SKKN Sử dụng Atlat để tìm hiểu khí hậu Việt Nam trong dạy học môn Địa lý ở bậc THPT (hệ GDTX)

SKKN Sử dụng Atlat để tìm hiểu khí hậu Việt Nam trong dạy học môn Địa lý ở bậc THPT (hệ GDTX)

Trong nhà trường giảng dạy và học tập là hoạt động trung tâm của thầy giáo và học sinh, vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập hiện nay là một yêu cầu bức thiết. Đây là một yêu cầu trước mắt đồng thời cũng là yêu cầu lâu dài trong chương trình cải cách giáo dục của Nhà nước nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.

Trong dạy học địa lý, kênh chữ và kênh hình luôn quan hệ mất thiết với nhau, hỗ trợ nhau để thực hiện tốt nhất nội dung của bài học. Kênh hình được thể hiện rất phong phú qua bản đồ, biểu đồ, lược đồ trong sách giáo khoa, tập bản đồ địa lý.

Trong quá trình dạy học địa lý ở trường phổ thông có rất nhiều bản đồ được sử dụng để thể hiện nội dung bài giảng, nhưng mỗi một đồ dùng dạy học đều có những ưu thế riêng và nhược điểm riêng, như sử dụng bản đồ, lược đồ lớn có lợi thế là cả lớp có thể dùng chung một chiếc cho các em có thể nhìn rõ được nội dung thể hiện trên đó, song nhược điểm là cồng kềnh, không sử dụng được cùng một lúc nhiều bản đồ để đối chiếu, so sánh chồng xếp các nội dung với nhau mà còn rất nhiều bản đồ khác không phải học sinh nào cũng trang bị cho mình được để sử dụng.

Ưu điểm của Atlát thể hiện ở chỗ nội dung phong phú, trình bày rõ ràng gọn nhẹ, các em có thể đem theo đến trường hàng ngày một cách rễ ràng, Atlát thể hiện nội dung như những bản đồ thu nhỏ ở đó học sinh có thể tìm hiểu, cũng như so sánh đối chiếu những nội dung khác nhau để tìm hiểu những nội dung chính của bài học, cũng như tìm hiểu cả những nội dung mà bài học không có điều kiện để thực hiện.

 

doc 18 trang thuychi01 5330
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng Atlat để tìm hiểu khí hậu Việt Nam trong dạy học môn Địa lý ở bậc THPT (hệ GDTX)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài:	
Trong nhà trường giảng dạy và học tập là hoạt động trung tâm của thầy giáo và học sinh, vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập hiện nay là một yêu cầu bức thiết. Đây là một yêu cầu trước mắt đồng thời cũng là yêu cầu lâu dài trong chương trình cải cách giáo dục của Nhà nước nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Trong dạy học địa lý, kênh chữ và kênh hình luôn quan hệ mất thiết với nhau, hỗ trợ nhau để thực hiện tốt nhất nội dung của bài học. Kênh hình được thể hiện rất phong phú qua bản đồ, biểu đồ, lược đồ trong sách giáo khoa, tập bản đồ địa lý...
Trong quá trình dạy học địa lý ở trường phổ thông có rất nhiều bản đồ được sử dụng để thể hiện nội dung bài giảng, nhưng mỗi một đồ dùng dạy học đều có những ưu thế riêng và nhược điểm riêng, như sử dụng bản đồ, lược đồ lớn có lợi thế là cả lớp có thể dùng chung một chiếc cho các em có thể nhìn rõ được nội dung thể hiện trên đó, song nhược điểm là cồng kềnh, không sử dụng được cùng một lúc nhiều bản đồ để đối chiếu, so sánh chồng xếp các nội dung với nhau mà còn rất nhiều bản đồ khác không phải học sinh nào cũng trang bị cho mình được để sử dụng.
