Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đọc đối với đối tượng học sinh giỏi văn trong trường THPT

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đọc đối với đối tượng học sinh giỏi văn trong trường THPT

Bồi dưỡng học sinh giỏi là một hoạt động chuyên môn mũi nhọn, cần thiết, được tiến hành hàng năm. Tuy nhiên, điều quan trọng là phát hiện đối tượng và bồi dưỡng như thế nào cho có hiệu quả là nỗi băn khoăn, trăn trở đối với những giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi học sinh thực sự có năng lực học tập môn văn lại không theo đuổi nó. Khách quan mà nói, việc học sinh không tha thiết học môn văn là vì nỗi lo toan cho nghề nghiệp tương lai tác động mạnh đến tâm lí các em. Tuy nhiên đây chỉ là một trong những nguyên nhân tác động đến niềm đam mê văn chương của các em. Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh chưa tìm thấy hứng thú trong việc học tập môn văn, chưa tìm thấy cái hay cái đẹp của văn chương.

Sức thuyết phục của tác phẩm văn chương trước hết là ở ngôn từ. Bởi đặc trưng của văn chương là xây dựng hình tượng nghệ thuật bằng chất liệu ngôn từ- một chất liệu đặc biệt so với chất liệu của các loại hình nghệ thuật khác (hội họa, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu ). Tác phẩm văn chương là nguồn phát truyền cảm xúc, thông tin thẩm mĩ đến học sinh. Nhà văn qua tác phẩm của mình được trực tiếp trò chuyện với bạn đọc. Trong giờ giảng văn, không ai thay thế được nhà văn, không có gì thay thế được tiếng nói của nhà văn vang lên từ tác phẩm. Điều đó cũng có nghĩa rằng học sinh trong giờ giảng văn phải thực sự thâm nhập vào tác phẩm, sống với tác phẩm.

Vậy, con đường nào để học sinh được thâm nhập vào tác phẩm, sống với tác phẩm. Thiết nghĩ, con đường duy nhất là đọc văn bản. Đọc là một mắt xích quan trọng, đầu tiên trên con đường tiếp nhận và cảm thụ một tác phẩm văn học. Đặc biệt đối với đối tượng học sinh giỏi, đọc không chỉ là một hình thức tiếp nhận văn chương mà còn là công việc bồi dưỡng, tích lũy kiến thức thường xuyên. Học sinh giỏi khác học sinh thường ở chỗ là phải có vốn tri thức phong phú, sâu sắc và có hệ thống.

Tuy nhiên trên thực tế, đa phần giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi văn trong các trường trung học phổ thông (THPT) chưa thực sự chú ý, quan tâm đến hoạt động đọc cũng như việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh. Đối với giáo viên giảng dạy đội tuyển, việc tập huấn chủ yếu là trang bị, bồi dưỡng kiến thức về tác phẩm, về tác giả, về trào lưu văn học, về lý luận văn học một cách sâu rộng. Và như một lẽ tất nhiên, học sinh vì thế cũng coi nhẹ việc đọc văn, không hiểu được tác dụng, vai trò, ý nghĩa của việc đọc văn trong quá trình học tập.

 Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đọc đối với đối tượng học sinh giỏi văn trong trường THPT".

 

doc 16 trang thuychi01 4581
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đọc đối với đối tượng học sinh giỏi văn trong trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một hoạt động chuyên môn mũi nhọn, cần thiết, được tiến hành hàng năm. Tuy nhiên, điều quan trọng là phát hiện đối tượng và bồi dưỡng như thế nào cho có hiệu quả là nỗi băn khoăn, trăn trở đối với những giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi học sinh thực sự có năng lực học tập môn văn lại không theo đuổi nó. Khách quan mà nói, việc học sinh không tha thiết học môn văn là vì nỗi lo toan cho nghề nghiệp tương lai tác động mạnh đến tâm lí các em. Tuy nhiên đây chỉ là một trong những nguyên nhân tác động đến niềm đam mê văn chương của các em. Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh chưa tìm thấy hứng thú trong việc học tập môn văn, chưa tìm thấy cái hay cái đẹp của văn chương.
