SKKN Kết hợp smartphone và máy chiếu đa năng thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học môn Toán ở trường THPT Triệu Sơn 1

SKKN Kết hợp smartphone và máy chiếu đa năng thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học môn Toán ở trường THPT Triệu Sơn 1

 Giáo dục trong thời đại 4.0 đòi hỏi phải đào tạo nên một thế hệ trẻ có tri thức, năng động, sáng tạo, có kỹ năng sống, dám đối mặt với thách thức và hội nhập quốc tế, do đó những người làm giáo dục phải biết đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, áp dụng những thành quả của khoa học kỹ thuật, sáng tạo, đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả dạy học.

 Đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy không chỉ dừng lại ở việc khai thác, sử dụng những thiết bị sẵn có của nhà trường vào bài giảng mà cần sáng tạo ra các phương pháp mới, kết hợp các thiết bị khác nhau tạo nên thiết bị mới nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn trong quá trình giảng dạy của bản thân và quá trình tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng của học sinh.

 Để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, ngoài máy tính thì máy chiếu là một trong những thiết bị không thể thiếu để nâng hiệu quả bài giảng. Hiện nay, các nhà trường đều có 3 loại máy chiếu thông dụng:

 - Máy chiếu hắt: dùng để chiếu chất liệu trong suốt, để sử dụng trong giảng dạy giáo viên phải chuẩn bị các bản giấy nhựa trong suốt, bút lông hoặc in sẵn, chi phí cho một tiết dạy khoảng 30 ngàn đồng và chỉ sử dụng được một lần.

 - Máy chiếu đa năng: là loại máy thông dụng nhất hiện nay, được trang bị tại các phòng học phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập. Sử dụng máy chiếu đa năng giáo viên có thể trình chiếu những tài liệu, hình ảnh có sẵn trong laptop. Tuy nhiên, những mô hình dạy học có kích thước nhỏ, những tài liệu không thể chuyển vào máy tính hoặc thời gian một tiết dạy không cho phép làm việc đó thì máy chiếu đa năng không thể giúp ích cho quá trình dạy học.

 

docx 22 trang thuychi01 8642
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kết hợp smartphone và máy chiếu đa năng thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học môn Toán ở trường THPT Triệu Sơn 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
KẾT HỢP SMARTPHONE VÀ MÁY CHIẾU ĐA NĂNG THAY THẾ MÁY CHIẾU ĐA VẬT THỂ TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1
 Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Hà
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán học
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài. 
	Giáo dục trong thời đại 4.0 đòi hỏi phải đào tạo nên một thế hệ trẻ có tri thức, năng động, sáng tạo, có kỹ năng sống, dám đối mặt với thách thức và hội nhập quốc tế, do đó những người làm giáo dục phải biết đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, áp dụng những thành quả của khoa học kỹ thuật, sáng tạo, đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả dạy học.
	Đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy không chỉ dừng lại ở việc khai thác, sử dụng những thiết bị sẵn có của nhà trường vào bài giảng mà cần sáng tạo ra các phương pháp mới, kết hợp các thiết bị khác nhau tạo nên thiết bị mới nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn trong quá trình giảng dạy của bản thân và quá trình tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng của học sinh.
	Để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, ngoài máy tính thì máy chiếu là một trong những thiết bị không thể thiếu để nâng hiệu quả bài giảng. Hiện nay, các nhà trường đều có 3 loại máy chiếu thông dụng:
	- Máy chiếu hắt: dùng để chiếu chất liệu trong suốt, để sử dụng trong giảng dạy giáo viên phải chuẩn bị các bản giấy nhựa trong suốt, bút lông hoặc in sẵn, chi phí cho một tiết dạy khoảng 30 ngàn đồng và chỉ sử dụng được một lần.
	- Máy chiếu đa năng: là loại máy thông dụng nhất hiện nay, được trang bị tại các phòng học phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập. Sử dụng máy chiếu đa năng giáo viên có thể trình chiếu những tài liệu, hình ảnh có sẵn trong laptop. Tuy nhiên, những mô hình dạy học có kích thước nhỏ, những tài liệu không thể chuyển vào máy tính hoặc thời gian một tiết dạy không cho phép làm việc đó thì máy chiếu đa năng không thể giúp ích cho quá trình dạy học.
