SKKN Hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để chuẩn bị cho trẻ một hành trang Tiếng việt vững chắc để trẻ bước vào lớp 1 một cách thuận lợi

SKKN Hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để chuẩn bị cho trẻ một hành trang Tiếng việt vững chắc để trẻ bước vào lớp 1 một cách thuận lợi

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”(*1). Đúng như thế, tất cả chúng ta ai cũng phải trải qua một tuổi thơ yêu dấu, những ngày tháng không thể nào quên trong cuộc đời. Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm đến các em, đến thế hệ tương lai của nước nhà, Bác nói: “ Những gì quý nhất, đẹp nhất thì hãy dành cho trẻ thơ”. Vì thế việc chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội, đặc biệt là vai trò chăm sóc, tổ chức, hướng dẫn của cô giáo mầm non. Bởi trường mầm non là trường học đầu tiên của trẻ, nơi đó là phôi thai nuôi trẻ lớn lên trên con đường học vấn. Có thể nói: Trường mầm non là bậc thang đầu tiên, là nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời.

 Trong tất cả 7 môn học của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thì môn làm quen với chữ cái là một trong những môn học hết sức quan trọng và cần thiết, hình thành những năng lực hoạt động và phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết để góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện. Chữ cái là tế bào để tạo nên từ, nên tiếng trong Tiếng Việt, mà ngôn ngữ là chiếc cầu nối để trẻ đến được với thế giới xung quanh.

 Môn làm quen với chữ cái ở trường mầm non đã giúp trẻ bước đầu làm quen với 29 chữ cái của Tiếng Việt theo kiểu chữ in thường, viết thường và làm quen thêm với kiểu chữ in hoa. Từ đó trẻ nhận biết mặt chữ, phát âm đúng âm của chữ cái, nghe âm tìm được chữ cái, nhìn vào chữ cái đọc được âm tương ứng.Do đó việc cho trẻ làm quen với chữ cái là một hoạt động rất quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi, nó còn giúp trẻ có những hiểu biết và kỹ năng cơ bản, hỗ trợ trực tiếp và tích cực cho bộ môn Tiếng Việt ở trường tiểu học, hình thành những cơ sở ban đầu của kỹ năng nghe, đọc và nói Tiếng Việt. Việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để chuẩn bị cho trẻ một hành trang Tiếng việt vững chắc để trẻ bước vào lớp 1 một cách thuận lợi.

 

docx 21 trang thuychi01 9762
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để chuẩn bị cho trẻ một hành trang Tiếng việt vững chắc để trẻ bước vào lớp 1 một cách thuận lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU	1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI	1
1.2 Mục đích nghiên cứu	1
1.3 Đối tượng nghiên cứu	2
1.4 Phương pháp nghiên cứu	2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	2
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm	2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	2
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.	3
2.3.1 Tạo môi trường chữ viết cho trẻ	4
2.3.2 Tổ chức giờ học bằng giáo án điện tử	5
2.3.3. Lồng ghép tích hợp chữ cái vào các môn học khác	9
2.3.4 Sáng tác, sưu tầm trò chơi, câu đố giúp trẻ làm quen với chữ cái	12
2.3. 5. Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động làm quen với chữ cái	15
2.3.6. Kết hợp giữa gia đình và nhà trường	15
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân, với đồng nghiệp.	16
III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	17
3.1. Kết luận	17
3.2. Kiến nghị:	17
TÀI LIỆU THAM KHẢO	18
I. MỞ ĐẦU.
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”(*1). Đúng như thế, tất cả chúng ta ai cũng phải trải qua một tuổi thơ yêu dấu, những ngày tháng không thể nào quên trong cuộc đời. Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm đến các em, đến thế hệ tương lai của nước nhà, Bác nói: “ Những gì quý nhất, đẹp nhất thì hãy dành cho trẻ thơ”. Vì thế việc chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội, đặc biệt là vai trò chăm sóc, tổ chức, hướng dẫn của cô giáo mầm non. Bởi trường mầm non là trường học đầu tiên của trẻ, nơi đó là phôi thai nuôi trẻ lớn lên trên con đường học vấn. Có thể nói: Trường mầm non là bậc thang đầu tiên, là nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời.
