SKKN Hướng dẫn học sinh vẽ nhanh hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản trong dạy học theo định hướng năng lực vào bài hình chiếu trục đo - Công nghệ 11

SKKN Hướng dẫn học sinh vẽ nhanh hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản trong dạy học theo định hướng năng lực vào bài hình chiếu trục đo - Công nghệ 11

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và đổi mới một cách cực kì nhanh chóng. Theo đó hệ thống giáo dục cũng đặt ra những yêu cầu cần phải đổi mới cách dạy và học.Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc dạy và học trong nhiều trường phổ thông vẫn còn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử, học để thi, dạy để thi. Do đó vẫn còn tồn tại việc dạy học chủ yếu tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra thi cử, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho người học.

 Trong nhiều năm giảng dạy môn công nghệ (KTCN) tôi thấy rằng với tâm lý học của học sinh và đặc thù môn Công nghệ (KTCN) ở trường phổ thôngcùng với nhu cầu tất yếu về đổi mới cách dạy và học trong nhà trường. Sau mỗi tiết dạy tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để học sinh có hứng thú với bài học, có thể lĩnh hội tri thức một cách một cách hiệu quả nhất. Vì vậy khi dạy phần vẽ kĩ thuật – công nghệ 11 bài hình chiếu trục đo, nội dung cách vẽ hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản - khi học phần này chỉ số ít đối tượng học sinh khá giỏibiết cách vẽ, đa số các em khác gặp khó khăn, lúng túng trong việc vẽ hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản.

 

docx 24 trang thuychi01 15894
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh vẽ nhanh hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản trong dạy học theo định hướng năng lực vào bài hình chiếu trục đo - Công nghệ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3
2.3.1.Lựa chọn chủ đề nội dung dạy học
3
3.3.2.Xác định yêu cầu, kiến thức, kĩ năng thái độ, năng lực 
3
2.3.3.Chuẩn bị bài dạy
4
2.3.4.Lập bảng mô tả các yêu cầu cần đạt
4
2.3.5. hệ thống câu hỏi/ bài tập theo các mức đã mô tả
5
2.3.6. Tổ chức hoạt động dạy học
7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
2.4.1. Mục đích thực nghiệm
15
2.4.2. Nội dung thực nghiệm
15
2. 4.3. Phương pháp thực nghiệm
15
2.4.4. Kết quả thực nghiệm
16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
3.1. Kết luận
18
3.2. Kiến nghị
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và đổi mới một cách cực kì nhanh chóng. Theo đó hệ thống giáo dục cũng đặt ra những yêu cầu cần phải đổi mới cách dạy và học.Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc dạy và học trong nhiều trường phổ thông vẫn còn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử, học để thi, dạy để thi. Do đó vẫn còn tồn tại việc dạy học chủ yếu tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra thi cử, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho người học.
	Trong nhiều năm giảng dạy môn công nghệ (KTCN) tôi thấy rằng với tâm lý học của học sinh và đặc thù môn Công nghệ (KTCN) ở trường phổ thôngcùng với nhu cầu tất yếu về đổi mới cách dạy và học trong nhà trường. Sau mỗi tiết dạy tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để học sinh có hứng thú với bài học, có thể lĩnh hội tri thức một cách một cách hiệu quả nhất. Vì vậy khi dạy phần vẽ kĩ thuật – công nghệ 11 bài hình chiếu trục đo, nội dung cách vẽ hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản - khi học phần này chỉ số ít đối tượng học sinh khá giỏibiết cách vẽ, đa số các em khác gặp khó khăn, lúng túng trong việc vẽ hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản..
	Vấn đề đặt ra là với những vật thể đơn giản hay phức tạp khác nhau nên chọn cách vẽ phù hợp khác nhau. Do đó tôi thiết nghĩ đối với những hình đơn giản thì có thể giới thiệu một cách vẽ khác đơn giản cho học sinh trải nghiệm (cũng như toán học một bài tập có nhiều cách giải khác nhau), để các em có thể dễ vận dụng vẽ nhanh hình hiếu trục đo của những vật thể đơn giản.