Ưu điểm của Atlát thể hiện ở chỗ nội dung phong phú, trình bày rõ ràng gọn nhẹ, các em có thể đem theo đến trường hàng ngày một cách rễ ràng, Atlát thể hiện nội dung như những bản đồ thu nhỏ ở đó học sinh có thể tìm hiểu, cũng như so sánh đối chiếu những nội dung khác nhau để tìm hiểu những nội dung chính của bài học, cũng như tìm hiểu cả những nội dung mà bài học không có điều kiện để thực hiện.
Atlát có thể dùng cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau đối với những học sinh có trình độ trung bình khi sử dụng Atlát các em có thể hiểu được nội dung một cách trực tiếp nhất, những nội dung mà người viết thể hiện trên đó. Còn những học sinh có trình độ cao hơn các em có thể lý giải được vì sao lại có những đặc điểm trên. Những học sinh đã sử dụng Atlát một cách thuần thục, nắm vững kiến thức địa lý thì các em sẽ hiểu được sâu hơn các đối tượng, mối quan hệ được thể hiện trong Atlát.
Sử dụng Atlát để tìm hiểu một nội dung địa lý đối với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là hết sức cần thiết, nhất là trong điều kiện chúng ta chưa có đủ khả năng để thực hiện các bài giảng bằng phương pháp hiện đại (như đèn chiếu) một cách đồng bộ ở tất cả các TTGDTX,vì vậy có thể coi Atlát có chức năng vừa là phương tiện trực quan,vừa là nguồn tri thức quan trọng đối với việc dạy-học.
Atlát địa lý không chỉ giúp các em học sinh nhận thức các sự vật, hiện tượng địa lý một cách thuận lợi hơn, sinh động hơn mà còn là nguồn tri thức để các em khai thác tìm tòi, phát hiện ra những tri thức địa lý mới, những kiến thức ẩn trong kênh hình. Những kiến thức này chỉ có được khi học sinh biết kết hợp những kỹ năng địa lý với những hiểu biết của mình.
Vì vậy việc nghiên cứu, sử dụng tốt Atlát địa lý Việt Nam cũng là một cải tiến phương pháp dạy học trong trường phổ thông hiện nay. Phương pháp dạy học hợp lý không chỉ giúp học sinh chủ động hơn trong giờ học mà còn giúp các em tự tìm tòi, khám phá những kiến thức của mình phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu.
Việc hình thành kỹ năng sử dụng Atlát là một yêu cầu hết sức cần thiết, Những kiến thức trong Atlát rất phong phú, góp phần bổ sung vào hệ thống kiến thức của sách giáo khoa vốn viết hết sức khái quát, đặc biệt trong chương trình địa lý lớp 12 (BT.THPT).
Như chúng ta đã biết khí hậu là một tài nguyên quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế đặc biệt là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Không những thế khí hậu còn ảnh hưởng đến đời sống con người, các hoạt động du lịch, giao thông vận tải...
Do giới hạn của chương trình địa lý lớp 12 trong khuôn khổ một tiết/một tuần nên tài nguyên khí hậu Việt Nam chỉ được giới thiệu ngắn gọn ở 2 đặc điểm:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Có sự phân hoá: theo chiều Bắc-Nam, theo mùa và theo độ cao địa hình.
Trong khi đó, tài nguyên khí hậu lại được nhắc đến rất nhiều trong các bài học như: Vấn đề lương thực thực phẩm, vấn đề phát triển cây công nghiệp, vấn đề phát triển giao thông vận tải...Đặc biệt trong phần các vùng kinh tế, hầu hết các bài học ở đây đều đề cập đến đặc điểm của tài nguyên khí hậu.
Ngoài ra, trên thực tế có rất nhiều học sinh của chúng ta còn rất mơ hồ về những nguyên nhân dẫn đến những đặc điểm trên của khí hậu Việt Nam hoặc những đặc điểm về khí hậu ở địa phương mình, nhất là trong các kỳ thi Đại học việc tìm hiểu khí hậu một cách chi tiết hơn là một yêu cầu hết sức quan trọng.
Vì thế, theo tôi để học sinh hiểu rõ hơn đặc điểm của khí hậu Việt Nam phục vụ cho việc học tập cũng như tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến đặc điểm của khí hậu Việt Nam chúng ta cần hướng dẫn các em tìm hiểu đặc điểm của khí hậu Việt Nam thông qua việc sử dụng Atlát.
