SKKN Hướng dẫn học sinh Trường THPT Quan Sơn tiếp cận hiệu quả tình huống truyện ở một số tác phẩm tự sự trong chương trình ngữ văn THPT

SKKN Hướng dẫn học sinh Trường THPT Quan Sơn tiếp cận hiệu quả tình huống truyện ở một số tác phẩm tự sự trong chương trình ngữ văn THPT

 Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước, nguồn nhân lực (Con người) đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều đổi mới trong phát triển giáo dục nhằm đào tạo một con người Việt Nam mới yêu nước, có nhận thức sâu sắc về các giá trị cuộc sống. Một con người có văn hóa và hiểu biết về văn học của đất nước mình cũng như các nền văn học khác trên thế giới, đòi hỏi con người đó phải có quá trình hoàn thiện về bản thân, am hiểu về văn học cũng như ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp.

 Thực tế giảng dạy đã chỉ ra rằng : “Khám phá ra tình huống truyện là gieo một chất kích thích vào tâm hồn con người ” là đẩy con người đó vào một tình huống, có điều tình huống ấy là “căng thẳng” hay “nhạt nhẽo” có hợp cảnh hay không? Bởi vậy người dạy và học các tác phẩm tự sự cần xác định rõ yêu cầu, cách khai thác và tiếp cận tình huống truyện trong các tác phẩm tự sự ở môn ngữ văn THPT như thế nào cho đạt hiệu quả cao nhất.

 Trong sách giáo khoa Ngữ văn 11,12, tác phẩm tự sự chiếm khoảng 20,0% số lượng tiết học chính khoá và học thêm (Lớp12 có 17/47 bài chiếm Khoảng 28,5 % Lớp 11: ban cơ bản có 19/123 tiết chiếm khoảng 15,5% .Vì vậy dạy học tác phẩm tự sự trong chương trình THPT chiếm một khối lượng lớn, đòi hỏi người giáo viên và học sinh phải nắm được đặc trưng, kĩ năng phân tích tác phẩm tự sự.

 Đó chính là những lí do tôi đến với đề tài:“Hướng dẫn học sinh Trường THPT Quan Sơn tiếp cận hiệu quả tình huống truyện ở một số tác phẩm tự sự trong chương trình ngữ văn THPT”

 

doc 19 trang thuychi01 5680
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh Trường THPT Quan Sơn tiếp cận hiệu quả tình huống truyện ở một số tác phẩm tự sự trong chương trình ngữ văn THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Lí do chọn đề tài :
 Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước, nguồn nhân lực (Con người) đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều đổi mới trong phát triển giáo dục nhằm đào tạo một con người Việt Nam mới yêu nước, có nhận thức sâu sắc về các giá trị cuộc sống. Một con người có văn hóa và hiểu biết về văn học của đất nước mình cũng như các nền văn học khác trên thế giới, đòi hỏi con người đó phải có quá trình hoàn thiện về bản thân, am hiểu về văn học cũng như ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. 
 Thực tế giảng dạy đã chỉ ra rằng : “Khám phá ra tình huống truyện là gieo một chất kích thích vào tâm hồn con người ” là đẩy con người đó vào một tình huống, có điều tình huống ấy là “căng thẳng” hay “nhạt nhẽo” có hợp cảnh hay không? Bởi vậy người dạy và học các tác phẩm tự sự cần xác định rõ yêu cầu, cách khai thác và tiếp cận tình huống truyện trong các tác phẩm tự sự ở môn ngữ văn THPT như thế nào cho đạt hiệu quả cao nhất. 
 Trong sách giáo khoa Ngữ văn 11,12, tác phẩm tự sự chiếm khoảng 20,0% số lượng tiết học chính khoá và học thêm (Lớp12 có 17/47 bài chiếm Khoảng 28,5 % Lớp 11: ban cơ bản có 19/123 tiết chiếm khoảng 15,5% .Vì vậy dạy học tác phẩm tự sự trong chương trình THPT chiếm một khối lượng lớn, đòi hỏi người giáo viên và học sinh phải nắm được đặc trưng, kĩ năng phân tích tác phẩm tự sự. 