Trước vấn đề đặt ra nêu trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh vẽ nhanh hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản trong dạy học theo định hướng năng lực vào bài hình chiếu trục đo - công nghệ 11” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình nhằm tăng hứng thú và hiệu quả trong học tập môn công nghệ phần vẽ kĩ thuật ở học sinh khối 11.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm cho bản thân phương pháp dạy học thích hợp với đặc trưng bộ môn, để có thể tạo ra hứng thú học tập cho học sinh, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo từ đó các em chiếm lĩnh được tri thức hiệu quả.
- Đặc biệt giúp học sinh biết thêm một cách vẽ hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản để lựa chọnkhi làm bài, phù hợp với các đối tượng học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối 11 trường THPT Yên Đinh I trước và sau khi thực nghiệm đề tài.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 
- Phương pháp trao đổi, thảo luận: Giáo viên thực hiện đề tài tiến hành trao đổi, thảo luận với các giáo viên khác trong nhóm bộ môn từ đó rút kinh nghiệm để hoàn thiện đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên thực hiện đề tài tiến hành dạy thử nghiệm theo phương pháp đã nghiên cứu trong đề tài.
- Phương pháp điều tra: Giáo viên thực hiện đề tài ra các bài tập áp dụng để kiểm tra kết quả tiếp thu và vận dụng phương pháp đã nêu trong đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
- Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, chúng ta có thể thấy định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định, không còn là vấn đề tranh luận. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 
Việc dạy và học môn công nghệ (KTCN) ở trường phổ thông luôn gặp nhiều khó khăn vì quan điểm thi cử, tư tưởng học tập của học sinh, bản thân môn công nghệ (KTCN) nói chung và phần vẽ kĩ thuật nói riêng nhiều phần kiến thức tương đối khó, trìu tượng và mang tính ứng dụng cao. Như vậy, nếu giáo viên biết cách tổ chức, vận dụng sáng tạo linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, cùng với việc sử dụng hợp lý thiết bị dạy học hiện đại vào đổi mới phương pháp dạy học, nhằm đơn giản hóa, cụ thể hóa, trực quan hóa các kiến thức khoa học - kĩ thuật phức tạp, làm cho các em nhận thấy khoa học- kĩ thuật thật gần gũi, thực tế, dễ hiểu. Điều này giúp các em có hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Khi dạy bài Hình chiếu trục đo - phần cách vẽ hình chiếu trục đo, tuy không khó nhưng không phải em nào cũng tiếp nhận được ngay. Tôi thiết nghĩ khi dạy học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo của những vật thể đơn giản có thể đưa cách tiếp cận vấn đề dơn giản để các em đón nhận, lĩnh hội dễ hơn, làm cho các em hứng thú, tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy, bên cạnh cách vẽ hình chiếu trục đo giới thiệu trong bài học, tôi đã giới thiệu một cách vẽ nhanh hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản ở nhiều lớp dạy và thật bất ngờ các em đã đón nhận rất tích cực, hào hứng, biết ứng dụng vẽ ngay hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản tương tự. Theo cách vẽ này, có những lớp tỉ lệ đạt 99% học sinh vẽ ngay được hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản, đặc biệt có những em vẽ ngay được hình chiếu trục đo ở bài tập các hình 1, 2,3,4 trang 36 SGK CN1.
2.2. Thực trạng của vấn đề 
- Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT các năm, tôi nhận thấy khi học đến bài hình chiếu trục đo đa số học sinh đều nhận xét là khó, các em thường ngại tìm hiểu, chưa tích cực xây dựng bài.
- Quan điểm thi gì học đấy tạo cho học sinh có cái nhìn khác về những môn học không thi gì nhất là môn công nghệ (từ thi học sinh giỏi, tốt nghiệp, đại học) nên không tạo cho các em cái nhìn tích cực về môn học mang tính ứng dụng này.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
	Dưới đây là đề xuất giáo án dạy học theo định hướng năng lực bài hình chiếu trục đo có phần hướng dẫn học sinh cách vẽ nhanh hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản trong thời lượng 1 tiết học.
 Tuy nhiên vì nội dung kiến thức bài học khá nhiều so với thời lượng 1 tiết( trước kia bài này dạy trong 2 tiết), kiến thức lại trìu tượng, do đó tôi sử dụng phương tiện dạy học ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ bài giảng (hoặc có thể sử dụng tranh vẽ phóng to các hình của bài học trong SGK) nhằm giúp học sinh có cái nhìn trực quan sinh động, tư duy tích cực, hiểu bài nhanh hơn. Riêng phần nội dung cách vẽ hình chiếu trục đo, do tôi trình bày 2 cách vẽ
Cách 1: bảng 5.1.SGK tôi sử dụng trình chiếu.
