SKKN Kết hợp các biện pháp dạy và học tích cực trong giảng dạy chương Động lực học chất điểm ở chương trình Vật lí 10

SKKN Kết hợp các biện pháp dạy và học tích cực trong giảng dạy chương Động lực học chất điểm ở chương trình Vật lí 10

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, giáo dục giữ một vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng nền kinh tế tri thức. Qua Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế đã được Hội nghị trung ương 8 khóa XI thông qua. Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết 29 đã đề ra, Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Hiện nay, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Do đó cần đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học cũng như đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá với học sinh.

docx 11 trang haihuy29 15/08/2023 7242
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kết hợp các biện pháp dạy và học tích cực trong giảng dạy chương Động lực học chất điểm ở chương trình Vật lí 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục TP. Cần Thơ.
1. Tên sáng kiến: Kết hợp các biện pháp dạy và học tích cực trong giảng dạy chương Động lực học chất điểm ở chương trình Vật lí 10.
2. Quyết định: sáng kiến được công nhận tại quyết định số 28/QĐ-THPTTA ngày 02/04/2018 của Hiệu trưởng trường THPT Trung An.
3. Tác giả sáng kiến:
Số
TT
Họ và tên
Ngày tháng
năm sinh
Chức vụ,
đơn vị công tác
Trình độ chuyên môn
 1
 Phạm Ngọc Minh Phương
 20/01/1987
 Giáo viên, THPT Trung An
 Sư phạm Vật lí
4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: 14/10/2014 đến 24/11/2014.
5. Nội dung sáng kiến:
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, giáo dục giữ một vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng nền kinh tế tri thức. Qua Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế đã được Hội nghị trung ương 8 khóa XI thông qua. Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết 29 đã đề ra, Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Hiện nay, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Do đó cần đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học cũng như đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá với học sinh.
	Cũng như các bộ môn khoa học khác môn Vật lí có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển tư duy. Vật lí giúp các em nghiên cứu về cấu tạo, tính chất và phương thức vận động của vật chất để giải quyết những vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của con người, giúp các em nhìn thế giới một cách rõ ràng và minh bạch. Não bộ chúng ta thường tiếp nhận nhanh và lâu đối với sự vật cụ thể, màu sắc. Do đó thay vì chỉ là những lời giảng hay nội dung ghi vào tập, những khái niệm kiến thức máy móc, dạy học cần linh hoạt áp dụng nhiều biện pháp, nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau. Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu và thực hiện phương pháp dạy học “Kết hợp các biện pháp dạy và học tích cực trong giảng dạy chương Động lực học chất điểm ở chương trình Vật lí 10”. Tức là, tôi vận dụng và kết hợp nhiều phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung cụ thể, tổ chức các hoạt động phù hợp với các đối tượng học sinh để giảng dạy nội dung chương Động lực học chất điểm của chương trình Vật lí 10, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển các năng lực của học sinh, trong đó có năng lực làm việc nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực giao tiếp xã hội và tự trải nghiệm đánh giáChủ yếu hướng dẫn các em tự nhận thức, tự tìm ra chân lí, trao đổi, học hỏi và bổ sung kiến thức lẫn nhau.
	Để thực hiện đề tài tôi dưa trên các cơ sở lí luận như sau:
	- Nghiên cứu quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học qua các văn bản: Điều 28 của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11; Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ; văn kiện Đại hội XII của Đảng.
	- Ngoài ra tôi còn tham khảo về chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực.
	- Nghiên cứu các biện pháp, hình thức dạy học tích cực như: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề; Vận dụng dạy học theo tình huống; Vận dụng dạy học định hướng hành động; cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lí trong dạy học; Sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo; Sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn; Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh.
