SKKN Hướng dẫn học sinh xác định biểu đồ và nhận xét bảng số liệu, biểu đồ trong đề thi trắc nghiệm môn Địa lí ở trường trung học phổ thông Hoằng Hóa 4

SKKN Hướng dẫn học sinh xác định biểu đồ và nhận xét bảng số liệu, biểu đồ trong đề thi trắc nghiệm môn Địa lí ở trường trung học phổ thông Hoằng Hóa 4

Biểu đồ là một phần kiến thức không thể thiếu trong quá trình học và kiểm tra đánh giá đối với môn Địa lí. Thông qua kiến thức về biểu đồ giúp các em hình thành được kĩ năng tư duy lôgic, phân tích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí tự nhiên cũng như kinh tế xã hội.

Theo phương án tổ chức kì thi trung học phổ thông Quốc Gia trong năm học 2016 - 2017 mà Bộ giáo dục và đào tạo đã công bố thì ngoài môn Ngữ Văn, tất cả các môn còn lại đều thi theo hình thức trắc nghiệm. Điều này được xem là thay đổi lớn nhất và cũng gây lo lắng nhiều nhất cho thí sinh, đặc biệt đối với các môn khoa học xã hội, trong đó có môn Địa lí vì lâu nay vẫn quen với hình thức thi tự luận. Trong năm học 2017 - 2018, Bộ giáo dục và Đào tạo vẫn áp dụng phương án thi như năm học trước, tuy nhiên nội dung chương trình của tất cả các môn đều bổ sung thêm các kiến thức của lớp 11.

Đối với môn Địa lí, nội dung đề thi bao gồm cả chương trình địa lí 11 và địa lí 12, với các nội dung thi cụ thể là: kiến thức lí thuyết và kĩ năng.Trong phần kĩ năng có nội dung quan trọng là làm việc với bảng số liệu và biểu đồ. Qua việc nghiên cứu các đề mà Bộ giáo dục đào tạo đưa ra, bản thân Tôi nhận thấy, các câu hỏi về biểu đồ và nhận xét bảng số liệu trong đề thi trắc nghiệm có những nét khác biệt với đề thi tự luận. Nếu trong đề thi tự luận chỉ yêu cầu các em xác định một dạng biểu đồ và vẽ về một dạng biểu đồ đó, nhận xét bảng số liệu phải chi tiết, cụ thể từng đối tượng, thì đề thi trắc nghiệm chỉ yêu cầu các em xác định dạng biểu đồ, và biết cách khai thác những thông tin về biểu đồ, chỉ nhận xét một đối tượng nào đó trong bảng số liệu. Như vậy so với trước đây, thì học sinh sẽ không phải học nhiều về cách vẽ biểu đồ, nhưng cần phải linh hoạt và nhuần nhuyễn các dạng biểu đồ thường gặp, vì trong một đề thi có thể có nhiều câu hỏi về xác định biểu đồ, nhận dạng biểu đồ, nhận xét bảng số liệu và biểu đồ.

 

docx 19 trang thuychi01 6481
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh xác định biểu đồ và nhận xét bảng số liệu, biểu đồ trong đề thi trắc nghiệm môn Địa lí ở trường trung học phổ thông Hoằng Hóa 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Biểu đồ là một phần kiến thức không thể thiếu trong quá trình học và kiểm tra đánh giá đối với môn Địa lí. Thông qua kiến thức về biểu đồ giúp các em hình thành được kĩ năng tư duy lôgic, phân tích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí tự nhiên cũng như kinh tế xã hội.
Theo phương án tổ chức kì thi trung học phổ thông Quốc Gia trong năm học 2016 - 2017 mà Bộ giáo dục và đào tạo đã công bố thì ngoài môn Ngữ Văn, tất cả các môn còn lại đều thi theo hình thức trắc nghiệm. Điều này được xem là thay đổi lớn nhất và cũng gây lo lắng nhiều nhất cho thí sinh, đặc biệt đối với các môn khoa học xã hội, trong đó có môn Địa lí vì lâu nay vẫn quen với hình thức thi tự luận. Trong năm học 2017 - 2018, Bộ giáo dục và Đào tạo vẫn áp dụng phương án thi như năm học trước, tuy nhiên nội dung chương trình của tất cả các môn đều bổ sung thêm các kiến thức của lớp 11.