 Trong tất cả 7 môn học của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thì môn làm quen với chữ cái là một trong những môn học hết sức quan trọng và cần thiết, hình thành những năng lực hoạt động và phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết để góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện. Chữ cái là tế bào để tạo nên từ, nên tiếng trong Tiếng Việt, mà ngôn ngữ là chiếc cầu nối để trẻ đến được với thế giới xung quanh.
 Môn làm quen với chữ cái ở trường mầm non đã giúp trẻ bước đầu làm quen với 29 chữ cái của Tiếng Việt theo kiểu chữ in thường, viết thường và làm quen thêm với kiểu chữ in hoa. Từ đó trẻ nhận biết mặt chữ, phát âm đúng âm của chữ cái, nghe âm tìm được chữ cái, nhìn vào chữ cái đọc được âm tương ứng...Do đó việc cho trẻ làm quen với chữ cái là một hoạt động rất quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi, nó còn giúp trẻ có những hiểu biết và kỹ năng cơ bản, hỗ trợ trực tiếp và tích cực cho bộ môn Tiếng Việt ở trường tiểu học, hình thành những cơ sở ban đầu của kỹ năng nghe, đọc và nói Tiếng Việt. Việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để chuẩn bị cho trẻ một hành trang Tiếng việt vững chắc để trẻ bước vào lớp 1 một cách thuận lợi.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Nhằm hình thành những năng lực hoạt động và phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết để góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ
- Giúp trẻ nhận biết mặt chữ, phát âm đúng âm của chữ cái, nghe âm tìm được chữ cái, nhìn vào chữ cái đọc được âm tương ứng. Ngoài ra trẻ còn đọc một số câu thơ, ca dao, đồng dao có chứa âm của chữ cái nhằm hoàn thiện bộ máy phát âm và nói năng mạch lạc, có sự biểu cảm, nói đúng ngôn ngữ Tiếng Việt và giúp trẻ biết cầm bút, ngồi đúng tư thế khi tô, viết.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi điểm trường Na Tao trường mầm non Pù Nhi.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
	Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết;
	Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
	Phương pháp thống kê, xử lí số liệu;
Nhận thức được tầm quan trọng của môn học như vậy nên tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi “Làm quen với chữ cái” đạt kết quả tốt hơn. Năm học 2017 – 2018 tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi điểm trường Na Tao - trường mầm non Pù Nhi”.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo học tiếng mẹ đẻ ở lớp 1 thì việc cho trẻ làm quen dần với chữ cái (nhận mặt chữ và tập tô chữ) là hết sức cần thiết. Nội dung này chỉ có trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Tuy nhiên việc trẻ hứng thú, ham thích say mê với chữ cái như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần tổ chức tốt các hoạt động ở trường lớp mẫu giáo mà trong đó hoạt động làm quen với chữ cái cũng rất là quan trọng, trẻ ghi nhớ tốt các chữ cái là nền tảng vững chắc cho trẻ khi vào lớp 1. Việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với các chữ cái ngộ nghĩnh mà trẻ chưa từng được tiếp cận, đó cũng là một vấn đề được đề cập đế để giúp trẻ nhận biết được dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ mặt chữ, để cho trẻ có một kiến thức vững vàng về chữ cái, để khi bước vào ngưỡng cửa của trường tiểu học, khi được tiếp xúc với các chữ cái thì trẻ không phải ngạc nhiên mà lại thích thú hơn khi được tiếp xúc.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thuận lợi:
 Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp các ngành, đặc biệt là sự quan tâm sát sao của Phòng giáo dục và nhà trường cũng như lãnh đạo địa phương nên cơ sở vật chất của nhà trường đã được cải thiệc đáng kể, phòng học thoáng mát, rộng rãi. Nhà trường đã có trang thiết bị điện tử như: Máy chiếu, màn chiếu, máy tính, ti vi khi phát triển vận động.