	- Máy chiếu đa vật thể: giúp giáo viên cung cấp cho học sinh hình ảnh trực quan trong không gian ba chiều của những mô hình, thí nghiệm kích thước nhỏ khó quan sát, những hình ảnh minh chứng sự sáng tạo cũng như những sai lầm cần sửa chữa của học sinh trong quá trình dạy học. Thực tế hiện nay, các trường THPT chưa thể trang bị máy chiếu đa vật thể phục vụ công tác giảng dạy vì chi phí rất lớn. 
	Khắc phục những điểm hạn chế của thiết bị dạy học sẵn có, tôi đã nghiên cứu một số ứng dụng kết hợp smartphone (điện thoại thông minh) và máy chiếu đa năng tạo thành máy chiếu đa vật thể để ứng dụng trong quá trình dạy học. 
	Với mục đích tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, chia sẻ kinh nghiệm hay cho đồng nghiệp tôi tổng hợp thành đề tài “Kết hợp smartphone và máy chiếu đa năng thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học môn Toán ở trường THPT Triệu Sơn 1”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
	Khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị dạy học sẵn có trong nhà trường.
	Tạo hứng thú học tập và khơi dậy khả năng sáng tạo cho học sinh.
	Biểu dương khích lệ sự sáng tạo, sửa chữa sai lầm cho học sinh trong quá trình học tập.
Chia sẻ khó khăn với nhà trường về kinh phí mua sắm các trang thiết bị dạy học .
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục về đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học ở nhà trường phổ thông.
	Các ứng dụng của máy chiếu đa năng, máy chiếu đa vật thể, ứng dụng IP Webcam (trên hệ điều hành Android), ứng dụng iVCam Webcam (trên hệ điều hành iOS), smartphone, laptop phục vụ công tác dạy và học ở trường phổ thông.
	Các mô hình dạy học, bài giảng, tiết dạy bài tập, tiết trả bài kiểm tra môn Toán THPT.
	Đề tài được thực hiện và đối chứng tại các lớp 10A4 và 10A5, 11C6 và 11C5 của Trường THPT Triệu Sơn 1 năm học 2018 - 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tìm và nghiên cứu tài liệu: 
 Tìm hiểu và nghiên cứu các ứng dụng của máy chiếu đa năng, máy chiếu đa vật thể, ứng dụng IP Webcam (trên hệ điều hành Android), ứng dụng iVCam Webcam (trên hệ điều hành iOS), smartphone, laptop phục vụ công tác dạy và học ở trường phổ thông.
- Phương pháp trò chuyện: 
Trò chuyện, trao đổi với những nhà giáo có kinh nghiệm để tìm hiểu những khó khăn khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Toán.
- Phương pháp quan sát: 
 Theo dõi, quan sát sự sáng tạo, sai lầm thường gặp của học sinh trong quá trình học tập; hứng thú học tập, sự tiến bộ của học sinh sau khi được giáo viên biểu dương hoặc sửa chữa sai lầm trong trình bày lời giải.
- Phương pháp phỏng vấn: 
 Phỏng vấn, trò chuyện học sinh và đồng nghiệp dự giờ để nhận được các phản hồi sau mỗi tiết dạy.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: 
 	Phân tích các ứng dụng tương tự để chọn ra ứng dụng có tính tối ưu để không gặp vấn đề ngoài ý muốn trong suốt quá trình giảng dạy. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Ứng dụng sử dụng: IP Webcam trên hệ điều hành Android (4.0.1 trở lên) và iVCam Webcam trên hệ điều hành iOS (7.1.1) trở lên.
	Hướng dẫn cài đặt ứng dụng:
- Đối với hệ điều hành Android:
* Ví dụ việc cài đặt được thực hiện trên điện thoại Samsung Galaxy S8+.