 Đó chính là những lí do tôi đến với đề tài:“Hướng dẫn học sinh Trường THPT Quan Sơn tiếp cận hiệu quả tình huống truyện ở một số tác phẩm tự sự trong chương trình ngữ văn THPT”
II. Mục đích của đề tài :
 Nhận thấy việc hướng dẫn học sinh Trường THPT Quan Sơn tiếp cận hiệu quả tình huống truyện ở một số tác phẩm tự sự trong chương trình ngữ văn THPT là cần thiết và cấp bách. Nhằm nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu. Nên tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm phục vụ tốt hơn trong quá trình dạy học.
 - Đồng thời để người dạy văn, học văn tìm ra một hướng tiếp cận sâu hơn đối với tác phẩm tự sự trong chương trình ngữ văn THPT.
 - Hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm theo khuynh hướng “mở” học ít hơn nhưng tiếp cận tri thức được nhiều hơn, sâu hơn.
 - Học sinh tự học, tự chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động.
 - Học sinh từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động cá nhân cũng như hoạt động nhóm.
III. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài :
 - Trong khuôn khổ chật hẹp của đề tài người viết chỉ tập trung một số tác phẩm tự sự trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11,12 
 - Học sinh lớp 11,12 trường THPT Quan sơn
IV. Phương pháp nghiên cứu :
 1. Nghiên cứu lý thuyết :
 * Đọc,tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về tình huống truyện tác phẩm tự sự như : “Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử”(Từ điển tiếng Việt) .
 * Đọc nghiên cứu các tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 11,12 như : “Chữ người tử tù” “ Hạnh phúc của một tang gia” (Ngữ văn 11) “Những đứa con trong gia đình ”,“Chiếc thuyền ngoài xa”... – (Ngữ văn 12 )
 * Tham khảo bài soạn Online.net
 2. Nghiên cứu thực tiễn : 
 * Dự một số tiết dạy tác phẩm tự sự của đồng nghiệp .
 * Khảo sát các đề thi đại học, đề thi học sinh giỏi của tỉnh Thanh Hoá trong các năm học gần đây.
 * Tiến hành thực nghiệm sư phạm: 
 Chọn hai lớp cơ bản có trình độ ngang nhau, một lớp chú ý rèn luyện năng lực khai thác tình huống truyện cho học sinh trong các giờ học và một lớp không nhấn mạnh đến vai trò của tình huống truyện. So sánh, đối chiếu kết quả để rút ra kết luận.
V. Những luận điểm bảo vệ :
 * Khái niệm: tác phẩm tự sự, tình huống truyện.
 * Cách phân loại tình huống truyện trong tác phẩm tự sự .
 * Vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm tự sự. Rèn luyện cách khai thác tình huống truyện trong trong quá trình dạy tác phẩm tự sự .
 * Những dẫn chứng minh hoạ.
 * Kết quả thực nghiệm .
 * Kết luận 
 VI. Những đóng góp cũng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .
 - Nhằm nâng cao năng lực cho học sinh trong việc chiếm lĩnh tác phẩm tự sự từ góc độ tình huống truyện. Rèn luyện cho các em cách khai thác tình huống truyện trong trong học tác phẩm tự sự. 
