SKKN Hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ để hệ thống hóa kiến thức trong Địa lí lớp 12

SKKN Hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ để hệ thống hóa kiến thức trong Địa lí lớp 12

Trong quá trình dạy học và ôn thi học sinh nhất là ôn thi học sinh giỏi đòi hỏi người dạy phải có phương pháp hợp lí, phù hợp với đối tượng học sinh. Dạy học trước hết cần đạt được hiệu quả là đa số học sinh hiểu bài. Nhưng để giờ dạy đạt chất lượng cao thì học sinh dưới sự hướng dẫn giáo viên có thể chủ động, tích cực lĩnh hội được tri thức. Như vậy người giáo viên cần phải có phương pháp dạy học tích cực kích thích tư duy học sinh phát triển. Sau 8 năm dạy học và ôn luyện học sinh liên tục qua năm trong các kỳ thi tốt nghiệp và thi học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia. Tôi nhận thấy học sinh làm bài hay bỏ sót ý, triển khai các ý trong bài không rõ ràng, các ý không theo tư duy từ khái quát đến cụ thể, diễn đạt lan man, các ý trọng tâm không đề cập đến, dẫn đến mất điểm, cảm thấy khó học, khó nhớ. Tôi đã tìm hiểu và tìm ra nguyên nhân cơ bản nhất là do học sinh chưa xây dựng được dàn ý cho một nội dung hay khối khiến thức cần tìm hiểu. Do vậy thiết nghĩ việc giáo viên hệ thống hoá kiến thức cho học sinh là điều rất cần thiết. Qua quá trình ôn luyện cho học sinh cá nhân tôi thấy sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức là rất hiệu quả và học sinh nhớ chính xác từng mục, từng phần, từng ý nhỏ, tránh tình trạng học sinh bỏ sót ý, đặc biệt là nhầm kiến thức. Việc sử dụng sơ đồ tư duy còn góp phần phát huy tính sáng tạo và chủ động của học sinh.

 Từ những lý do trên, trong qua trình giảng dạy, bằng những kinh nghiệm thực tế của bản thân, tôi đã xây dựng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “ Hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ để hệ thống hoá kiến thức trong Địa lý lớp 12”

 

doc 19 trang thuychi01 6844
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ để hệ thống hóa kiến thức trong Địa lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH XÂY DỰNG SƠ ĐỒ ĐỂ HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TRONG ĐỊA LÍ LỚP 12
 Người thực hiện: Hoàng Huyền Trang
 Chức vụ : Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Địa lý
THANH HOÁ, NĂM 2016
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
 MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài I.2. Mục đích nghiên cứu. 
I.3. Đối tượng nghiên cứu.. 
I.4. Phương pháp nghiên cứu 
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
II.1.1. Khái niệm sơ đồ.. 
II.1.2. Sử dụng sơ đồ trong dạy học..................... 
II.1.3. Cách lập sơ đồ ........................................ 
II.1.4. Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy....................... 
II.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
II.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
II.3.1. Sử dụng sơ đồ trong khái quát hóa nội dung bài học ................ 
II.3.2. Sử dụng sơ đồ trong việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức bài học....
II.3.3. Sử dụng sơ đồ trong khâu kiểm tra, đánh giá.............................
II.3.4. Hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ để hệ thống hóa kiến thức trong dạy học Địa lí – Bài 36 ( Lớp 12 cơ bản).
II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..............................................