Bước 1: Tìm và cài đặt ứng dụng IP Webcam (nhà phát hành Pavel Khlebovich) trên Google Play (hình 1, 2).
Hình 2
Hình 1
Bước 2: Sau khi cài đặt, nhấn vào biểu tượng của ứng dụng trên màn hình chính (được khoanh tròn màu đỏ - hình 3). Giao diện khởi động ứng dụng như hình 4.
Hình 4
Hình 3
Bước 3: Trong giao diện ứng dụng, cuộn xuống dưới cùng và nhấn Start server (phần được khoanh đỏ - hình 4) để bắt đầu chiếu hình. Kết quả được như hình 5.
Hình 5
Bước 4: Kết nối máy tính cùng mạng wifi với điện thoại. Truy cập vào địa chỉ web trong ô được khoanh đỏ ở hình 5. Ta được giao diện web như hình 6.
Hình 6
Bước 5: Nhấn lần lượt các nút màu đỏ và màu xanh như trên hình 6. Ta được kết quả như hình 7. Để trình chiếu toàn màn hình, ta nhấn nút F11. (Để thoát khỏi toàn màn hình, ta cũng nhấn nút F11).
Hình 7
- Đối với hệ điều hành iOS:
* Ví dụ việc cài đặt được thực hiện trên điện thoại iPhone 8+.
+ Cài đặt trên điện thoại:
Bước 1: Tìm và cài đặt ứng dụng iVCam Webcam trên App Store.
Bước 2: Nhấn vào biểu tượng trên màn hình chính để mở ứng dụng.
+ Cài đặt trên máy tính:
Bước 1: Truy cập vào đường dẫn: https://www.e2esoft.com/download/ivcam và bắt đầu tải về.
Bước 2: Khởi chạy bộ cài, nhấn OK.
Bước 3: Nhấn Next 3 lần để tiến hành cài đặt. Sau khi cài đặt kết thúc, nhấn nút Finish để hoàn thành việc cài đặt.
+ Hướng dẫn sử dụng: 
* Cả máy tính và điện thoại đều phải kết nối cùng một mạng wifi.
Bước 1: Mở ứng dụng iVCam Webcam trên điện thoại (nếu lần đầu tiên, ứng dụng sẽ hỏi yêu cầu cho phép truy cập micro và camera, chúng ta nhấn đồng ý).
Bước 2: Khởi chạy ứng dụng iVCam trên máy tính. Máy sẽ tự động nhận và kết nối hình ảnh. Nháy đúp vào hình ảnh trên màn hình, hình ảnh sẽ chuyển sang toàn màn hình (hình a).
Bước 3: Trong trường hợp vẫn không kết nối được, nhấn vào dấu , bỏ tick ở ô Hardware Decoding (hình b).
Hình b
Hình a
Kết quả ta có được trên màn hình như hình sau:
Lưu ý: Ứng dụng chứa khá nhiều quảng cáo video, do đó giáo viên nên tắt âm điện thoại trong quá trình giảng dạy (tránh gây ồn). Dù vậy, việc quảng cáo không ảnh hưởng đến hình ảnh hiển thị trên màn chiếu.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm.
	Do điều kiện cơ sở vật chất của Trường THPT Triệu Sơn 1 hiện nay đang còn hạn hẹp nên nhà trường chưa thể trang bị máy chiếu đa vật thể cho từng lớp học. Vì vậy:
	- Trong các tiết chữa bài kiểm tra, chữa các phiếu học tập hoặc trong các tiết luyện tập, giáo viên gặp khó khăn trong việc cho học sinh quan sát các bài làm tốt của bạn để học tập, các bài có những lỗi sai điển hình để rút kinh nghiệm.
	- Khi muốn biểu dương một học sinh có cách giải hay và sáng tạo, giáo viên gặp khó khăn trong việc cho cả lớp cùng quan sát cách giải của bạn, so sánh với cách giải trên bảng để phân tích, chỉ ra sự sáng tạo, giúp học sinh có cái nhìn tổng quan hơn về bài toán.