Sức thuyết phục của tác phẩm văn chương trước hết là ở ngôn từ. Bởi đặc trưng của văn chương là xây dựng hình tượng nghệ thuật bằng chất liệu ngôn từ- một chất liệu đặc biệt so với chất liệu của các loại hình nghệ thuật khác (hội họa, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu). Tác phẩm văn chương là nguồn phát truyền cảm xúc, thông tin thẩm mĩ đến học sinh. Nhà văn qua tác phẩm của mình được trực tiếp trò chuyện với bạn đọc. Trong giờ giảng văn, không ai thay thế được nhà văn, không có gì thay thế được tiếng nói của nhà văn vang lên từ tác phẩm. Điều đó cũng có nghĩa rằng học sinh trong giờ giảng văn phải thực sự thâm nhập vào tác phẩm, sống với tác phẩm.
Vậy, con đường nào để học sinh được thâm nhập vào tác phẩm, sống với tác phẩm. Thiết nghĩ, con đường duy nhất là đọc văn bản. Đọc là một mắt xích quan trọng, đầu tiên trên con đường tiếp nhận và cảm thụ một tác phẩm văn học. Đặc biệt đối với đối tượng học sinh giỏi, đọc không chỉ là một hình thức tiếp nhận văn chương mà còn là công việc bồi dưỡng, tích lũy kiến thức thường xuyên. Học sinh giỏi khác học sinh thường ở chỗ là phải có vốn tri thức phong phú, sâu sắc và có hệ thống.
Tuy nhiên trên thực tế, đa phần giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi văn trong các trường trung học phổ thông (THPT) chưa thực sự chú ý, quan tâm đến hoạt động đọc cũng như việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh. Đối với giáo viên giảng dạy đội tuyển, việc tập huấn chủ yếu là trang bị, bồi dưỡng kiến thức về tác phẩm, về tác giả, về trào lưu văn học, về lý luận văn học một cách sâu rộng. Và như một lẽ tất nhiên, học sinh vì thế cũng coi nhẹ việc đọc văn, không hiểu được tác dụng, vai trò, ý nghĩa của việc đọc văn trong quá trình học tập.
 Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đọc đối với đối tượng học sinh giỏi văn trong trường THPT".
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Kết quả nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
 Giúp cho giáo viên và học sinh hiểu được vai trò, tác dụng, ý nghĩa của hoạt động đọc trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường THPT.
 Đề xuất một biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đọc đối với đối tượng học sinh giỏi văn trong trường THPT.
 Từ đó góp phần nâng cao chất lượng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn trong nhà trường THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Bản chất của việc đọc văn và cách đọc đối với từng thể loại văn học trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn ở trường THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Để triển khai một cách khoa học và hệ thống những nhiệm vụ đã nêu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phân tích- tổng hợp
So sánh - đối chiếu
Điều tra - khảo sát
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm tiếp nhận và khái niệm đọc
 a. Khái niệm tiếp nhận
 Văn học là một quá trình sáng tạo gồm ba thành tố: nhà văn, tác phẩm và công chúng. Vai trò của công chúng rất quan trọng. Nhà thơ tượng trưng pháp ch.Bueddelaire đã nói: “Một tác phẩm đã hoàn thành chưa chắc là một tác phẩm đã hoàn tất”[1]. Câu nói đã đề cao vai trò của bạn đọc đối với quá trình hoàn tất một tác phẩm. Sự hoàn thành đó là do nhà văn, còn sự hoàn tất là do bạn đọc, do người tiếp nhận mà nhiều khi nhà văn không thể can dự vào.
Tiếp nhận văn học (hay cảm thụ văn học) là sống với tác phẩm văn chương, rung động với nó, vừa chìm trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, vừa tỉnh táo lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, cái tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Tiếp nhận văn học là dùng tưởng tượng của mình, kinh nghiệm sống và tâm hồn mình đắp vào những hình ảnh về hiện thực và con người mới chỉ được tác giả phác họa qua vài nét, vài ba chữ, làm cho nó sống lại, biến thành những bức tranh sinh động, những hình tượng hoàn chỉnh và tự mình giao lưu với nó, đối thoại, tranh luận với nó, yêu thương hoặc căm ghét nó. Gấp trang sách lại người đọc như được an ủi, chia sẻ, như hiểu biết và từng trải hơn[1].
