SKKN Kết hợp phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD thpt

SKKN Kết hợp phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD thpt

 Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, tốt đẹp cho thế hệ trẻ; phát triển hài hòa trên tất cả các mặt đức dục, trí dục, mỹ dục, thể dục, lao động việc giáo dục ý thức cho thanh thiếu niên là nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các trường phổ thông. Chương trình GDCD THPT là môn học có nhiệm vụ giáo dục ý thức cho học sinh vì vậy để học sinh hiểu sâu, nắm vững và yêu thích môn học giáo viên phải tìm hiểu nội dung từng phần, từng bài để có sự kết hợp hợp lý giữa các phương pháp dạy học, giữa phương pháp dạy học với kĩ thuật dạy học tích cực. Trên thực tế chưa có tài liệu nào nghiên cứu cũng như bàn sâu về vấn đề kết hợp phương pháp dạy hoc với kĩ thuật dạy học tích cực vì vậy trong quá trình dạy học ở trường phổ thông chúng tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết vấn đề trên.

 Từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Kết hợp phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD THPT” làm sáng kiến kinh nghiệm.

 

doc 24 trang thuychi01 8150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kết hợp phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD thpt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
-------------------------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI 
“KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI MỘT SỐ KĨ THUẬT 
DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN GDCD THPT”
Người thực hiện: Lê Thị Vân Anh
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục công dân
THANH HÓA 2017-2018
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU Trang
1.1 Lý do chọn đề tài 1 
1.2. Mục đích nghiên cứu 1 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 1 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 1 
2. NỘI DUNG 
2.1.Cơ sở lí luận của việc kết hợp phương pháp dạy học phát hiện và giải 3
quyết vấn đề với một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu 
quả dạy học môn GDCD THPT. 
2.2 Thực trạng về việc giảng dạy môn GDCD THPT trước khi áp dụng 6
phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với một số kĩ thuật 
dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD THPT. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng khi áp dụng phương pháp dạy học phát 6
hiện và giải quyết vấn đề với một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm 
nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD THPT. 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 7
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận 20 
3.2. Kiến nghị 20 
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
 	Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, tốt đẹp cho thế hệ trẻ; phát triển hài hòa trên tất cả các mặt đức dục, trí dục, mỹ dục, thể dục, lao động việc giáo dục ý thức cho thanh thiếu niên là nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các trường phổ thông. Chương trình GDCD THPT là môn học có nhiệm vụ giáo dục ý thức cho học sinh vì vậy để học sinh hiểu sâu, nắm vững và yêu thích môn học giáo viên phải tìm hiểu nội dung từng phần, từng bài để có sự kết hợp hợp lý giữa các phương pháp dạy học, giữa phương pháp dạy học với kĩ thuật dạy học tích cực. Trên thực tế chưa có tài liệu nào nghiên cứu cũng như bàn sâu về vấn đề kết hợp phương pháp dạy hoc với kĩ thuật dạy học tích cực vì vậy trong quá trình dạy học ở trường phổ thông chúng tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết vấn đề trên. 
	Từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Kết hợp phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD THPT” làm sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là kết hợp phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD THPT. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến là kết hợp phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD THPT. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
	Sáng kiến sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp thực nghiệm, phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu.
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận của việc kết hợp phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD THPT. 
2.1.1 Lý luận về phương pháp dạy học phát hiện, giải quyết vấn đề và kĩ thuật dạy học tích cực:
Phương pháp dạy học là khái niệm cơ bản của lý luận dạy học, nhưng đến nay vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và thống nhất trong cách định nghĩa, phân loại cũng như xác định mô hình cấu trúc của phương pháp dạy học. Bên cạnh các phương pháp truyền thống quen thuộc có thể kể một số phương pháp như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp học tập theo tra cứu, phương pháp dạy học dự ánTrong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ xin đề cập đến phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH trong đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Tình huống có vấn đề là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.
 Ưu điểm của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
+ Phương pháp này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho học sinh. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có học sinh sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết. Đây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
+ Thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức. Cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề đối với một bộ phận nội dung học tập, có thể có sự giúp đỡ của giáo viên với mức độ nhiều ít khác nhau học sinh được học không chỉ ở kết quả mà quan trọng hơn là cả quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề. Học sinh chỉnh đốn lại, cấu trúc lại cách nhìn đối với bộ phận tri thức còn lại mà họ đã lĩnh hội 
Hạn chế của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
+ Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn tìm tòi để phát hiện và giải quyết vấn đề. Việc tổ chức tiết học hoặc một phần tiết học theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có nhiều thời gian so với các phương pháp thông thường. 