	- Khi thực hiện bài giảng có sử dụng các hình ảnh trong sách hoặc tài liệu tham khảo, giáo viên phải quét ảnh và phóng to để trình chiếu. Điều này rất khó thực hiện (vì hiện nay Trường THPT Triệu Sơn 1 không đưa máy quét ảnh vào hỗ trợ giảng dạy) và tốn nhiều thời gian.
	- Khi giáo viên cần cho học sinh quan sát những mô hình, vật thể có kích thước nhỏ, với lớp học trên dưới 40 học sinh thì việc quan sát của học sinh gặp khó khăn.
2.3. Kinh nghiệm và giải pháp sử dụng ứng dụng trên smartphone kết hợp với máy chiếu đa năng để thay thế máy chiếu đa vật thể.
2.3.1. Chuẩn bị các thiết bị.
	- Smartphone, laptop (có kết nối Internet).
	- Máy chiếu đa năng.
	- Giá đỡ điện thoại.
	- Ứng dụng sử dụng: 
+ Đối với hệ điều hành Android (điện thoại hãng Samsung, Oppo,): IP Webcam + Đối với hệ điều hành iOS (điện thoại iPhone): iVCam Webcam
2.3.2. Lắp đặt thiết bị để bắt đầu chiếu đa vật thể.
	- Gắn giá đỡ vào mặt bàn, hướng kẹp xuống dưới sao cho camera của điện thoại nằm song song với mặt bàn giáo viên. Căn chỉnh khoảng cách từ camera điện thoại đến mặt bàn cho hình ảnh trên máy chiếu phù hợp nhất (thông thường khoảng 25 - 30cm).
	- Máy tính được kết nối với máy chiếu đa năng và điện thoại.
	- Đặt tài liệu cần chiếu dưới camera điện thoại.
(Hình minh hoạ việc bố trí lắp đặt thiết bị)
2.3.3. Ứng dụng đề tài để chữa bài kiểm tra hoặc các phiếu học tập trong hoạt động nhóm cho học sinh.
	Cách thực hiện:
	- Để chữa bài kiểm tra hoặc các phiếu học tập cho học sinh, giáo viên có thể đặt bài kiểm tra hoặc phiếu học tập trên mặt bàn dưới camera điện thoại để chiếu trực tiếp lên màn hình chiếu.
	- Giáo viên dùng bút đỏ để chữa trực tiếp lên bài kiểm tra và phiếu học tập của học sinh. Các bước thực hiện sẽ được truyền trực tiếp lên màn hình chiếu. Trong quá trình sửa, giáo viên cũng vừa phân tích lỗi sai cho học sinh, từ đó học sinh có thể nhìn nhận vấn đề trực quan hơn và tránh được lỗi sai trong các bài tập tương tự.
	Ví dụ thực tế cho việc chữa phiếu học tập trong tiết 36: Phương trình đường tròn - Hình học 10 Cơ bản. Học sinh làm Ví dụ 2, đề bài như sau: Viết phương trình đường tròn có đường kính , với .
	Bài làm của học sinh và được sửa trực tiếp như sau:
+ Đường tròn có tâm I là trung điểm của đoạn thẳng AB .
 .
+ Phương trình đường tròn: .
	Như vậy, ta có thể thấy đây là một lỗi sai thường gặp của học sinh khi nhầm lẫn độ dài đường kính và độ dài bán kính dẫn đến kết quả sai khi viết phương trình đường tròn.
	Hình ảnh thực tế quá trình chữa bài tập của giáo viên:
	Hình ảnh học sinh quan sát quá trình giáo viên chữa bài tập trên màn hình:
	Như vậy, ta thấy việc chữa bài cho học sinh trên phiếu học tập rất tiện lợi, thay vì phải sử dụng giấy khổ to (rất khó viết, vừa tốn thời gian và chi phí để chuẩn bị) hoặc ghi bài làm lên trên bảng, ta có thể chữa trực tiếp bài làm trên giấy, vừa trực quan, vừa tiết kiệm thời gian 
2.3.4. Ứng dụng đề tài để biểu dương cách giải hay của học sinh.