Từ những lý do trên với cương vị là một giáo viên môn Địa lý tôi mạnh dạn đưa ra một cách tìm hiểu đặc điểm của một đối tượng tự nhiên, một tài nguyên thiên nhiên, lý giải chúng bằng những kiến thức địa lí trong Atlát đó là: Sử dụng Atlat để tìm hiểu khí hậu Việt Nam trong dạy học môn Địa lý ở bậc THPT (hệ GDTX)
2. Mục đích nghiên cứu:
Hướng dẫn học sinh nghiên cứu các đặc điểm của khí hậu Việt Nam trên cơ sở sử dụng Atlát địa lý và vận dụng của một số các kiến thức có liên quan đến khí hậu để hướng dẫn các em bước đầu lí giải về các đặc điểm trên của khí hậu, từ đó giúp học sinh hướng dẫn những kỹ năng sử dụng Atlát với các yếu tố tự nhiên khác hoặc từ đó học sinh có thể hình thành những kỹ năng tương tự đối với nội dung kiến thức kinh tế-xã hội trong Atlát đồng thời giúp các em hạn chế sự ghi nhớ máy móc mà đặc thù của môn địa lý rất hay mắc phải.
Sáng kiến này còn mong muốn hướng dẫn các em tìm hiểu các đặc điểm tài nguyên thiên nhiên mà sách giáo khoa không đủ điều kiện chuyển tải. Do đó đây không phải sáng kiến để sử dụng trong một tiết học cụ thể trên lớp.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Chương trình địa lí THPT ( GDTX- THPT)
- Địa lí lớp 12
- Học sinh lớp 12B1,12B2
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thực nghiệm
- Phân tích, so sánh, đối chiếu
Chúng ta có thể dùng Atlát địa lý Việt Nam để tìm hiểu rất nhiều vấn đề từ đặc điểm tự nhiên đến kinh tế-xã hội, cũng có thể sử dụng Atlát để tìm hiểu tất cả các thành phần tự nhiên khác như: đất đai, địa hình, sinh vật...
Nhưng do khuôn khổ của đề tài có hạn nên tôi chỉ đề cập đến việc dùng Atlát để tìm hiểu đặc điểm khí hậu Việt Nam còn những nội dung khác của Atlát
 trong phạm vi của đề tài này không được đề cập đến.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận: 
Át lát địa lí nói chung và át lát địa lí Việt Nam nói riêng nó bao chứa toàn bộ nội dung kiến thức về địa lí tự nhiên,dân cư và kinh tế xã hội dưới hình thức thu nhỏ lại.Các đối tượng địa lí được thể hiện trong một bài dưới dạng các kí hiệu,màu sắc bản đồ ,đảm bảo tính khoa học,tính mĩ thuật,tính hài hòa.Giúp cho người học,người nghiên cứu khoa học tìm hiểu một cách dễ dàng.
Át lát địa lí Việt Nam giúp cho người học có thể nghiên cứu tìm hiểu các đối tượng địa lí tự nhiên,dân cư,kinh tế xã hội của Việt Nam
Sự phân bố các đối tượng địa lí trong không gian
Sự phát triển của đối tượng địa lí 
Tại sao các đối tượng địa lí lại phát triển và phân bố như vậy
Nhờ đó mà người học có thể tìm hiểu được các kiến thức về tự nhiên,dân cư,kinh tế xã hội ở tất cả các vùng ở xa mà không trực tiếp hoặc tận mắt nhìn thấy được
Thông qua đó rèn cho người học kĩ năng đọc,kĩ năng phân tích mối quan hệ địa lí,kĩ năng tổng hợp các mối quan hệ địa lí một cách biện chứng và khoa học
2. Thực trạng vấn đề sử dụng Atlat để tìm hiểu khí hậu Việt Nam trong dạy học môn Địa lý ở bậc THPT (hệ GDTX) 
Trên cơ sở hướng dẫn của các em học sinh môn thi tốt nghiệp, đại học, thi học sinh giỏi. Những em được trang bị kiến thức sử dụng Atlát để tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cũng như các nhân tố kinh tế-xã hội thì thông thường kết quả học tập của các em cao hơn so với những em không có kỹ năng sử dụng Atlát hoặc nghi nhớ máy móc. Đặc biệt khi trang bị những kiến thức sử dụng Atlát để tìm hiểu mối quan hệ giữa quan hệ tự nhiên với tự nhiên, giữa tự nhiên với kinh tế hoặc giữa kinh tế với kinh tế các em sẽ hiểu sâu hơn, kỹ hơn những đặc điểm và sử dụng kiến thức đó một cách thuần thục hơn, nhuần nhuyễn hơn và làm bài cũng tốt hơn so với học sinh khác.
Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã làm phương pháp thực nghiệm, đối chiếu, so sánh kết quả giữa các lớp sử dụng phương pháp thực nghiệm dùng Atlát để dạy các nội dung bài học là: 1 lớp 12B1 và 1 lớp đối chiếu kết quả dùng phương pháp giảng dạy truyền thống không dùng Atlát đó là lớp 12B2 năm học 2016-2017.
Yêu cầu để thực hiện phương pháp này đó là cả 2 lớp đều có lực học tương đương nhau, mức độ tiếp thu bài mới và khả năng tư duy như nhau và có cùng một giáo viên giảng dạy từ 2015-2016 đến nay.
 Cả 2 năm học trước 2 lớp này đều được học chung một phương pháp giảng
 dạy nghĩa là việc trang bị các kỹ năng thực hành giữa các em học sinh là như nhau cho đến lúc thực hiện chương trình địa lí lớp 12.
Đến đầu năm học lớp 12, lớp thực nghiệm được trang bị kỹ năng Atlát còn những lớp đối chiếu so sánh đều được dạy theo phương pháp truyền thống lấy học sinh làm trung tâm nhưng không trang bị kỹ năng Atlát trong các tiết học, ở lớp thực nghiệm học sinh đều mang theo Atlát để tìm hiểu nội dung bài học và giải thích các đặc điểm, nội dung của bài học đó.
2.1.Thuận lợi:
Đề tài tôi nghiên cứu đối tượng là học sinh khối 12 nên việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ Atlát cũng thuận lợi hơn nhiều vì khả năng tiếp thu của các em nhanh hơn do các em đã được tiếp xúc rèn luyện kĩ năng ở các khối lớp trước.
Bên cạnh đó học sinh trường TTGDTX Đông Sơn luôn được BGĐ,các thầy cô giáo tận tình dạy dỗ chăm sóc và một bộ phận phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình.Nhiều gia đình có điều kiện các em còn được trang bị thêm các loại sách vở tài liệu tham khảo hay,có cơ hội tìm hiểu kiến thức từ mạng Intenet.Điều đó giúp cho nhiều em đã hình thành những tư duy địa lí khá tốt vì vậy mà khi giáo viên hướng dẫn các em khai thác Atlát có thuận lợi hơn rất nhiều
2.2.Khó Khăn
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khả năng sử dụng Atlát của các em học sinh ở khối 12 còn rất yếu.Các em chưa biết cách khai thác thông tin từ bản đồ,biểu đồ trong Atlát vào các bài học để phát hiện kiến thức cũng như củng cố kiến thức vì vậy mà kết quả học tập đạt chưa cao, điều đó làm cho các em không hứng thú với môn học
Lứa tuổi học sinh khối 12 là độ tuổi các em đang đang phát triển tâm sinh lí nên nhiều em có những thay đổi về tính cách dễ bị bạn bè lôi kéo đua đòi ham chơi không chịu khó học tập
Một bộ phận không nhỏ phụ huynh không quan tâm đến việc học tập của con em mình phó mặc cho nhà trường giáo dục quản lí
3. Các giải pháp sử dụng Atlat địa lý để tìm hiểu khí hậu Việt Nam (trong dạy - học Địa lý VN bậc THPT)
3.1. Yêu cầu để thực hiện nội dung
Người dạy và người học phải có Atlát địa lý Việt Nam. Người sử dụng Atlát 
cần nắm chắc các ký hiệu trong Atlát địa lý Việt Nam, đặc biệt là các ký hiệu chung về tự nhiên ở trang bìa thứ 2 của cuốn Atlát, người sử dụng Atlát phải có kỹ năng địa lý như: Kỹ năng tìm tòi mối liên hệ giữa các đối tượng thể hiện trên bản đồ, kỹ năng phân tích lát cắt...