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
3
3
3
3
4
4
5
6
6
7
8
9
9
16
18
I. MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài.
Trong quá trình dạy học và ôn thi học sinh nhất là ôn thi học sinh giỏi đòi hỏi người dạy phải có phương pháp hợp lí, phù hợp với đối tượng học sinh. Dạy học trước hết cần đạt được hiệu quả là đa số học sinh hiểu bài. Nhưng để giờ dạy đạt chất lượng cao thì học sinh dưới sự hướng dẫn giáo viên có thể chủ động, tích cực lĩnh hội được tri thức. Như vậy người giáo viên cần phải có phương pháp dạy học tích cực kích thích tư duy học sinh phát triển. Sau 8 năm dạy học và ôn luyện học sinh liên tục qua năm trong các kỳ thi tốt nghiệp và thi học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia. Tôi nhận thấy học sinh làm bài hay bỏ sót ý, triển khai các ý trong bài không rõ ràng, các ý không theo tư duy từ khái quát đến cụ thể, diễn đạt lan man, các ý trọng tâm không đề cập đến, dẫn đến mất điểm, cảm thấy khó học, khó nhớ. Tôi đã tìm hiểu và tìm ra nguyên nhân cơ bản nhất là do học sinh chưa xây dựng được dàn ý cho một nội dung hay khối khiến thức cần tìm hiểu. Do vậy thiết nghĩ việc giáo viên hệ thống hoá kiến thức cho học sinh là điều rất cần thiết.. Qua quá trình ôn luyện cho học sinh cá nhân tôi thấy sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức là rất hiệu quả và học sinh nhớ chính xác từng mục, từng phần, từng ý nhỏ, tránh tình trạng học sinh bỏ sót ý, đặc biệt là nhầm kiến thức. Việc sử dụng sơ đồ tư duy còn góp phần phát huy tính sáng tạo và chủ động của học sinh.
 Từ những lý do trên, trong qua trình giảng dạy, bằng những kinh nghiệm thực tế của bản thân, tôi đã xây dựng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “ Hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ để hệ thống hoá kiến thức trong Địa lý lớp 12” 
II.2. Mục đích nghiên cứu.
- Hướng dẫn học sinh cách thức tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức một cách khoa học, có hiệu quả. 
- Tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học và yêu thích môn địa lí hơn.
- Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, nhằm nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy môn Địa lý trong nhà trường phổ thông, kích thích lòng ham mê tìm tòi, khám phá, lòng yêu quê hương đất nước của học sinh thông qua môn Địa lý.
II.3. Đối tượng nghiên cứu	
+ Giáo viên trong việc giảng dạy môn Địa lí.
+ Học sinh trong việc học tập.
II.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Quan sát kết quả đạt được từ thực tiễn ôn luyện học sinh giỏi trong năm qua.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp.
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp điều tra.
- Các phương pháp có liên quan đến lí luận dạy học đổi mới.
II.	NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
II.1. Cơ sở của sáng kiến kinh nghiệm.
II.1.1. Khái niệm sơ đồ.
- Sơ đồ là một kết cấu, tổ chức có tính logic và phản ánh các thành phần và các mối quan hệ giữa các thành phần trong kết cấu, tổ chức đó, được thể hiện bằng công cụ đồ họa kết hợp với các ký hiệu, ước hiệu chữ, phụ đề,... Các mối quan hệ giữa các thành phần được thể hiện bằng các mũi tên.
- Sơ đồ trong quá trình dạy học được xem là công cụ, phương tiện và cũng là cách thức truyền tải thông tin của người dạy và lĩnh hội kiến thức của người học. Sử dụng sơ đồ trong quá trình dạy học sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của người học. Đối với môn địa lí sơ đồ chính là công cụ đắc lực để thê hiện các mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ nhân quả.
- Có nhiều cách thức biểu hiện các vấn đề, nội dung qua sơ đồ. Hiện nay hình thức sơ đồ hóa kiến thức được ứng dụng phổ biến và có hiệu quả cao trong dạy học địa lí là hình thức sơ đồ tư duy.
- Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép, tìm tòi đào sâu, mở rộng ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề ... bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết... Đặc biệt là một sơ đồ mở, việc thiết kế sơ đồ theo mạch tư duy của mỗi người.