Nói đến tầm quan trọng của việc tiếp nhận không thể không nhắc đến yếu tố người đọc. Người đọc trở thành nhân tố không thể thiếu trong quá trình văn học. Nhà thơ pháp P.valery nói “Ý nghĩa trong thơ tôi là do bạn đọc của nó”[1].
“Tác phẩm văn học vốn hàm chứa nhiều điểm chưa xác định chờ đợi người đọc đến bổ sung theo ý hướng của mình. Như vậy, trong vòng đời của mình, một tác phẩm phải trải qua hai lần sáng tạo. Một là trong đầu óc của người nghệ sĩ khi sáng tạo. Một là khi tác phẩm đến với công chúng, được độc giả tiếp nhận”[1].
Người ta thường nói người đọc là người đồng sáng tạo với tác phẩm. Ý kiến trên thực chất là một ẩn dụ đầy thi vị về tính sáng tạo trong tiếp nhận văn học của người đọc. Lý luận về tiếp nhận văn học đề cao tính sáng tạo trong tiếp nhận. Tuy nhiên không nên hiểu đồng sáng tạo có nghĩa là cả tác giả và người đọc cùng tham gia vào việc tạo nên tác phẩm, sáng tạo ra một cái gì hoàn toàn mới. Những yếu tố chủ quan sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lý giải tác phẩm song đây hoàn toàn không phải ấn tượng chủ quan tùy tiện, nội dung tinh thần của tác phẩm được truyền đạt trên cơ sở ngôn ngữ toàn dân và các phương tiện tạo hình, biểu hiện, nên hoàn toàn có thể truyền đạt các yếu tố nội dung tương đồng bất biến từ tác giả tới người đọc.
Bên cạnh những yếu tố chủ quan của người đọc trong tiếp nhận văn học thì cách cảm thụ tác phẩm còn bị quy định bởi chính bản thân nó. Tính nhiều nghĩa, nhiều lớp của tác phẩm văn học là cơ sở khách quan cho những cảm nhận khác nhau, mỗi tác phẩm thường chứa đựng nhiều quan sát, suy nghĩ, cảm nhận của nhà văn về cuộc sống. Những suy nghĩ ấy thường trong trạng thái mở không hoàn chỉnh. Hơn nữa, đối với sáng tác, ngay cả trong một tác phẩm cũng là một hành động đi tìm, một sự khám phá chứ không phải là minh họa cho một kết luận có sẵn.
Như vậy có thể nói, sự khác nhau trong cách tiếp nhận của tác giả đã chứa đựng ngay trong bản thân tác phẩm và chính tính đa nghĩa của tác phẩm văn học là điều kiện, cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người đọc trong tiếp nhận văn học. Lịch sử văn học cho thấy những tác phẩm vượt qua sự sàng lọc của thời gian là những tác phẩm được người đọc khai thác, khám phá rất nhiều khía cạnh khác nhau. Thậm chí nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm ấy còn lớn hơn, đồ sộ hơn rất nhiều lần so với sự nghiệp mà nghệ sĩ để lại.
Ngoài yếu tố khách quan do chính bản thân tác phẩm thì hoạt động tiếp nhận văn học của mỗi cá nhân còn bị quy định bởi môi trường văn hóa xã hội cá nhân sống. Nhiều khi một tác phẩm được đề cao hay phủ nhận ảnh hưởng rõ rệt đến cách đánh giá của cá nhân đối với tác phẩm đó. Thậm chí làm biến dạng, làm thay đổi hẳn thái độ của người đọc, nhất là trong trường hợp thị hiếu riêng chưa được hình thành bền vững.