3.2. Giúp HS tìm hiểu cấu trúc nội dung của Atlát:
Atlát địa lý Việt Nam do trung tâm bản đồ và tranh ảnh giáo dục, Bộ giáo dục và đào tạo phát hành có hình thức trình bày đẹp, rõ ràng, in màu thể hiện nội dung một cách chính xác phong phú.
Nội dung Atlát được thể hiện trong 24 trang (không kể 4 trang bìa). Trong Atlát có 3 lát cắt và rất nhiều bản đồ, biểu đồ, lược đồ tranh ảnh khác nhau thể hiện các nội dung gồm:
a) Phần khái quát
Gồm các bản đồ, lược đồ tự nhiên, kinh tế và bản đồ dân cư, dân tộc, các tranh ảnh của nước ta...
b) Phần vùng
Gồm các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh các vùng kinh tế chính của nước ta đó là:
* Vùng kinh tế trung du và miền núi Bắc Bộ
* Vùng đồng bằng sông Hồng.
* Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ
* Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây nguyên.
* Vùng kinh tế Đông Nam Bộ
* Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Trong mỗi vùng kinh tế trên lại có 1 bản đồ tự nhiên, 1bản đồ kinh tế và các biểu đồ thể hiện giá trị kinh tế của từng vùng.
3.3. Nhận diện (giúp HS phân loại) Những bản đồ, biểu đồ, lược đồ, lát cắt ... trong Atlát có liên quan đến khí hậu Việt Nam.
Để tìm hiểu rõ đặc điểm của khí hậu Vịêt Nam bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào thì như phần giới hạn đề tài đã nêu, có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến song trong tập Atlát này theo tôi có những bản đồ, biểu đồ quan trong sau đây:
Quan trọng thứ nhất là các bản đồ, lược đồ khí hậu Việt Nam trang 7, trong đó có bản đồ khí hậu chung, bản đồ nhiệt độ và lượng mưa, bản đồ nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7, lược đồ tổng lượng mưa tháng 5, tháng 10, tổng lượng mưa từ tháng 11- 4 năm sau. Đây là những bản đồ thể hiện đặc điểm khí hậu Việt Nam, cũng như các vùng.
Để giải thích những đặc điểm của khí hậu, chúng ta còn dùng đến bản đồ hành chính trang 2 - 3, hình thể trang 4 - 5, bản đồ các vùng tự nhiên trang 9-10 .
Ngoài ra chúng ta còn các lát cắt địa hình ở khu vực Đông Bắc, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ trang 9, lát cắt ở Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ trang 10.
3.4. Sử dụng những bản đồ, lược đồ, lát cắt địa hình để tìm hiểu đặc điểm khí hậu Việt Nam
Theo như sách giáo khoa địa lý lớp 12 thì khí hậu Việt Nam có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Vì vậy tính chất đó được thể hiện như thế nào qua Atlát địa lý Việt Nam.
Bản đồ chung khí hậu Việt Nam
a/ Tính chất nhiệt đới
Sử dụng lược đồ nhiệt độ và lượng mưa trang 7, chúng ta thấy rằng nhiệt độ trung bình nằm ở hầu hết các địa điểm của nước ta đều cao, nhiệt độ đều >200C, có những nơi nhiệt độ trung bình năm rất cao như các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ nhiệt độ trung bình năm lên tới 25-270C.