Cách 2: hướng dẫn học sinh vẽ nhanh hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản tôi sử dụng cách vẽ mẫu nhanh trên bảng.
Như vậy học sinh sẽ có thời gian luyện tập vẽ thành thạo hình chiếu trục đo và biết lựa chọn cách vẽ phù hợp với từng hình biểu diễn.
2.3.1.Lựa chọn chủ đề nội dung dạy học
	Chủ đề: Hình chiếu trục đo
2.3.2.Xác định yêu cầu, kiến thức, kĩ năng thái độ, năng lực hình thành và phát triển.
- Kiến thức
+ Hiểu được các khái niệm về hình chiếu trục đo
+Hiểu được các bước vẽ hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản.
+ Biết cách vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân và vuông góc đều của vật thể đơn giản.
Kĩ năng
+ Biết căn cứ vào đặc điểm hình dạng của vật thể để chọn cách vẽ hình chiếu trục đo thích hợp.
+ làm được các bài tập vẽ tương tự bài tập vẽ mẫu.
Thái độ
+ Học sinh có thái độ hứng thú, tích cực khi tiếp cận với cách vẽ mới. Làm cho các em yêu thích học vẽ kĩ thuật.
+ Qua hoạt động nhóm các em hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn.
Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
+ Năng lực nhận thức thông qua việc tích cực, tự lực tìm hiểu, nghiên cứu các loại hình chiếu trục đo.
+ Năng lực thiết kế và kĩ năng vẽ thông qua việc vẽ hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản.
+ năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nghiên cứu bài học, trao đổi, thảo luận trong nhóm học tập.
2.3.3.Chuẩn bị bài dạy
	 - Giáo viên
	 + Nghiên cứu kĩ nội dung bài 5 trang 27 SGK Công nghệ 11. Nghiên cứu các tài liệu có liên quan.
	+ Chuẩn bị tranh giáo khoa các hình trong bài 5 SGK trang 27 Công nghệ 11. Hoặc sử dụng máy chiếu projector nhằm rút ngắn thời gian giáo viên phải vẽ quá nhiều hình.
Học sinh
+ Nghiên cứu kĩ nội dung bài 5 trang 27 SGK Công nghệ 11. Tra cứu các tài liệu có liên quan tới nội dung bài học.
 + chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vẽ.
2.3.4.Lập bảng mô tả các yêu cầu cần đạt
Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Thế nào là hình chiếu trục đo
Biết được hình chiếu trục đo được xây dựng bằng phép chiếu gì.
Trình bày được thế nào là hình chiếu trục đo?
Câu I.1.1;
Câu I.1.2;
Hiểu được nếu phương chiếu l song song với mặt phẳng hình chiếu (p’) hoặc song song với một trong ba trục tọa độ thì thế nào?
Câu I.2.1
Chủ đề 2
Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
Trình bày được thế nào là trục đo và góc trục đo?
Thế nào là hệ số biến dạng theo trục đo?
CâuII.1.1; Câu II.1.2
Chủ đề 3
Hình chiếu trục đo vuông góc đều
Trình bày được thế nào là hình chiếu trục đo vuông góc đều?
Hình chiếu trục đo vuông góc đều của hình tròn có đặc điểm gì?
CâuIII.1.1;
Câu III.1.2;
 Chỉ ra được khi nào nên biểu diễn vật thể bằng hình chiếu trục đo vuông góc đều?
Câu III.2.1;
Chủ đề 4
Hình chiếu trục đo xiên góc cân
Trình bày được thế nào là hình chiếu trục đo xiêngóc cân ?
Câu IV.1.1;
Giải thích được tại sao trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, các mặt của vật thể song song với mặt phẳng tọa độ XOZ không bị biến dạng?
Câu IV.3.1;
Chủ đề 5
Cách vẽ hình chiếu trục đo
Trình bày được các bước vẽ hình chiếu trục đo của vật thể?
Câu V.1.1;
Chỉ ra được các hình chiếu vuông góc cho biết chiều gì của vật thể và tương ứng với trục đo nào theo các chiều của vật thể?