Ba yếu tố chủ quan: người tiếp nhận, bản thân tác phẩm và điều kiện môi trường văn hóa là cơ sở tạo nên sự phong phú, sâu sắc và giàu sáng tạo trong tiếp nhận văn học. Nhà văn Potepnhia đã từng nói: “Chúng ta có thể hiểu được tác phẩm thi ca chừng nào chúng ta tham gia vào việc sáng tạo nó”[2]. Nhưng vấn đề đặt ra là phải hiểu cho đúng thực chất tính sáng tạo này. Sáng tạo ở đây là để hiểu tác phẩm chứ không phải làm ra tác phẩm mới. Nội dung tác phẩm không phải do người đọc mang ở ngoài vào mà vốn chứa đựng trong tác phẩm.
Tính sáng tạo của người đọc và tác giả là khác nhau trên căn bản. Sự sáng tạo của người đọc là sáng tạo trong tiếp nhận, sáng tạo trên nền của một sáng tạo khác nhằm thức dậy những suy nghĩ ẩn sau những chi tiết cụ thể làm hiện lên những nét mờ lấp đầy những khoảng trống mà nhà văn có ý thức hoặc vô tình tạo nên. Người đọc thông qua hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của mình đã cụ thể hóa cấu trúc ký hiệu của tác phẩm, làm phát lộ nghĩa hàm ngôn, những ẩn ý tồn tại trong mạch lạc của nó, làm dậy lên tiếng nói của những khoảng lặng, tìm ra những logic, những kết nối bất ngờ. Trong tiếp nhận, đồng sáng tạo của người đọc phải được hiểu là hoạt động cùng sản xuất sản phẩm tinh thần với tác giả góp phần hoàn thành chu trình sản xuất mà tác giả đã khởi đầu. Và chủ yếu là nói sự đồng thể nghiệm, để làm sống lại cái điều nhà văn muốn nói.
Tiếp nhận văn học là một vấn đề lý thú nhưng khá phức tạp. Đề cập đến tính sáng tạo của người đọc trong tiếp nhận văn học lại càng không đơn giản. Song điều cơ bản là thông qua việc lí giải tính sáng tạo của người đọc trong tiếp nhận văn học chúng ta nhận ra yêu cầu và vai trò hết sức quan trọng của người đọc trong quá trình cảm thụ văn học. Đó chính là nhân tố thúc đẩy quá trình nâng cao năng lực, trình độ của mọi người. Tính sáng tạo trong tiếp nhận văn học mở ra một khả năng mới trong việc thẩm định các giá trị văn học, cho phép người nghiên cứu văn học không chỉ đóng khung ở hai phương diện tác giả và tác phẩm.
b. Khái niệm đọc
 * Đọc là gì?
Đọc không đơn thuần là hoạt động chuyển những ký hiệu chữ viết trong văn bàn thành ký hiệu âm thanh như đọc thành tiếng hay đọc diễn cảm mà cần được hiểu như sau:
- Đọc là hoạt động nhằm nắm bắt ý nghĩa của các ký hiệu văn tự. Nếu như việc đọc của người thoát nạn mù chữ là biết đọc chữ thì đọc ở đây đòi hỏi người đọc phải hiểu sâu nội dung, tư tưởng tình cảm, cái đẹp của văn bản và có thể sử dụng văn bản vào đời sống cá nhân xã hội[1].
- Đọc đỏi hỏi phải vận dụng năng lực tổng hợp của người đọc dùng mắt để xem, dùng tai để nghe, dùng đầu óc để phán đoán, dùng miệng để phát ngôn...Như thế, đọc giúp độc giả phát triển toàn diện mọi năng lực tinh thần của mình. Biết đọc, con người có khả năng giao tiếp với thế giới tinh thần của người khác, nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người khác[1]
 Tác phẩm văn chương là nguồn phát truyền cảm xúc thẩm mỹ đến học sinh, nhà văn qua tác phẩm phải được trực tiếp trò chuyện với bạn đọc của mình. Trong giờ văn không có gì thay thế được tiếng nói của nhà văn vang lên từ tác phẩm. Vì thế đọc là hoạt động quan trọng đầu tiên trong việc tiếp nhận, cảm thụ một tác phẩm văn học.