- Sơ đồ tư duy tập trung rèn luyện cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Sơ đồ tư duy có ưu điểm
+ Dễ nhìn, dễ viết
+ Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh
+ Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não
+ Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic
- Sơ đồ tư duy sẽ giúp
+ Sáng tạo hơn
+ Tiết kiệm thời gian
+ Ghi nhớ tốt hơn
+ Nhìn thấy bức tranh tổng thể
+ Phát triển nhận thức, tư duy,...
II.1.2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học
- Cho học sinh làm quen với sơ đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho một số “sơ đồ tư duy” cùng với dẫn dắt của giáo viên để các em định hướng nhanh hơn
- Hướng dẫn cho học sinh có thói quen khi tư duy logic theo hình thức sơ đồ hoá trên sơ đồ tư duy.
- Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ ba... mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn... các nhánh này như “bố mẹ” rồi “con, cháu, chút, chít,...” các đường nhánh có thể đường thẳng hay đường cong
- Cho học sinh thực hành vẽ sơ đồ tư duy trên giấy: Chọn từ khoá- tên chủ đề hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm.
- Vẽ sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc từng cá nhân
+ Đối với giáo viên, để thiết kế một sơ đồ tư duy đối với một bài học, chúng ta có thể thiết kế bằng bảng vẽ trên giấy, hoặc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trên bảng, hoặc có thể dùng phần mềm Mindmap. Đối với phần mềm này giáo viên có thể thực hiện thành một giao án hay một bài giảng điện tử với kiến thức được xây dựng thành một sơ đồ, qua đó còn có thể kết hợp để trình chiếu những nội dung cần lưu ý hay những đoạn phim có liên quan được liên kết với sơ đồ. Qua đó có thể giúp học sinh hệ thống được kiến thức vừa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm
+ Đối với học sinh, trước hết giáo viên phải giới thiệu một số sơ đồ tư duy cho các em làm quen, sau đó hướng các em từ từ xây dựng sơ đồ riêng cho mình. Bước đầu, chỉ yêu cầu học sinh xác định được trọng tâm, sau đó hệ thống các kiến thức liên quan thành sơ đồ phân nhánh, rồi từ đó học sinh sẽ thiết kế thành những sơ đồ tư duy của mỗi các nhân. Có thể áp dụng sơ đồ trước hay sau khi học một bài học, với bài học mới, có thể cho học sinh xây dựng theo một nhóm, rồi dựa vào sơ đồ học sinh sẽ thảo luận, sau đó nhóm sẽ trình bày kiến thức theo hình thức thuyết trình dựa trên sơ đồ đã xây dựng, sau bài học đó thì có thể yêu cầu học sinh tự hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ theo cách riêng của mình. Việc phối hợp linh động nhiều phương pháp trong quá trình giảng dạy, kết hợp với việc thiết lập sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức đã giúp cho học sinh nắm được bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
II.1.3. Cách lập sơ đồ tư duy
- Đọc kỹ nội dung cần đưa lên sơ đồ để định hướng những vấn đề cần thể hiện.
- Viết ngắn gọn
- Các nội dung phải có tính logic, thể hiện được mối quan hệ giữa các đối tượng và hiện tượng địa lí.
- Nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý.
* Điều tránh khi ghi chép trên sơ đồ tư duy:
- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng
- Ghi chép qua nhiều ý vụn vặt không cần thiết
- Dành quá nhều thời gian để ghi chép
Các cách ghi chép
Dùng từ khoá và các ý chính
Đánh số các ý
Sử dụng màu sắc để ghi
Viết cụm từ, không viết thành câu
Ghi chép nguồn gốc thông tin
Liên kết các ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc
Dùng các từ viết tắt
II.1.4. Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy
- Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề, hay có thể với một từ khoá được viết hoa, in đậm. Một hình ảnh có thể được diễn đạt được cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được vào chủ đề và làm cho ta hưng phấn
- Bước 2: Luôn sử dụng màu sắc. Bởi màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh
- Bước 3: Nối các nhánh chính ( cấp 1) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1,... bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau.