 * Bốn mức độ dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 
Mức độ
Tổ chức và thực hiện hoạt động của giáo viên và học sinh
Tạo
tình huống
Phát hiện vấn đề
Tìm giải pháp
Thực hiện giải pháp
Kết luận, phát triển vấn đề
1
Giáo viên đặt vấn đề
Giáo viên nêu cách giải quyết vấn đề
Học sinh thực hiện, giáo viên hướng dẫn
Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh
2
Giáo viên nêu vấn đề
Giáo viên gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề
Học sinh thực hiện, giáo viên giúp đỡ khi cần
Giáo viên và học sinh cùng đánh giá
3
Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống
Học sinh phát hiện, nhận dạng, phát biểu vấn đề nảy sinh cần giải quyết.
Học sinh tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn các giải pháp
Học sinh thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
Giáo viên và học sinh cùng đánh giá
4
Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc của cộng đồng
Học sinh lựa chọn vấn đề giải quyết
Học sinh tự đề xuất ra giả thuyết, xây dựng kế hoạch giải
Học sinh thực hiện kế hoạch giải
Học sinh tự đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết vấn đề
Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy phần lớn giáo viên chúng ta mới vận dụng dạy học đặt - giải quyết vấn đề ở mức 1 và 2. Phải phấn đấu để trong nhiều trường hợp có thể đạt tới mức 3 và 4, từ đó làm cho dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trở thành phổ biến. Với những hạn chế nhất định trên theo tôi trong quá trình giảng dạy giáo viên nên kết hợp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD THPT. 
2.1.2 Kĩ thuật dạy học tích cực:
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Kĩ thuật dạy học tích cực có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như động não, bản đồ tư duy, các mảnh ghép, khăn trải bàn, đặt câu hỏi, trình bày một phút, phòng tranh...
2.2. Thực trạng về việc giảng dạy môn GDCD THPT trước khi áp dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD THPT. 
	Trong xu thế vận động và phát triển của xã hội hiện nay học sinh không chỉ có nhu cầu được truyền thụ kiến thức các môn học mà còn các nhu cầu khác như được giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật...Để nắm cụ thể về nhu cầu đối với việc tiếp thu kiến thức và đặc biệt nhu cầu được trang bị kiến thức thông qua môn giáo dục công dân của học sinh tôi đã thực hiện khảo sát ý kiến của học sinh 2 lớp 12 trong số 8 lớp 12 của trường THPT Nguyễn Trãi – Thành phố Thanh Hóa. Kết quả thu được là: 100% học sinh mong muốn được giáo dục ý thức thông qua môn học. Qua đấy cho thấy việc kết hợp phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD THPT là nhu cầu có ý nghĩa thiết thực đối với học sinh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng khi áp dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD THPT. 
	Giáo dục ý thức cho học sinh vừa thực hiện mục tiêu góp phần nâng cao trình độ văn hóa cho học sinh vừa góp phần giúp các em hoàn thiện nhân cách. Theo tôi để giảng dạy môn GDCD thực sự mang lại hiệu quả, trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã áp dụng các giải pháp sau:
3.1 Đối với giáo viên: 
	- Nắm vững và thường xuyên cập nhật đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực của bộ môn. Muốn vậy giáo viên phải chịu khó tìm tòi, cập nhật qua thông tin, qua các phương tiện truyền thông để cập nhật kịp thời cũng như nắm rõ các thông tin cũng như nắm vững phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với bộ môn, với từng bài, từng phần. Nếu làm tốt công việc này sẽ rất có lợi cho giáo viên trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh.
	- Thực hiện tốt khâu chuẩn bị bài giảng từ xác định đúng mục tiêu, nội dung chính của bài. Việc này giúp giáo viên chủ động trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh giúp cho bài học đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó giáo viên phải bám sát nội dung và dựa vào đối tượng người học để đưa ra những tình huống sát thực tế. Hiểu rõ đặc điểm của đối tượng học sinh:
	- Nắm vững nội dung trong tâm ở từng bài cũng như biết kết hợp các phương pháp dạy học cũng như kĩ thuật dạy học tích cực .Tổ chức cho học sinh làm bài tâp tình huống, xây dựng các tình huống có liên quan đến nội dung bài học và khuyến khích các em đưa ra các cách xử lý thông qua đó giáo viên có thể đánh giá được mức độ hiểu bài, tiếp thu kiến thức của các em cũng như kĩ năng xử lý tình huống của từng em.
3.2 Đối với học sinh: 
	- Trước hết phải giúp các em nhận thức được vai trò, vị trí, tầm quan trong của môn giáo dục công dân.	