* Mục đích của hoạt động đọc văn
- Đọc văn để tiếp nhận, lĩnh hội, để hiểu và cảm nhận ,có ấn tượng định hình, biểu tượng về tác phẩm . Người đọc văn phải làm sống lại hình tượng nghệ thuật từ văn bản tác phẩm, rồi chuyển hình tượng đó vào trong đầu trở thành biểu tượng, ấn tượng của mình.
 - Đọc văn để bộc lộ, trình bày kết quả biểu cảm của mình với người khác và với chính mình .
Hai mục đích này hỗ trợ cho nhau, chuyển hóa sang nhau tạo sự phát triển liên tục.
* Nhiệm vụ của hoạt động đọc văn.
 -Đọc văn và xử lý văn bản để đi tới nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
-Đọc văn là phân tích văn bản, làm chủ cấu trúc văn bản. Người đọc phải nhận diện từ văn bản những đoạn miêu tả, tường thuật, kể truyện những đoạn trữ tình triết lý, chính luận nhận diện dòng thơ, khổ thơ, vần luật thơ.
Người đọc phải hình dung ra chủ thể của văn bản đang bao trùm cái nhìn, tình cảm, tâm trạng của mình lên tác phẩm. Người đọc phải hình dung ra thế giới trong tác phẩm rất phong phú, thế giới đó đang cất lên tiếng nói của mình, thể hiện mình. Mỗi tiếng nói có một giọng điệu riêng. Đọc văn là đọc lên những tiếng nói đó.
-Đọc văn là theo dõi kết cấu, theo dõi mạch phát triển của tác phẩm, mạch vận động của cảm xúc, tìm ra logic của các phần trong tác phẩm. Kết cấu tác phẩm là thể hiện ý định nghệ thuật của nhà văn, tư tưởng của nhà văn. Kết cấu là sự chọn lựa, sắp đặt, cắt tỉa, gia công thêm của nhà văn đối với từng chi tiết nghệ thuật, từng sự kiện, từng nhân vật để thể hiện tư tưởng của tác giả.
 -Đọc văn là hình dung, tưởng tượng và tiếp nhận nội dung thông tin ẩn chứa trong văn bản. Đọc văn diễn ra hai quá trình song song: Tri giác văn bản âm thanh, ngữ điệu, giọng điệu cho văn bản và hình dung ra nội dung thông tin chứa trong văn bản. Nội dung thông tin gồm ba tầng ý nghĩa: Nội dung thông tin sự kiện, nội dung thông tin quan niệm, nội dung thông tin tiềm văn bản. Đọc chủ yếu đi tới nội dung thông tin sự kiện. Hai nội dung thông tin còn lại sẽ khai thác trong phần phân tích.
 -Đọc văn là hành vi giao tiếp.
 Đọc tiếp nhận, người đọc giao tiếp với nhà văn, giao tiếp với thế giới nghệ thuật, với nhân vật. Đọc như làm sống lại thế giới trong tác phẩm, người đọc như thực hiện một cuộc tham quan thú vị.
 Đọc bộc lộ, người đọc giao tiếp với người nghe, giao tiếp với chính mình. Các quan hệ giao tiếp này người đọc tự tạo lập lấy, tự cư xử lấy. Điều kiện để tạo ra giao tiếp phải chú ý tới môi trường giao tiếp, sự khởi đầu, sự tiếp diễn để duy trì, phát triển quan hệ giao tiếp. Tất cả đều có nguyên tắc của nó, phải tuân thủ nghiêm ngặt mới có kết quả.
-Đọc là lao động tổng hợp, sáng tạo. Đọc phải huy động đồng thời nhiều năng lực của các giác quan, khả năng phát âm, hình dung tưởng tượng, phán đoán liên tưởng, suy luận, nắm vững các biện pháp tu từ, các phong cách ngôn ngữ, năng lực về văn hóa, cắt nghĩa ngôn từ, điển cố, tái tạo thế giới nghệ thuật.
* Các dạng đọc
 Đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm. Đọc to cho người khác nghe. Đọc nhỏ cho riêng mình. Đọc thầm để tưởng tưởng, hình dung, chuyển nội dung chứa trong văn bản vào đời.