Đối với môn Địa lí, nội dung đề thi bao gồm cả chương trình địa lí 11 và địa lí 12, với các nội dung thi cụ thể là: kiến thức lí thuyết và kĩ năng.Trong phần kĩ năng có nội dung quan trọng là làm việc với bảng số liệu và biểu đồ. Qua việc nghiên cứu các đề mà Bộ giáo dục đào tạo đưa ra, bản thân Tôi nhận thấy, các câu hỏi về biểu đồ và nhận xét bảng số liệu trong đề thi trắc nghiệm có những nét khác biệt với đề thi tự luận. Nếu trong đề thi tự luận chỉ yêu cầu các em xác định một dạng biểu đồ và vẽ về một dạng biểu đồ đó, nhận xét bảng số liệu phải chi tiết, cụ thể từng đối tượng, thì đề thi trắc nghiệm chỉ yêu cầu các em xác định dạng biểu đồ, và biết cách khai thác những thông tin về biểu đồ, chỉ nhận xét một đối tượng nào đó trong bảng số liệu. Như vậy so với trước đây, thì học sinh sẽ không phải học nhiều về cách vẽ biểu đồ, nhưng cần phải linh hoạt và nhuần nhuyễn các dạng biểu đồ thường gặp, vì trong một đề thi có thể có nhiều câu hỏi về xác định biểu đồ, nhận dạng biểu đồ, nhận xét bảng số liệu và biểu đồ.
Là một giáo viên dạy bộ môn Địa lí trong trường trung học phổ thông, là người trực tiếp đứng lớp ôn thi cho các em tôi nhận thấy rất nhiều học sinh còn lúng túng trong cách lựa chọn biểu đồ, một số em chưa thể nhận dạng tên biểu đồ, loại biểu đồ nên thường rất lo lắng khi gặp các câu hỏi về biểu đồ. Việc tính toán, xử lí số liệu, nhận xét bảng số liệu và biểu đồ đối với nhiều học sinh còn khó khăn. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh xác định biểu đồ và nhận xét bảng số liệu, biểu đồ trong đề thi trắc nghiệm môn Địa lí ở trường trung học phổ thông Hoằng Hóa 4”.
1.2. Mục đích chọn đề tài
Thực hiện đề tài “Hướng dẫn học sinh xác định biểu đồ nhận xét bảng số liệu, biểu đồ trong đề thi trắc nghiệm môn Địa lí ở trường trung học phổ thông Hoằng Hóa 4”, tôi hướng tới mục đích: 
- Giúp các em nhận thức đúng đắn và xác định được dạng biểu đồ phù hợp đối với từng yêu cầu mà đề ra.
- Đưa ra một số câu hỏi về biểu đồ, bảng số liệu để các em hiểu rõ nhất về kiến thức biểu đồ và nhận xét bảng số liệu.
- Giúp các em nắm được một số công thức tính toán, xử lí số liệu đối với môn Địa lí trong trường trung học phổ thông.
- Giúp các em có cái nhìn tổng quát khi nhận xét bảng số liệu hoặc biểu đồ có trong các đề thi Trung học phổ thông quốc gia.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh trường trung học phổ thông Hoằng Hóa 4 (chủ yếu là học sinh lớp 12, đặc biệt đối với những học sinh thi Trung học phổ thông quốc gia môn Địa lí).
- Các dạng biểu đồ và bảng số liệu trong chương trình địa lí 11 và 12 ở trường trung học phổ thông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp đánh giá thực tế
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
 Quan niệm về biểu đồ:
 Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng, trực quan các số liệu thống kê phản ánh tiến trình của một hiện tượng, mối tương quan về độ lớn của các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể,....... của các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lí.
Các dạng biểu đồ thường gặp:
- Biểu đồ tròn. 
- Biểu đồ đường biểu diễn 
- Biểu đồ cột (cột đơn, cột nhóm,cột chồng). 