Câu V.2.1;
Vận dụng vẽ nhanh được hình chiếu trục đo tương tự bài tập mẫu?
Câu V.3.1;
Vận dụng vẽ được hình chiếu trục đo có phần khuất bên trong vật thể?
Câu V.4.1;
2.3.5. hệ thống câu hỏi/ bài tập theo các mức đã mô tả
	1. Thế nào là hình chiếu trục đo
Câu I.1.1: Hình chiếu trục đo được xây dựng bằng phép chiếu gì?
Phép chiếu vuông góc C. Phép chiếu song song
Phép chiếu xuyên tâm
Đáp án: C
	Câu I.1.2: Hình chiếu trục đo là gì?
Đáp án: SGK
	Câu I.2.1: Nếu phương chiếu l song song với mặt phẳng hình chiếu (p’) hoặc song song với một trong ba trục tọa độ thì thế nào?
Không tìm được hình chiếu
Hình chiếu không đủ ba chiều của vật thể( hình chiếu vuông góc)
Không tìm được hình chiếu hoặc hình chiếu không đủ ba chiều của vật thể (hình chiếu vuông góc)
Hình chiếu có đủ ba chiều của vật thể.
Đáp án: C
Câu II.1.1: Có bao nhiêu trục đo và góc giữa các trục đo? Kể tên
Đáp án: SGK
Câu II.1.2: Quan sát hình 5.1SGK hệ số biến dạng là gì? Trình bày hệ số biến dạng theo các trục đo.
Đáp án: SGK
Câu III.1.1: Các thông số cơ bản nào là hình chiếu trục đo vuông góc đều?
	A.X’O’Y’ = Y’O’Z’= Z’O’X’= 120o
B.P=q=r=1
P=q=1; r=0.5
D.X’O’Y’ = Y’O’Z’= Z’O’X’= 120o; P=q=r=1
	Đáp án: D
	Câu III.1.2: Hình chiếu trục đo vuông góc đều của hình tròn có đặc điểm gì?
Trục dài 1,22d và trục ngắn 0,71d
Trục dài 0,71d và trục ngắn 0,22d
Trục dài 1,22d và trục ngắn 0,91d
Trục dài 0,22d và trục ngắn 0,71d
Đáp án: A
	Câu III.2.1: Hình chiếu trục đo vuông góc đều thường dùng để biểu diễn
Các vật thể có khối hình vuông
Các vật thể phức tạp
Các vật thể có các khối hình tròn
D.Các vật thể đơn giản
Đáp án: C
Câu IV.1.1: Các thông số cơ bản nào là của hình chiếu trục đo xiên góc cân?
A.X’O’Y’ = Y’O’Z’= Z’O’X’= 120o
B.P=q=1; r=0.5
C.X’O’Y’ = Y’O’Z’= 135o; Z’O’X’= 90o; P=q=1; r=0,5
D.X’O’Y’ = Y’O’Z’= 135o; Z’O’X’= 90o
Đáp án: C
	Câu IV.2.1: Tại sao trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, các mặt của vật thể song song với mặt phẳng tọa độ XOZ không bị biến dạng?
A. Vì X’O’Z’ = 90o
Vì p=q=1
Vì X’O’Z’ = 90o; p=q=1
Vì X’O’Z’ = 90o; p=q=1; r=0,5
Đáp án: C
	Câu V.1.1: Trình bày cách vẽ hình chiếu trục đo của vật thể có 2 hình chiếu vuông góc cho trên hình 5.7SGK.
	Đáp án: Bảng 5.1 SGK hoặc cách giáo viên hướng dẫn
	Câu V.2.1: Trục đo tương ứng theo các chiều của vật thể như thế nào?
Trục O’Z’ gắn với chiều cao; O’X’ gắn với chiều dài; O’Y’ gắn với chiều rộng.
Trục O’Z’ gắn với chiều cao; O’X’ gắn với chiều rộng; O’Y’ gắn với chiều dài.
Trục O’X’ gắn với chiều cao; O’Z’ gắn với chiều dài; O’Y’ gắn với chiều rộng.
Trục O’Y’ gắn với chiều cao; O’X’ gắn với chiều dài; O’Z’ gắn với chiều rộng.