 Trường luôn coi trọng đến việc tạo môi trường chữ viết phong phú, hấp dẫn để lôi cuốn trẻ. Lớp được trang bị một số đồ dùng học tập để trẻ được tiếp cận với việc học chữ cái qua các trò chơi .
 b. Khó khăn:
Bên cạnh những mặt thuận lợi vẫn còn không ít những khó khăn: 
NhËn thøc cña trÎ chªnh lÖch nhauđặc biệt là dạy trẻ dân tộc thiểu số,đặc thù của lớp là trẻ thuộc nhiều dân tộc khác nhau như: Kinh, Dao, Thái, Mông, vì vậy việc truyền thụ kiến thức đến trẻ gặp rất nhiều khó khăn nhất là việc dạy trẻ làm quen với chữ cái.
Nhiều phụ huynh rất nóng lòng trong việc cho con mình học đọc, học viết. Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình.
 Trước thực trạng này tôi đã trăn trở để tìm ra những phương pháp thiết thực làm sao để tổ chức cho trẻ học mà chúng cứ nghĩ mình đang chơi, và tuy chơi nhưng lại mang hiệu quả tích cực, áp dụng tích cực quan điểm giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
c. Kết quả của thực trạng trên.
 Từ thực tế trên dẫn đến kết quả cho trẻ LQCC như sau:
STT
Kỹ năng
Tổng số
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
1
Nhận biết và phát âm chữ cái.
18
3
17%
15
83%
2
Làm quen với hướng đọc viết
18
6
33%
12
97%
3
Tập tô, viết, sao chép chữ cái.
18
9
50%
9
50%
 Từ kết quả trên nên tôi luôn trăn trở và suy nghĩ để cải tiến nội dung, phương pháp cho trẻ làm quen với chữ cái để chất lượng giờ học đạt kết quả cao hơn.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để trẻ học tốt môn làm quen với chữ cái, tôi đã tiến hành một số giải pháp sau: 
2.3.1 Tạo môi trường chữ viết cho trẻ:
Tạo môi trường chữ viết trong và ngoài lớp là điều hết sức quan trọng khi cho trẻ làm quen với chữ cái. Vì vậy tôi không ngừng nghiên cứu để tạo ra môi trường phong phú và đa dạng, luôn lôi cuốn sự tò mò của trẻ.
*Tạo môi trường chữ viết trong lớp học:
Như chúng ta đã biết, lớp học là ngôi nhà thứ hai của trẻ, phản xạ đầu tiên khi bé bước chân vào lớp là nhìn xung quanh xem có những gì và có đẹp không. Vì vậy các mảng chính như: Mảng chủ đề, các góc hoạt động phải được trang trí với màu sắc đẹp, tên gọi của các góc phải toát lên sự ngây thơ, ngộ nghĩnh. Lựa chọn cỡ chữ phải phù hợp, dán chữ ở độ cao vừ tầm mắt của trẻ, đặc biệt kiểu chữ phải chuẩn, màu sắc đẹp, phù hợp với hình ảnh minh họa ở mỗi góc.
 - Dán nhãn vào mọi thứ đồ dùng trong lớp để trẻ thấy được đó là tên của đồ dùng và mối liên hệ giữa lời nói và chữ viết. 
 Ví dụ: Cho trẻ làm quen chữ cái h, k (chủ đề: Thế giới thực vật). Tôi đã cho trẻ ôn luyện bằng cách yêu cầu trẻ tìm chữ h, k trong các từ chỉ tên đồ vật. (Chữ h trong từ “lọ hoa”, chữ k trong từ “hoa loa kèn”) 
 - Ngoài ra tôi còn thu hút trẻ tạo môi trường chữ ở các: Tạo hình, Thư viện, Học tập nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ.
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ làm allbum “Các loại quả”. Cô và trẻ sưu tầm tranh ảnh các loại quả, yêu cầu trẻ tìm các chữ cái có trong hoạ báo cắt và ghép thành từ chỉ tên các loại quả theo mẫu cho trước.(Ví dụ: quả xoài, chùm nho)
 - Mỗi khi thay đổi đồ dùng - đồ chơi và các tiêu đề trên giá đồ chơi, tôi lại giới thiệu cho trẻ về chữ mới, từ mới để trẻ quan sát và làm quen với từ mới, tìm ra chữ cái đã học trong từ mới đó.