- Biểu đồ miền 
- Biểu đồ kết hợp
 Biểu đồ là một phần kiến thức khó trong các đề thi của môn Địa lí từ trước đến nay. Trước đây, một câu hỏi về biểu đồ yêu cầu học sinh vừa phải xác định đúng dạng biểu đồ cần vẽ và phải vẽ được dạng biểu đồ đó. Khi vẽ biểu đồ cần phải đảm bảo rất nhiều tính chất, trong đó ba tính chất không thể thiếu là: Khoa học, chính xác và thẩm mĩ. Vì vậy học sinh phải xác định đúng, vẽ đúng, đẹp mới được điểm tối đa. Hiện nay, với hình thức thi trắc nghiệm, câu hỏi về biểu đồ không yêu cầu các em phải vẽ, chỉ cần xác định dạng biểu đồ phù hợp. Tuy nhiên, việc xác định dạng biểu đồ thích hợp còn là một vấn đề khó đối với nhiều học sinh.
Khai thác kiến thức từ biểu đồ, bảng số liệu đối với học sinh còn khó khăn, trìu tượng, và đặc biệt việc sử dụng biểu đồ để nhận xét, phân tích, xử lí số liệu trên biểu đồ. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập, làm bài của các em. Khi học sinh hiểu rõ được bản chất của từng dạng biểu đồ cụ thể các em sẽ xác định đúng được dạng biểu đồ phù hợp. Đồng thời, việc phân tích, nhận xét, thậm chí tính toán, xử lí các số liệu trên biểu đồ cũng sẽ dễ dàng hơn, bài thi của các em sẽ đạt kết quả cao hơn.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Vấn đề dạy và học về kiến thức biểu đồ đã được Tôi và các đồng nghiệp thực hiện liên tục trong nhiều năm qua. Trong các tiết học về biểu đồ trước Tôi đã hướng dẫn học sinh làm việc cụ thể với biểu đồ, dạy các em cách vẽ đối với từng dạng và yêu cầu các em phải vẽ đi vẽ lại một dạng biểu đồ nhiều lần. Tuy nhiên, từ năm học 2016 - 2017, do áp dụng hình thức thi trắc nghiệm nên cách dạy biểu đồ của Tôi có khác so với trước. Trong quá trình dạy biểu đồ, Tôi không yêu cầu nhiều việc vẽ đi vẽ lại một dạng biểu đồ nào đó mà chỉ dạy cách vẽ và yêu cầu các em vẽ lại một đến hai lần (mặc dù đề thi không yêu cầu vẽ, nhưng giáo viên vẫn phải dạy học sinh cách vẽ các dạng biểu đồ cụ thể. Vì có vẽ các em mới biết được sự khác nhau giữa các dạng biểu đồ để lựa chọn được phương án thích hợp), còn đa phần là hướng dẫn các em cách lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp với nhiều câu hỏi khác nhau, đưa ra nhiều dạng biểu đồ khác nhau có thể vẽ trong một bảng số liệu. 
Việc xác định biểu đồ đã khó, việc nghiên cứu biểu đồ, bảng số liệu lại càng khó hơn. Bởi vì, đa phần các em thi ban Khoa học xã hội đều hạn chế về khả năng tư duy và tính toán. Trong quá trình khi dạy biểu đồ bảng số liệu mà giáo viên không truyền đạt thấu đáo học sinh sẽ khó có thể nắm được bài. Vì thế, việc hướng dẫn để các em nắm vững kiến thức biểu đồ, lựa chọn đúng dạng biểu đồ và phân tích được biểu đồ, bảng số liệu đã cho là việc làm cần thiết.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Hướng dẫn học sinh xác định các dạng biểu đồ
a. Biểu đồ hình tròn
Là dạng biểu đồ dùng để thể hiện quy mô, cơ cấu của các sự vật hiện tượng địa lí theo thời gian và không gian (thông thường bảng số liệu có nhiều nhất là 3 năm).