- Bước 4: Mỗi nhánh/ ảnh/ ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ hay đường cong
- Bước 5: Tạo ra một kiểu sơ đồ riêng cho mình ( Kiểu đường kẻ, màu sắc,...)
- Bước 6: Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
 Rõ ràng từ cách dạy của thầy đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách học của trò. Một khi giáo viên quan tâm việc hình thành kỹ năng lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức cho học sinh trong học tập địa lý thì việc tiếp thu kiến thức trở nên thuận lợi và có kết quả hơn. Học sinh nắm được cách thức học tập, hướng học sinh lưu ý trọng tâm, định hướng được nội dung chính của bài học. Đó là cách dạy và cách học tốt nhất, phù hợp với phương pháp dạy học phát triển hiện nay.
II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Học sinh chưa có hứng thú nhiều với môn Địa lí vì tâm lí ngại học thuộc, phải ghi nhớ một cách máy móc.
- Một số học sinh lạm dụng nhiều hình vẽ trong sơ đồ theo ý tưởng của mình, như vậy làm mất thời gian và bị chi phối cho việc tập trung triển khai các ý trong nội dung bài cần thể hiện trên sơ đồ.
- Việc đổi mới phương pháp và tìm ra cách tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức của giáo viên chưa được áp dụng một cách đồng bộ và có hiệu quả.
II.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
II.3.1. Sử dụng sơ đồ trong việc khái quát nội dung của bài học 
Các khu vực địa hình Việt Nam
Khu vực đồi núi
Khu vực đồng bằng
Địa hình núi
Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du
Đồng bằng châu thổ sông
Đồng bằng ven biển
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Dải đồng bằng ven biển miền Trung
Vùng núi Trường Sơn
Nam
Vùng núi Trường Sơn
Bắc
Vùng núi Tây
Bắc
Vùng núi Đông Bắc
Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Các miền tự nhiên 
Thiên nhiên phân hóa theo độ cao
Thiên nhiên phân hóa theo Đông -Tây
Thiên nhiên phân hóa theo Bắc Nam
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Miền Bắc và Đông bắc Bắc Bộ
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Đai ôn đới gió mùa trên núi
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
Vùng đồi núi
Đai nhiệt đới gió mùa
Vùng đồng bằng ven biển
Vùng biển và thềm lục địa
Phần lãnh thổ phía Nam
Phần lãnh thổ phía Bắc
II.3.2.Sử dụng sơ đồ trong việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức bài học.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung mục 1và mục 2, Bài 17: Lao động và việc làm bằng việc hoàn thành các nội dung trong sơ đồ.
 Giáo viên yêu cầu Hs dựa vào mục 1 và mục 2, bài 17 –trang 73, 74, 75-SGK Địa lí 12, hãy hoàn thành các nội dung sau
Đặc điểm nguồn lao động nước ta
Thế mạnh
Hạn chế
Chất lượng
Số lượng 
..
.
.
..
Cơ cấu nguồn lao động nước ta
Cơ cấu lao động theo các thành thị và nông 
Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế
Cơ cấu lao động theo các thành phần kinh tế
Tỉ trọng lao động nông thôn 
Tỉ trọng lao động thành thị.
Tỉ trọng lao động trong Kv có vốn đầu tư nước ngoài. 
Tỉ trọng lao động trong Kv ngoài Nhà nước.
Tỉ trọng lao động trong kv Nhà Nước ..
Tỉ trọng lao động trong ngành dịch vụ .
Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp –xây dựng.
Tỉ trọng lao động trong ngành nông –lâm-ngư nghiệp 
II.3.3.Sử dụng sơ đồ trong khâu kiểm tra – đánh giá
Ví dụ: Hs dựa vào nội dung phần 3.c trang 127 SGK, hãy nêu các cách phân loại các trung tâm công nghiệp nước ta.
Cách phân loại các trung tâm công nghiệp
Dựa vào
Dựa vào  
.
..
II.3.4. Hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ để hệ thống hóa kiến thức trong dạy học Địa lí – Bài 36 ( Lớp 12 cơ bản). 