 - Tăng tính thực hành của học sinh thông qua các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
 B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
 1. Khái niệm tác phẩm tự sự:
 Theo định nghĩa của sách làm văn 11-NXBGD- 2001“Tác phẩm tự sự là tác phẩm kể chuyện.Trong tác phẩm tự sự qua lời kể, lời tả, cuộc sống hiện lên với những nhân vật, những sự kiện ....để thể hiện tư tưởng thái độ đối với con người và xã hội” (Trang 28). Hay“Tác phẩm tự sự là câu chuyện kể về một người nào đó, một vật gì đó, hay một sự kiện nào đó. Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn liền với cốt truyện là hệ thống nhân vật được khắc hoạ về nhiều mặt. Cốt truyện được được triển khai, nhân vật được khắc hoạ thông qua các chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng như các sự kiện, xung đột, ngoại cảnh, nội thất, ngoại hình nhân vật, hoạt động nội tâm ... ”(Trang 16) 
 2. Khái niệm tình huống truyện:
 Tình huống truyện ngắn là sự sắp xếp các tình tiết, các sự kiện nhằm thúc đẩy câu chuyện, tạo ra xung đột, những mâu thuẫn ....Đồng thời nhà văn phải xử lí tình huống một cách hợp lý. Tình huống phải mang giá trị thể hiện tư tưởng của tác phẩm. (Đáp án đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm học 2006 – 2007 của sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá) 
 Hay, tình huống truyện là một trong những yếu tố cơ bản của văn xuôi tự sự. Tình huống tạo nên những nét riêng của từng truyện, đồng thời thể hiện tài năng và cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Nghệ thuật tạo dựng tình huống là tạo hoàn cảnh đặc trưng, đặt nhân vật vào một hoàn cảnh đặc biệt nào đấy để nhân vật bộc lộ hết tính cách tâm trạng của mình. 
 Hoặc, tình huống truyện là phát huy sở trường tư duy bằng hình ảnh hình tượng, có người sáng tác đã coi tình huống là "cái tình thế nảy ra truyện", là "lát cắt" của đời sống mà qua đó có thể thấy được cả trăm năm của đời thảo mộc, là "một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc", "khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại" (Nguyễn Minh Châu). Định nghĩa như thế là xoáy vào nghịch lí thú vị sau đây của tình huống : qua cái ngắn mà thấy được cái dài, qua một khoảnh khắc ngắn ngủi mà thấy được diện mạo toàn thể. Nghĩa là tính "đặc biệt điển hình" của cái tình thế cuộc sống chứa đựng trong đó. Đây là một tố chất thẩm mĩ tiềm ẩn của tình huống. Ở một chỗ khác Nguyễn Minh Châu có nói đến một khái niệm na ná là "tình thế". Nghĩa là một khoảnh khắc nào đó của đời sống mà ở đó một mối quan hệ (con người với con người, hoặc con người với ngoại vật) bị đẩy đến trước một tương quan éo le. Ông gọi là "cái tình thế nảy ra truyện". Như vậy, có khi tình huống bao chứa tình thế, lại có khi tình thế bao chứa tình huống. (Theo Chu Văn Sơn -Thư viện tư liệu ngữ văn)
3. Các loại tình huống truyện: Có nhiều cách phân loại tình huống truyện khác nhau, xong trong các tác phẩm tự sự ở chương trình ngữ văn THPT thường tập trung các cách tình huống như sau:
3.1 Cách thứ nhất: 
- Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống kịch; Tình huống tâm trạng; Tình huống tượng trưng.
3.2 Cách thứ hai:
 - Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống thắt nút; Tình huống tương phản Tình huống luận đề.
3.3 Cách thứ ba:
 - Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống hành động (Tình huống bên ngoài); Tình huống tâm trạng; Tình huống nhận thức (Tình huống bên trong).
II. Thực trạng tiếp cận các loại tình huống truyện trong tác phẩm tự sự ở THPT. Đối tượng học sinh trung bình khá, trung bình, học sinh yếu, kém lớp 11A4 ; 12A3 ; 12A4 Năm học 2015 - 2016 Trường THPT Quan Sơn.
 - Trước khi định hướng học sinh tiếp cận theo tình huống truyện ở một số tác phẩm ở THPT thì các em nắm bài học còn hời hợt, lơ mơ thậm chí nhớ tên nhân vật của tác phẩm này sang tên nhân vật của tác phẩm khác.