Đọc từng phần, đọc cả bài. Đọc trước khi tìm hiểu bài để có ấn tượng chung, cảm nhận chung. Đọc trong quá trình phân tích, đọc sau phân tích. Đọc bộc lộ, đọc diễn cảm, đọc nghệ thuật.
2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động đọc đối với việc tiếp nhận văn chương
 a. Ngôn từ- chất liệu của tác phẩm văn chương
Tất cả các loại hình nghệ thuật, kể cả văn chương, đều thống nhất ở một điểm cơ bản là phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Nhưng sỡ dĩ các loại hình nghệ thuật đều song song tồn tại và dường như là để bổ sung cho nhau là vì đặc trưng hình tượng của các loại hình nghệ thuật đó khác nhau trên nhiều điểm cơ bản. Điều gì đã làm nên những điều khác biệt đó? Chính là do sự khác biệt của chất liệu xây dựng nên hình tượng của mỗi loại hình nghệ thuật. Nếu chất liệu của hội họa là màu sắc, đường nét..., chất liệu của âm nhạc là âm thanh,tiết tấu..., điêu khắc dùng hình khối, đường nét... thì chất liệu của văn học là ngôn từ. Mỗi tác phẩm văn học phải gắn liền với một thứ ngôn ngữ nhất định. Ngôn ngữ là công cụ của mỗi nhà văn. Sử dụng chất liệu ngôn từ xây dựng hình tượng nghệ thuật đã làm cho văn chương được xếp ở một vị trí đặc biệt. Nó vừa mang tính chất của nghệ thuật tĩnh, không gian; lại vừa mang tính chất của nghệ thuật động, thời gian; vừa là nghệ thuật biểu hiện lại vừa có mặt trong nghệ thuật tạo hình; lại nữa, nó như là cầu nối giữa nghệ thuật tổng hợp với nghệ thuật riêng rẽ. Chính ngôn từ, chất liệu cấu tạo nên các hình tượng văn chương đã quy định tính độc đáo và đặc biệt của nó.
b. Đọc là cơ sở thâm nhập tác phẩm văn chương
Xuất phát từ đặc trưng ngôn từ chất liệu xây dựng hình tượng văn chương, ta khẳng định một điều rằng muốn tìm hiểu, thâm nhập vào thế giới hình tượng của tác phẩm văn chương nhất thiết phải đọc. Đọc là một hình thức đặc thù, có tính đặc thù của nhận thức văn học. Đọc sẽ kích thích quá trình tâm lý cảm thụ, tri giác, tưởng tượng, xúc cảm, đưa người đọc vào thế giới tác phẩm.
 Đọc tác phẩm nghệ thuật là đọc cho sáng rõ ý nghĩ, tình cảm, thái độ của nhà văn. Bằng sức mạnh riêng của việc đọc diễn cảm, giáo viên dẫn dắc học sinh vào thế giới tác phẩm văn học một cách dễ dàng, phù hợp với quy luật cảm thụ văn chương.
c. Đọc vừa là hoạt động tiếp nhận văn chương vừa là hoạt động bồi dưỡng, tích lũy kiến thức
Hoạt động tiếp nhận văn học chỉ xảy ra khi tác phẩm đến với bạn đọc, được bạn đọc đón nhận với mục đích khám phá những giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà tác giả gửi gắm trong đó. Giáo viên và học sinh trong giờ đọc văn tiếp xúc với tác phẩm không phải là một việc làm tình cờ, thiếu chủ định mà là một hoạt động chủ động, có mục đích. Họ đến với tác phẩm là để biến tác phẩm của nhà văn qua văn bản trong sách giáo khoa thành tác phẩm trong mỗi học sinh.
Việc làm này không chỉ có ý nghĩa góp phần hoàn tất quá trình sáng tác - giao tiếp của nhà văn mà còn có tác dụng giáo dục hết sức hiệu quả- giáo dục bằng con đường tự giáo dục của học sinh với sự hỗ trợ tích cực của nhà văn thông qua văn bản nghệ thuật để làm sâu sắc, phong phú thêm đời sống tinh thần, trí tuệ của mình.