* Tạo môi trường chữ viết ngoài lớp học: 
Môi trường ngoài lớp học như: Góc thiên nhiên, góc tuyên truyền với phụ huynh, khu vực để đồ dùng cá nhân của trẻĐây là nơi trẻ thường xuyên hoạt động nên có tác dụng ôn tập và củng cố chữ cái cho trẻ, vì vậy tôi thường tạo môi trường chữ ở những góc này. Ví dụ: Nơi để đồ dùng cá nhân của trẻ, tôi đã gắn ký hiệu riêng của trẻ kèm theo tên trẻ. Hàng ngày khi lấy hoặc cất đồ dùng trẻ sẽ được nhìn tên của mình, biết tên của mình có mấy chữ cái và bắt đầu bằng chữ cái nào ?...Từ đó trẻ bắt chước và sao chép lại tên mình và tên bạn, ghi tên mình vào các tác phẩm do mình tự làm ra. 
2.3.2 Tổ chức giờ học bằng giáo án điện tử.
Trước khi tiến hành cho trẻ làm quen với chữ cái, tôi luôn xác định trước đề tài: tiết làm quen chữ cái hay tiết trò chơi chữ cái, sau đó tôi nghiên cứu bài soạn, vạch ra kế hoạch hoạt động, đặt ra mục đích yêu cầu cho hoạt động và lên kế hoạch hoạt động cho cô và trẻ. Tôi chuẩn bị giáo án điện tử phù hợp với nội dung bài dạy và nội dung chủ đề. Muốn giờ học làm quen với chữ cái đạt hiệu quả cao và giúp trẻ chủ động tích cực tham gia vào hoạt động thì việc ứng dụng công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của trẻ trong các hoạt động giáo dục. Ngoài ra tôi còn tìm cách giới thiệu bài hấp dẫn, biết cách tích hợp một cách khéo léo, có thể tích hợp bằng nhiều hình thức khác nhau.
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái u, ư ở chủ đề “Nghề nghiệp”. Tôi đã tổ chức như sau
Phần 1: Trò chuyện với trẻ về một số nghề trong xã hội.
Tôi đọc câu đố: “ Hạt gì mà trắng phau phau.
	Tên gọi như để nấu cơm ăn liền” ( Hạt gạo)
Cho trẻ nhìn lên màn hình xem hạt gạo và hỏi trẻ: Hạt gạo là sản phẩm của nghề nào? ( Nghề nông)
Các bác nông dân đã làm thế nào để có hạt gạo? Bật silde hình ảnh các bước bác nông dân làm nên hạt lúa, gạo ( Cày, cấy, ...). Giáo dục trẻ: Biết ơn các bác nông dân. 
Ngoài nghề nông ra còn có các ngành nghề nào khác nữa? ( nghề may, dệt...). Giáo dục trẻ: Cô thấy nghề nào cũng cao quý, chính vì vậy mà các con phải biết yêu quý, kính trọng những người lao động và học thật giỏi để thành người có ích cho xã hội.
Cho trẻ hát những bài hát về các ngành nghề (Ví dụ bài: Bác đưa thư vui tính).
Phần 2: Làm quen với chữ cái u, ư
Tôi bật màn hình cho trẻ xem bức tranh về bác nông dân đang gặt lúa. Phía dưới có từ “ gặt lúa”. Cho trẻ lên ghép từ “ gặt lúa” giống trên bảng. Sau đó cho trẻ tìm chữ đã học trong từ “ gặt lúa”. 
Sau đó tôi tiến hành cho trẻ làm quen với chữ cái theo trình tự:
- Bật màn hình cho trẻ xem chữ cái u.
- Cô phát âm mẫu chữ cái u. Trẻ phát âm mẫu theo lớp, tổ, cá nhân.
- Trẻ nêu nhận xét về cấu tạo chữ. ( Chữ u gồm một nét móc và một nét thẳng đứng )
- Khi trẻ miêu tả về cấu tạo chữ xong, tôi bật màn hình và tạo hiệu ứng để các nét của chữ u hiện ra cho trẻ dễ hiểu.