Đáp án: A
Câu V.3.1: Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể có 2 hình chiếu vuông góc sau:
	Câu V.4.1: Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể có hai hình chiếu vuông góc hình số 1 bài tập trang 36SGK Công nghệ 11.
2.3.6. Tổ chức hoạt động dạy học
2.3.6.1. Giới thiệu vào bài và kiểm tra bài cũ (5 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Cho vật thể ( giáo viên vẽ hình trên bảng). Hãy vẽ 2 hình chiếu vuông góc (hình chiếu đứng, hình chiếu bằng)
GV: -Phân biệt mặt cắt và hình cắt?
- Có mấy loại hình cắt? Nêu đặc điểm của từng loại hình cắt?
GV: Yêu cầu học sinh khác quan sát và nhận xét. Sau đó giáo viên nhận xét và cho điểm.
Giới thiệu nội dung bài mới
Bạn vừa lên bảng vẽ 2 hình chiếu vuông góc của vật thểkhi biết hình dạng vật thể, ngược lại biết hai hình chiếu vuông góc chúng ta cũng dựng lại được vật thể bằng cách vẽ hình chiếu trục đo của vật thể. Vậy hình chiếu trục đo là như thế nào bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
Học sinh lên bảng làm bài tập và trả lời.
Hai hình chiếu vuông góc vẽ đúng
Phần mặt cắt hình cắt học sinh trả lời đúng nội dung SGK đã học.
2.3.6.2. Các hoạt động dạy học(40 phút)
Nội dung
Hoạt động của giáo viên(GV)
Hoạt động của học sinh(HS)
Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm về hình chiếu trục đo
1. Thế nào là hình chiếu trục đo
GV: Trang 21SGK hình 3.9 các hình vẽ có đặc điểm gì?(gợi ý: thể hiện mấy chiều của vật thể....)
 GV đưa ra kết luận: đó chính là hính chiếu trục đo của các vật thể.
GV trình chiếu hình vẽ 5.1để trình bày nội dung phương pháp hình chiếu trục đo từ các gợi ý, dẫn dắt để HS xây dựng bài.
GV kết luận: hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu song song.
GV: hình chiếu trục đo vẽ trên một hay nhiều mặt phẳng chiếu?
GV: Vì sao phương chiếu l không được song song với P’ và trục toạ độ nào?
HS: Quan sát hình vẽ và trả lời.
HS xây dựng bài như sau:
+ Một vật thể V gắn vào hệ trục toạ độ OXYZ với các trục toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng, cao của vật thể.
+ Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ vuông góc lên mặt phẳng chiếu P’ theo phương chiếu l (l không song song với P’ và trục toạ độ nào).
+ Kết quả ta thu được V’ trên P – đó chính là hình chiếu trục đo của V.
HS suy nghĩ, quan sát hình vẽ 5.1 trả lời.
Học sinh suy nghĩ phân tích hình 5.1 và trả lời: Vì hình chiếu trục đo sẽ trở thành hình chiếu vuông góc
Hoạt động 2: Tìm hiểu thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
2.Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
a.Góc trục đo
b. Hệ số biến dạng
GV yêu cầu học sinh quan sát hình 5.1 và trả lời câu hỏi:
Trên hình vẽ có những trục đo nào? Nêu tên góc giữa các trục đo?
GV nhận xét và kết luận.
GV: ta thấy hình chiếu của đoạn OA trên trục OXlà đoạn O’A’trên trục O’X’và tỉ số O’A’/OA gọi là hệ số biến dạng. Vậy hệ số biến dạng là gì?
GV: Theo ba trục đo chúng ta có 3 hệ số biến dạng kí hiệu là p,q,r. 
GV yêu cầu học sinh nêu ba hệ số biến dạng theo 3 trục đo.
GV nhận xét, kết luận và trình chiếu nội dung
Học sinh quan sát hình vẽ 5.1 trả lời
Học sinh: Trục đo O’X’, O’Y’, O’Z’
Góc trục đo: X’O’Y’, Y’O’Z’, X’O’Z’
Học sinh quan sát hình vẽ suy nghĩ và trả lời: Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng trên trục toạ độ với độ dài chính đoạn thẳng đó.
 O’A’/OA = p là hệ số biến dạng theo trục O’X’.