Giáo viên vần lưu ý cho học sinh các dữ kiện quan trọng trong câu hỏi đối với biểu đồ tròn. Khi yêu cầu của đề bài có chữ: Quy mô, cơ cấu, tỉ trọng, qua các nămTuy nhiên bảng số liệu chỉ có nhiều nhất là 3 năm. Nếu yêu cầu của biểu đồ không có các từ quy mô, cơ cấu, tỉ trọng thì không bao giờ là biểu đồ hình tròn. Nếu bảng số liệu có từ 4 năm trở lên phải xem xét thật kĩ lưỡng vì rất ít khi dùng biểu đồ hình tròn yêu cầu vẽ 4 năm. 
 Ví dụ 1: Cho bảng số liệu: Dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn năm 2005 và 2012 (Đơn vị: triệu người)
Năm
2010
2012
Tổng số
86,9
88,8
Thành thị
26,4
28,2
Nông thôn
60,5
60,6
 	Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn năm 2005 và 2012 là biểu đồ:
A. Tròn	B. Miền	C. Đường	D. Cột
Đáp án đúng: A (Vì đề yêu cầu thể hiện cơ cấu qua hai năm)
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau:
Diện tích lúa theo mùa vụ của nước ta thời kì 2005 - 2014 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Lúa đông xuân
Lúa hè thu
Lúa mùa
2005
2 942,1
2 349,3
2 037,8
2010
3 085,9
2 436,0
1 967,5
2014
3 116,5
2 734,1
1 965,6
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu diện tích lúa theo mùa vụ của nước ta qua ba năm là biểu đồ:
A. Cột	 B. Miền	 	 C. Đường	 D. Tròn
Đáp án đúng: D (Vì đề yêu cầu thể hiện quy mô, cơ cấu trong 3 năm).
b. Biểu đồ miền
Là dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu, sự thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu của các sự vật hiện tượng địa lí theo thời gian (thông thường bảng số liệu có từ 4 năm trở lên).
Đây là dạng biểu đồ có những điểm giống với biểu đồ hình tròn, nên học sinh dễ bị nhầm lẫn. Vì hai dạng biểu đồ đều dùng để thể hiện cơ cấu. Tuy nhiên, biểu đồ miền thường kèm theo từ các từ chuyển dịch cơ cấu, thay đổi cơ cấu và phải có một mốc thời gian nhất định và thông thường là 4 năm trở lên.
Thực tế, đã có trường hợp học sinh nhầm lẫn vì không đọc kĩ đề. Ví dụ mới đây nhất, trong đề thi thử môn Địa lí của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã có rất nhiều học sinh nhầm lẫn vì không đọc kĩ đề. Câu hỏi đó là:
Cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta giai đoạn 2005 - 2015 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Cây công nghiệp hằng năm
Cây công nghiệp lâu năm
2005
861.5
1633,6
2008
806,1
2716,2
2012
729,9
3097,7
2015
676,6
3245,3
 Để thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp phân theo nhóm cây ở nước ta năm 2005 và 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Tròn B. Đường C. Miền D. Cột
Với câu hỏi này học sinh rất dễ nhầm lẫn, và thực tế có rất nhiều học sinh chọn sai đáp án. Vì vậy, khi dạy học sinh giáo viên cần phải nhấn mạnh để học sinh chú ý đến các từ ngữ cuối câu hỏi. Như câu hỏi trong bài trên “năm 2005 và 2015” thì chỉ có 2 năm nên vẽ biểu đồ thích hợp nhất là tròn, nhưng nếu hỏi “giai đoạn 2005 - 2015” thì bao gồm tất cả các năm trong bảng số liệu nên học sinh có thể chọn biểu đồ miền. 
Thông thường biểu đồ miền sẽ yêu cầu thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu, thay đổi cơ cấu với bảng số liệu từ 4 năm trở lên.
Ví dụ: Cho bảng số liệu : 
Sản lượng ngành thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2010 (Nghìn tấn)
Năm
2005
2007
2009
2010
Sản lượng
3467
4200
4870
5128
- Khai thác
1988
2075
2280
2421
- Nuôi trồng
1479
2125
2590
2707
Cho biết vẽ biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta từ năm 2005 - 2010?
A. Cột B. Tròn. C. Miền D. Đường
Đáp án đúng: C (Vì đề yêu cầu chuyển dịch cơ cấu trong 4 năm)
c. Biểu đồ đường
 Là dạng điểu đồ dùng để thể hiện diễn biến, tình hình phát triển, tốc độ tăng trưởngcủa các sự vật hiện tượng địa lí theo thời gian.