	Thực trạng việc kết hợp các phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường THPT Trung An: 
	Trước yêu cầu đổi mới giáo dục mạnh mẽ, ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường, phó hiệu trưởng chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn tổ Vật lí luôn khuyến khích, cổ vũ giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập. Do đó, rất nhiều giáo viên bộ môn tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng: 
	- Định hướng dạy học tích cực và các phương pháp dạy học tích cực tuy được phổ biến rộng rãi, tạo thành phong trào mạnh mẽ trong giáo viên, giáo viên được tập huấn, được tiếp cận với các phương pháp dạy học nhưng tất cả đều là tài liệu mang tính lí thuyết nhiều hơn thực hành, do đó, nhiều giáo viên còn lúng túng, mới hiểu vấn đề đổi mới ở hình thức bên ngoài, ví dụ: đổi mới là tăng cường thảo luận nhóm, sử dụng công nghệ thông tin, máy chiếu, giáo án điện tử
	- Trường THPT Trung An là một trường ở vùng nông thôn, tọa lạc tại ấp Thạnh Lộc 2, xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Trường được thành lập từ năm học 2000, là loại hình trường THPT cấp 2-3, phục vụ nhu cầu học tập cho học sinh ở địa bàn xung quanh trường. Từ khi thành lập đến nay, trường thường xuyên được sửa chữa, xây mới. Hiện nay cơ sở vật chất tương đối khang trang, cảnh quan thoáng mát. Trường có đủ phòng để học 1 ca; đủ các phòng chức năng để phục vụ việc thí nghiệm - thực hành và giảng dạy tin học cho học sinh toàn trường. Trường có 03 phòng chức năng  để phục vụ việc thí nghiệm - thực hành các môn Hóa, Sinh, Vật lý; 03 phòng vi tính, 1 phòng để dạy CNTT có trang bị bảng tương tác. Tuy nhiên, các thiết bị thí nghiệm hiện đã cũ, chất lượng kém, sai số lớn, việc soạn dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm trên lớp mất nhiều thời gian, giáo viên Vật lí gặp khó khăn trong việc làm thí nghiệm thực hành. Thường, giáo viên sẽ phải dạy ”chay” để mất ít thời gian, không ”cháy” giáo án. Hiện tại, thiết bị thực hành không đủ để đáp ứng nhu cầu học tập, tìm hiểu của học sinh.
	- Đời sống giáo viên còn quá khó khăn, giáo viên có công tác kiêm nhiệm nhiều, ít có thời gian đầu tư thỏa đáng cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
	- Trường ở địa bàn vùng ven, học sinh có chất lượng không cao. Động cơ, thái độ học tập của nhiều học sinh chưa tốt, các em hầu như yếu kém trong tất cả các kĩ năng, kể cả kĩ năng giao tiếp xã hội, các em chưa thật sự thích ứng với các phương pháp học tập tích cực, học sinh vẫn quen với cách học thụ động, chưa sẵn sàng tham gia vào các hoạt động học tập tích cực, chưa chủ động, chưa chịu sáng tạo, nhiều em còn thiếu hợp tác.
	- Việc kiểm tra thi cử tuy có đổi mới nhưng chỉ mang tính hình thức, nội dung, áp lực học tập vẫn còn nhiều, còn nặng điểm số, học sinh khá giỏi mất nhiều thời gian đi học thêm. Nhiều môn học đổi mới phương pháp, với nhiều hoạt động, nhiều yêu cầu của giáo viên bộ môn, dẫn đến sự quá tải, thiếu chủ động của học sinh. Do đó, tôi đã cân nhắc thời gian, nội dung học tập trên lớp của học sinh để áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp, giao nhiệm vụ hoạt động học tập phù hợp, vẫn giữ nguyên tắc học sinh tự hoàn thành nhiệm vụ học tập, cởi mở, trao đổi, tự tìm ra kiến thức cho bản thân.
	Tôi áp dụng nội dung nghiên cứu đề tài để giảng dạy chương Động lực học chất điểm ở lớp 10C2 trường THPT Trung An. Qua đó tôi đã thực hiện các bước sau:
	- Bước 1: Tìm hiểu, nghiên cứu các phương pháp học tập tích cực như: phương pháp vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề; vận dụng dạy học theo tình huống; vận dụng dạy học định hướng hành động; tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lí trong dạy học; sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo; sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn; bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh. Tìm hiểu về tài liệu dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, tìm hiểu về các nhóm năng lực, các phẩm chất cần có.
	- Bước 2: Nghiên cứu nội dung chương trình của chương Động lực học chất điểm, nắm rõ nội dung kiến thức trọng tâm học sinh cần đạt, những năng lực cần thiết để học sinh phát huy, kịp thời khắc phục những yếu kém của học sinh, phân bố thời gian học tập, sắp xếp hoạt động học tập phù hợp với từng bài học, từng đối tượng học sinh.