 Chẳng hạn như : “Chí Phèo còn có tên gọi khác là Xuân tóc đỏ chuyên sống bằng nghề trèo me trèo sấu....” hoặc : “Chí Phèo và Mị, tuy có hoàn cảnh khác nhau nhưng đều là công cụ lao động biết nói trong nhà của Bá Kiến...” “Nhắc đến Nguyễn Trãi ta không thể nhắc đến Truyện Kiều...” (Trích những bài làm văn của học sinh THPT Quan Sơn)
III. Các biện pháp hướng dẫn học sinh tiếp cận vai trò của tình huống truyện và rèn luyện học sinh cách khai thác tình huống truyện trong trong quá trình dạy tác phẩm tự sự .
Đối tượng học sinh trung bình, trung bình khá, học sinh yếu, kém lớp 12A3 Năm học 2015 - 2016 Trường THPT Quan Sơn.
 1. Xác định vai trò của tình huống truyện:
 Đặc biệt với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò quan trọng trong nghệ thuật dựng truyện có ý nghĩa đối với sự phát triển của mạch truyện. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng rất chú trọng đến yếu tố này: “Đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra trong câu chuyện thật hay và thế là coi như xong một nửa” (Tình thế xảy ra truyện). Trong một truyện ngắn, tình huống phải hợp với lô gíc cuộc sống thì truyện mới chân thực tự nhiên. Qua tình huống, nhà văn phải làm nổi bật tính cách nhân vật và chủ đề, tư tưởng thì tác phẩm mới thành công. Những truyện ngắn thành công ở nghệ thuật tạo dựng tình huống là “Vi hành” (Nguyễn Ái Quốc) “Vợ nhặt”(Kim Lân) “Chiếc lược ngà” ( Nguyễn Quang Sáng)...
 2. Rèn luyện cách khai thác tình huống truyện trong trong quá trình dạy tác phẩm tự sự .
 * Phần lớn những tác phẩm được trích giảng trong chương trình THPT đều là những tác phẩm có cốt truyện độc đáo. Thông qua cốt truyện các tác giả muốn chuyển tải đến người đọc những vấn đề về nhân sinh trong cuộc sống. Việc tìm hiểu về nhân vật hay giá trị nội dung tác phẩm sẽ thuận lợi và thấu đáo hơn khi chúng ta khai thác tình huống trong truyện. Cụ thể qua các bước sau:
 Bước 1: Xác định được tình huống truyện của tác phẩm.
Bước 2: Nắm được diễn biến của tình huống truyện, sự chi phối của tình huống truyện đến sự phát triển của cốt truyện và cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm.
 Bước 3: Xác định được ý nghĩa của tình huống truyện.
 3. Những dẫn chứng minh hoạ.
 3.1. Tình huống truyện trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” Trích “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. (Tình huống kịch, tình huống tâm trạng, tình huống tượng trưng).
 Vũ Trọng Phụng nhà văn hiện thực xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945 thường viết về đề tài thành thị hoặc các nhân vật trưởng giả “rởm đời” những nhân vật điển hình cho trầng lớp thị dân học đòi ngu muội thể hiện thái độ phẫn uất, xót xa của tác giả trước sự tác động của “Mưa Âu gió Mĩ” trong những năm đầu thế kỉ XX của xã hội Việt Nam. “ Số đỏ” là truyện ngắn xuất sắc. Đặc biệt đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” Tác giả đã xây dựng được những tình huống truyện kì lạ, hài hước và độc đáo.