	- Nắm được sơ lược ưu, nhược điểm của các phương pháp và kĩ thuật dạy học để từ đó định hướng được vị trí, vai trò của học sinh trong giờ học.
3.3 Về phía nhà trường:
	- Trang bị các thiết bị, tài liệu, văn bản pháp luật phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục ý thức cho học sinh thông qua các hình thức sinh hoạt tập thể như hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt lớp lồng ghép giáo dục ý thức thi xây dựng các tình huống liên quan đến thực hiện pháp luật...
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Trong quá trình giảng dạy chương trình giáo dục công dân lớp 12 và lớp 10 năm học 2017 - 2018, bản thân tôi cũng như đồng nghiệp đã thực nghiệm về kết hợp phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề với một số kĩ thuật dạy học tích cực thông qua đó đã từng bước nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD THPT thông qua nội dung một sô tiết giảng và kết quả như sau:
2.4.1: Nội dung thực nghiệm 1 tiết ở bài 8 lớp 12.
Tiết 26 Bài 8
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN ( Tiết 1)
I..Mục tiêu bài học: Học xong bài này, học sinh cần đạt được:
1.Vê kiến thức: - Giúp học sinh nắm được khái niệm, nội dung quyền học tập của công dân. Tiết 1: Mục 1a
2.Về kĩ năng: - Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện quyền học tập của công dân theo quy định của pháp luật.
3.Về thái độ:- Có ý thức thực hiện quyền học tập của mình và tôn trọng quyền đó của người khác.
II. Các năng lực hình thành & phát triển ở học sinh: Năng lực nhận thức các vấn đề PL, tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học.
III.Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học:
- Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, phát hiện và giải quyết vấn đề, trình bày 1 phút, khăn trải bàn
- Sách GK, SGV, SBT GDCD 12, dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Máy chiếu đa năng, Luật giáo dục năm 2005, Tư liệu tham khảo.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Trả & chữa bài kiểm tra 1 tiết ( trình chiếu đáp án trên máy chiếu cho học sinh đối chiếu)
3. Dạy bài mới:	
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung chính cần đạt
1. Khởi động
* Mục tiêu:
- Kích thích năng lực học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về pháp luật với sự phát triển của CD.
- Rèn luyện năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề cho Hs
* Cách tiến hành:
- Giáo viên trình chiếu 1 số hình ảnh cho học sinh quan sát xem những hình ảnh này thể hiện quyền nào của công dân?
- Giáo viên gọi học sinh trả lời. Lớp bổ sung 
 (nếu có)
- Giáo viên chốt lại: Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa khi KHCN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì tri thức chính là chìa khóa để mở cánh cửa của tương lai. Vì vậy, chúng ta phải không ngừng học tập, sáng tạo và tu dưỡng. Ở nước ta học tập, sáng tạo và phát triển được xem là một trong những quyền cơ bản của con người. Vậy quyền học tập, sáng tạo, phát triển được quy định như thế nào? Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiết 1 bài 8.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1 PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG QUA XỬ LÝ TÌNH HUỐNG TÌM HIỂU KHÁI NIỆM QUYỀN HỌC TẬP CỦA CÔNG DÂN.
* Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được khái niệm quyền học tập của công dân. Rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên dẫn dắt: Học tập là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn trích trong sách giáo khoa tr83 & đưa ra câu hỏi: 
+ Em hiểu thế nào về đoạn thư này của Bác?
- Giáo viên gọi 1 ->2 học sinh trả lời. Hs khác bổ sung. Giáo viên nhận xét và kết luận: đấy là lời động viên, nhắn nhủ đến học sinh “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”vậy học tập là động lực là cơ sở để xây dựng đất nước. Giáo viên đưa ra các tình huống tổ chức cho học sinh xử lí
Tình huống 1: Thắng bị liệt hai chân từ năm 3 tuổi. Năm nay đã 8 tuổi Thắng chưa được đến trường vì mẹ Thắng cho rằng có học cũng không có ích gì tàn tật như vậy chắc chẳng có trường nào nhận vào học. Em có tán thành ý kiến của mẹ Thắng không? Vì sao?
Tình huống 2: Sau khi tốt nghiệp THCS, cả hai chị em Hiền và Tú cùng có nguyện vọng vào học lớp 10 THPT. Nhưng vì gia đình khó khăn nên bố Hiền quyết định: “Tú là con trai nên cần tiếp tục đi học. Còn Hiền là con gái có học cao cũng chỉ làm ruộng và đi lấy chồng như những đứa con gái làng này nên ở nhà để đỡ đần cha mẹ.” Em có tán thành ý kiến của bố Hiền không?Vì sao?