- Củng cố lại cấu tạo chữ u và phân tích nét chữ: Tôi đã cho lần lượt từng nét chữ xuất hiện theo qui trình chữ như: Nét móc ra trước, sau đó đến nét thẳng xuất hiện và dính vào nét móc, tạo thành một chữ u. Hoặc tôi phân tích đến nét nào thì nét đó đổi màu chữ để trẻ dễ hiểu.
- Giới thiệu thêm chữ u in hoa và chữ u viết thường: Tôi cho lần lượt từng chữ xuất hiện trên màn hình để trẻ quan sát và phát âm. 
- Trẻ nêu nhận xét về điểm giống và khác nhau của 3 chữ cái u theo kiểu chữ in thường, viết thường và in hoa. (Giống nhau ở cách phát âm, Khác nhau ở nét chữ ).
- Giới thiệu cách ghép chữ cái u bằng các nét móc và nét thẳng đứng trên màn hình. Tôi tạo hiệu ứng để các nét tách rời nhau, sau đó tôi giới thiệu cách ghép 2 nét lại để thành chữ cái u.
 ( Chữ cái ư thực hiện tương tự như chữ cái u)
Phần 3: So sánh chữ u và chữ ư:
- Cô hỏi: Chữ cái u và chữ cái ư giống nhau ở điểm nào ? ( Đều có một nét móc và một nét thẳng đứng).
- Khi củng cố lại, tôi đã tạo hiệu ứng để 2 nét móc của chữ u và ư xuất hiện cùng lúc, sau đó 2 nét thẳng đứng lại xuất hiện và gắn vào 2 nét móc , tạo thành 2 chữ cái u.( Khi tạo hiệu ứng tôi đã cho các nét chữ bay ra từ các hướng khác nhau. Ví dụ: 2 nét móc bay ra từ bên phải, 2 nét thẳng đứng xuất hiện theo hướng từ dưới lên trên. Màu của 2 nét móc là màu đen, màu của 2 nét thẳng là màu đỏ.) Khi nhìn các hiệu ứng như vậy trẻ rất thích thú và chăm chú vào bài học. 
- Cô hỏi: - Chữ u và ư khác nhau ở điểm nào ? (chữ cái u không có nét móc, chữ cái ư có nét móc bên phải )
- Khi trẻ trả lời xong, tôi củng cố lại trên màn hình bằng cách làm hiệu ứng cho nét móc của chữ ư xoay một vòng để trẻ dễ hiểu. Như vậy trẻ rất dễ hiểu và cũng rất thích thú.
Phần 4:Trò chơi với chữ cái
Tôi sử dụng nhiều trò chơi hấp dẫn trên màn hình như trò chơi: “ Ô số kỳ diệu”, chữ nào biến mất”...
Đối với tiết: Trò chơi với chữ cái.
Khi cho trẻ chơi với chữ cái, tôi thường xuyên chọn lọc và tìm trò chơi phù hợp với từng nhóm chữ cái. Nếu trò chơi nào vừa được dùng ở bài hôm trước thì hôm sau tôi phải thay trò chơi mới để gây hứng thú cho trẻ. Một yêu cầu đặt ra đối đối với giáo viên là lượng kiến thức trong trò chơi phải ngắn gọn, dễ hiểu, luôn thay đổi hình thức để tránh nhàm chán cho trẻ. Khi tổ chức các trò chơi nên cho trẻ thi đua giữa đội này với đội kia hoặc giữa trẻ này với trẻ khác thì mới khuyến khích được sự nỗ lực phấn đấu của trẻ.
Ngoài ra khi tổ chức trò chơi còn phải biết kết hợpgiữa trò chơi động và trò chơi tĩnh, cách giới thiệu cũng phải hấp dẫn và phù hợp với từng chủ đề. 
Một số trò chơi thường dùng trong hoạt động làm quen với chữ cái đã đem lại hiệu quả cao như sau: ( Đối với giờ LQ với chữ cái u, ư.)
* Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Yêu cầu trẻ sử dụng các nét móc, nét thẳng đứng và nét móc nhỏ mà cô đã chuẩn bị để ghép thành chữ u, ư theo yêu cầu của cô. 
* Trò chơi: ô số kỳ diệu.