Đặc biệt việc sử dụng lược đồ nhiệt độ tháng 7 (trang 7) chúng ta thấy rằng nhiệt độ ở nước ta là rất cao, hầu hết ở các địa phương của cả nước nhiệt độ đều trên 240C, riêng các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng và Duyên Hải Miền Trung, nhiệt độ trung bình tháng 7 lên tới 280C. Ngoại trừ một số nơi có nhiệt độ trung bình tháng 7 khoảng 200C, như các Cao nguyên Kon Tum, Di Linh, dãy Hoàng Liên Sơn...Điều này sẽ giải thích ở phần sự phân hoá khí hậu theo đai cao.
Sử dụng nhiệt độ trung bình tháng 1 hầu hết các tỉnh phía Nam của nước ta đều có nhiệt độ trung bình trên 200C, riêng các tỉnh phía Bắc ở 1 số nơi có nhiệt độ dưới 180C.
Như vậy, có những thời điểm, đặc biệt là về mùa Đông có một số địa phương có nhiệt độ duới mức trung bình của tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới, nhưng thời gian này không kéo dài chỉ khoảng dưới 3 tháng nên nói chung khí hậu Việt Nam về cơ bản vẫn là khí hậu nhiệt đới.
Sở dĩ khí hậu Việt Nam có tính chất nhiệt đới là do vị trí địa lý của nước ta. Dùng bản đồ hình thể trang 4-5 chúng ta thấy rằng nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu vì thế lượng nhiệt chúng ta nhận được từ ánh sáng mặt trời lớn, góc nhập xạ lớn mỗi năm ở tất cả các địa phương của nước ta đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.
b/ Tính chất ẩm
Dùng bản đồ tổng hợp lượng mưa và lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và lượng mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chúng ta nhận thấy rằng trên toàn lãnh thổ Việt Nam có lượng mưa trung bình trên 1600mm, trong đó có những nơi có lượng mưa rất cao lên đến 2800mm như Huế, Đà Nẵng...
Hoặc ở lược đồ khí hậu chung trang 7 có rất nhiều trạm khí tượng có lượng mưa lớn như: Đồng Hới, Đà Nẵng...
Lượng mưa lớn do ảnh hưởng của khí hậu và rất nhiều nhân tố trong đó có 2 nhân tố quan trọng đó là: do vị trí địa lí của nước ta nằm gần biển, với đường bờ biển dài 3260km và do tính chất gió mùa của khí hậu Việt Nam đã đem đến cho chúng ta 1 lượng hơi nước dồi dào.
c/ Tính chất gió mùa
Dựa vào lược đồ khí hậu chung trang 7 chúng ta quan sát được các loại gió chủ yếu thổi vào nước ta: Gió tháng 1, gió tháng 7, tần suất của các loại gió và hướng gió trên các trạm khí tượng ở nước ta khác nhau.
Gió tháng 1: trên lược đồ gió tháng 1 được thể hiện bằng kí hiệu hoa gió màu xanh. Chúng ta dễ dàng nhận thấy ở đây có sự khác nhau về hướng, tần xuất gió ở các địa phương trên lãnh thổ nước ta. Từ vĩ độ 160B trở ra, tháng 1 chủ yếu là gió mùa Đông Bắc với tần suất lớn như trạm Lạng Sơn, Hà Nội hay trạm Thanh Hoá.
	Từ vĩ độ 160B trở vào Nam có loại gió Đông Nam, gió Đông như trạm Cà Mau, trạm T.P Hồ Chí Minh, một số trạm có gió Đông Bắc như Nha Trang, Đà Lạt.......
	Gió tháng 7: trên lược đồ gió tháng 7 được thể hiện bằng hoa gió màu đỏ. Gió tháng 7 thổi vào nước ta chủ yếu là gió Tây Nam, có tần suất lớn và rất lớn như Cà Mau, Đà Lạt, Vinh, T.P Hồ Chí Minh. Ngoài ra tháng 7 còn có một số nơi có gió theo hướng Đông Nam như: Hà Nội, Thanh Hoá, Lạng Sơn....