	- Bước 3: Tiến hành soạn giảng, tìm tài liệu có liên quan, tổ chức các hoạt động học tập, lựa chọn phương pháp học tích cực phù hợp với từng hoạt động học tập của bài học. Đặt vấn đề cụ thể cần đặt ra cho học sinh giải quyết.
	- Bước 4: Trước khi tiến hành giảng dạy, tôi đưa ra các hoạt động cụ thể của tiết học kế tiếp. Đưa ra các vấn đề cần học sinh giải quyết, đặt câu hỏi, câu đố vui, hoặc hướng dẫn học sinh tìm tài liệu học tập, phân công nhóm thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ học tập cụ thể, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, đồ dùng học tập (nếu có)... Trong quá trình học sinh chuẩn bị cho các hoạt động học tập, tôi không ngừng hỗ trợ các em thông qua tin nhắn zalo, facebook, kịp thời hướng dẫn các em tìm ra hướng giải quyết, hoàn thành nhiệm vụ học tập. 
	- Bước 5: Tiến hành giảng dạy theo giáo án, cùng các em hoàn thành bài học, thực hiện các hoạt động học tập đã được đặt ra. Ở mỗi phần báo cáo, trả lời câu hỏi, thực hành thí nghiệm từ dụng cụ học tập của các em... tôi đều cho các em nhận xét lẫn nhau, đặt câu hỏi cho nhau, nêu ý kiến của cá nhân hoặc tập thể về các hoạt động học tập, sau đó tôi nhận xét, bổ sung mở rộng thế giới quan của học sinh, tích hợp ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, đánh giá, cho điểm khuyến khích tùy mức độ của hoạt động học tập.
	- Bước 6: Sau khi kết thúc tiết học, tôi luôn dành thời gian củng cố, dặn dò, giao nhiệm vụ học tập kế tiếp.
	Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy:
	- Việc xác định mục tiêu bài học rất quan trọng, vì qua đó chúng ta mới đặt được vấn đề hấp dẫn, tổ chức các hoạt động phù hợp, lôi cuốn được học sinh.
	- Học sinh của tôi còn thụ động, mặc dù các em là lớp chọn của trường, tuy nhiên, các kĩ năng các em còn hạn chế, đặc biệt là kĩ năng tự học, độc lập tư duy, kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, các em còn thiếu tự tin, kiến thức tin học còn hạn chế, chưa có thói quen học tập tích cực, tra cứu thông tin học tập qua internet.
	- Với phương pháp học tập mới, đa phần các em còn rụt rè, chưa chủ động hoàn thành nhiệm vụ học tập, một số em chỉ đối phó với giáo viên, ban đầu bầu không khí lớp học chưa thoải mái do các em chưa mạnh dạn trao đổi, tôi phải gợi ý nhiều, nhưng càng về sau các em càng hứng thú, chủ động, tích cực hơn trong việc thảo luận, góp ý kiến.
	Kết quả sau khi thực hiện đề tài:
	- Kết quả tiến bộ trong học tập của học sinh so với đầu năm học thể hiện qua phụ lục 3 "Kết quả kiểm tra giữa kì I và học kì I ở 2 lớp 10C1 và 10C2". Tôi tóm tắt như sau:
Lớp
Kết quả giữa HKI
Kết quả thi HKI
Ghi chú
10C1
80,6%
57,5%
Lớp chọn 1
10C2
94,44%
94,87%
Lớp chon 2
	Trường không có lớp chọn tự nhiên, chỉ có 1 lớp chọn Tiếng Anh (10C1). Tuy nhiên, đa số các em ở lớp 10C1 đều có ý thức, kĩ năng học tập tốt hơn, năng động hơn. Qua kết quả thi của 2 lớp, tiến bộ của lớp 10C2 rất rõ ràng, phần nào khẳng định hướng đúng đắn, hiệu quả của đề tài.
	Ngoài sự tiến bộ về điểm số, qua bảng lấy ý kiến thăm dò phương pháp học tập tích cực của học sinh đã cho thấy sự hứng thú của học sinh với môn học tăng đáng kể.
6. Tính hiệu quả:
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài trong thời gian 6 tuần (từ giữa tuần 8 đến giữa tuần 14 của năm học 2017-2018) tôi nhận thấy đề tài đã mang đến lợi ích và hiệu quả cụ thể như sau:
- Góp phần đẩu mạnh tinh thần công văn 4116/BGDĐT-CNTT ban hành 08/09/2017 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2017-2018 của bộ môn Vật lí nói riêng, tập thể giáo viên trường THPT Trung An nói chung. 
- Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo tin thần công văn 4612/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.
	- Song song với quá trình giáo dục kiến thức cơ bản môn Vật lí tôi còn tích hợp các kiến thức liên môn, các hiện tượng, ứng dụng từ thực tiễn đời sống. Ví dụ giải thích các hiện tượng liên quan đến định luật Newton; sự rơi của vật do lực hấp dẫn; ứng dụng lực đàn hồi trong phuộc xe máy; lực ma sát khi xe di chuyển quan hệ thế nào với lốp xe, mặt đường, thời tiết...;giải thích sự nghiêng về 1 bên ở các đoạn đường cong, sự chuyển động tròn của trái đất quanh mặt trời hay mặt trăng quanh trái đất do lực hướng tâm. 
- Qua một số bài học có sử dụng máy chiếu, tôi còn hướng dẫn học sinh thuyết trình bằng phần mềm trình chiếu, hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính, các thiết bị công nghệ, giúp các em có điều kiện tiếp xúc, học hỏi, phát triển thêm nhiều kĩ năng, các em có thể làm quen và thích nghi với phương pháp học tập ở bậc đại học cao đẳng. Hướng dẫn các em tra cứu tài liệu thông tin từ mạng intrenet tôi còn giáo dục các em có thái độ đúng đắn, cư xử văn hóa trong việc sử dụng internet, thông minh, sáng suốt lựa chọn kiến thức hữu ích. Hơn nữa, áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực giúp rèn luyện kĩ năng thuyết trình trước đám đông của các em, giúp các em có được niềm tin vào bản thân, tự tin hơn trong cuộc sống, đưa khoảng cách giữa học sinh nông thôn gần hơn với học sinh thành thị. Sau này, khi các em đỗ vào đại học, các em sẽ không ngỡ ngàng, lúng túng trước cách học ”seminar” ở bậc cao đẳng đại học, đây cũng là bước đầu củng cố niềm tin của các em ở trước ngưỡng cửa cuộc sống hiện đại.
- Tôi nhận thấy, đề tài này tuy chưa thu được các con số tiến bộ về điểm số rõ ràng nhưng tôi quan sát thái độ hứng thú của học sinh với môn học được cải thiện, đặc biệt qua đó giúp tôi được nâng cao trình độ chuyên môn, giúp học trò được mở rộng kiến thức, tiếp xúc kiến thức một cách trực quan, sinh động nhất.
- Các hoạt động làm đồ dùng học tập, dụng cụ thí nghiệm, ngoài hiệu quả trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá, đây còn là một hoạt động học tập, trải nghiệm, ngoài hoạt động trí óc các em còn hoạt động chân tay, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thực tiễn, khắc phục được phần nào vấn đề thiếu dụng cụ, thiết bị thí nghiệm thực hành phục vụ nhu cầu học tập.
	Để đánh giá hiệu quả của đề tài, đồng thời rút kinh nghiệm, lắng nghe ý kiến các em tôi đã phát 39 phiếu lấy ý kiến ở lớp 10C2.
	Kết quả thu được từ phiếu lấy ý kiến như sau:
Nội dung câu hỏi
Có
Không
Ý kiến khác
1. Trước đây em có thích học môn Vật lí không?
13
25
1
2. Kết quả học tập môn Vật lí ở đầu năm học em tự nhận thấy có tốt không?
4
35
3. Ở THCS em có được giao nhiệm vụ, báo cáo, tự làm dụng cụ thí nghiệm?
16
23
4. Em có khả năng thuyết trình, báo cáo, thảo luận trước đám đông hay không?
11
27
1
5. Em có biết sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm trình chiếu powerpoint không?
25
24
6. Em có thường sử dụng mạng internet để tra cứu tài liệu học tập không?
36
3
7. Sau khi được giáo viên giao nhiệm vụ học tập em có hoàn thành nhiệm vụ học tập không? 
39
0
8. Qua các tiết học em có tham gia trao đổi, thảo luận cùng các bạn không?
37
2
9. Nội dung báo cáo của các bạn có được đầy đủ, hấp dẫn không?
5
33
1
10. Tài liệu học tập có được giáo viên hướng dẫn cụ thể không?
39
0
11. Em có hài lòng với bầu không khí học tập ở môn Vật lí không?
32
6
1
12. Kết quả hoc tập ở HK1 của em có tiến bộ hơn so với đầu năm học không?
29
10
13. Em có hài lòng với trang thiết bị của nhà trường không?
2
37
	Qua bảng thống kê ý kiến tôi nhận thấy rằng:
	- Số em hứng thú với môn học là ngẫu nhiên. 