Biểu đồ đường có hai dạng: Đường bình thường (không phải xử lí số liệu) và đường đặc biệt (xử lí số liệu, thường thể hiện tốc độ tăng trưởng).
Thông thường biểu đồ đường thường gắn với các câu hỏi có yêu cầu: vẽ đồ thị, vẽ biểu đồ thể hiện diễn biến, tình hình, tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triểntheo một mốc thời gian nhất định.
Học sinh cần lưu ý: chỉ xác định là biểu đồ đường khi có mốc thời gian nhất định, nếu bảng số liệu đã cho là 1 năm hoặc 2 năm thì không bao giờ là biểu đồ đường. Biểu đồ đường chỉ được xác định khi bảng số liệu có từ 3 năm trở lên.
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu:
Sự biến động diện tích rừng nước ta thời kì 1983 - 2014 (Đơn vị: Triệu ha)
Năm
1983
2005
2010
2014
Tổng diện tích rừng
7,2
12,7
13,4
13,8
Diện tích rừng tự nhiên
6,8
10,2
10,3
10,1
Diện tích rừng trồng
0,4
2,5
3,1
3,7
Vẽ đồ thị thể hiện sự biến động diện tích rừng nước ta thời kì 1983 - 2014 biểu đồ thích hợp nhất là:
A. Tròn	 B. Đường 	 C. Cột	 D. Miền
Đáp án đúng: B (Vì đề yêu cầu vẽ đồ thị với mốc thời gian là 4 năm nên chọn dạng biểu đồ đường không xử lí số liệu là thích hợp nhất).
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau đây: 
Sản lượng than, dầu thô và điện của Việt Nam thời kì 1995 - 2010
Năm
1995
2000
2006
2010
Than (triệu tấn)
8,4
11,6
38,9
44,8
Dầu thô (triệu tấn)
7,6
16,3
17,2
15,0
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô của nước ta trong giai đoạn 1995 - 2010 là biểu đồ:
A. Tròn B. Cột C. Đường	 D. Miền
Đáp án đúng: C (Vì đề yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng trong 4 năm nên chọn biểu đồ đường có xử lí số liệu).
d. Biểu đồ cột
 Là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tình hình, sự biến động hoặc so sánh giá trị giữa các sự vật hiện tượng địa lía theo thời gian và không gian.
 Biểu đồ cột có 3 dạng: cột đơn, cột ghép, cột chồng. Đây là dạng biểu đồ rất dễ nhầm lẫn với biểu đồ đường. Trong các dạng biểu đồ chỉ biểu đồ cột đơn là dễ xác định còn cột ghép và cột chồng học sinh sẽ dễ nhầm lẫn, vì cả hai dạng biểu bồ đều thể hiện tình hình phát triển. Tuy nhiên, các em cần lưu ý các thuật ngữ trong biểu đồ cột ví dụ: sự biến động, so sánh, hoặc thể hiện rõ nhất đối tượng khi bảng số liệu có giá trị tổng số.
Ví dụ: Cho bảng số liệu: 
Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản thời kì 1990 - 2014 
 (Đơn vị: tỉ USD)
Năm
1990
2000
2010
2014
Xuất khẩu
287,6
479,2
833,7
815,5
Nhập khẩu
235,4
379,5
768,0
958,4
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự so sánh giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản thời kì 2010 - 2015 là:
A. Tròn B. Cột chồng C. Cột ghép	 D. Miền
Đáp án đúng: C (Trong yêu cầu của đề có từ so sánh, chỉ biểu đồ hình cột ghép mới thể hiện tốt nhất sự so sánh thông qua chiều cao của các cột).
e. Biểu đồ kết hợp
Là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tình hình phát triển của các sự vật hiện tượng địa lí khi bảng số liệu có hai nhóm đơn vị khác nhau.