Hơn nữa trong quá trình tiếp nhận văn học, giáo viên và học sinh bằng vốn tri thức về văn học hoàn toàn có khả năng tiếp cận với giá trị khách quan của tác phẩm. Đây là cuộc tiếp xúc mang đầy tính khám phá - khám phá ra chủ ý của nhà văn, khám phá ra cả cách khám phá thế giới bao quanh mình mà mình cần biết hòa hợp với nó.
Đọc văn không chỉ là hoạt động tiếp nhận văn học mà còn có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng, tích lũy kiến thức. Một trong những tiêu chuẩn của học sinh giỏi là phải có vốn kiến thức phong phú, sâu rộng, có hệ thống. Những kiến thức mà các em thu lượm được trong nhà trường là chưa đủ. vậy các em phải tích lũy qua con đường tự đọc sách.Xuất phát từ cơ sở thực tế: không phải học sinh ai cũng biết đọc ( theo đúng nghĩa của từ này).
Chúng ta không ai có thể liên tục cắp sách đến trường nhưng việc học thì phải liên tục. Đọc sách là một phần của cách học ngoài đời.
2.2. Thực trạng của việc đọc đối với đối tượng học sinh giỏi văn trong nhà trường THPT hiện nay
Trong nhiều năm trở lại đây việc giảng dạy môn ngữ văn trong trường THPT đã có nhiều biến chuyển tích cực theo tinh thần đổi mới lấy học sinh làm trung tâm. Song trên thực tế, việc dạy học bộ môn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.Đó là thực trạng đáng buồn đối với việc giảng dạy môn văn nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Cụ thể là:
Trong giờ giảng văn, giáo viên chưa thực sự coi trọng vai trò của hoạt động đọc. Giáo viên chưa chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh, mặc dù đây là một mắt xích quan trọng đầu tiên của việc tiếp nhận, cảm thụ một tác phẩm văn học. Chính vì vậy, học sinh cũng ngại đọc văn, hoặc đọc đối phó, qua loa, thậm chỉ chưa hề đọc tác phẩm một lần dù đã học.
Hiện tượng học sinh gặp gì đọc nấy, đọc cả những loại sách độc hại, những loại tiểu thuyết rẻ tiền, những bài thơ con cóc, những bài phê bình lá cải. Ta gọi đó là một hiện tượng đọc loạn sách. Người đọc loạn sách là người không biết lựa chọn sách để đọc, không xác định được mục đích đọc để làm gì.
Đọc lống sách cũng là một thực trạng thường gặp đối với học sinh hiện nay. Đó là đọc một cách lụp chụp, nhảy cóc, gặp đâu đọc đó, không chú ý đến chủ đề tư tưởng. Đọc lung tung hết quyển nọ đến quyển kia mà không có quyển nào ra hồn. Đọc như vậy sẽ không có lợi ích gì cho việc học tập.
Một thực trạng nữa thường gặp đối với nhiều học sinh là đọc sách mà không lắng lại tâm hồn một điều gì, không thấy một tác dụng gì đối với mình, không rút ra được bài học nào về phương diện tư tưởng, tình cảm. 
Thiết nghĩ, điện thoại kết nối Internet mà các em sử dụng cũng là một kho tri thức phong phú, một thư viện di động tiện lợi. Tuy nhiên, phần lớn học sinh không dùng cho việc đọc tài liệu, mà chủ yếu phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí. 
Trước thực trạng nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đọc đối với học sinh giỏi văn trong trường THPT.
2.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đọc đối với đối tượng học sinh giỏi văn trong trường THPT
2.3.1. Đối với tác phẩm văn chương
a. Đọc diễn cảm
Đọc diễn cảm là hệ thống phương pháp đọc sáng tạo. Bản chất của đọc sáng tạo là xác định mọi quan hệ cảm xúc riêng tư của người đọc về giá trị nội dung v

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cua_hoat_dong_doc_doi_voi.doc
  • docBÌA SKKN 2018 Nguyễn Thị Thanh Huyền (3).doc