Giáo án thực nghiệm
Tiết 41 : Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Người soạn: Hoàng Huyền Trang
Lớp dạy: 12Sử -Trường THPT Chuyên Lam Sơn
MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Sau bài học, Hs cần:
1.Kiến thức.
- Biết được vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ của vùng.
- Hiểu và trình bày được Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng tương đối lãnh thổ giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển kinh tế nhiều ngành nhưng sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng còn gặp nhiều khó khăn.
- Hiểu được thực trạng và triển vọng phát triển tổng hợp kinh tế biển, sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng.
2. Kỹ năng.
- Đọc và khai thác thông tin từ Atlat, bản đồ giáo khoa và các lược đồ trong bài: vị trí địa lí, các tài nguyên thiên nhiên của ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Phân tích, thu thập các số trên liệu trên các phương tiện khác nhau và rút ra các kết luận cần thiết.
3. Thái độ
- Thêm yêu quê hương, Tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Định hướng hình thành năng lực
- Sử dụng bản đồ 
- Tư duy lãnh thổ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên và kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Các số liệu liên quan đến nội dung bài học.
- Hình ảnh minh họa và các thế mạnh kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ ( Cá nhân)
 Gv yêu cầu Hs quan sát lược đồ tự nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và trả lời theo dàn ý:
 + Xác định vị trí địa lí của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Kể tên các tỉnh trong vùng.
+ Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Một HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức 
1. Khái quát chung
a. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Tiếp giáp: Bắc Trung Bộ, Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Biển Đông.
- Duyên hải Nam Trung Bộ gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận và 2 quần đảo ngoài khơi: Hoàng Sa( TP Đà Nẵng), Trường Sa( Khánh Hoà) 
- Diện tích: 44,4 nghìn km2 , dân số gần 8,9 triệu người (năm 2006)
=>Thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa xã hội của vùng với các vùng và các quốc gia khác cả bằng đường bộ và đường biển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phát triển tổng hợp kinh tế biển (Cặp)
+ Bước 1: Gv yêu cầu Hs dựa vào nội dung mục 2-SGK và lược đồ H.49, hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập
Nghề cá
Tiềm năng phát triển
Tình hình phát triển
Du lịch biển
Tiềm năng phát triển
Tình hình phát triển
Dịch vụ hàng hải
Tiềm năng phát triển
Tình hình phát triển
Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối
Tiềm năng phát triển
Tình hình phát triển
+ Bước 2: GV hướng dẫn và đôn đốc HS tìm hiểu các thông tin và gợi mở vấn đề tiềm năng, hiện trạng phát triển kinh tế biển của vùng.
+ Bước 3: GV yêu cầu các cặp HS trình bày, nhận xét và bổ sung hoàn thiện.
2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
a. Nghề cá:
- Tất cả các tỉnh đều giáp biển.
- Có nhiều vũng vịnh đầm phá, và ngư trường trọng điểm của cả nước- 
- Sản lượng thủy sản không ngừng tăng (2005 là 624 nghìn tấn).
- Nghề nuôi trồng được đẩy mạnh.
- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú: nước mắm Phan Thiết
b. Du lịch biển
- Có nhiều bãi biển nổi tiếng
- Việc phát triển du lịch gắn liền với du lịch đảo và hàng loạt hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao khác đang phát triển 
c. Dịch vụ hàng hải
- Có nhiều địa điểm xây dựng cảng nước sâu- bờ biển có nhiều vũng, vịnh kín gió
- Hiện tại có một số cảng tổng hợp lớn do Trung ương quản lí:Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất.
d.Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối
- Hiện nay đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quí (Bình Thuận)
- Việc sản xuất muối cũng rất thuận lợi (Cà Ná, Sa huỳnh)
Hoạt động 4: Tìm hiểu phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng (Nhóm)
GV chia lớp thành 4 nhóm
+ Nhóm 1+3 : Tìm hiểu phát triển công nghiệp
Điều kiện phát triển công nghiệp
. 