Dạng biểu đồ kết hợp rất đặc biệt và rất dễ xác định vì đây là dạng biểu đồ thường không phải xử lí số liệu. Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh chỉ xác định là biểu đồ kết hợp khi bảng số liệu có 2 nhóm đơn vị khác nhau và phải có mốc thời gian nhất định. Học sinh cần lưu ý có hai dấu hiệu quan trọng để nhận dạng biểu đồ kết hợp: Thứ nhất là phải có hai nhóm đơn vị khác nhau (nếu là 1 đơn vị hoặc 3 đơn vị khác nhau thì không thể là biểu đồ kết hợp); Thứ hai là bảng số liệu phải có mốc thời gian nhất định, vì biểu đồ kết hợp thường có đường, mà đường thể hiện sự thay đổi của các đối tượng theo thời gian. Có một số trường hợp học sinh ghi nhớ máy móc, nên khi làm đề cứ có bài hai đơn vị là xác định ngay biểu đồ kết hợp mà không để ý đến mốc thời gian.
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau:
Dân số và sản lượng lương thực của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012
Năm
 1985
 1995
 2004
2012
Dân số (triệu người)
1.058
1.211
1.300
1.390
Sản lượng lương thực (triệu tấn)
 340
 419
 423
 590
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện dân số và sản lượng lương thực của Trung Quốc thời kì 1985 - 2012 là biểu đồ:
A. Tròn B. Cột chồng C. Cột ghép	 D. Kết hợp
Đáp án đúng: D (Vì đề bài không yêu cầu xử lí số liệu, có hai đơn vị khác nhau là triệu người và triệu tấn, bảng số liệu có 4 năm nên chọn biểu đồ kết hợp là thích hợp nhất).
	* Lưu ý: Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy có một số học sinh vẫn đang học theo kiểu đối phó, ghi nhớ máy móc, khi học ở nhà các em thấy bảng số liệu quen là chọn ngay dạng biểu đồ đã gặp với bảng số liệu đó mà ko cần suy nghĩ. Vì vậy trong quá trình dạy giáo viên phải nhấn mạnh cho học sinh hiểu rằng: cùng một bảng số liệu nhưng có nhiều cách hỏi về biểu đồ khác nhau. Cần phải nắm chắc kiến thức về biểu đồ và đọc kĩ đề để tránh việc nhầm lẫn. Khi dạy xong tất cả các dạng biểu đồ giáo viên cho một bảng số liệu và yêu cầu học sinh tự ra các câu hỏi cho bảng số liệu đó, hoặc giáo viên ra câu hỏi cho bảng số liệu đó và yêu cầu các em xác định dạng biểu đồ thích hợp.
Ví dụ: Cho bảng số liệu:
Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam thời kì 2010 - 2015
 (Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)
Năm
2010
2013
2014
2015
Xuất khẩu
72 236,7
132 032,9
150 217,1
162 016,7
Nhập khẩu
84 838,6
132 032,6
147 849,1
165 775,9
 Với bảng số liệu trên giáo viên nêu ra một số câu hỏi về biểu đồ như sau:
Câu 1: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện so sánh giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta thời kì 2010 - 2015 là biểu đồ:
A. Cột B. Đường C. Miền. D. Kết hợp.
Câu 2: Biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khấu của nước ta thời kì 2010 - 2015 là biểu đồ:
A. Cột B. Đường C. Miền. D. Kết hợp.
Câu 3: Biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu và nhập khấu của nước ta thời kì 2010 - 2015 là biểu đồ:
A. Cột B. Đường C. Miền. D. Kết hợp.
Câu 4: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta năm 2010 và 2015 là biểu đồ:
A. Cột B. Đường C. Miền. D. Tròn
Đáp án đúng: Câu 1: A; Câu 2: C; Câu 3: B; Câu 4: D
 	Như vậy rõ ràng, cùng một bảng số liệu có rất nhiều cách hỏi khác nhau về biểu đồ, học sinh phải chú ý cách dùng từ, những thuật ngữ quen thuộc của từng dạng biểu đồ và các mốc thời gian trong bảng số liệu để xác định chính xác nhất.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh nhận xét bảng số liệu, biểu đồ
Nhận xét bảng số liệu, biểu đồ là một phần quan trọng trong đề thi trắc nghiệm môn Địa lí. Cách nhận xét bảng số liệu, biểu đồ trong đề thi tự luận và trắc nghiệm hoàn toàn khác nhau. Nếu trước đây, trong bài thi với phần nhận xét bảng số liệu, biểu đồ học sinh phải quan sát tổng thể theo hàng ngang, hàng dọc và nhận xét chi tiết cụ thể từng đối tượng. Nhưng với đề thi trắc nghiệm phần nhận xét bảng số liệu học sinh chỉ cần chú đến một đối tượng mà đề bài yêu cầu để lựa chọn phương án đúng. Trong đề thi trắc nghiệm, các câu hỏi về nhận xét bảng số liệu có rất nhiều câu hỏi liên quan đến tính toán các đối tượng địa lí. Nếu học sinh không biết các công thức tính toán, chuyển đổi số liệu sẽ không thể lựa chọn được phương án đúng. Vì vậy học sinh buộc phải nhớ các công thức tính toán đối với môn Địa lí.
Một số công thức tính toán Địa lí cần ghi nhớ:
- Tính cơ cấu Thành phần
Tổng số
Cơ cấu (%) =
x 100 
- Tính chỉ số phát triển (mức tăng liên hoàn) là mức tăng của năm sau so với năm trước được tính theo công thức:
Tt (%) =
Gs
Gt
x 100
Tt (%) =
Gs
Gt
x 100
Tt (%) =
Gs
Gt
x 100
 	Trong đó: Tt là tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm gốc, Gs là giá trị của năm sau, Gt là giá trị của năm gốc (năm đầu tiên trong bảng số liệu).
- Tính tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số
Tỉ suất gia tăng tự nhiên (%) = Tỉ suất sinh thô (‰) - tỉ suất tử thô (‰)
(Chú ý sau khi tính xong cần chuyển về đơn vị %)
- Tính tỉ suất gia tăng cơ giới của dân số
Tỉ suất gia tăng cơ giới (%) = Tỉ suất xuất cư - tỉ suất nhập cư
Năng suất =
Sản lượng
Diện tích gieo trồng
(tạ/ ha)
- Tính năng suất của một loại cây trồng nào đó:
- Tính bình quân lương thực theo đầu người
 BQLT =
Sản lượng LT
Số dân
(kg/ người)
- Tính thu nhập bình quân theo đầu người 
 Thu nhập BQ =
Tổng GDP (hoặc GNP)
Số dân
(USD/ người) 
- Tính giá trị xuất nhập khẩu (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu)
	Giá trị xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu 
- Tính cán cân xuất nhập khẩu
	Cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu
Tỉ lệ xuất khẩu (%) = 
Giá trị xuất khẩu
Tổng giá trị xuất nhập khẩu
x 100 
- Tính tỉ lệ xuất nhập khẩu
 Tỉ lệ nhập khẩu (%) = 
Giá trị nhập khẩu
Tổng giá trị xuất nhập khẩu
x 100 
- Tính tỉ lệ nhập khẩu
Tỉ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu (%) = 
Giá trị xuất khẩu
Giá trị nhập khẩu
x 100 
- Tính tỉ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu
- Tính số lần tăng thêm
 Số lần tăng thêm = giá trị năm sau : giá trị năm trước (Đơn vị là số lần)
Trên đây là một số công thức tính toán môn Địa lí mà giáo viên tổng hợp cho học sinh. Trong quá trình dạy, giáo viên hướng dẫn cụ thể từng công thức, đưa ra các bài tập để học sinh thực hành. Đặc biệt lưu ý cho các em cách chuyển đổi các số liệu để được đơn vị theo yêu cầu của đề bài. Học sinh phải đọc đề thật kĩ để xem đề yêu cầu tính toán, nhận xét đối tượng nào, mốc thời gian nào.
Trong nhận xét bảng số liệu và biểu đồ học sinh cần lưu ý:
- Quan sát nhanh bảng số liệu và biểu đồ
- Chú ý đối tượng được hỏi trong bảng số liệu biểu đồ
- Để ý mốc thời gian trong đề bài yêu cầu
- Chuyển

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_xac_dinh_bieu_do_va_nhan_xet_bang_so.docx