 Tình huống truyện là đỉnh điểm trong sáng tạo của nhà văn, là điểm nút tập trung cảm xúc chủ đạo của nhà văn trong tác phẩm, là khoảnh khắc hiện diện tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Ở đấy bộc lộ sâu sắc mọi giá trị của tác phẩm. Nó tạo ra những cuộc vận động phát triển tính cách, tạo nên bước ngoặt trong số phận nhân vật, phát triển kết cấu và các phương diện khác. Ở đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” nhà văn đã tạo nên các tình huống truyện đặc biệt như vậy.
 Tình huống: Nhan đề của đoạn trích: Tang gia mâu thuẫn với hạnh phúc, nghịch lí với quy luật đời thường, nó tạo nên sự giật gân, hài hước, phản ánh một sự thật mỉa mai, tàn nhẫn.
 Các tình huống: Tâm trạng, chân dung của mọi người trước cái chết của cụ cố tổ.
 - Niềm vui lớn nhất cho đại gia đình bất hiếu này là mỗi người được thể hiện niềm hạnh phúc riêng của mình.
 + Ông Phán mọc sừng sung sướng và tự hào về giá trị đôi sừng hươu vô hình mọc trên đầu của mình vì nó mà ông có một tài sản xứng đáng.
 + Cụ cố Hồng, mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gaiđê cho thiên hạ phải ngợi khen. Điển hình cho loại người ngu xuẩn và háo danh.
 + Ông Văn Minh, thích thú vì cái “chúc thưkhông còn là lý thuyết viễn vông nữa” và đăm đăm chiêu chiêu suy nghĩ về ơn và tội của Xuân tóc đỏ.
 + Cậu Tú Tân, điên người lên vì đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi không được dùng đến.
 + Bà Văn Minh, sốt cả ruột vì mãi khôgn được mặc đò xô gai tân thời
 + Ông Typn, Bực mình vì mãi không thấy những chế tạo của mình ra mắt công chúng.
 + Cảnh sát Min đơ và Min toa, sung sướng vì có việc làm
 Ý nghĩa trào phúng tàn nhẫn, ích kỉ vì đồng tiền. Sự tha hoá, đồi bại của lương tâm.
 Các tình huống và cảnh đi đưa đám
Nghi thức, nghi lễ đầy đủ, phô trương Ta- Tàu- Tây. Thậm chí thuê cả cảnh sát giữ trật tự cho đám tang. Cảnh tượng vui vẻ và huyên náo cả phố phường
 - Những người đi đưa tang:
 + Tuyết: mặc y phục Ngây thơ, nhanh nhẹn mời khách, trên mặt có vẻ buồn lãng mạn đúng mốt nhà có đám. Thật lố lăng, đồi truỵ, thiếu văn hoá.
 + Bạn thân cụ cố Hồng: Ngực đầy huy chương bề ngoài trông rất đứng đắn và nghi thức, nhưng khi “trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy đều cảm động”
 + Mấy trăm “giai thanh gái lịch” vẻ buồn rầu của những người đi đưa ma nhưng họ lại chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau Chỉ qua tập hợp những câu đối thoại có vẻ lộn xộn, vụn vặt tất cả làm rõ tính cách vô văn hoá của những người mang danh là tân thời, thanh lịch.
 + Cụ cố Hồngmếu máongất đi
 + Ông Phán mọc sừng oặt người đi: Hứthứthứt giả tạo hết mức
 + Cậu Tú Tân, luộm thuộm trong chiếc áo thụngtạo cảnh để chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt. Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp ảnh
 + Xuân tóc đỏ xuất hiện trong đám tang càng làm tăng thêm nhố nhăng, nó biết tự quảng cáo đúng chỗ, xuất hiện đúng lúc, đáp ứng đúng ý thích của người mà hắn cần lấy lòng. Ngoài bản chất dâm và đểu, Xuân tóc đỏ còn bộc lộ năng lực tinh quái, láu lỉnh.
 - Màn kịch nhỏ: Ông Phán oặt người, khóc hứthứtnhưng kịp dúi vào tay Xuân tóc đỏ giấy bạc năm đồng gấp tư. Xuân nắm tay cho khỏi có người trông thấy tình huống bất ngờ và bịp bợm, vô liêm sĩ.