	- Phản ứng các em trước các phương pháp học tập tích cực môn Vật lí khá tích cực, đa số các em ủng hộ, có tinh thần đón nhận cái mới, sẵn sàng thay đổi để thích nghi, để đạt kết quả tốt hơn trong học tập. Cụ thể 39/39 em sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao; 37/39 em tham gia tích cực vào hoạt động thảo luận nhóm; 32/39 em hài lòng với bầu không khí học tập.
	- Các em có hứng thú với môn học tăng lên khi sau khi tiếp thu các hoạt động học tập. Ban đầu có 13/39 em không hứng thú với môn học và 35/39 em cảm thấy không hài lòng với kết quả học tập đầu năm học của mình, sau đó 32/39 em hài lòng với môn học và 29/39 em cảm thấy mình tiến bộ hơn ở học kì I.
	- Đa số các em thấy hài lòng với bầu không khí học tập cởi mở khi được thảo luận, trao đổi kiến thức với các bạn cùng trang lứa 37/39 em có tham gia vào các hoạt động thảo luận nhóm.
	- Đa số các em chưa được tiếp cận các phương pháp học tập tích cực trước đây, chưa sử dụng thiết bị công nghệ thông tin, chưa báo cáo, chưa có kĩ năng thuyết trình 27/39 em không có kĩ năng thuyết trình báo cáo; 24/39 em không biết sử dụng công nghệ thông tin, các phần mềm tin học; 23/39 em chưa từng được giáo viên giao các hoạt động nhiệm vụ về nhà ở cấp THCS.
	- Các em có thái độ học tập tốt, 36/39 em có sử dụng internet để tra cứu tài liệu học tập. Đây cũng là thuận lợi trong quá trình thực hiện đề tài.
	 - Các em hứng thú với học tập, tuy nhiên cơ sở vật chất nhà trường vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu học tập của các em 37/39 em không hài lòng.
7. Phạm vi ảnh hưởng:
Đề tài nghiên cứu có thể trở thành một phương pháp giảng dạy và học tập, có thể áp dụng cho công tác giảng dạy của bộ môn Vật lí khối 10 mà còn có khả năng giảng dạy ở khối 11,12 và các môn học khác. 
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học tuy là phong trào mạnh mẽ, là yêu cầu tất yếu đối với giáo viên, là xu hướng dạy học trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, theo tôi việc áp dụng phương pháp đổi mới dạy học này ở trường THPT Trung An nói riêng, nhiều trường THPT vùng ven nói chung khó thực hiện đều đặn, rộng rãi ở tất cả các môn học, thường xuyên ở tất cả các bài học. Lí do, điều kiện cơ sở vật chất ở trường chưa đáp ứng đủ yêu cầu giảng dạy. Trường có 29 lớp học với hơn 1000 học sinh nhưng chỉ có 1 phòng dạy công nghệ thông tin và 1 máy chiếu lưu động; 1 phòng thí nghiệm thực hành nhưng đa số các dụng cụ thí nghiệm đều cũ, hư hỏng nặng, giáo viên không có điều kiện tìm tòi, nghiên cứu thêm; đa số giáo viên chưa được đào tạo bài bản, chưa được học tập kinh nghiệm từ các phương pháp học tập mới, chỉ được biết qua việc tự nghiên cứu tài liệu, sách vở; chương trình giáo dục đang trong thời kì quá độ, chưa cân đối giữa phương pháp dạy học, nội dung dạy học, hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá học sinh.
Muốn nâng cao hiệu quả của đề tài trước hết cần nâng cao trình độ chung của giáo viên bộ môn cả về chuyên môn lẫn các kĩ năng mềm thông qua các buổi tập huấn thật sự thiết thực và bổ ích về các phương pháp giảng dạy tích cực, về sử dụng các thiết bị hiện đại...
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Cờ Đỏ, ngày 28 tháng 03 năm 2018
Người mô tả sáng kiến
Phạm Ngọc Minh Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ket_hop_cac_bien_phap_day_va_hoc_tich_cuc_trong_giang_d.docx