3.5. Sử dụng Atlat để thấy được tính chất phân hoá của khí hậu Việt Nam.
Đây là một tính chất nổi trội của khí hậu Việt Nam được thể hiện dưới nhiều đặc điểm khác nhau như khí hậu Việt Nam có sự phân hoá khá sâu sắc theo chiều Bắc Nam, theo độ cao địa hình và theo mùa. Ngoài ra còn có sự phân hoá theo những tính chất thất thường, phức tạp của khí hậu...
a/ Phân hoá theo chiều Bắc-Nam.
Dùng lược đồ chung khí hậu trang 7 chúng ta thấy rằng nước ta có 3 vùng khí hậu khác nhau: miền khí hậu phía Bắc, miền klhí hậu Đông Trường Sơn, miền khí hậu phía Nam.
Từ vĩ độ 160B trở ra phía Bắc do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh, Trung du miền núi phía Bắc do ảnh hưởng của độ cao nên mùa đông khá lạnh, ở đồng bằng Sông Hồng có 3 tháng mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 180C. Bắc Trung Bộ nhiệt độ ấm hơn ở trung du miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng (càng về phía Nam gió mùa Đông Bắc càng yếu dần) mùa lạnh chỉ còn 1-2 tháng.
Từ vĩ độ 160B trở vào Nam, khí hậu mang tính chất nhiệt đới điển hình, nắng nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 25-270C.
Như vậy nhiệt độ có sự phân hoá rõ rệt giữa phía Bắc và phía Nam của lãnh thổ nước ta. Càng vào phía Nam nhiệt độ càng cao và ảnh hưởng của gió mùa đông bắc càng giảm dần. Điều đó là do vị trí hình dạng lãnh thổ và địa hình gây nên.
b/ Khí hậu nước ta có sự phân hoá theo mùa.
 Bản đồ nhiệt độ trung bình các tháng - Tổng lượng mưa các tháng
Dựa vào lược đồ nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7, lược đồ tổng hợp lượng mưa tháng 5- tháng 10, tổng lượng mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (Trang 7) chúng ta nhận thấy khí hậu Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc theo mùa.
Nhiệt độ trung bình tháng 1 trên toàn lãnh thổ nước ta theo thang phân tầng màu thì cao nhất là 240C và tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía nam, còn các tỉnh phía bắc nhiệt độ trung bình 180C trở xuống.
Trong khi đó nhiệt độ trung bình tháng 7 cao hơn rất nhiều và phân bố tương đối đồng nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Có nhiều nơi nhiệt độ trung bình lên tới 280C như Duyên hải miền Trung. Như vậy về nhiệt độ nước ta có một mùa nhiệt độ nóng và một màu nhiệt độ lạnh hơn, tương ứng với mùa hạ (từ tháng 5 - tháng 10), mùa đông (từ tháng 11- tháng 4 năm sau).
c/ Sự phân hoá khí hậu theo độ cao.
Dựa vào bản đồ nhiệt độ trang 7, bản đồ hành chính hình thể (Từ trang 2- trang 4), bản đồ các miền tự nhiên trang 9 và 10, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng khí hậu Việt Nam mà điển hình là nhiệt độ Việt Nam có sự phân hoá rõ rệt theo độ cao.
Trên nền chung của khí hậu nhiệt đới thì nhiệt độ còn có sự phân hoá theo độ cao một cách hết sức rõ rệt.
- Tháng 1: Ngoài yếu tố ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc thì ở vùng Tây Bắc của nước ta nhiệt độ thấp chủ yếu là do sự phân hoá theo độ cao của địa hình. Chúng ta quan sát bản đồ các miền tự nhiên trang 9 đối chiếu với các điểm nhiệt độ dưới 140C thì đây là những nơi có địa hình cao nhất nước ta- dãy Hoàng Liên Sơn.
Phân tích lát cắt từ biên giới Việt Trung qua Phanxipăng, núi PhuPhaPhong đến sông Chu thì phần lớn địa hình ở đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_atlat_de_tim_hieu_khi_hau_viet_nam_trong_day_ho.doc
  • docbia skkn 2017. NINH.doc
  • docmuc luc skkn.NINH.doc