiệu quả cao cần phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình để xác định khối lượng kiến thức cũng như hình thức kiểm tra cho phù hợp. Câu hỏi kiểm tra cũng cần có nhiều loại, từ cơ bản đến nâng cao tránh vụn vặt và đảm bảo tính khách quan.
4.4. Sử dụng trong quá trình tự học của học sinh
Việc rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh là điều hết sức quan trọng và cần thiết, vừa giúp các em nắm vững kiến thức vừa làm cho kiến thức của các em sâu rộng và vững chắc hơn tăng thêm hứng thú cho việc học tập bộ môn.
Do thời gian học trên lớp có hạn, các em lại phải học rất nhiều môn nên hướng dẫn học sinh tự học là điều cần thiết. Giáo viên cần trang bị cho các em những kĩ năng sau:
- Kĩ năng phân tích biểu đồ
- Kĩ năng vẽ biểu đồ (bao gồm cả lựa chọn biểu đồ phù hợp với bảng số liệu và vẽ các loại biểu đồ)
Khi nắm vững các kĩ năng này thì việc khai thác kiến thức từ biểu đồ sẽ trở nên dễ dàng hơn, việc hệ thống hóa để ghi nhớ kiến thức cũng đạt hiệu quả cao hơn.
5. Một số phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức địa lí qua các loại biểu đồ
Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng tiến trình của một hiện tượng, mối tương quan của một tổng thể. Biểu đồ là trực quan hóa các số liệu thống kê theo các dạng hình học. Biểu đồ trình bày số liệu thống kê một cách khái quát, mĩ thuật sinh động giúp cho người xem dễ hiểu dễ nhớ. 
Mỗi loại biểu đồ có khả năng tốt hơn cho việc thể hiện một đặc điểm nào đó của đối tượng. Trong quá trình giảng dạy địa lí GV có nhiệm vụ hướng dẫn HS có được những kiến thức cơ bản về biểu đồ và kĩ năng khai thác biểu đồ. Trước hết GV cần phải xác định được các loại cơ bản:
* Phân loại theo hình dáng:
- Cột
- Đường
- Tròn
- Miền
- Kết hợp (cột và đường).
- 2 nửa hình tròn.
* Phân loại theo chức năng 
- Dạng biểu đồ cơ cấu: tròn, cột chồng, miền, ô vuông, 2 nửa hình tròn. Trong đó phổ biến nhất là dạng biểu đồ tròn, miền.
+ Tròn: vẽ khi thể hiện từ 3 năm trở xuống (thể hiện được quy mô).
+ Miền: vẽ khi thể hiện từ 4 năm trở lên.
- Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng, động thái phát triển: đường, cột, kết hợp. Trong đó đường là thể hiện rõ rệt nhất sự phát triển, tốc độ tăng trưởng, chỉ số phát triển. Biểu đồ cột chủ yếu thể hiện quy mô, sản lượng, khối lượng của một số đại lượng diễn biến theo thời kì, theo không gian.
- Biểu đồ thể hiện mối quan hệ: kết hợp.
* Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ biểu đồ
Việc sử dụng biểu đồ trong học và ôn tập Địa lí có thể được diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau, như: phân tích biểu đồ, rút ra các nhận xét cần thiết; so sánh các biểu đồ cùng loại với nhau, rút ra các nhận xét; từ biểu đồ chuyển thành bảng số liệu thống kê; từ bảng số liệu thống kê vẽ biểu đồ và rút ra nhận xét...
Để khai thác biểu đồ đạt hiệu quả cao cần tiến hành theo các bước sau:
- Nắm được nội dung bài học và nội dung mà biểu đồ thể hiện.
- Đọc ghi chú xem biểu đồ thể hiện cái gì, đại lượng thể hiện, lãnh thổ hoặc địa điểm biểu hiện, thời gian biểu hiện...
- Xem biểu đồ hình gì, trị số của các đại lượng được tính bằng gì, đơn vị khoảng cách trên biểu đồ,...
- Tiến hành các phép tính, so sánh, đối chiếu...
- Dựa vào các đơn vị đo đã được ghi trên biểu đồ, tiến hành đo tính các đại lượng; đối chiếu, so sánh chúng với nhau; rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết.
- 	 Không bỏ sót các dữ liệu, số liệu. Tìm ra mối quan hệ hay tính quy luật nào đó để phục vụ cho nhận xét, giải thích.
Ví dụ: 
Bài 22: vấn đề phát triển ngành trồng trọt, để giúp học sinh khai thác tốt biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%), trang 93 (sách giáo khoa Địa lí 12)
Giáo viên cần : 
- chuẩn bị câu hỏi liên quan đến biểu đồ, ở đây ngoài câu hỏi in sẵn trong sách giáo khoa “Dựa vào hình 22

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_khai_thac_bieu_do_trong_day_hoc_dia_li_lop_12.doc