	Trong quá trình làm bài tập, có những học sinh tìm ra được các giải sáng tạo, nhanh và rõ ràng hơn, đặc biệt là trong quá trình định hướng thi trắc nghiệm, giáo viên có thể chiếu bài làm của học sinh đó lên để các em học sinh khác học tập, đồng thời tiết kiệm thời gian xử lí bài toán (thay vì chép bài lên bảng).
	Ví dụ thực tế tiết 29: Luyện tập Bất đẳng thức - Đại số 10 Cơ bản. Học sinh làm bài tập: Cho các số thực x,y,z thoả mãn điều kiện Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức .
	Cách giải trên bảng:
Vì nên ta có .
Mặt khác, vì và nên ta có:
Do đó: 
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi 
Vậy . 
	Cách giải trên vở của một học sinh:
Ta có: 
 .
 (*)
Để tồn tại P thì phương trình (*) phải có nghiệm 
Dấu “=” xảy ra .
Vậy GTNN của P là –3 
Hình ảnh học sinh quan sát được như sau:
	Cách giải trên bảng: 
	Cách giải trên vở của học sinh được chiếu trên màn hình:
	Như vậy, việc so sánh 2 cách giải trên bảng và trên màn chiếu giúp học sinh có cái nhìn tổng quan hơn về bài toán cũng như có một tư duy logic để giải các bài tập tương tự. Việc trình chiếu như thế này cũng làm giảm đáng kể thời gian giải một bài toán khó với nhiều cách làm khác nhau mang tính sáng tạo.
2.3.5. Ứng dụng đề tài để xử lý một số tình huống trong tiết luyện tập.
	Trong quá trình giảng dạy các tiết luyện tập, giáo viên thường xuyên phải di chuyển và quan sát học sinh làm bài để kịp thời tháo gỡ những khó khăn các em gặp phải.
	Cách thực hiện: Ta tháo điện thoại ra khỏi giá đỡ và di chuyển xuống lớp để chữa bài trực tiếp tại chỗ ngồi cho học sinh. 
	Lưu ý: Trong quá trình chữa bài, điện thoại cần được giơ nằm ngang, khoảng cách vừa phải.
	Hình ảnh thực tế quá trình chữa bài dưới lớp học của giáo viên:
	Ví dụ thực tế tiết 41: Luyện tập Dấu của tam thức bậc hai - Đại số 10 cơ bản. Học sinh làm bài tập: Giải bất phương trình: .
	Trong tiết học tôi đã gặp một số tình huống sau:
	Tình huống 1: Nhiều học sinh cùng mắc một lỗi sai cơ bản. Khi đó, tôi chọn một bài làm của học sinh có lỗi sai cơ bản điển hình nhất để chiếu lên và sửa trực tiếp vào vở của học sinh cho cả lớp cùng quan sát và rút kinh nghiệm.
	Bài làm của học sinh:
+ Ta có: .
+ Bảng xét dấu:
x
x – 3
–
–
+
0
+
2x + 1
–
–
0
–
+
x + 1
–
0
+
+
+
VT(2)
–
0
+
0
–
0
+
+ Vậy nghiệm bất phương trình: .
	Hình ảnh bài làm được sửa của học sinh trên màn hình:
	Tình huống 2: Bài làm của một học sinh rất chính xác, trình bày đẹp. Tôi muốn cho cả lớp cùng xem và học tập bạn. Lúc này tôi sẽ chiếu bài làm của học sinh đó lên màn hình chiếu, đồng thời phân tích cách làm bài của học sinh, các em ngồi dưới lớp hoàn toàn có thể tiếp thu và quan sát bài của bạn một cách dễ dàng.
	Bài làm của học sinh:
+ Ta có: .
+ Bảng xét dấu:
x
x – 3
–
–
–
0
+
2x + 1
–
–
0
+
+
x + 1
–
0
+
+
+
VT(2)
–
+
0
–
0
+
+ Vậy nghiệm bất phương trình: .