- Học sinh suy nghĩ và đưa ra cách xử lí tình huống của bản thân. Lớp bổ sung. Giáo viên nhận xét & kết luận :
Tình huống 1: Người khuyết tật cũng cần học tập để có hiểu biết XH, hoà nhập với cộng đồng & học nghề phù hợp để có thể tự chăm lo, nuôi sống bản thân.
 Tình huống 2: Dù sau này Hiền có ở nhà làm ruộng cũng cần học hết THPT và có thể học các khoá học cho nông dânđể có thêm kiến thức về cuộc sống, kiến thức về lao động sx để tăng năng suất lao động, vươn lên làm giàu.
- Giáo viên giới thiệu điều 10 luật Giáo dục năm 2005 “ Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà trường và xã hội tạo điều kiên cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khác được học văn hóa và học nghề phù hợp”. 
- Giáo viên đưa ra câu hỏi:
+ Quyền học tập của công dân là gì?
- Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét & đưa ra khái niệm. 
1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
a. Quyền học tập của công dân.
 (Điều 39 Hiến pháp 2013)
* Khái niệm: 
- Học tập là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân, mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức, có thể học thường xuyên, học suốt đời.
Hoạt động 2. THẢO LUẬN NHÓM KẾT HỢP KHĂN TRẢI BÀN TÌM HIỂU NỘI DUNG QUYỀN HỌC TẬP CỦA CÔNG DÂN.
* Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm được nội dung quyền học tập của công dân. Rèn năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm theo nội dung 
N1: Nội dung, ví dụ về quyền học tập không hạn chế? Em dự định tiếp tục thực hiện quyền học tập của mình như thế nào sau khi tốt nghiệp THPT?
N2: Nội dung, ví dụ học bất cứ ngành nghề nào?
N3: Nội dung, ví dụ học thường xuyên, học suốt đời.
N4: Nội dung, ví dụ về quyền bình đẳng của công dân, cơ hội học tập?
- Học sinh thảo luận trong 4 phút. Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét & kết luận:
ND1: Quyền học tập không hạn chế.
- Hiện nay nước ta đã xây dựng một hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến sau đại học. Có thể học các bậc học cao hơn: CĐ, ĐH tùy thuộc vào năng lực, sở thích của bản thân thông qua các kỳ thi tuyển sinh.
- Giáo viên chiếu hình ảnh minh họa ND 1
- ND2: Quyền học bất cứ ngành nghề nào
VN có hơn 400 trường CĐ, ĐH đào tạo nhiều chuyên ngành khác nhau => điều kiện thuận lợi để lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình.
VD: ĐH CNTT => Kĩ sư; ĐHSP => Giáo viên; ĐHYK => Bác sĩ; CĐ Nghề => CN kĩ thuật...
- ND3: Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và các loại hình trường lớp khác nhau.
 VD: Hệ chính quy; hệ Dân lập, tư thục; bổ túc văn hóa; bồi dưỡng thường xuyên; Học ban ngày, buổi tối; Học tập trung, không tập trung...
 Giáo viên chiếu hình ảnh minh họa 
- ND4: Quyền bình đẳng về cơ hội học tập:
+ XH hiện nay cơ hội học tập không bị phân biệt bởi dt, tgiáo, tín ngưỡng, đk ktế, nguồn gốc gia đình... VD: Trường DTNT; Học sinh con em nông dân, công nhân; Học sinh giàu - nghèo học cùng lớp; Học sinh các nước học cùng một trường.
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn thời gian 5 phút đưa ra câu hỏi: Nêu chủ trương của NN trong việc tạo điều kiện, đem lại cơ hội học tập cho mọi người?
- Các nhóm thảo luận ghi kết quả lên giấy A0 sau đó đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Giáo viên nhận xét & chốt ý kiến:
+ Ưu tiên con em đồng bào dân tộc thiểu số (cộng điểm khu vực khi thi đại học, mở các lớp cử tuyển, dự bị đại học, trường nội trú)
+ Cộng điểm thi ĐH đối với học sinh đạt giải trong các kỳ thi quốc gia
→ Học tập là quyền cơ bản của công dân vì nhu cầu và lợi ích của bản thân đồng thời cũng là thực hiện nghĩa vụ của đối với quy định của pháp luật. 
b, Nội dung:
+ Moi công dân đều có quyền học không hạn chế: Từ tiểu học, Trung học, Đại học, sau Đại học thông qua các kỳ thi tuyển sinh hoặc xét tuyển.
+ Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng, nă

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ket_hop_phuong_phap_day_hoc_phat_hien_va_giai_quyet_van.doc