 O’B’/OB = q là hệ số biến dạng theo trục O’Y’ 
O’C’/OC = r là hệ số biến dạng theo trục O’Z’.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hình chiếu trục đo vuông góc đều
II.Hình chiếu trục đo vuông góc đều
1.Thông số cơ bản
2. Hình chiếu trục đo của hình tròn
GV nói rõ có nhiều loại hình chiếu trục đonhưng trong bản vẽ kỹ thuật thường dùng loại hình chiếu trục đo xiên góc cân và vuông góc đều.
GV hỏi: Nếu 3 góc trục đo bằng nhau thì mỗi góc bao nhiêu độ. 
GV giải thích cho HS rõ thế nào là vuông góc, thế nào là đều?
Hãy vẽ hình
Hình chiếu trục đo để được gọi là vuông góc đều thì phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu, p=q=r=1;X’O’Y’= Y’O’Z’=Z’O’X’= 120o
GV kết luận và trình chiếu hình chiếu trục đo vuông góc đều.
GV: Theo em khi vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều hình tròn có còn giữ nguyên hình dạng không? Tại sao?
GV nhận xét và giới thiệu hình chiếu trục đo của hình tròn, trình chiếu.
Học sinh suy nghĩ trả lời và vẽ hình
X’O’Y’= Y’O’Z’= Z’O’X’= 120o
Học sinh suy nghĩ, quan sát hình chiếu trục đo vuông góc đều và trả lời: Vì ba trục không vuông góc nên hình chiếu của hình tròn bị méo đi.
Hoạt động 4: Tìm hiểu hình chiếu trục đo xiên góc cân
III. Hình chiếu trục đo xiên góc cân
GV giải thích cho HS rõ thế nào là xiên góc, thế nào là cân?
Hình chiếu trục đo gọi là xiên góc khi phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng chiếu, gọi là cân vì 2 trong 3 hệ số biến dạng bằng nhau.
GV nói rõ mặt phẳng toạ độ XOZ được đặt song song với (P’), trục O’Z’ được đặt thẳng đứng.
GV yêu cầu học sinh nhận xét về góc trục đo và hệ số biến dạng theo trục đo
Nhận xét, kết luận và trình chiếu.
GV: Tại sao trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, các mặt của vật thể song song với mặt phẳng tọa độ XOZ không bị biến dạng?
HS quan sát hình 5.5 nhận xét về góc giữa các trục đo và hệ số biến dạng qui định khi vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân.
Học sinh: quan sát trục đo suy nghĩ trả lời
X’O’Y’ = Y’O’Z’= 135o; Z’O’X’= 90o; P=q=1; r=0,5
Hoạt động 5: Tìm hiểu cách vẽ hình chiếu trục đo 
IV. Cách vẽ hình chiếu trục đo
Bước 1: vẽ trục đo xiên góc cân, gắn hình chiếu đứng vào mặt phẳng X’O’Z’ làm mặt cơ sở
Bước2: từ các đỉnh của mặt cơ sở vẽ các đường song song với trục O’Y’ theo hệ số biến dạng của nó. Đặt các đoạn thẳng lên đường song song đó.
Bước 3: Nối các điểm đã được xác định. Vẽ các đường khác và hoàn thành hình chiếu trục đo bằng nét mảnh
 Bước 4: sửa chữa, tẩy các đường nét phụ, tô đậm các đường bao thấy của hình chiếu trục đo
GV giới thiệu hai hình chiếu vuông góc. Hai hình chiếu này cho chúng ta biết chiều gì của vật thể
GV: Từ 2 hình chiếu vuông góc này dựa vào hình chiếu trục đo xiên góc cân và vuông góc đều chúng ta sẽ dựng lại được vật thể. Gọi là hình chiếu trục đo.
GV hướng dẫn cách vẽ hình chiếu trục đo thông qua ví dụ ở bảng 5.1 SGK. Trình chiếu. Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét.
Ba chiều của vật thể được gắn như thế nào?
Nêu trình tự theo các bước vẽ
GV: với những vật thể có hình chiếu vuông góc đơn giản như thế này có cách khác vẽ nhanh hình chiếu trục đo của vật thể như sau( vì điều kiện thời gian nên chỉ giới thiệu cách vẽ hình chiếu trục

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_ve_nhanh_hinh_chieu_truc_do_cua_vat.docx