Vấn đề phát triển công nghiệp
Cơ cấu ngành..
Hiện trạng phát triển
Vấn đề năng lượng của vùng giải quyết như thế nào
Phân bố TTCN.
Định hướng phát triển công nghiệp
Phát triển sở hạ tầng (GTVT)
+ Nhóm 2+4 : Tìm hiểu phát triển cơ sở hạ tầng
Vai trò QL 1A và đường sắt Thống Nhất
Vai trò các tuyến đường ngang
Vai trò hệ thống cảng nước sâu
Vai trò hệ thống sân bay
- Các nhóm thảo luận, dựa vào nội dung SGK và tư liệu, hoàn thành các nội dung theo gợi ý theo sơ đồ, sau đó mỗi nội dung yêu cầu một nhóm trình bày, nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung
- GV nhËn xÐt phÇn tr×nh bµy cña từng nhóm vµ bæ sung kiÕn thøc, đánh giá.
3.Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng
a. Phát triển công nghiệp
- Điều kiện phát triển: nguồn nguyên liệu từ nông- lâm - thuỷ sản phong phú, khoáng sản có giá trị
- Hiện trạng phát triển :
+ Công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông- lâm-thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng 
+ Vấn đề năng lượng (điện) được giải quyết theo hướng sử dụng điện lưới quốc gia qua đường dây 500 KV, xây dựng một số nhà máy thuỷ điện quy mô trung bỡnh và sử dụng nguồn nước từ Tây Nguyên.
+ Đã hình thành một chuỗi các TTCN lớn nhất là ĐN, NT, QN...
-Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang được đầu tư chú trọng(khu kt mở Chu Lai, khu kt Dung Quất, khu kt Nhơn Hội) công nghiệp của vùng sẽ có bước phát triển rõ rệt trong những thập kỉ tới
b. Phát triển cơ sở hạ tầng
- Việc phát triển cơ sở hạ tầng GTVT tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và sự phân công lao động mới.
 IV.ĐÁNH GIÁ
Dựa vào nội dung phần 2 trang 162 SGK và Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày các điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ.
...............................
.............................
Nghề cá
Du lịch biển 
........................................................
Điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển 
........................................................
Dịch vụ hàng hải
........................................................
........................................................
Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối
........................................................
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị nội dung bài 37 - SGK.
VI. PHỤ LỤC
Sơ đồ hóa phần đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội, làm tư liệu để tìm hiểu phần phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Địa hình
1 dải lãnh thổ hẹp, phần phía tây là sườn đông của Trường Sơn Nam
Các nhánh núi an lan ra sát biển chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên hàng loạt bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển
Dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên với Bắc Trung Bộ
Tự nhiên
Khí hậu
Thuộc vùng khí hậu Đông Trường Sơn: mùa hạ có hiện tượng phơn, mưa thu đông, mưa địa hình và chịu tác động mạnh của dải hội tụ nhiệt đới
Khô hạn kéo dài ở Ninh Thuận, Bình Thuận
Sông ngòi
- Sông ngòi dốc, lũ lên nhanh, mùa khô rất cạn
Tàinguyên sinh vật
Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ là 38,9%, 97% là rừng gỗ, nhiều loại gỗ, chim và thú quý
Khoáng sản
Vàng ( Bồng Miêu), cát thuỷ tinh, ti tan (dọc ven biển), nước khoáng ( Vĩnh Hảo)
Điều kiện kinh tế-xã hội
Dân cư-lao động
Dân số 8,9 triệu người (2006), vùng chịu tổn thất về người và của trong chiến tranh
Có nhiều dân tộc ít người (nhóm dân tộc Trường Sơn-Tây Nguyên, người Chăm)
Cơ sở hạ tầng- v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_xay_dung_so_do_de_he_thong_hoa_kien.doc