 Tình huống truyện được tác giả xây dựng bằng bút pháp hiện thực đầy kịch tính, thắt nút và mở nút hợp lí. Đó là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Giữa đám ma to lớn lại toát lên được không khí vui vẻ. Có thể nói đây là trung tâm của truyện bộc lộ sâu sắc tâm trạng các nhân vật trong một hoàn cảnh độc đáo, và bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
 Để làm nổi bật tình huống truyện kì lạ và độc đáo ấy, Vũ Trọng Phụng đã tổ chức tác phẩm theo một kết cấu đặc biệt. “Hạnh phúc của một tang gia.Tác giả đẩy mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hoá. Một trong những thủ pháp quen thuộc là phát hiện những chi tiết, những tình huống đối lập nhau gay gắt nhưng cùng tồn tại trong một sự vật, một con người. Ngoài ra, các thủ pháp cường điệu, nói ngược, mỉa maiđều được sử dụng đan xen linh hoạtnhằm phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu, rởm đời” ở thành thị những năm trước Cách mạng.
 3.2. Tình huống truyện trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh châu. Tình huống hành động,(Tình huống bên ngoài), tình huống tâm trạng, tình huống nhận thức (Tình huống bên trong)
 Thành công của ngòi bút Nguyễn Minh Châu là đã xây dựng được một chuỗi tình huống đầy kịch tính, đan kết giữa tình huống bên ngoài và tình huống bên trong:
 Tình huống 1: Tình huống bên ngoài - tình huống gặp gỡ:
 Nhà văn đã kể khá chi tiết việc “ săn ảnh” của Phùng để làm nền chuẩn bị cho cho tình huống gặp gỡ bất ngờ xuất hiện. Cuộc gặp gỡ giữa người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những thành viên của gia đình ngư dân thật tình cờ, nhưng lại là mấu chốt để Nguyễn Minh Châu dẫn dắt câu chuyện. Người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã tình cờ chứng kiến và thấu hiểu tấn bi kịch chua xót, éo le trong cuộc sống những người lao động vùng biển. Hay đúng hơn, anh đã đối mặt với cuộc sống thực mà không một máy ảnh nào có thể thu chụp nổi.
- Tình huống bất ngờ, giàu kịch tính. Tình tiết phát triển nhanh như một vở kịch câm. Nhà văn tỉnh lược tối đa lời nói, tăng cường hành động. Tất cả diễn ra nhanh gọn.
 + Câu chuyện của gia đình ngư dân được nhà văn quay cận cảnh với những diễn biến chớp nhoáng: “Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ tôi đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời thuyền...”
 + Hành động tàn nhẫn của người chồng: “Chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két...”
 + Phản ứng mãnh liệt của thằng Phác: “lao qua trước mặt tôi”, “ chạy một mạch”, “nhảy bổ vào” người bố.
 + Sự cam chịu của người vợ: “Thế rồi thật bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo gã đàn ông. Cả hai người trở lại chiếc thuyền...”
 Những tình tiết dồn dập diễn ra trong một khoảnh khắc. Chiếc thuyền vó đã biến mất. Tất cả như “trong câu chuyện cổ đầy quái đảm”. Sau một loạt các hành động dồn dập đó câu chuyện trở về với nhịp độ bình thường.
 Cái chuyện đánh vợ của người đàn ông diễn biến nhanh đến nỗi chính Phùng là người chứng kiến từ đầu đến cuối cũng không tin là thật. Anh kinh ngạc đến mức mấy phút đầu “cứ đứng há mồm ra mà nhìn”, và khi sự việc đã kết thúc anh “đứng trơ giữa bãi xe tăng hỏng”, “ đưa mắt ngơ ngác nhìn ra một quãng bờ phá ban nãy chiếc thuyền vừa đậu”. 