	Hình ảnh học sinh quan sát được vở bài tập của bạn trên màn hình:
	Như vậy, ta có thể thấy để tiết kiệm thời gian cho quá trình giảng dạy, giáo viên không nhất thiết phải gọi học sinh chữa bài trên bảng. Giáo viên có thể chiếu trực tiếp bài làm học sinh trên vở, nếu có lỗi sai thì sửa trực tiếp trên bài (như đã trình bày ở mục 2.3.2), hoặc giáo viên có thể lấy làm bài mẫu để giảng và chữa bài cho cả lớp. Điều này còn là một điểm ưu hơn máy chiếu đa vật thể (chỉ có thể cố định một chỗ).
2.3.6. Ứng dụng đề tài để hỗ trợ quá trình giảng dạy. 
	Trong quá trình giảng dạy, chẳng hạn khi giảng dạy Hình học không gian, việc vẽ hình thường tốn rất nhiều thời gian và khó khăn cho giáo viên khi vẽ hình lên bảng với kích thước to. 
	Thay đó, ta có thể vẽ hình trên giấy và truyền hình trực tiếp quá trình vẽ lên màn chiếu cho học sinh quan sát. Bên cạnh việc học sinh có thể quan sát hình vẽ rõ ràng hơn, các em cũng rèn luyện được kỹ năng vẽ hình bằng cách quan sát từng bước các thầy cô vẽ.
	Ví dụ thực tế tiết 20: Luyện tập Đường thẳng song song với mặt phẳng - Hình học 11 Nâng cao. Giáo viên ra đề và chữa cho học sinh bài tập: 
	Cho hình chóp . là một điểm nằm trong . 
a, Xác định giao điểm của AM và (SBD).
b, Xác định giao tuyến của (ABM) và (SAC).
c, Xác định giao tuyến của (ABM) và (SCD).
Từ đó xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng .
	Đọc và phân tích đề bài, ta thấy:
	- Để vẽ được hình trên máy tính (có sự hỗ trợ của ứng dụng vẽ hình), với người thành thạo sẽ mất khoảng 4 đến 5 phút, hoặc thậm chí lên đến 10 - 15 phút với người không thành thạo. Với một khoảng thời gian đó, ta vừa mất thời gian, vừa không rèn luyện được kỹ năng vẽ hình cho học sinh.
	- Để vẽ một hình như vậy trên bảng, nếu vẽ với kích thước vừa phải, học sinh rất khó quan sát. Còn nếu vẽ kích thước to, giáo viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 
	- Để giải quyết vấn đề trên, ta chỉ cần vẽ hình bằng bút (có thể bằng bút nhiều màu) trên giấy, vừa vẽ vừa hướng dẫn từng bước vẽ hình cho học sinh. Khi đó, học sinh dễ dàng quan sát từng bước vẽ hình của thầy cô trên màn chiếu, đồng thời lắng nghe thầy cô hướng dẫn. Từ đó học sinh rèn luyện được kỹ năng vẽ hình.
	Hình ảnh thực tế quá trình vẽ hình của giáo viên:
	Hình ảnh học sinh quan sát được trên màn hình:
	Quá trình giảng bài có sự hỗ trợ của đề tài:
	Như vậy, việc ứng dụng đề tài vừa tiết kiệm thời gian vẽ hình, tiết kiệm bảng, vừa giúp học sinh quan sát trực quan hơn quá trình vẽ hình, giúp các em hoàn thiện kỹ năng vẽ hình không gian.
	Ngoài ra, khi giảng bài cho học sinh, ta có thể chỉ rõ mối quan hệ cũng như sự tương quan giữa các đối tượng do hình vẽ rất to và rõ ràng. Khi đó, các em sẽ có cái nhìn tốt hơn và tiếp thu bài dễ dàng hơn. Đây là tiền đề để nâng cao kết quả học tập của các em trong quá trình học Hình học không gian.
2.3.7. Ứng dụng đề tài để trình chiếu các hình mẫu, các mô hình toán học có kích thước nhỏ. 
	Ta cũng có thể ứng dụng để trình chiếu các hình mẫu về đồ thị, hình học phẳng, hình học không gian, cũng như các mô hình Toán học có kích thước nhỏ. Ví dụ, khi giảng dạy về khối tứ diện đều, ta có thể trình chiếu một số mẫu vật khối tứ diện, chẳng hạn như khối rubik để học sinh dễ quan sát.