Tôi đã tạo 6 ô số trên màn hình với 6 màu sắc rực rỡ khác nhau, trên mỗi ô số là một số ( số 1, 2, 3, 4, 5, 6 ). Ẩn phía sau ô số là các chữ cái u, ư theo kiểu chữ in thường, viết thường và in hoa. Tôi chia trẻ làm 2 đội và yêu cầu 2 đội cùng thi đua nhau mở ô số. Lần lượt từng đội sẽ mở ô số. Khi ô số mở ra thì đội đó phải đọc tên chữ cái ẩn phía sau ô số và nói xem đó là kiểu chữ cái gì, in hoa hay in thường....
Qua cách dạy như vậy, tôi thấy trẻ rất hứng thú và sôi nổi trong giờ học, vì thế kết quả thu được rất cao. Các trò chơi đưa ra phải phù hợp với từng chủ đề.
- Ví dụ: LQCC b, d, đ ( Chủ đề: “Tết và mùa xuân”) tôi cho trẻ chơi trò chơi “ Đi chợ tết”. Yêu cầu tổ 1 đi chợ mua những món hàng có tên chứa chữ cái b ( Bánh chưng, bánh qui, quả bồng...). Tổ 2 mua món hàng có tên chứa chữ cái d ( quả dứa, quả dừa...) Tổ 3 mua các món hàng có tên chứ chữ cái đ (hoa đào...). Khi trẻ mua hàng xong, trẻ phải nói được đó là món hàng gì ? Có chứa chữ cái gì vừa học. Cô cho các tổ kiểm tra lẫn nhau.
Hay với chủ đề “ Trường mầm non”, với nhóm chữ cái o, ô, ơ. Vào bài tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Vịt con trong ngày khai trường”, sau đó hỏi trẻ: Ngày đầu tiên đến lớp vịt con đã chuẩn bị những gì trong cặp ? ( Vở, bảng con, hộp màu...). Tôi cho trẻ làm quen với chữ cái O qua từ “ bảng con”. Khi vịt con đã viết thành thạo thì cô giáo Ngan bảo vịt con lấy cái gì ?( Hộp màu) và cô cho trẻ làm quen với chữ cái Ô qua từ “ hộp màu”. Cô giáo Ngan ra bài tập về nhà vào đâu ? ( quyển vở), sau đó cho trẻ chơi trò chơi “ Tạo dáng hình chữ cái” ( Trẻ thì cong hai ngón tay lại, trẻ thì há miệng, trẻ thì vòng hai cánh tay lên đầu...) – Trên cơ thể có bộ phận nào giống chữ cái O ? ( Đầu )...
Đối với khi trẻ tập tô chữ cái:
Khi tổ chức cho trẻ tập tô với chữ cái, tôi đã dùng máy ảnh chụp lại các trang vở mà trẻ chuẩn bị tô, sau đó đưa lên màn hình để trẻ nhìn cho rõ. Khi tô mẫu cho trẻ xem, tôi đã làm hiệu ứng với cây bút chì thông minh, tôi không dùng tay để tô chữ trên bảng mà tôi điều khiển chuột của máy tính để cây bút tự tô chữ cái trên màn hình theo đúng qui trình chữ. Như vậy trẻ rất dễ hiểu và nhìn cũng rất rõ.
Ngoài ra khi tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái tôi còn sử dụng nhiều hình ảnh rất hấp dẫn như con chim đang bay, bông hoa dang rung rinh,... Tôi còn chèn tiếng kêu của các con vật hoặc nhiều bài hát phù hợp với nội dung bài học để tích hợp vào môn học nhằm gây hứng thú cho trẻ và cũng làm cho giờ học sinh động hơn.
2.3.3. Lồng ghép tích hợp chữ cái vào các môn học khác:	
* Thông qua môn làm quen với văn học: ( chủ đề " Trường mầm non") tôi đã cho trẻ làm quen với chữ cái o ô ơ qua bài thơ: “ Bé đến lớp”.