 Bi kịch gia đình ngư dân diễn ra như ảo giác, chỉ có một chi tiết rất thật là chiếc thắt lưng da ( dùng để đánh vợ) thằng bé giằng được từ tay người bố vẫn còn trên tay nó. Chi tiết “chiếc thắt lưng” lặp lại nhiều lần trong đoạn văn ngắn như một sự thật nghiệt ngã. Tình huống bất ngờ, giàu kịch tính này khiến mỗi nhân vật bộc lộ hết tính cách. 
 - Trong tình huống gặp gỡ ( Lần thứ nhất trên bờ) nhà văn đã dần dần bóc tách cái lớp sương mù trắng như sữa đã làm Phùng xúc cảm đến mức cảm giác như có cái gì bóp thắt vào trái tim anh. Qua sự dãn dắt của nhân vật Phùng, mặt sau của bức tranh cuộc sống ở một vùng biển hoang sơ hiện lên sinh động.
 Câu chuyện càng tăng kịch tính khi nhà văn tạo tình huống gặp gỡ thứ hai (Lần thứ hai trong toà án huyện). Cuộc gặp gỡ giữa Đẩu, Phùng, người vợ khiến câu chuyện về bi kịch gia đình người ngư dân bắt đầu đi vào chiều sâu. Tình huống thứ hai này. (Cuộc đối thoại giữa Đẩu và người vợ) chính là cái nền để Nguyễn Minh Châu xây dựng tình huống bên trong - tình huống nhận thức.
 Tình huống 2: Tình huống bên trong - tình huống tự nhận thức :
 Sau tình tiết người chồng hành hạ vợ, diễn biến câu chuyện trái ngược với sự chờ đợi của người đọc, đồng thời cũng trái ngược với ý đồ “ tốt bụng” của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng. Toà án gọi người đàn bà để trao đổi về chuyện gia đình, chánh án Đẩu đứng về phía người phụ nữ để khuyên chị li hôn. Nhưng thật bất ngờ, bằng những lí lẽ rất thật, rất đời, người vợ từ chối, thậm chí van xin toà án cho chị không bỏ chồng. Ngòi bút Nguyễn Minh Châu thật linh hoạt, từ tình huống bên ngoài nhà văn chuyển sang tình huống bên trong - tình huống tự nhận thức. Tình huống bên trong này làm bật lên tư tưởng chủ đề tác phẩm. Bên cạnh quá trình tự ý thức của Phùng là sự thức nhận của nhân vật Đẩu.
 Qua những lời đối thoại cũng như những lời tự vấn án của Đẩu, ta thấy rõ diễn biến tâm lí của nhân vật này. Từ câu hỏi có phần vô tư ‘‘Vậy sao không lên bờ mà ở ?’’, và lời thốt lên ngạc nhiên ‘‘Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được’’, đến lời đối thoại cũng là lời nói với mình ‘‘Phải , phải, bây giờ tôi đã hiểu...’’ là một quá trình nhận thức chớp nhoáng khiến Đẩu đồng cảm hơn với cảnh ngộ éo le của người đàn bà vùng biển. Cái vỡ ra trong Đẩu không phải là hành vi thoả hiệp với cái ác, cái lạc hậu mà là sự thức nhận sâu sắc về những nghịch lí trong cuộc đời.
 Nguyễn Minh Châu không dừng câu chuyện của mình sau cuộc gặp gỡ giữa ba người ở toà án huyện. Ngòi bút của nhà văn còn muốn đào xới sâu hơn vào phần tự ý thức của con người. Câu chuyện khép lại bằng hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa.
 Qua tình huống nhận thức của nhân vật Đẩu, qua những trăn trở của Phùng, người đọc nhận ra điều Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm. Con người ta luôn luôn phải nhìn lại mình. Hoạt động tự ý thức khiến c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_truong_thpt_quan_son_tiep_can_hieu_q.doc