	Hình ảnh mẫu vật thực tế:
	Hình ảnh mẫu vật trên màn hình: 
	Thay vì sử dụng một mô hình to (dù to vẫn rất khó để tất cả học sinh quan sát), giáo viên có thể sử dụng mô hình nhỏ và chiếu trực tiếp để học sinh quan sát rõ ràng các đặc điểm của nó. Từ đó, học sinh sẽ cảm thấy môn Toán đỡ khô khan, trừu tượng mà trực quan và dễ dàng tiếp thu bài hơn.
2.3.8. Những lưu ý đối với giáo viên trong quá trình thực hiện đề tài.
	- Cả máy tính và điện thoại đều phải được kết nối vào cùng một mạng wifi.
	- Giá đỡ điện thoại phải chắc chắn, đảm bảo không gây khó khăn đến quá trình giảng dạy.
	- Điều kiện ánh sáng phải đủ tốt để cho chất lượng hình ảnh tốt nhất. Trong trường hợp thiếu sáng, giáo viên có thể bật flash của điện thoại lên để sử dụng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
	Tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu và lôi cuốn sự chú ý của học sinh hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn học.
	Việc chữa bài kiểm tra và các phiếu học tập trở nên trực quan hơn vì học sinh quan sát các bài làm tốt của bạn để học tập hoặc các bài có những lỗi sai điển hình để rút kinh nghiệm.
	Giáo viên có thể biểu dương học sinh có cách giải hay và sáng tạo, khuyến khích sự hăng say học tập của học sinh.
	Các tư liệu, hình ảnh trong tài liệu tham khảo được chiếu lên giúp bài học trở nên sinh động, lôi cuốn và dễ hiểu hơn.
	Việc quan sát những mô hình có kích thước nhỏ cho cả lớp học được dễ dàng hơn vì các mô hình cần quan sát được phóng to trên màn hình chiếu.
	Đặc biệt, hiệu quả lớn nhất là học sinh có thể quan sát được từng thao tác của thầy cô một cách sinh động và trực quan trên màn hình chiếu.
	- Khảo sát hiệu quả khi áp dụng đề tài tại lớp 11C6 và đối chứng với việc không áp dụng đề tài tại lớp 11C5 trong cùng một bài học (bài tập hình học không gian ở mục 2.3.6) (hai lớp 11C6 và 11C5 có chất lượng học tập ngang nhau). Kết quả thể hiện ở bảng số liệu sau:
Lớp
Sĩ số
Trước khi hướng dẫn giải
Sau khi hướng dẫn giải
Số HS làm được
Tỉ lệ
Số HS làm được
Tỉ lệ
11C6
39
2
5,13%
36
92,31%
11C5
35
3
8,57%
17
48,57%
	Dưới đây là bảng số liệu của bài kiểm tra hết chương II - Hình học 11 được thực hiện tại hai lớp 11C6 (áp dụng đề tài) và lớp 11C5 (không áp dụng đề tài):
Lớp
Sĩ số
Điểm
9 – 10
%
7 – 8
%
5 – 6
%
Dưới 5
%
11C6
39
4
10,26
20
51,28
13
33,33
2
5,13
11C5
35
2
5,71
12
34,29
12
34,29
9
25,71
	- Khảo sát hiệu quả khi áp dụng đề tài tại lớp 10A4 và đối chứng với việc không áp dụng đề tài tại lớp 10A5 trong các tiết luyện tập của chương III Hình học 10 cơ bản (hai lớp 10A4 và 10A5 có chất lượng học tập ngang nhau) thông qua bảng số liệu của bài kiểm tra hết chương III - Hình học 10:
Lớp
Sĩ số
Điểm
9 – 10
%
7 – 8
%
5 – 6
%
Dưới 5
%
10A4
40
5
12,50
22
55,00
12
30,00
1
2,50
10A5
33
2
6,06
12
36

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ket_hop_smartphone_va_may_chieu_da_nang_thay_the_may_ch.docx