Hôm nay bé đến lớp
Lòng bé rộn ràng
Bước chân theo mẹ
Trên con đường làng
Nắng vàng theo bé
Vào lớp mầm non
Nắng nghe bé hát
Nắng bảo“bé ngoan”
 Tôi cho trẻ đọc bài thơ: Bé đến lớp bằng chữ to trên màn hình theo tay chỉ của cô. Sau đó tôi chia trẻ làm 2 tổ, phía trên là 2 bức tranh chữ to dán trên bảng. Tôi yêu cầu một tổ tìm và gạch chân chữ o, một tổ tìm và gạchchân chữ ô, một tổ tìm và gạch chân chữ ơ có trong bài thơ.
 Hoặc khi học chữ s, x. Tôi đã cho trẻ đọc đoạn thơ sau:
Giọt sương long lanh
Giọt sương trong suốt
Giọt sương hạt ngọc
Thu lượm màu xanh.
Khi đọc đoạn thơ này, trẻ sẽ được luyện phát âm chữ s và tìm chữ s còn thiếu trong bài thơ.
 * Với chuyện sáng tạo tôi cho trẻ làm quen với chữ viết thường và nhận biết được hướng đi của chữ.
Ví dụ: Đối với truyện sáng tạo: "Một phen sợ hãi" ở chủ đề phương tiện và luật lệ giao thông.
Tôi kể chuyện cho trẻ nghe và gợi ý, trẻ sẽ tự đặt tên cho câu chuyện như: “Cún con qua đường", “ Cún con không nghe lời mẹ dặn”, “ Hai anh em cún đi chơi phố”... những tên truyện mà trẻ đặt tôi viết lên bảng và khi viết tôi đọc từng chữ cái và trẻ được làm quen với các cụm từ đơn giản một các hứng thú, từ đấy sẽ nhìn vào những câu truyện tranh để phát hiện và đọc những chữ cái.
* Lồng ghép môn chữ cái vào môn thể dục:( Ở chủ đề“ Quê hương, đất nước, Bác Hồ”).
 Ví dụ bài: “ Bật chụm, tách chân” tôi đã lồng ghép chữ v, r, s, x. Tôi vẽ các ô vuông, bên trong mỗi ô tôi viết một chữ cái: 
v
r
r
s
x
x
s
Trẻ thực hiện động tác bật và kết hợp đọc chữ cái trong ô.
Với bài thể dục này tôi tổ chức hình thức thi đua nên khi kết thúc phần thi xem đội nào thắng cuộc sẽ được tặng hoa, trong mỗi bông hoa có chứa chữ cái v, r, s, x.
Như vậy thông qua dạy thể dục kỹ năng tôi đã vận dụng tích hợp được rất nhiều các chữ cái và tạo hứng thú cho môn học, vừa củng cố khắc sâu các chữ cái mới được làm quen.
* Thông qua môn âm nhạc:
 Với nhóm chữ cái a, ă, â. Tôi đã cho trẻ hát bài “ Chữ a, ă, â” ( Một vòng tròn tròn, một nét cong cong, là chữ a, móc câu nằm trên thành chữ ă, a thêm mũ đội thành chữ â,....).
Lồng ghép vào môn KPKH: ( Bài động vật nuôi trong gia đình). Tôi cho trẻ chơi: Ô chữ kỳ diệu
b
d
đ
l
n
m
Trong mỗi ô chữ là một chữ cái đã học, ẩn phía sau ô chữ sẽ là hình ảnh các con vật. Khi chơi trẻ phải chọn cho mình một ô chữ, nếu đọc được tên chữ cái thì ô chữ mới được mở ra để xem trong ô chữ đó là con vật gì, có tiếng kêu ra sao. 
* Thông qua hoạt động ngoài trời:
Tôi đã tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian như: Rồng rắn lên mây. Khi đọc “ Rồng rắn”, tôi yêu cầu trẻ phải cong lưỡi. Khi chơi tự do quanh sân trường, tôi yêu cầu trẻ phải đọc tên cây và tìm chữ cái đã học trong từ chỉ tên cây treo ở mỗi cây.
Tôi còn cho trẻ tìm và nhận ra các chữ cái viết thường, in thường, in hoa trong

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_tre_mau_giao_5_6_tuoi_lam_quen_voi_chu_cai_la.docx